Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CƠ sở lý LUẬN CHUNG và KHÁI QUÁT về văn hóa TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 53 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM


Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản
Làng- xã
Theo “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam” làng là tiếng cổ
của Việt Nam dùng để chỉ đơn vị tụ cư của người Việt có từ
lâu đời. Xã là từ Hán – Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính
thấp nhất ở nông thôn Việt Nam [44, tr 368 – 706].
Theo Phan Đại Doãn, “làng- xã thường được dùng như một
khái niệm chung nhưng thực ra làng và xã có nội hàm không
đồng nhất. Làng là cộng đồng tự nhiên được tập hợp theo
quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề nghiệp…
còn xã là cộng đồng dân cư theo tổ chức hành chính. Làng
xuất hiện từ lâu trong lịch sử, còn xã chỉ xuất hiện khi nhà
nước trung ương muốn và có đủ khả năng vươn tới quản lý
các đơn vị dân cư cấp cơ sở.” [11, tr 23]
Dù chưa có một khái niệm nhất quán về khái niệm làng – xã,
song có thể thấy “làng xã” vốn không phải từ đồng nhất.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Làng là một từ thuần việt,
xuất hiện từ lâu trong lịch sử, dùng để chỉ điểm tụ cư truyền


thống của người nông dân Việt. Làng có cội nguồn từ chính
đời sống Việt và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt, gần
gũi và gắn bó với mỗi người dân quê. Những thành viên trong
làng được phân định vai trò thông qua vị trí là dân chính cư
hay ngụ cư, gắn kết về mặt huyết thống nhiều hay ít với các
dân cư khác trong làng. Cộng đồng làng có lối sống riêng và


thường có đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức, truyền thống so
với các cộng đồng khác. Làng có địa vực riêng, có cơ sở hạ
tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, phong tục tập quán riêng…
Làng Việt bao gồm hệ thống các thành tố liên kết với nhau tạo
thành kết cấu vững chắc trước những biến động của tự nhiên
và xã hội. Làng chặt chẽ và là một đơn vị hoàn chỉnh. Khái
niệm làng của người Việt bao gồm các phương diện sau:
cương vực địa lý nhất định; có lịch sử hình thành và phát
triển; những quan hệ xã hội chi phối dân cư trong làng; những
đặc trưng văn hóa đặc thù của làng…
Xã là từ Hán – Việt, về phương diện hành chính, xã là thiết
chế có tính chất pháp lý chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà
nước phong kiến ở vùng nông thôn. Làng vốn là đơn vị cư trú,
đơn vị kinh tế, tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của dân cư
bản xã, xuất hiện từ thời Hùng Vương, còn xã thì chỉ mới xuất


hiện từ thời thuộc Đường và được khẳng định, củng cố một
cách vững bền với tư cách là một đơn vị hành chính cấp cơ sở
trong hệ thống chính quyền của nhà nước quân chủ độc lập,
biến làng Việt truyền thống trở thành đơn vị quản lý xã hội.
Như vậy, làng xã là một tổ chức quần cư tự nhiên của người
dân Việt, là nơi những người dân Việt sống đoàn kết với nhau
chống thiên tai, địch họa để lao động, sản xuất và tổ chức đời
sống văn hóa vật chất, tinh thần. Văn hóa làng xã bao quát
gần như toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Ở
đó, các thành tố, các giá trị văn hóa được hình thành, lưu giữ
và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra, làng
xã không chỉ là cái nôi nuôi nấng văn hóa Việt mà còn là
thành trì vững chắc chống lại các cuộc xâm lăng và đồng hóa

văn hóa.
Văn hóa truyền thống
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về văn hóa truyền thống, tuy
nhiên cũng có những điểm rất thống nhất trong các định nghĩa
về văn hóa. Đó là: những gì được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, có thể là tính cách, đạo đức, phong tục, tập
quán, lối sống, thói quen… chính là văn hóa truyền thống.


Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Văn hoá truyền
thống được hiểu như là văn hoá gắn với xã hội tiền công
nghiệp, phân biệt với văn hoá, giá trị văn hoá thời đại công
nghiệp hoá.” [54, tr 12]
George Mclean cho rằng: "Truyền thống là sự phát triển của
các giá trị, đức hạnh và sự hội nhập của chúng nhằm tạo ra
một nền văn hóa đặc sắc và phong phú trong lịch sử và vì thế
phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của nhiều thế hệ.
Nền văn hóa được truyền lại được gọi là văn hóa truyền
thống".[17, tr 15]
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn hóa truyền
thống. Điều đó tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, học viên nhận thấy khái niệm của nhà
nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn là phù hợp với vấn đề của
luận văn. Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: "Theo nghĩa tổng
quát nhất, văn hóa truyền thống - đó là những yếu tố của di
tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư
tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng
xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và
đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và
được lưu giữ lâu dài"[8, tr 13]



Vậy, ở xã hội người Việt, sự chuyển biến từ loại hình văn hoá
truyền thống sang loại hình văn hoá hiện đại được tính mốc từ
đâu? Điều này liên quan đến việc phân kì văn hoá.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng có những cách phân kì văn
hóa khác nhau, tuy nhiên học viên nhận thấy cách phân kì văn
hóa của tác giả Nguyễn Xuân Kính là phù hợp với vấn đề
nghiên cứu của học viên:
Nguyễn Xuân Kính quan niệm văn hoá Việt Nam có các thời
kì sau:
+ Thời kì hình thành những nền tảng (tiền sử và sơ sử)
+ Thời kì chuyển tiếp (thiên niên kỉ đầu Công nguyên)
+ Thời kì văn hoá truyền thống (từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ
XIX)
+ Thời kì chuyển tiếp (từ cuối thế kỉ XIX đến nay).
Như vậy, văn hóa truyền thống Việt Nam được tính từ thế kỉ
X đến cuối thế kỉ XIX. Luận văn sẽ nghiên cứu văn hóa
truyền thống của xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Chứng
minh sự biến đổi mạnh mẽ của nó từ năm 1997 đến nay. Tức


là từ khi Khu công nghiệp Thụy Vân được thành lập và đưa
vào hoạt động.
Biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa (Cultural change) là chủ đề nghiên cứu rộng
của nhiều ngành khoa học: văn hóa học, xã hội học, nhân học.
Theo từ điển Nhân học, biến đổi văn hóa là quá trình vận
động của tất cả các xã hội. Có rất nhiều nhà nghiên cứu về

biến đổi văn hóa và đều có điểm chung giống nhau khi cho
rằng không có nền văn hóa nào đứng yên một chỗ, cũng như
không có một nền văn hóa nào không có sự thay đổi gì so với
thời kì khai nguyên của nó.
Biến đổi văn hóa diễn ra theo nhiều chiều và nhiều cấp độ
khác nhau. Tuy nhiên đã có sự tương đối thống nhất về định
nghĩa trong cuốn Từ điển các khái niệm nhân học văn hóa,
Robert H.Winthdrop đã nêu rõ: “Biến đổi văn hóa bao hàm
những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của
những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh
lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn
lẫn những sự tiếp nối và biến đổi”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Châm: “Biến đổi văn hóa


được hiểu là quá trình vận động của các xã hội. Để nghiên
cứu các chiều cạnh của biến đổi văn hóa, các nhà nhân học, xã
hội học, văn hóa học…thường gắn nó với phát triển, với toàn
cầu hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa… Ở mức độ cụ thể
hơn, sự biến đổi căn hóa được tìm hiểu trong quá trình hiện
đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt ở
những xã hội đang chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang
kinh tế công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện
đại”. [7, 13]
Những nghiên cứu của các tác giả trên đều dễ dàng nhận thấy
một điểm chung về biến đổi văn hóa, rằng biến đổi văn hóa là
một hiện tượng phổ biến, là một bước tiến bộ trong sự phát
triển của dân tộc và nhân loại; biến đổi căn hóa là do quá trình
thay đổi phương thức sản xuất, kĩ thuật sản xuất, dẫn đến thay
đổi nếp nghĩ, nếp sống, đời sống tinh thần phù hợp với những

biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định của mỗi dân tộc.
Như vậy, ở bất kì xã hội nào, trong bất kì giai đoạn lịch sử
nhất định nào đều có những biến đổi, cũng trộn lẫn sự tiếp nối
và biến đổi. Những tiếp nối và biến đổi văn hóa bao hàm cả
biến đổi về số lượng, chất lượng, trạng thái; biến đổi giữa cái


cũ và cái mới; từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn.
Sự biến đổi văn hóa truyền thống của xã Thụy Vân, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Các thành tố văn hóa truyền thống
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau về cách phân chia các thành tố văn hóa. Theo “luật di sản
văn hóa” của UNESCO, di sản văn hóa được chia làm hai
thành tố: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Trong đó:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết
và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền
miệng diễn xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công, truyền thong tri thức về y, dược học
cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân
tộc và những trí thức dân gian khác.



Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, văn hóa được chia
làm 4 thành tố cơ bản, đó là: văn hóa nhận thức, văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng.
[55, tr 19]
Tuy nhiên, dù phân chia theo cách nào thì văn hóa truyền
thống cũng bao gồm các thành tố cụ thể sau:
Văn nghệ dân gian
Văn nghệ dân gian bao gồm 2 thành tố cơ bản là văn học dân
gian và nghệ thuật dân gian. Trong đó:
Văn học dân gian là các loại hình văn học do người dân sáng
tạo và lưu truyền trong dân gian bằng truyền miệng lâu đời.
Văn học dân gian bao gồm các thể loại: ca dao, vè, truyện
cười, tục ngữ, phương ngữ, thành ngữ, truyền thuyết, cổ tích,
thần thoại, giai thoại và một số loại hình văn học dân gian
khác.
Nghệ thuật dân gian là sáng tác nghệ thuật của các tầng lớp
dân chúng, sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể nhằm mục
đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời
sống cộng đồng. Nghệ thuật dân gian bao gồm: kiến trúc,


điêu khắc, hội họa, âm nhạc, dân ca, dân vũ, sân khấu dân
gian, trò diễn...
Tri thức dân gian
Tri thức dân gian là tổng thể sự hiểu biết của người dân địa
phương về tự nhiên, xã hội và bản thân mang tính trao truyền
qua truyền khẩu, sự hiểu biết này biến đổi theo quá trình phát
triển của tự nhiên và xã hội.
Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên
(địa lý, thời tiết, khí hậu...) và vận dụng nó vào canh tác nông

nghiệp; tri thức về kinh nghiệm chữa bệnh và bảo vệ sức
khỏe; Tri thức về những kinh nghiệm,sáng tạo những kỹ thuật
và công cụ lao động sản xuất.
Kiến trúc truyền thống
Kiến trúc truyền thống được hình thành và phát triển trên cơ
sở đặc trưng địa hình, khí hậu của mỗi vùng miền và các đặc
điểm công nghệ, vật liệu xây dựng. Kiến trúc mỗi vùng miền
đều có nét đặc trưng riêng nhưng nhìn chung vẫn luôn thể
hiện được cái hồn của văn hóa dân tộc trong từng kiến trúc
cụ thể.


Kiến trúc truyền thống bao gồm: kiến trúc nhà ở; kiến trúc
đình, chùa, miếu; kiến trúc cảnh quan….
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là một bộ phận của văn hoá, có vai trò
quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân
tộc, địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng
xử của cá nhân trong cộng đồng. Phong tục được tuân thủ
theo quy định của luật tục hay hương ước. Người vi phạm có
thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội, một số
phong tục không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải,
trong khi một số phong tục mới được hình thành.
Phong tục tập quán bao gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn
uống, cưới xin, ma chay, hôn nhân…
Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm
tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong
quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện sự tưởng nhớ, lòng
biết ơn của cộng đồng đối với những vị Thần - những người

có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các


vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người.
Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người
khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người
chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh
cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc
sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc
sống hạnh phúc...
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những
nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định. Tín ngưỡng phản
ánh những ước nguyện tâm linh của con người và cả cộng
động, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn
liền với phong tục tập quán, truyền thống.
Tín ngưỡng là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của con
người và của cộng đồng người ở một trình độ phát triển xã hội
và nhận thức nhất định vào một thái thiêng liêng, cái cao cả,
cái đáng sùng kính trong thế giới người hoặc thế giới siêu
nhiên nào đó.
Quan hệ ứng xử


