Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng phương thức trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.58 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THANH BÌNH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
QUỐC GIA BẰNG BIỆN PHÁP TRỌNG TÀI
TRONG LUẬT QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THANH BÌNH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
QUỐC GIA BẰNG BIỆN PHÁP TRỌNG TÀI
TRONG LUẬT QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Bá Diến

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thanh Bình



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ
QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA BẰNG BIỆN PHÁP TRỌNG TÀI. . .1
1.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia..................................................1
1.1.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia...............................................1
1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia.............8
1.2. Biện pháp trọng tài - một phương thức quan trọng của việc giải quyết
tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ...................................................................9
1.2.1. Khái niệm phương thức trọng tài..........................................................9
1.2.2. Phân loại trọng tài quốc tế....................................................................14
1.2.3. Vai trò của phương thức trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ quốc gia..................................................................................18

1.3. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia
bằng biện pháp trọng tài.................................................................................20
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ BẰNG TRỌNG
TÀI.................................................................................................................22
2.1. Toà trọng tài thường trực LaHaye (PCA)................................................22
2.1.1. Quá trình thành lập của PCA................................................................22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của PCA.......................................................................27
2.1.3. Thẩm quyền của PCA...........................................................................29
2.1.4. Thực tiễn giải quyết của PCA...............................................................36
2.1.5. Những ưu điểm, nhược điểm của PCA trong việc giải quyết tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ..........................................................................................57


2.2. Tòa trọng tài luật biển theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982...............61
2.2.1. Thẩm quyền của Tòa Trọng tài.............................................................62
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa Trọng tài.........................................................63
2.2.3. Thủ tục xét xử.......................................................................................64
2.2.4. Thực tiễn xét xử....................................................................................65
2.3. Trọng tài quốc tế đặc biệt theo phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm
1982................................................................................................................78
2.3.1. Thẩm quyền của Trọng tài đặc biệt.......................................................78
2.3.2. Cơ cấu của Tòa Trọng tài đặc biệt........................................................78
2.3.3.Thủ tục xét xử của Tòa trọng tài đặc biệt..............................................79
2.3.4. Thực tiễn xét xử....................................................................................82
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI TRONG
VIỆC ĐẤU TRANH, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA VIỆT
NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG...........................................................................83
3.1. Tình hình về tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và các nước...............83
3.1.1. Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung

Quốc, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước, gồm Việt
Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Đài Loan và Brunei.............................84
3.1.2. Phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982........................................................................................89
3.1.3. Lập trường của Việt Nam và đề xuất biện pháp giải quyết các tranh
chấp trên Biển Đông.......................................................................................90
3.2. Giải pháp cho Việt Nam khi sử dụng các cơ quan tài phán PCA; phụ lục
VII và phụ lục VIII của Công ước Luật biển năm 1982.................................91
3.2.1. Đối với trình tự, thủ tục đưa vụ việc ra PCA.......................................91
3.2.2. Đối với việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VII,
VIII Công ước Luật biển 1982.......................................................................94


3.3. Các đề xuất liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên
biển trong thời gian tới...................................................................................97
KẾT LUẬN.................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LHQ

Liên hợp quốc

UNCLOS 1982 Công ước luật biển 1982
PCA

Tòa trọng tài thường trực Lahaye


DOC

Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông

COC

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

ITLOS

Tòa án quốc tế về Luật biển

ICJ

Tòa án công lý quốc tế của Liên hiệp quốc

ICC

Tòa hình sự quốc tế

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH
THỔ QUỐC GIA BẰNG BIỆN PHÁP TRỌNG TÀI
1.1.


Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia

1.1.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Khái niệm chủ quyền lãnh thổ thường gắn liền với khái niệm quốc gia.
Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau về quốc gia, cho đến nay vẫn
chưa có khái niệm thống nhất về quốc gia. Tuy nhiên, các nhà khoa học pháp
lý quốc tế truyền thống và hiện đại đã cơ bản thừa nhận: Để được coi là quốc
gia thì chủ thể đó phải bao gồm bốn yếu tố cơ bản như: (1) Dân cư thường
xuyên; (2) Lãnh thổ được xác định; (3) Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào
các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác (Điều 1 Công ước Montevideo năm
1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia). Theo đó:
(1) Dân cư là một bộ phận quan trọng cấu thành nên quốc gia - chủ
thể cơ bản của luật quốc tế. Dân cư là tổng hợp những người sinh sống, cư
trú trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị
pháp lý cho từng bộ phận dân cư của nước mình, các quốc gia khác không
có quyền can thiệp.
(2) Lãnh thổ quốc gia - một trong những yếu tố cấu thành không thể
thiếu được của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần trái đất,
bao gồm vung đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng
thuộc về chủ quyền một quốc gia nhất định.Hay nói một cách khác thì Lãnh
thổ quốc gia là một phần trái đất bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa,
vùng nội thuỷ, lãnh hải và vùng trời trên chúng cũng như lòng đất dưới chúng
thuộc về chủ quyền một quốc gia nhất định.

1


Các quốc gia tồn tại trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ của
chính quốc gia đó. Lãnh thổ là một khái niệm cơ bản của Luật quốc tế. Lãnh

thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia. Do đó chủ
quyền lãnh thổ của quốc gia- một bộ phận của chủ quyền quốc gia là quyền
lực tối cao, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh
thổ. Quốc gia là chủ thể duy nhất và thực sự có quyền chiếm giữ, sử dụng và
định đoạt một cách hoàn toàn độc lập lãnh thổ của mình.
(3) Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong
một quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia, chính phủ hình thành chủ
yếu theo ý chí của người đứng đầu nhà nước. Thông thường người đứng đầu
nhà nước thường thành lập ra một hệ thống cơ quan quyền lực thay mặt quốc
gia để thực thi quyền lực nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước; bảo đảm
việc tôn trọng và chấp hành luật pháp quốc gia.
(4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
Quốc gia tự do có quyền lựa chọn và quyết định quan hệ với các quốc gia
khác, quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến, không
chịu sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào khác.
Như vậy, nói đến quốc gia là nói đến bốn yếu tố cấu tạo nên quốc gia đó
và lãnh thổ quốc gia là yếu tố vật chất cơ bản, nền tảng cấu thành nên quốc gia.
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung cơ bản đó là: quyền tối cao của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình; quyền độc lập của quốc gia trong
quan hệ quốc tế. Trong cuốn từ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì Chủ
quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lí không thể tách rời của quốc
gia. Nội dung của chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc

2


tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để

giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá... không có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ không có một quyền lực nào,
một cơ quan nào, một tổ chức quốc tế nào đứng trên các quốc gia; tất cả các
quốc gia tham gia quan hệ quốc tế với tư cách là những chủ thể bình đẳng và
hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình.
Hai nội dung của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau và là tiền đề
cho nhau. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật của từng
quốc gia và trong các văn bản pháp lí quốc tế. Việc tôn trọng chủ quyền quốc
gia ngày nay trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại..
Như vậy, nếu như chủ quyền quốc gia là khái niệm rộng, thường được
hiểu là quyền tự quyết các vấn đề của quốc gia đó, quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế thì chủ quyền lãnh thổ quốc gia là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm
chủ quyền quốc gia, cụ thể: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao,
tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia trên lãnh thổ của mình.
Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao gồm:
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa,
XH phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà
không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài;
- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia;
- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên
nhiên trong lãnh thổ của mình;
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công
dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tồ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc

3


gia (trừ nhữngtrường hợp quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó là

thành viên có quy định khác);
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, có
quyền điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của công ty đa quốc gia, sở hữu cả
người nước ngoài cũng như hoạt động của các tổ chức tương tự, kể cả trường
hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản cuả tổ chức, cá nhân nước ngoài
có bồi thường hoặc không bồi thường;
- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo
những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế; có quyền định sử dụng thay
đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên
lãnh thổ đó;
Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ
của mình. Chủ quyền đó được gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh
thổ. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương
diện cơ bản:
* Phương diện quyền lực: Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống
cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên
tất cả các lĩnh vực của đời sống của một quốc gia. Quyền lực này mang tính
hoàn toàn, riêng biệt, không chia xẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ
quyền thiêng liêng của từng quốc gia. Tất cả cộng đồng dân cư và mọi hoạt
động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về quyền lực này.
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản
trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế (trừ một số trường hợp vì lợi
ích của toàn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một số quốc gia nhất định và ý
chí chủ quyền của nhân dân)
- Trên phạm vi lãnh thổ quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt động
với điều kiện các hành vi đó không bị pháp luật quốc tế cấm. Tuy nhiên việc

4



tiến hành thể hiện chủ quyền của quốc gia không được làm thiệt hại đến chủ
quyền lãnh thổ của quốc gia khác, đây là tập quán quốc tế đã được ghi nhận.
- Trên lãnh thổ của mình, quốc gia chỉ không áp dụng pháp luật của
nước mình đối với các công dân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình (viên
chức ngoại giao – lãnh sự) hoặc không loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài
trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc
gia cũng như trong điều ước quốc tế. Ngược lại, hiệu lực pháp luật quốc có
thể được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia nếu luật nước sở tại và
điều ước quốc tế hữu quan cho phép.
- Quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm
lãnh thổ của quốc gia khác như: Cấm đe doạ dừng cũ lực hoặc sử dụng vũ lực
để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ; Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả
xâm phạm; không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc
gia đó; không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước
thứ ba.
* Phương diện vật chất
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới quốc
gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp
với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với
quyền dân tộc cơ bản, mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận
của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên nguyên tắc
quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp. Trường hợp cho thuê lãnh
thổ quốc gia thì vùng lãnh thổ cho thuê vẫn là một bộ phận lãnh thổ quốc gia
của nước cho thuê. Quốc gia thuê lãnh thổ có quyền áp dụng quyền tài phán
của mình (không phải là chủ quyền) phù hợp với thoả thuận được ghi nhận
giữa hai bên.

5



* Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia:
Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia thể hiện qua các văn
bản pháp luật quốc gia gồm:
- Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội phù
hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có
sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào;
- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện
những cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các
quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng lựa chọn này;
- Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của
quốc gia;
- Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong
lãnh thổ của mình;
- Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá
nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
- Quyền của quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh,
kiểm soát hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả các trường
hợp quốc hữu hoá, quốc tịch, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước
ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;
- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và
lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.
Chủ quyền quốc gia nói riêng và chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói
chung có vai trò quan trọng, thể hiện sự tồn tại của mỗi quốc gia vì trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình quốc gia có toàn quyền quyết định các
vấn đề cơ bản của mình từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mỗi quốc gia là
một tác nhân của cộng đồng quốc tế, bình đẳng với các nước khác và có toàn
quyền tự chủ trong những sinh hoạt phục vụ lợi ích của mình. Mỗi nước có

