Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

sinh lý động vật đề 1 thông hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.36 KB, 10 trang )

Sinh lý động vật
Mức độ 1: Nhận biết - Đề 3
Câu 1: Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là
A. Chưa có HTK, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi hạch, HTK dạng ống
B. Chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng lưới, HTK dạng chuỗi
C. Hệ thần kinh (HTK) dạng lưới, chưa có HTK, HTK dạng ống, HTK dạng chuỗi
D. HTK dạng lưới, HTK dạng ống, HTK dạng hạch, chưa có HTK
Câu 2: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế
nào?
A. Có nhiều phế nang.
B. Có nhiều ống khí.
C. Khí quản dài.
D. Phế quản phân nhánh nhiều.
Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch, giun.
B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô.
D. Tôm, sán lông, trùng giày, ghẹ.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cả động vật và người?
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Thức ăn.
D. Nơi ở.
Câu 5: Trong khoang miệng của người, tinh bột được biến đổi thành đường nhờ
enzym?
A. Lipaza
B. Mantaza
C. Lactaza
D. Amilaza
Câu 6: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng?


A. 0,4 giây
B. 0,3 giây
C. 0,8 giây
D. 0,1 giây.
Câu 7: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở
A. thực quản.
B. dạ dày.
C. ruột non.
D. ruột già.
Câu 8: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận
chuyển chất dinh dưỡng mà không vận chuyển khí?
A. Chim.
B. Côn trùng.
C. Lưỡng cư.
D. Cá.
Câu 9: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số loại alen trong
nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 10: Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua
bề mặt cơ thể?
(1) Thuỷ tức.
(2) Trai sông.
(3) Tôm.
(4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
A. 2
B. 5

C. 4
D. 3
Câu 11: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Cá voi.
B. Cá sấu.
C. Cá xương.
D. Ruột khoang.
Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bướm.
B. Châu chấu
C. Gián
D. Linh trưởng
Câu 13: Phát triển nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật?
A. Manh tràng kém phát triển.
B. Ruột non ngắn,
C. Có răng nanh.
D. Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở cá xương?


Sinh lý động vật
A. Trao đổi khí hiệu quả cao.
B. Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều.
C. Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
D. Máu đi từ tim là máu giàu oxi.
Câu 15: Động vật nào sau đây có răng nanh phát triển?
A. Hươu.
B. Chó sói.
C. Bò rừng.
D. Thỏ.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí chỉ có ở côn trùng.
B. Trong máu của tất cả các loài đều có sắc tố hô hấp.
C. Trao đổi khí ở người là hiệu quả nhất trong các nhóm động vật.
D. Tế bào máu không thể đi qua các mạch máu.
Câu 17: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1 – Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
2 – Huyết áp phụ thuộc vào thể tích máu và độ đàn hồi của thành mạch máu.
3 – Huyết áp phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.
4 – Huyết áp ở người trẻ thường cao hơn người già.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 18: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở
A. Châu chấu.
B. Cá.
C. Giun đất
D. Ếch
Câu 19: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin →
Các tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin →
Các tâm nhĩ, tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin → Bó his →
Các tâm nhĩ, tâm thất co.
D. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin →
Các tâm nhĩ, tâm thất co.
Câu 20: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ

làm vỡ mạch.
B. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao
dễ làm vỡ mạch.
C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
D. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch.
Câu 21: Phát biểu không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là
A. càng xa tim, huyết áp càng giảm.
B. tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử
máu với nhau khi vận chuyển.
D. huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
Câu 22: Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. số lượng mao mạch lớn hơn.
C. mao mạch thường ở xa tim.
D. áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 23: Ở người, cơ quan nào sau có vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm
thấu?


Sinh lý động vật
A. Thận.
B. Tim.
C. Mạch máu.
D. Phổi.
Câu 24: Châu chấu là động vật có hình thức trao đổi khí qua
A. hệ thống ống khí.
B. mang.

C. phổi.
D. bề mặt cơ thể.
Câu 25: Chức năng nào sau đây không thuộc về hệ tuần hoàn?
A. Đưa các sản phẩm tổng hợp của tế bào đến nơi cần (hoocmôn, enzim, kháng
thể…).
B. Thải các chất cặn bã ra ngoài (khí CO2, ure, các chất độc…).
C. Vận chuyển các chất cần thiết từ môi trường ngoài vào tế bào (oxi, chất dinh
dưỡng).
D. Đưa các sản phẩm phân hủy trong quá trình dị hóa đến cơ quan bài tiết.
Câu 26:
Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hoá trong túi tiêu hóa.
B. Tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá trong ống tiêu hóa.
D. Tiêu hoá nội bào.
Câu 27:
Phân đôi là hình thức sinh sản vô tính có ở
A. thủy tức.
B. bọt biển.
C. giun dẹp.
D. giun đất.
Câu 28:
Ở động vật ăn thịt, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bao gồm
A. chỉ có tiêu hóa hóa học.
B. tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
C. chỉ có tiêu hóa cơ học.
D. tiêu hóa cơ học và hóa học.
Câu 29: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?
A. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O , cung cấp cho sinh vật khác sống.
B. Hô hấp hiếu khí xảy ra tại mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở một số