Ứng xử là cách thể hiện ra bên ngoài của những thái độ – yêu,
thích, ghét, trọng, khinh,… và người ta có thể học hỏi, chia sẻ
những điều này với nhau.
Quan hệ ứng xử là là hệ thống thái độ và hành vi, cách đối
nhân xử thế thích hợp giữa các mối quan hệ trong cộng đồng
trên các mặt đạo lý, tình cảm, nhận thức, tri thức, tâm lý ứng

xử, yếu tố ý thức ít hay nhiều, sâu hay rộng, tích cực hay tiêu
cực của các cá nhân tham gia trong quá trình tiếp xúc…
Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá
nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng.
Văn hóa truyền thống là một khái niệm rộng bao gồm nhiều
thành tố khác nhau cần phải phân tích. Tuy nhiên, không phải
giá trị văn hóa truyền thống nào ở Thụy Vân cũng biến đổi mà
cùng với đó vẫn còn những giá trị văn hóa được nhân dân lưu
giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Vì vậy, trong phạm vi luận
văn, học viên sẽ chỉ tập trung phân tích một số thành tố của
văn hóa truyền thống ở xã Thụy Vân đó là: kiến trúc truyền
thống; một số phong tục tập quán; lễ hội truyền thống; quan
hệ ứng xử. Đây là những thành tố văn hóa mà học viên cho
rằng đang có những biến đổi nhanh, rõ nét nhất dưới tác động
của quá trình CNH ở xã Thụy Vân.


Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Từ giữa thế kỷ XIX các nhà văn hóa học bắt đầu có những
quan sát, thu thập các dữ liệu về văn hóa và các nền văn hóa
khác nhau nhằm giải thích cho sự khác biệt, tương đồng và
biến đổi của các nền văn hóa. Những nhà khoa học ủng hộ
thuyết tiến hóa văn hóa như Lewis Henry Morgan (1877) và
Edward B.Tylor (1871) được coi là những người đầu tiên đề
cập đến vấn đề biến đổi văn hóa. Theo thuyết tiến hóa văn hóa,
mọi xã hội loài người đều biến đổi theo một mô hình với
hướng biến đổi từ thấp đến cao (từ xã hội nguyên thủy đến xã
hội văn minh). Thuyết này đã tạo tiền đề quan trọng cho việc
ra đời và phát triển của các học thuyết khác nghiên cứu về biến
đổi văn hóa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như thuyết truyền

bá văn hóa, thuyết vùng văn hóa, thuyết tiếp biến văn hóa,
thuyết chức năng...
Trong mỗi thời kỳ các quan điểm lý thuyết này đều có ý nghĩa
nhất định trong việc nhìn nhận về biến đổi văn hóa. Vào
những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, thuyết truyền bá văn hóa
có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà nhân học Bắc Mỹ khi
nhìn nhận về biến đổi văn hóa. Những người theo thuyết
truyền bá văn hóa cho rằng, trọng yếu của biến đổi văn hóa


chính là sự truyền bá hay vay mượn những đặc trưng văn hóa
của xã hội này sang xã hội khác.
Ngoài việc quan tâm đến thuyết truyền bá văn hóa, các nhà
nghiên cứu Mỹ còn quan tâm đến thuyết tiếp biến văn hóa.
Theo thuyết này, quá trình biến đổi văn hóa diễn ra khi có sự
tiếp xúc giữa hai nền văn hóa độc lập nhau, sự tiếp xúc đó sẽ
làm tăng những đặc tính của nền văn hóa này với nền văn hóa
kia. Sự biến đổi văn hóa diễn ra theo hình thức này được
những người theo thuyết tiếp biến văn hóa đề cập đến khi có
sự tiếp xúc lâu dài giữa xã hội phương Tây và phi phương
Tây.
Một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có ảnh hưởng
trong những năm 1920 đến 1950 ở Anh là thuyết chức năng.
Những người có đóng góp xây dựng thuyết chức năng là
Bronislaw Malinowski và Radcliffe Brown. Quan điểm của
Radcliffe Brown về thuyết chức năng có ảnh hưởng lớn từ
những quan điểm của Durkheim - nhà xã hội học người Pháp.
Theo thuyết chức năng thì mọi nền văn hóa đều có sự hòa
nhập tương đối tốt và ổn định, do đó văn hóa sẽ ít có những
thay đổi và nếu có thì chủ yếu là do những tác động từ bên