6



toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình và không được can
thiệp vào nội bộ nước khác. Và để được các nước khác công nhận chủ quyền
của mình, mỗi nước cũng phải công nhận chủ quyền của nước khác và chấp
nhận sự giới hạn chung của pháp luật quốc tế. Cũng như chấp nhận những
giới hạn khác của pháp luật quốc tế, phải đảm nhận khi thoả hiệp với nước
khác hay tham gia vào một hình thức tập hợp đa quốc gia.
Từ khi các tập thể xã hội tổ chức thành quốc gia sống chung với nhau,
lúc chiến tranh lúc hoà bình, sự tiến bộ trong suy nghĩ và hành động của con
người, cho đến nay. Chỉ vài chục năm, cục diện của thế giới và đời sống xã
hội của nhiều nước đã thay đổi sâu sắc. Mỗi quốc gia có chỗ đứng, vị trí, vai
trò nhất định trong cộng đồng quốc tế, bên cạnh sự chịu điều chỉnh của pháp
luật quốc gia, quốc gia còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế mà luật
quốc tế giới hạn khá nhiều quyền tự chủ quốc gia. Có thể hiểu cộng đồng
quốc tế không phải là từ hành tinh nào đến mà là tổng thể các quốc gia, và đối
với luật quốc tế, các quốc gia vừa là khách thể, vì chịu sự chi phối và ràng
buộc của pháp luật quốc tế, vừa là chủ thể vì thiết lập và thực thi các quy định
của nó. Cho tới nay, luật quốc tế hầu như chỉ công nhận một đối tượng là nhà
nước ( quốc gia) là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế.
Từ đó ta có thể thấy vấn đề chủ quyền, hay quyền tự chủ của quốc gia
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tư cách chủ thể của các quốc gia
khi tham gia vào mối quan hệ với cộng đồng quốc tế vì chủ quyền quốc gia
chính là khả năng tự quyết của mỗi quốc gia liên quan đến các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đồng thời, mỗi quốc gia khi tham gia vào cộng
đồng quốc tế thì được sự thừa nhận của các quốc gia độc lập khác, cách bảo
tồn chủ quyền quốc gia tốt nhất là tham gia vào hệ thống pháp lý và quản trị
đa phương. Chỉ một khi đã hội nhập vào hệ thống đa phương, một quốc gia

7



mới được thừa nhận như một thực thể độc lập, có chủ quyền pháp lý ngang
hàng với các nước khác. Và chỉ khi vừa là thành viên, vừa là chủ thể trong
một hệ thống quản trị quốc tế, một quốc gia mới có thể khắc phục được những
vấn đề vượt quá biên giới lãnh thổ của mình, bảo vệ quyền lợi của dân tộc và
đáp ứng định nghĩa của chủ quyền thực tiễn. Từ những nội dung trên, việc
nghiên cứu vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, để thực hiện được quyền năng chủ thể
của mình đối với cộng đồng quốc tế các quốc gia cần phải được các quốc gia
khác công nhận là quốc gia có chủ quyền.
1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Hiện nay, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu mà các quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên,
sự gia tăng của các quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh các
mâu thuẫn, bất đồng và có thể hiểu đó là các tranh chấp quốc tế. Tranh chấp
quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có những quan
điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau. Đó là sự không thoả thuận được với
nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan
điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.
Tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ là một dạng của tranh chấp quốc tế.
Tranh chấp lãnh thổ quốc gia là một trong những tranh chấp phổ biến và vô
cùng phức tạp trong quan hệ giữa các nước và cũng là nguyên nhân chủ yếu
gây nên các xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia. Giải quyết tranh chấp
về lãnh thổ hết sức phức tạp, cần phải nắm vững một số nội dung sau:
- Xác định rõ nguyên nhân của tranh chấp: do yếu tố lịch sử, chính trị,
kinh tế, xã hội …

8



- Nắm chắc tình hình thực tế (địa hình, cơ sở pháp lý, lịch sử, hiện tại
do bên nào quản lý…)
- Quan điểm của các bên liên quan đối với tranh chấp
- Đánh giá khả năng và mức độ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh khi giải
quyết tranh chấp
- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Điều này rất quan trọng vì nó
quyết định kết quả giải quyết tranh chấp. Điều 2 khoản 3 Hiến chương Liên
hợp quốc và các văn kiện pháp lý quan trọng khác đều quy định rõ các quốc
gia phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình,
bằng các hình thức thương lượng do các quốc gia lựa chọn, phù hợp với các
quy định và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhận phổ
biến trong các Điều ước quốc tế song phương về biên giới lãnh thổ.
1.2. Biện pháp trọng tài - một phương thức quan trọng của việc giải
quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ
1.2.1. Khái niệm phương thức trọng tài
Một trong số các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay là
sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Các tranh chấp quốc tế được giải quyết
bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong số các biện pháp đó là việc sử
dụng hình thức tài phán quốc tế. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tài
phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá
nhân có thẩmquyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp
pháp lý. Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật
và được pháp luật đặt ra và bảo hộ. Cũng có thể đó là quyền tài phán không
phải được pháp luật trực tiếp lập ra nhưng được quy phạm pháp luật cho phép
các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lập ra. Tuy nhiên, về bản chất, tài phán
quốc tế là cách thức hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương
pháp, thủ tục tư pháp do các quốc gia tự lựa chọn. Như vậy, trong quan hệ

