Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử học kì I môn hóa học 11 số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.69 KB, 5 trang )

Trường THPT
– Tổ Hóa học –

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: Hóa học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể

phát đề)
Mã đề: 145
Lưu ý: Học sinh phải ghi mã đề này vào giấy làm bài trắc nghiệm
Cho biết: Na = 23; O = 16; Ca = 40; Si = 28; Cu = 64; Pb = 207; Mg = 24; Ba = 137; H
= 1; S = 32; N = 14; P = 31; K = 39; Ca = 40; Cl = 35,5; C = 12; Al = 27.
A. Phần chung cho tất cả học sinh [21 câu]
Câu 1: Để sản xuất 100 kg thuỷ tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dung bao nhiêu kg natri
cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?
a. 22,17 kg
b. 27,12 kg
c. 25,15 kg
d. 20,92 kg
Câu 2: Có những nhận định sau về muối amoni:
1- Tất cả muối amoni đều tan trong nước
2- Các muối amoni đều là chất điện ly mạnh, trong nước muối amoni điện ly hoàn toàn
tạo ra ion NH4+ không màu tạo môi trường bazo
3- Muối amoni đều phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí amoniac
4- Muối amoni kém bền đối với nhiệt
Nhóm gồm các nhận định đúng là:
a. 1, 2, 3
b. 2, 3, 4
c. 1, 3, 4
d. 1, 2, 4
Câu 3: Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là: (NH4)2SO4 ; NH4Cl ; Na2SO4 ; KOH.


Chọn thuốc thử nào để nhận biết 4 dung dịch đó?
a. Dung dịch Ba(OH)2
b. Dung dịch BaCl2
c. Phenolphtalein
d. Dung dịch NaOH
Câu 4: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?
a. NOb. NH4+< N2< N2Oc. NH3d.
NH3Câu 5: X là một hóa chất có tác dụng khi tẩm lên gỗ thì đốt chúng sẽ không cháy, đồng
thời dung dịch X còn có khả năng làm keo dán sành, sứ. X là:
a. Na2SiO3; K2SiO3 đậm đặc
b. Na2CO3; K2CO3 đậm đặc
c. NaHSiO3; KHSiO3 đậm đặc
d. NaHCO3; KHCO3 đậm đặc
t0
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: X1   X2 + CO2
CO2 + X3   X1 + H2O
CO2 + X3   X4
CO2 + X1   X4
X4 t 0  X1 + CO2 + H2O
Các chất X1 và X4 có thể là:
a. Na2CO3; NaHCO3
b. NaHCO3; Na2CO3
c. CaCO3; Ca(HCO3)2
d. Ca(HCO3)2; CaCO3
Câu 7: Dung dịch X có nồng độ 0,01 mol có pH = 2,125. Kết luận nào sau đây là đúng:
a. X là một axit mạnh

b. X là một axit yếu
c. X là một bazo mạnh
d. X là một bazo yếu
Câu 8: Cho dãy các muối sau: NH4HCO3 ; NH4Cl ; NH4HS ; NH4NO2 ; (NH4)2SO4 ; (NH4)2CO3 ;
NH4NO3 ; NH4Br ; (NH4)2Cr2O7. Khi nhiệt phân tới cùng các chất trong dãy trên, số chất cho
ra khí NH3 là :
a. 6
b. 7
c. 4
d. 5

Trang 1/4 – Mã đề 145


Câu 9: Khử hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí
sinh ra được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 10g kết tủa. Khối lượng Cu và
Pb thu được là:
a. 2,3g
b. 2,4g
c. 3,2g
d. 2,5g
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm 6,72g Mg và 0,8g MgO tác dụng hết với lượng dư HNO3. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm
bay hợi dung dịch Y thu được 46g muối khan. Khí X là:
a. NO
b. N2O
c. N2
d. NO2
Câu 11: Trên một bao phân N – P – K có ghi 15 – 10 – 15. Kết luận nào sau đây là sai:
a. Khi bón 150g phân trên vào đất thì đã có 22,5g K2O được cung cấp cho cây