ngoài. Quan điểm này cho thấy, những người theo thuyết chức


năng chủ yếu quan tâm đến các mối quan hệ qua lại giữa các
chức năng của hệ thống xã hội và văn hóa chứ chưa chú ý
nhiều đến sự thay đổi của xã hội và văn hóa.
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa đã tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội, vì vậy, nghiên cứu về sự
biến đổi văn hóa cũng được đặt trong bối cảnh của toàn cầu
hóa, sự hội nhập kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa và đô thị
hóa. Dù vẫn còn những quan điểm khác nhau khi nghiên cứu
về biến đổi văn hóa, song các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
đều tương đối thống nhất với luận điểm cho rằng biến đổi văn
hóa là một xu hướng tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và nó
đang diễn ra khá đa dạng với nhiều cấp độ và chiều hướng
khác nhau. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất trong những xã
hội đang có sự chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp và chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện
đại. Qua đây có thể thấy, những quan điểm nghiên cứu về
biến đổi văn hóa chịu sự tác động của bối cảnh phát triển xã
hội.
Như vậy, biến đổi văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu ở
những thế hệ khác nhau nghiên cứu trong sự gắn kết với quá
trình chuyển đổi xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn


cầu hóa. Nó trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu
của các nhà văn hóa học. Cũng chính vì vậy mà có khá nhiều
quan điểm về biến đổi văn hóa, song trong “Biến đổi văn hóa
và hiện đại hóa” Spindler đã đưa ra một quan điểm tương đối

thống nhất đó là: “Biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia
sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình
ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội
nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự
tiếp nối và biến đổi”.
Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa còn phải nhắc đến Dennis
O’Neil. Trong công trình nghiên cứu về quá trình biến đổi văn
hóa, Dennis O’Neil cho rằng, tất cả các nền văn hóa đều phải
đổi thay, đồng thời cũng xuất hiện xu hướng chống lại sự thay
đổi. Theo tác giả có ba nguồn gốc dẫn tới thay đổi hoặc chống
lại sự thay đổi bao gồm: áp lực về công việc; sự liên hệ giữa
các xã hội; sự thay đổi của môi trường tự nhiên.
Lý thuyết quá trình thay đổi văn hóa được Dennis O’Neil tóm
tắt như sau:
Trong xã hội

Giữa các xã hội


Quá
trình

Can thiệp
Mất văn hóa

Truyền bá
Tiếp biến
Liên văn hóa

dẫn đến

sự thay
đổi

Truyền bá thành công
Quá
trình

Tập quán
Năng động của
cản trở Hội nhập các khía
nhóm bên trong và
sự thay cạnh văn hóa
bên ngoài
đổi
Nguồn:[61, tr.36]
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý thuyết về biến đổi văn hóa,
luận văn vận dụng lý thuyết quá trình thay đổi văn hóa của
Dennis O’Neil để phân tích sự biến đổi văn hóa trong quá
trình CNH hiện nay. Bên cạnh đó, lý thuyết tiếp biến văn hóa
cũng được vận dụng trong quá trình phân tích, đánh giá.
Thuyết tiếp biến văn hóa cho rằng, biến đổi văn hóa xảy ra


khi có sự tiếp xúc của hai nền văn hóa độc lập nhau và sự tiếp
xúc sẽ làm tăng đặc tính của nền văn hóa này trước nền văn
hóa kia. Ở đây, biến đổi văn hóa ở xã Thụy Vân diễn ra khi có
sự tiếp xúc của văn hóa nông nghiệp với văn hóa công nghiệp.
Sự tiếp xúc này sẽ dẫn đến những thay đổi và thích nghi với
những giá trị văn hóa công nghiệp của dân cư xã Thụy Vân.
Khái quát về văn hóa truyền thống củ