9



quốc tế, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế thường phụ thuộc vào ý
chí của các bên tranh chấp trong việc chấp nhận trao cho những thiết chế đó
quyền giải quyết vụ việc xảy ra. Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan
hình thành trên cơ sở thoả thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế
nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh
chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế [1].
Trong lịch sử hoạt động, hình thức tài phán quốc tế đầu tiên tồn tại dưới
dạng trọng tài quốc tế. Người ta không biết chính xác phương thức trọng tài
bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng có thể khẳng định đây chính là hình thức
tiền thân của việc hình thành các tòa án sau này. Tòa trọng tài là một trong
những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với người,
giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng
phương thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong
luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của
mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép
mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở
những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp
lục địa Châu Âu.
Trước thế kỷ XX, hình thái của cơ quan tài phán quốc tế là các trọng tài
vụ việc (ad hoc). Công ước Lahaye 1899 lần đầu tiên đã trù định việc thành
lập một cơ quan tài phán quốc tế thường trực, theo đó Toà án trọng tài thường
trực được thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động từ năm 1902 [12]. Tuy
nhiên, đây chỉ là một danh sách các trọng tài viên thường trực, có thể được
các quốc gia lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng việc sử dụng
biện pháp này. Các cơ quan tài phán quốc tế thực chất là loại hình tài phán do
các chủ thể luật quốc tế thành lập và lựa chọn sử dụng với tính chất là công
cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích được đặt ra, vai trò của các cơ quan tài

10



phán quốc tế trong hoạt động thực tế thường bị tác động bởi ý chí chủ quan
của chủ thể tranh chấp trong việc viện dẫn đến thẩm quyền của thiết chế cụ
thể nào đó. Một cơ quan tài phán không có thẩm quyền đương nhiên theo Quy
chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thoả thuận của chủ thể có liên
quan đến tranh chấp xảy ra. Sự thoả thuận này có thể xuất hiện trước khi có
tranh chấp hoặc có thể lựa chọn sau khi tranh chấp xảy ra. Hoạt động xét xử
của thiết chế cụ thể thể hiện ở các kết quả của quá trình vận dụng các quy
định pháp luật quốc tế, sự công bằng, công lý để xác định tính chất và phân
xử vụ việc với ý nghĩa để chủ thể tranh chấp tự nguyện chấp nhận sự phán
quyết của cơ quan tài phán. Giá trị pháp lý của phán quyết đó được các chủ
thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Các bên
tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một hoặc
một số người (“trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết định
của một hoặc một số người đó (“phán quyết”) có tính chất bắt buộc thực hiện.
Có thể hiểu trọng tài một cách đơn giản là một biện pháp giải quyết tranh
chấp mang tính pháp lý, giống như việc kiện tụng ở tòa án và hoàn toàn khác
biệt với nhóm các biện pháp không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như
đàm phán, trung gian, thẩm tra và hòa giải.
Trong hệ thống luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài
phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua,
đây đã là một phương thức rất phổ biến (phán quyết đầu tiên của trọng tài ở
Anh được đưa ra vào năm 1610). Tuy nhiên các quy định sơ khai về trọng tài
trong hệ thống luật common law thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên
tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của