b. Loại phân bón trên là phân là phân bón hỗn hợp
c. Phân trên có thể được hình thành bằng cách trộn lẫn phân (NH4)2HPO4 và KNO3
d. Phân trên là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các
chất
Câu 12: Phương trình ion rút gọn H+ + OH–   H2O biểu diễn bản chất của phản ứng
hóa học nào sau đây:
a. NaHSO4 + BaCl2   BaSO4 + HCl + NaCl
b. 3HCl + Fe(OH)3   FeCl3 + 3H2O
c. KOH + HClO4   KClO4 + H2O
d. NaOH + NaHCO3   Na2CO3 + H2O
Câu 13: Trộn 300ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,025M vào 200ml dung dịch
H2SO4 x (M) thu được m (g) kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 2. Giá trị của x và m lần
lượt là: (giả sử H2SO4 điện ly hoàn toàn ở cả hai nấc)
a. 0,125 và 1,7475
b. 0,12 và 1,7
c. 0,5 và 1,4
d. 0,2
và 1,5
Câu 14: Thuốc Nabica để chữa bệnh đau dạ dày có chứa muối nào sau đây:
a. Na2CO3
b. NaHCO3
c. NH4HCO3
d. (NH4)2CO3
Câu 15: Hoà tan 10g hỗn hợp CaCO 3 và MgCO3 vào 100ml dung dịch HCl 1,5M, cho tới
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là:
a. 15,68 lít
b. 1,68 lít
c. 2,24 lít
d. 2,88 lít
Câu 16: Loại than nào sau đây không có sẵn trong tự nhiên:

a. thah antraxit
b. than cốc
c. than mỡ
d. than nâu
Câu 17: Cho các dung dịch muối sau đây: X1: dung dịch KCl; X2: dung dịch ZnSO4; X3:
dung dịch Na2CO3; X4: AlCl3; X5: dung dịch CuSO4; X6: dung dịch NaCl; X7: CH3COONa; X8:
NH4Cl. Dung dịch có pH < 7 là
a. X2; X4; X5; X8
b. X3; X8
c. X6; X8; X1
d. X1; X2; X7
Câu 18: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là
a. Kim loại tan, có khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
b. Kim loại tan, có khí không màu thoát ra hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển
sang màu xanh
c. Kim loại tan, có khí không màu bay lên, dung dịch không có màu
d. Kim loại tan, có khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
Câu 19: Dãy các muối đều thuỷ phân khi tan trong nước là
a. KHS, KHSO4, K2S, KNO3, CH3COONa
b. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, NaNO3, KHS, Na3PO4
c. AlCl3, Na2CO3, K2SO3, CH3COONa, Fe(NO3)3 d. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl, KHSO4, AlCl3
Câu 20: Trong nhóm IVA theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì nhận định nào sau
đây là sai:
a. độ âm điện giảm dần, năng lượng ion hóa thứ nhất tăng dần
b. tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần
Trang 2/4 – Mã đề 145


c. số oxi hóa cao nhất trong các hợp chất là +4, hai nguyên tố có tính khử đặc trưng là
Sn và Pb

d. bán kính nguyên tử giảm dần, độ bền của các hợp chất với H giảm dần.
Câu 21: Thả 9,6g Cu vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaNO 3 1M và Ba(NO3)2 1M rồi nhỏ
thêm vào đó 500ml dung dịch HCl 2M thấy thoát ra V lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị
của V là:
a. 4,48
b. 2,24
c. 5,6
d. 3,36
B. Phần riêng [9 câu]
B1. Phần riêng cho học sinh ban cơ bản [câu 22 – câu 30]
Câu 22: Dãy gồm toàn những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc, nguội:
a. Zn, Pb, Mn
b. Fe, Cr, Al
c. Mo, Ba, Cr
d. Zn,
Al, Be
Câu 23: Dãy gồm toàn những hợp chất hữu cơ là:
a. CCl4; C6H5NH2; ClCH2COOH; KCN; CH3COONa
b. C6H6; CH3OCH3; CaC2; HCOOH; C6H5OH
c. C2H4; CCl4; C2H5Cl; CH3NH2; C2H5COOH
d. HCOOCH3; C2H5OH; Fe(CO)5; CH4; C5H11COOH
Câu 24: Nhận xét nào sau đây là sai:
a. Liên kết trong các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị
b. Các chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
c. Các phản ứng hữu cơ xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định
d. Hợp chất hữu cơ có thành phân bắt buộc là cacbon và hidro, hóa học hữu cơ là ngành
khoa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
Câu 25: Cho dãy các hợp chất sau: (a) CH3 – CH2 – CH3; (b) CH3 – CH = CH2
‫׀‬
CH3

(c) CH3 – CH – CH3; (d) CH3 – CH2 – CH2 – CH3
‫׀‬
CH3
(e) CH3 – CH2 – CH = CH2
‫׀‬
CH3
Các cặp đồng đẳng là:
a. (a);(d) và (b);(e)
b. (a);(c) và (b);(d)
c. (a);(e) và (b);(d)
d. (d);(c) và (b);(e)
Câu 26: Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố như
sau:
%C = 24,24%; %H = 4,04%; %Cl = 71,72%. Biết tỉ khối hơi của A so với CO2 là 2,25.
Công thức phân tử của A là:
a. C2H2Cl2
b. C2H4Cl2
c. C3H6Cl2
d. C2H5Cl
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy lần lượt
qua bình (1) dựng dung dịch H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư thấy bình
(1) tăng lên 1,8g, bình (2) thu được 15g kết tủa. Khi hóa hơi 10,4 gam A thu được một
thể tích bằng đúng thể tích của 3,2 gam oxi trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công
thức phân tử của A là:
a. C5H12O2
b. C3H4O4
c. C4H8O3
d. C6H16O
Câu 28: Số đồng phân của C5H12 là:
a. 1

b. 2
c. 3
d. 4
Câu 29: Hợp chất: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
có tên gọi là:
‫׀‬
Trang 3/4 – Mã đề 145