loài sinh vật nhất định.
C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2 .
D. Hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn so với hô hấp kị khí.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cảm ứng ở động vật?
A. Các hình thức cảm ứng của động vật đều là phản xạ.
B. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện
và có điều kiện.
C. Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển đọng của cơ thể hoặc co rút
của chất nguyên sinh.
D. Cảm ứng giúp động vật tồn tại và phát triển.
Câu 31: Cho các phát biểu sau.
(1)Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.
(2)Vòng đời của bướm lần lượt trải qua các giai đoạn: trứng, sâu bướm, nhộng, bướm
trưởng thành.
(3)Phát triển của ếch thuộc kiểu hình biến thái hoàn toàn.
(4)Hai hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là
ecdixon và juvenin.
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 32: Nếu một người có nhịp tim là 50 lần/phút thì mỗi chu kì tim kéo dài bao
nhiêu?
A. 1,0 giây
B. 0,8 giây.
C. 1,2 giây.
D. 0,75 giây.
Câu 33: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở những nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú,thân mềm.


Sinh lý động vật
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giáp xát.
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
Câu 34: Nồng độ progesteron và estrogen cao có tác dụng gì?
A. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
B. Gây ức chế ngược lên tuyến yên làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
C. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm ức chế tiết GnRH, FSH, LH.
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, LH.
Câu 35: Sự tiêu hóa prôtêin bắt đầu từ
A. miệng
B. dạ dày
C. ruột non
D. ruột già
Câu 36: Hãy tưởng tượng bạn đang thưởng thức một bữa ăn có các chất dinh dưỡng
sau đây. Chất nào không được tiêu hóa khi hấp thụ?
A. Prôtêin.
B. Pôlisaccarit.
C. Axit nuclêic.
D. Axit amin.
Câu 37: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng ?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 38: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng trình tự các pha trong chu kì hoạt động của
tim?
A. Pha co tâm thất → Pha co tâm nhĩ → Pha dãn chung.

B. Pha dãn chung →Pha co tâm nhĩ → Pha co tâm thất,
C. Pha dãn chung → Pha co tâm thất → Pha co tâm nhĩ.
D. Pha co tâm nhĩ → Pha co tâm thất → Pha dãn chung.
Câu 39: Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ
quan nào sau đây
A. Tuyến ruột và tuyến tuỵ
B. Gan và thận
C. Phổi và thận
D. Các hệ đệm
Câu 40: ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của
thú ăn thịt và ăn tạp?
A. Dạ tổ ong
B. Dạ lá sách.
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế.
Câu 41: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gả con
không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
A. quen nhờn
B. in vết
C. học khôn
D. học ngầm
Câu 42: Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ.
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật tiết ea enzim tiêu hóa
xellulozo
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
Câu 43: Các bộ phận của hệ tuần hoàn?
A. Dịch tuần hoàn(máu hoặc máu- nước mô)
B. Hệ thống mạch máu

C. Tim
D. Cả A, B và C
Câu 44: ở động vật có những hình thức tiêu hóa nào?
A. Tiêu hóa nội bào
B. Tiêu hóa ngoại bào
C. Tiêu hóa thực bào
D. Cả A và B
Câu 45: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở
tim?
A. Lưỡng cư, bò sát, chim
B. Lưỡng cư, thú


Sinh lý động vật
C. Bò sát(trừ cá sấu), chim, thú
D. Cá xương, chim, thú
Câu 46: Ở nữ giới, hoocmon nào kích thích nang trứng phát triển và tiết estrogen?
A. GnRH
B. Tiroxin
C. LH
D. FSH
Câu 47: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về thú ăn thịt?
A. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn.
B. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt.
C. Chúng có dạ dày kép lớn.
D. Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ pepsin trong dạ dày
Câu 48: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
(1) Lực co tim.
(2) Khối lượng máu
(3) Nhịp tim

(3) Số lượng hồng cầu (5) Độ quánh của máu
(6) Sự đàn hồi của mạch máu
Số đáp án đúng là:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Câu 49: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Trai sông
B. Chim bồ câu.
C. Ốc sên.
D. Châu chấu.
Câu 50: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng
B. Tôm sông
C. Chim sâu.
D. Ếch đồng.