11



trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc
phục trong Luật năm 1697.
Trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Mỹ đã thống nhất đưa các vấn
đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết
ở trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp này kéo dài 7 năm, và được coi là kết
thúc thành công.
Từ đầu thế kỷ XX, các nước (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông
qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay
cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn.
Trong quan hệ quốc tế, tòa trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ mang tính liên quốc gia là một trong số thiết chế tài phán, thuộc sự
lựa chọn của các quốc gia. Tòa trọng tài là cơ quan tài phán quốc tế được các
quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận thành lập, trên cơ sở
điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) về trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp
phát sinh giữa các bên.
Như vậy, tòa trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên. Cơ sở xác định
thẩm quyền của trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết tại tòa trọng tài. Sự nhất trí này phải được thể hiện
một cách rõ ràng, minh bạch trong một điều ước quốc tế về trọng tài. Điều
ước quốc tế về trọng tài có thể là điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương. Ngoài việc thể hiện rõ ràng sự nhất trí của các bên về việc giải quyết
tranh chấp thông qua trọng tài, nội dung của các điều ước quốc tế này đồng
thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập tòa trọng tài, đối tượng tranh
chấp, thủ tục xét xử, nguồn luật được tào trọng tài áp dụng, thủ tục đưa ra
phán quyết và nghĩa vụ của các bên phảI tuân thủ phán quyết trọng tài. Trong
một số trường hợp, sự nhất trí về việc thành lập tòa trọng tài để giải quyết

12



tranh chấp có thể được ghi nhận trong những điều khoản đặc biệt (được gọi là
điều khoản trọng tài) của các điều ước quốc tế ký kết giữa các bên.
Tòa trọng tài được thành lập tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên
với thành phần có thể là một cá nhân hoặc một hội đồng. Nếu tòa trọng tài
được thành lập với một trọng tài viên duy nhất thì người duy nhất này phải là
công dân có uy tín của một nước thứ ba. Nếu là hội đồng trọng tài thì các bên
có thể thỏa thuận về số lượng trọng tài viên tham gia hội đồng tùy thuộc vào
từng tranh chấp cụ thể nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, cụ thể: Số
lượng trọng tài viên tham gia hội đồng phải là số lẻ (ba hoặc năm) để đảm bảo
việc lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài và thông quan phán quyết của hội
đồng trọng tài theo nguyên tắc đa số. Trong thành phần hội đồng trọng tài,
mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một số lượng trọng tài viên ngang nhau
là công dân của nước mình hoặc nước thứ ba. Các trọng tài viên này (hoặc các
bên tranh chấp) có thể tiếp tục thỏa thuận để chỉ định một trọng tài viên khác
làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là
công dân của nước thứ ba không liên quan đến vụ tranh chấp.
Thủ tục tố tụng trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận quy định.
Nếu không thoả thuận được, các bên phải tuân theo thủ tục tố tụng đã được
quy định tại Công ước LaHaye 1899 và 1907 về giải quyết hoà bình các tranh
chấp quốc tế. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đã được quy định trong Quy chế
mẫu về thủ tục trọng tài do Uỷ ban luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo
và được thông qua tại Đại hội Liên hợp quốc năm 1958.
Luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp tại toà trọng tài là các nguyên
tắc và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên
ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế. Các điều ước và tập quán này là cơ
sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên
cơ sở đó toà trọng tài sẽ ra phán quyết để dàn xếp tranh chấp.