CH2 – CH – CH2 – CH2 – CH3
‫׀‬
CH3
a. 2 – propyl – 4 – metylheptan
b. 4 – metyl – 2 – propylheptan
c. 4 – metyl – 6 – propylheptan
d. 6 – propyl – 4 – metylheptan
Câu 30: Cho khí CO2 phản ứng với dung dịch NaOH 5% thu được dung dịch muối Na2CO3
(duy nhất) có nồng độ c%. Giá trị của C là:
a. 7,32
b. 5,15
c. 8,22
d. 6,44
B2. Phần riêng cho học sinh ban nâng cao [câu 31 – câu 39]
Câu 31: Cần thêm ít nhất bao nhiêu lít NH3 (đktc) vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2 M
để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạng Al(OH)3.
a. 8,96 lít
b. 3,36 lít
c. 4,48 lít
d. 6,72 lít
Câu 32: Nén 2 mol N2 và 8 mol H2 vào bình kín có thể tích 2 lít (chứa sẵn chất xúc tác

với thể tích không đáng kể) và giữ cho nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng trong bình đạt
tới trạng thái cân bằng, áp suất các khí trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu (khi mới
cho vào bình, chưa xảy ra phản ứng). Nồng độ của khí NH3 tại thời điểm cân bằng là:
a. 1M
b. 2M
c. 3M
d. 4M
Câu 33: Nung 63,9 gam Al(NO3)3 một thời gian để nguội cân lại được 31,5gam chất rắn.
Hiệu suất của phản ứng là:
a. 33,33%
b. 66,67%
c. 45%
d. 55%
Câu 34: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa
trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Hòa
tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H2. Phần 2:
Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt
độ và áp suất. Giá trị của V là:
a. 4,48 lít
b. 3,36 lít
c. 2,24 lít
d. 6,72 lít
Câu 35: Nhóm các chất hay ion đều có tính bazơ là
a. CO32- , CH3COO-, NH3
b. HSO4-, HCO3-, NH4+
c. NH4+, Na+, ZnO, Al2O3
d. Cl- , CO32-, CH3COO-, HCO3Câu 36: Cho 5,6 lít CO2 đi qua 164 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) thu được
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được chất rắn có khối lượng là:
a. 47,5g

b. 45,5g
c. 46,5g
d. 48,5g
Câu 37: Hoàn thành đoạn thông tin sau bằng các từ/ cụm từ phù hợp: ”Kim cương là một
dạng (1)... của cacbon, nó có cấu trúc mạng tinh thể (2)..., trong đó mỗi nguyên tử C ở
trạng thái lai hóa (3)... vừa là tâm, vừa là đỉnh của một hình (4)...”:
a. (1) thù hình; (2) nguyên tử; (3) sp3; (4) tứ diện đều
b. (1) thù hình; (2) nguyên tử; (3) sp3; (4) vuông
c. (1) thù hình; (2) phân tử; (3) sp3; (4) tứ diện đều
d. (1) thù hình; (2) nguyên tử; (3) sp3; (4) lập phương
Câu 38: Nhận xét nào sau đây về axit silixic là sai:
a. là một chất ở dạng keo, không tan trong nước
b. khi đun nóng dễ mất nước, khi sấy khô tạo thành vật liệu xốp là silicagen
c. silicagen được dùng để hút ẩm và hấp phụ nhiều chất
d. là một axit rất yếu tuy nhiên có hơi mạnh hơn axit cacbonic
Câu 39: Một dung dịch A gồm hỗn hợp 2 axit HCl và H2SO4. Để trung hòa 10 ml dung
dịch A cần 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác nếu lấy 100ml dung dịch A đem cho
tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 13,2 gam muối khan.
Nồng độ mol/l của ion H+ trong mỗi dung dịch axit HCl (1) và H2SO4 (2) (cho H = 1; O =
16; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23) là:
Trang 4/4 – Mã đề 145


a. (1) 0,08M; (2) 0,06M
c. (1) 0,8M; (2) 1,2M

b. (1) 0,1M; (2) 0,05M
d. (1) 0,8M; (2) 0,6M

– Hết –

(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn, giám thị không giải thích gì thêm)

Trang 5/4 – Mã đề 145



×