Khái quát chung
Xã Thụy Vân nằm ở phía Tây Nam thành phố Việt Trì, cách
trung tâm thành phố Việt Trì 5km, phía Đông giáp phường
Minh Nông và xã Tân Đức, phía Tây giáp xã Thanh Đình,
phía Bắc giáp phường Minh Phương và Vân Phú, phía Nam
giáp xã Cao Xá ( Huyện Lâm Thao).
Xã Thụy Vân có diện tích đất tự nhiên rộng 9,86 km2 với
14.200 nhân khẩu. Đất đai của Thụy Vân phía Tây Bắc chủ
yếu là đất đồi màu, hiện nay phần lớn diện tích vùng này
thuộc KCN Thụy Vân và đất ở dân cư. Phía Nam –
Đông Nam địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, với phần
diện tích là đất ruộng. Xã có một số cánh đồng như Nỗ Lực;


Xóm Nội; Xóm Ngoại; Cẩm Đội; Phú Thịnh là đất canh tác
hạng 1, sản xuất được 3 vụ/năm. Thụy Vân hiện được phân bố
thành 7 khu dân cư, số người trong độ tuổi lao động hiện
chiếm trên 40% dân số toàn xã. Một số lao động của Thụy
Vân được đào tạo chủ yếu làm việc trong các KCN và một số
doanh nghiệp tư nhân.
Trong phát triển kinh tế, những năm qua, Đảng ủy, HĐND,
UBND xã Thụy Vân đã chủ động khắc phục khó khăn, đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, kịp thời chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Hiện nay, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chiếm 60%; nông nghiệp chiếm 30%, chăn nuôi chiếm 10%
tỷ trọng các ngành.
Thụy Vân có thế mạnh trong phát triển các ngành nghề dịch
vụ. Đây là địa phương có KCN lớn nhất tỉnh Phú Thọ, là điều
kiện cho sản xuất các ngành như cơ khí, gò hàn, nhôm kính,

sản xuất vật liệu xây dựng… Nhiều hộ gia đình đã mở các
dịch vụ nhà trọ, ăn uống, kinh doanh xây dựng…. đã góp
phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa
bàn. Thế mạnh của Thụy Vân là ngành nghề xây dựng, hiện
trên địa bàn có hàng chục công ty được cấp phép kinh doanh,
người lao động làm trong lĩnh vực này có thu nhập khoảng


2.500 – 3.000.000đồng/tháng.
Trong công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, hiện
nay, đường giao thông nông thôn với đường liên xã, liên thôn
đã được bê tông hóa và nhựa hóa đạt 100%; 76,8% đường
trục chính nội đồng được cứng hóa; 71,65% hệ thống kênh
mương tưới tiêu được cứng hóa; 7/7 khu dân cư có nhà văn
hóa và khu thể thao đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,7%;
100% hộ dân được dùng nước sạch, trong mỗi thôn đều có tổ
thu gom rác thải. Đặc biệt, trong chương trình xây dựng nông
thôn mới, năm 2013, xã đã được UBND Tỉnh công nhận là
đơn vị đầu tiên đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới với 19/19 tiêu
chí đạt.
Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ xã, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt
kinh tế - xã hội của Thụy Vân đang ngày càng khởi sắc. Xã
cũng đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công;
Huân chương Lao động Hạng Nhì, Hạng Ba; UBND tỉnh tặng
Kỷ niệm chương cùng nhiều Bằng khen, giấy khen của Tỉnh
và Thành phố.
Lịch sử hình thành xã