13


Ngoài các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, trong một số
trường hợp, nếu điều ước quốc tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định
về khả năng viện dẫn các loại nguồn khác nhau như pháp luật quốc gia, các
nguyên tắc chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì toà trọng tài có thể áp
dụng các nguồn này để giải quyết tranh chấp.
1.2.2. Phân loại trọng tài quốc tế
Trên thực tế có một số loại toà trọng tài sau đây
Căn cứ vào thành phần của toà trọng tài, toà trọng tài được chia thành
Toà trọng tài cá nhân và Toà trọng tài tập thể. Toà trọng tài cá nhân là toà chỉ
có duy nhất một trọng tài viên. Toà trọng tài tập thể là toà có từ ba trọng tài
viên trở lên
Căn cứ vào tính chất hoạt động, toà trọng tài được chia thành toà trọng
tài thường trực và toà trọng tài vụ việc. Toà trọng tài thường trực (Toà quy
chế) là toà được thành lập để giải quyết các tranh chấp một các thường xuyên.
Các toà này có quy chế hoạt động, thủ tục rõ ràng và có trụ sở. Ví dụ, Toà
trọng tài thường trực Lahaye. Toà trọng tài vụ việc (hay còn gọi là toà Ad hoc)
là những toà được thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sau khi
vụ việc được giải quyết xong toà sẽ chấm dứt hoạt động. Ví dụ, Toà trọng tài
được thành lập năm 1988 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Ai cập và
Ixaren.
Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, toà trọng tài được chia
thành toà trọng tài có thẩm quyền chung và toà trọng tài có thẩm quyền
chuyên môn. Toà trọng tài có thẩm quyền chung là toà có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể
của luật quốc tế, cụ thể gồm 3 loại sau:
* Toà trọng tài thường trực Lahaye (PCA) được thành lập trên cơ sở Công
ước Lahaye 1899 và 1907 về hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Toà


14


trọng tài thường trực Lahaye là một toà lâu đời nhất vẫn còn tồn tại đến ngày
nay. Tháng 8/1898, Vua Czar Nicholas II thuyết phục các quốc gia trên thế
giới rằng cần phải chấm dứt các hoạt động quân sự leo thang và tìm ra một cơ
chế linh động để giải quyết xung đột bằng phương thức hoà bình. Trên tinh
thần đó, năm 1899, Hội nghị Hoà bình LaHay đã được nhóm họp và cho ra
đời Công ước LaHay I. Công ước Lahay I trù định việc thành lập một Toà
trọng tài với mục đích “ đảm bảo chắc chắn cho tất cả mọi người một nền hoà
bình thật sự lâu dài và trên tất cả có thể ngăn chặn được sự phát triển các xung
đột”. Có 26 quốc gia đã tham dự Hội nghị, bao gồm các nhà lãnh đạo từ phía
Đông và Bắc Mỹ, Vua Nam Tư, Hoàng đế của Ottoman, Quốc vương Thái
Lan và Trung Quốc [8].
Trên cơ sở Công ước Lahay, Toà trọng tài thường trực Lahay được thành
lập vào năm 1900 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1902. Năm 1907, Hội
nghị hoà bình Lahay nhóm họp lần II. Tại hội nghị, các quốc gia thành viên
đã ký kết Công ước Lahay II nhằm sửa đổi và bổ sung một số quy định về Toà
Trọng tài thường trực.
Theo Công ước Lahay I và II, Toà trọng tài thường trực có thẩm quyền giải
quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các
quốc gia thoả thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác.
Mặc dù tên gọi là Toà trọng tài thường trực nhưng toà không hẳn là cơ quan
tài phán quốc tế thường trực. Đây thực tế chỉ là một danh sách các trọng tài
viên thường trực, có thể được các quốc gia lựa chọn khi giải quyết các tranh
chấp quốc tế sử dụng biện pháp này. Chỉ có cơ quan tối cao của Toà - Hội
đồng điều hành là cơ quan thường trực. Hội đồng điều hành bao gồm đại diện
ngoại giao tại Lahay của tất cả các quốc gia thành viên và bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Hà Lan là chủ tịch hội đồng điều hành.


