Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi thử HSG tỉnh 2019 2020 (lần 3) hóa học 11 đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.8 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2

KÌ THI THỬ HSG CẤP TỈNH (LẦN 3 )
NĂM HỌC 2019– 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

Môn thi: HÓA HỌC - LỚP 11 THPT – Bảng A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

(Cho: Mg =24, O=16, H=1, Cl=35,5, Ba=137, Fe=56, N=14, Cu= 64, Al=27, S=32, C=12 )
Câu 1: (3 điểm)
1. Hợp chất A được tạo từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3 nguyên tố phi
kim, tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong anion Ychứa 2 nguyên tố cùng chu kì nhưng thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp.
a. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên A?
b. Cho biết các loại liên kết hóa học trong phân tử A?
2. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng e:
a. K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O
b. FeSO4 + KMnO4 + H2O → Fe(OH)3 + Fe2(SO4)3 +MnO2 + K2SO4
Câu 2: (3 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 5 dung dịch muối sau chỉ dùng một thuốc thử:
dd NaCl; dd AlCl3; dd FeCl3; dd CuCl2; dd ZnCl2.
2. Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung
dịch H2SO4 1M thấy có vẩn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch
H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp
muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.
Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: (4 điểm)
1. Cho biết hằng số điện li của axit axetic Ka(CH3COOH) = 1,8.10−5 , axit propionic



Ka(C2 H5COOH) = 1,3.10−5
Một dung dịch chứa CH3COOH 0,002(M) và C2H5COOH x(M).
Hãy xác định giá trị x để trong dung dịch này có độ điện li của axitaxetic là 0,08.
2. a. Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon A ở thể khí bằng oxi trong bình kín. Nếu giữ nguyên nồng
độ của A và tăng nồng độ của oxi lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng cháy tăng gấp 32 lần. Xác định công
thức phân tử có thể có của A.
⃑⃑ 2N2O4 (k)
b.Cho cân bằng hóa học: 2NO2 (k) ⃪⃑
Nêu và giải thích cân bằng sẽ chuyển dịch thế nào, khi thêm khí trơ Ar trong 2 trường hợp:
- Giữ áp suất không đổi
- Giữ thể tích không đổi
Câu 4: (4 điểm)
1. Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2 , sau một thời gian thu được
chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol
HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2
và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Tính m?
2. Cho 6,58 gam chất A tác dụng với 100 gam nước tạo ra dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch
BaCl2 thì tạo ra 4,66 gam kết tủa và dung dịch C. Cho C tác dụng với Zn dư thu được 1,792 lít H2 ở điều
kiện tiêu chuẩn và dung dịch D. Xác định công thức phân tử của A.


Câu 5: (3 điểm)
Hỗn hợp khí A (đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở, không phân nhánh X, Y. Lấy 268,8 ml hỗn hợp A
cho từ từ qua dung dịch brom, thấy có 3,2 gam brom phản ứng và không có khí thoát ra khỏi bình. Còn
nếu đốt cháy 268,8 ml hỗn hợp A thì thu được 1,408 gam CO2. Xác định công thức phân tử của X, Y và
tính thành phần phần trăm về số mol của X, Y trong A.
Câu 6: (3điểm)
1. Vì sao đốt xăng thì không để lại tro, còn khi đốt than đá lại còn tro?
2. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?

3. Đề xuất sơ đồ thiết bị để điều chế clo tinh khiết trong phòng thí nghiệm từ các chất ban đầu là MnO2 và
HCl đậm đặc? Trong quá trình thí nghiệm do thiết bị không kín nên một lượng khí clo thoát ra và làm
ô nhiễm phòng thí nghiệm. Hãy chọn một hóa chất của phòng thí nghiệm để làm sạch khí clo? Viết
phương trình phản ứng hóa học minh họa?
----- Hết ----Thí sinh chỉ được sử dụng Bảng tuần hoàn. Giám thị không giải thích gì thêm!



×