Theo các kết quả khảo cổ học, tỉnh Phú Thọ là nơi tập trung
dày đặc những di chỉ khảo cổ. Trong đó, xã Thụy Vân có 3 di
chỉ khảo cổ học đã được khai quật là: Di chỉ Đồng Sấu, di chỉ
Gò Tro dưới và di chỉ Gò Tro trên. Đây là những địa điểm tụ
cư lâu đời của người Việt cổ từ vài trăm năm đến vài nghìn
năm. Tầng văn hóa có khi mỏng và thưa thớt, có khi dày tới
3-4m chứa đựng các giai đoạn phát triển xuyên suốt thời đại
Hùng Vương. Như vậy, xã Thụy Vân nằm trong vùng Việt
Trì- Phong Châu, kinh đô của nước Văn Lang từ thế kỉ VII
đến thế kỉ III TCN.
Dưới các triều đại Hùng Vương, các vua Hùng đã chọn làng
Cẩm Đội là nơi đóng quân và huấn luyện binh sĩ để có sức
mạnh giữ gìn non sông. Khu “Rừng Cấm” của Thụy Vân là
nơi gần chỗ luyện binh đao, tuyệt đối cấm người dân qua lại.
Còn quả đồi “Nhà Săn” dành riêng cho các Vua Hùng đi săn
bắn. Đây đều là những địa danh xung quanh núi Nghĩa Lĩnh,
nơi cội nguồn của dân tộc.
Đến thời Trần, xã Thụy Vân thuộc lộ Tam Đái. Thời thuộc
Minh, xã Thụy Vân thuộc châu Tam Đái, lộ Đông Đô. Thời
Lê, Thụy Vân thuộc Vân Đội xá, tổng Cao Xá, huyện Sơn Vi,
phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Đến thời Nguyễn, Thụy Vân


thuộc huyện Sơn Vi, tỉnh Sơn Tây.
Năm 1903, Thụy vân thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Năm 1927, huyện Hạc Trì có 4 tổng, 32 làng, trong đó làng
Bầu Nọ (Nỗ Lực nay) thuộc tổng Minh Nông; Thụy Vân và
Cẩm Đội thuộc tổng Cao Xá.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng Nỗ Lực, Thụy
Vân, Cẩm Đội đều đổi thành các xã thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh

Phú Thọ. Đến cuối tháng hai năm 1947, ba xã nhỏ hợp lại
thành một xã lớn lấy tên là xã Thống Nhất, huyện Hạc Trì,
tỉnh Phú Thọ. Ngày 1/9/1962, chính phủ có quyết định giải
thể huyện Hạc Trì, xã Thống Nhất được nhập vào huyện Lâm
Thao. Tháng 8/1964 xã Thống Nhất được đổi tên thành xã
Thụy Vân.
Đến năm 1968, hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành
tỉnh Vĩnh Phú, xã Thụy Vân thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh
Vĩnh Phú. Ngày 5/7/1977 xã Thụy Vân được chính phủ quyết
định phân về thành phố Việt Trì.
Từ năm 1977 đến 1996 xã Thụy Vân thuộc thành phố Việt Trì,
tỉnh Vĩnh Phú. Từ ngày 1/1/1997 đến nay, xã Thụy Vân thuộc
thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.


Khu công nghiệp Thụy Vân
KCN Thụy Vân là KCN đầu tiên của tỉnh, được thành lập từ
năm 1997 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. KCN
Thụy Vân có quy hoạch nằm ở trên địa bàn xã Thụy Vân,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đến nay KCN Thụy Vân có
tổng diện tích là 356 ha, có tổng số 57 doanh nghiệp, nhà máy
đang hoạt động, thu hút trên 20 nghìn lao động; có 32 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất
kinh doanh trong tổng 96 dự án với tổng số vốn đầu tư đến
320 triệu USD. So với các cụm, các KCN khác trong tỉnh thì
KCN Thụy Vân hiện vẫn là KCN lớn nhất, thu hút được nhiều
dự án đầu tư nhất, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà
nước, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao
động.
Theo định hướng thu hút đầu tư trong quy hoạch từng KCN,

KCN Thụy Vân các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư bao gồm
công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, sản xuất VLXD cao cấp,
may mặc, da giày XK, chế biến nông lâm sản, thực phẩm và
sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác,…
Kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp KCN Thụy


×