15


Dưới Hội đồng điều hành có Ban thư ký. Ban thư ký có trách nhiệm lập
danh sách các trọng tài viên dựa trên sự đề cử của các quốc gia. Mỗi quốc gia
thành viên Công ước được đề cử không quá 4 trọng tài viên với nhiệm kỳ 6
năm. Các trọng tài viên này phải là những cá nhân có hiểu biết chuyên sâu về
luật quốc tế, có kinh nghiệm, uy tín và luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của
trọng tài viên. Khi phát sinh tranh chấp, từ danh sách trọng tài viên của Ban
thư ký (hiện nay có khoảng 300 trọng tài viên), mỗi bên tranh chấp có quyền
chỉ định hai trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài (trong đó có thể cho
một người là công dân nước mình). Các trọng tài viên này sẽ tiếp tục chỉ định
trọng tài viên thứ năm làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết của Hội
đồng trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Phán quyết này có giá
trị chung thẩm và bắt buộc đối với tất cả các bên.
Hiện nay, có khoảng 108 quốc gia là thành viên của Toà Trọng tài. Trong
đó, có 5 quốc gia thuộc ASEAN đó là Thái Lan (1900), Lào (1955), Cam-puchia (1956), Singapore (1993), Malaysia (2002).
Toà Trọng tài thường nhóm họp mỗi năm một lần tại LaHay. Ngôn ngữ sử
dụng chính thức là Tiếng Anh và Tiếng Pháp. Với tính chất linh động, Toà
trọng tài có thể tổ chức xét xử tại khắp mọi nơi trên thế giới và không có thời
gian cụ thể cho mỗi vụ việc. Ví dụ: Vụ xét xử phân định biên giới giữa
Ethiopia – Eritrea là 13 tháng, nhưng đối với Guyana-Suriname là 3,5 năm.
Vì Toà không phải là cơ quan tài phán có thẩm quyền bắt buộc và cũng
không phải là cơ quan tài phán duy nhất mà các bên tranh chấp có thể lựa
chọn. Để khắc phục phần nào những bất cập nêu trên, từ năm 1992, Toà trọng
tài thường trực Lahay đã ban hành hàng loạt quy định nhằm mở rộng thẩm
quyền cũng như hoàn thiện thủ tục tố tụng tại Toà.
* Toà trọng tài quốc tế về Luật Biển (Phụ lục VII công ước Luật biển
1982) là Toà trọng tài có thẩm quyền chuyên môn, chỉ có thẩm quyền giải

quyết các tranh chấp trong một hoặc một số các lĩnh vực hợp tác nhất định.

16


Theo quy định tại Điều 1 Phụ lục VII (Trọng tài): “Với điều kiện phải tuân
thủ Phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh
chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định trong phụ lục này bằng
một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp.
Thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm căn cứ
cho các yêu sách đó”.
Toà trọng tài thực hiện các chức năng của mình theo đúng phụ lục VII
và các quy định khác của Công ước trong việc giải quyết các tranh chấp liên
quan tới luật biển. Bản án của Toà trọng tài có tính tối hậu và không được
kháng cao, trừ khi các bên trong vụ tranh chấp đã có thoả thuận trước về một
thủ tục kháng cáo. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp khi được Toà trọng tài
giải quyết vụ việc bằng bản án thì đều phải tuân theo.
* Toà trọng tài đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII của Công ước
luật biển 1982. Toà trọng tài đặc biệt được lập ra với nhiệm vụ giải quyết các
tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến việc giải thích hay áp
dụng các điều khoản của công ước Luật biển liên quan đến: việc đánh bắt hải
sản; việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển
hoặc hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm…
Toà trọng tài đặc biệt này có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền chuyên môn trong từng lĩnh vực, như Tổ chức hàng hải
quốc tế (IMO), Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO),
Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường (UNEF)… Khi có tranh chấp
phát sinh, dựa trên danh sách các chuyên viên đã được lập, một hội đồng
trọng tài đặc biệt sẽ được thành lập, gồm 05 thành viên. Mỗi bên tranh chấp
có quyền lựa chọn hai chuyên viên tham gia hội đồng trọng tài. Chủ tịch hội

đồng trọng tài do các bên thoả thuận cử ra.
Các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp biển nói riêng được
giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong số các biện pháp đó
là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp bằng
17


×