Sinh lý động vật
ĐÁP ÁN
1. A

2. B

3. A

4. C


5. D

6. C

7. C

8. B

9. D

10. D

11. C

12. A

13. D

14. D

15. B

16. B

17. A

18. A

19. A


20. A

21. C

22. A

23. A

24. A

25. B

26. D

27. C

28. D

29. D

30. A

31. D

32. C

33. A

34. D


35. B

36. D

37. C

38. D

39. B

40. D

41. A

42. A

43. D

44. D

45. D

46. D

47. C

48. D

49. B


50. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn A.
Giải chi tiết:
Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật là: Chưa có HTK (động vật đơn bào),
HTK dạng lưới ( Ruột khoang : Thủy tức…), HTK dạng chuỗi hạch (Côn trùng, thân
mềm), HTK dạng ống (Chim, Thú, Bò sát)
Chọn A
Câu 2. Chọn B.
Giải chi tiết:
Phổi chim có nhiều ống khí.
Chọn B
Câu 3. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 4. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 5. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 6. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 7. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 8. Chọn B.
Giải chi tiết:
Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, các ống khí dẫn khí trao đổi khí trực tiếp với
các tế bào, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí
Chọn B
Câu 9. Chọn D.
Giải chi tiết:

Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng sẽ làm tăng số loại alen.
Chọn D
Câu 10. Chọn D.
Giải chi tiết:
Trai sông và tôm hô hấp bằng mang. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể diễn ra ở động vật
đơn bào và đa bào bậc thấp (giun tròn, giun dẹp, giun đốt và ruột khoang)
Có 3 loài (1), (4), (5)
Chọn D.
Câu 11. Chọn C.
Giải chi tiết:
Cá voi thuộc lớp thú, cá sấu thuộc lớp bò sát có hệ tuần hoàn kép
Ngành ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn


Sinh lý động vật
Chọn C
Câu 12. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 13. Chọn D.
Giải chi tiết:
Ý A sai vì manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển vì có tác dụng tiêu hóa xenlulozo
Ý B sai, ruột non dài để hấp thụ các chất tốt nhất
Ý C sai, răng nanh không phát triển
Chọn D
Câu 14. Chọn D.
Giải chi tiết:
Đặc điểm không có ở cá xương là D; hệ tuần hoàn ở cá xương là hệ tuần hoàn đơn, tim
có 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Chọn D
Câu 15. Chọn B.

Giải chi tiết:
Động vật ăn thịt có răng nanh phát triển
Chọn B
Câu 16. Chọn B.
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng là B: Hemoglobin (ĐV có xương sống); hemocyanin (Cu và ở chân
khớp, thân mềm);hemerythrin; myoglobin
Ý A sai
Ý C sai, hô hấp ở chim hiệu quả nhất
Ý D sai tế bào bạch cầu có khả năng xuyên qua mạch để tới các nơi cần.
Chọn B
Câu 17. Chọn A.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là:1,2
Ý 3 sai vì: Nếu huyết áp phụ thuộc tổng tiết diện thì ở mao mạch sẽ thấp nhất nhưng
thực tế là tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất.
Ý 4 sai vì huyết áp ở người già cao hơn người trẻ
Chọn A
Câu 18. Chọn A.
Giải chi tiết:
Hệ tuần hoàn hở có ở thân mềm, chân khớp
Chọn A
Câu 19. Chọn A.
Giải chi tiết:

Chọn A
Câu 20. Chọn A.


Sinh lý động vật

Giải chi tiết:
Câu 21. Chọn C.
Giải chi tiết:
Huyết áp là áp lực của máu vào thành mạch
Phát biểu không đúng với đặc tính của huyết áp là C, huyết áp giảm dần trong hệ
mạch.
Chọn C
Câu 22. Chọn A.
Giải chi tiết:
Máu ở mao mạch chảy chậm hơn động mạch là vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn
rất nhiều so với động mạch
Chọn A
Câu 23. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 24. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 25. Chọn B.
Giải chi tiết:
Chức năng B không phải của hệ tuần hoàn, đây là chức năng của hệ bài tiết
Chọn B
Câu 26. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 27. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phân đôi có ở giun dẹp
Thủy tức: Nảy chồi
Bọt biển: Phân mảnh
Giun đất: Sinh sản hữu tính
Chọn C
Câu 28. Chọn D.

Giải chi tiết:
Ở động vật ăn thịt, tiêu hóa ở dạ dày gồm tiêu hóa hóa học (nhờ các enzyme); tiêu hóa
cơ học (sự co bóp của dạ dày)
Chọn D
Câu 29. Chọn D.
Giải chi tiết:
Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng hơn so với hô hấp kị khí
VD: Hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose tạo 38 ATP>> 2ATP (hô hấp kị khí)
Chọn D
Câu 30. Chọn A.
Giải chi tiết:
Phát biểu không đúng là A, ở động vật chưa có hệ thần kinh thì chưa có phản xạ.
Chọn A
Câu 31. Chọn D.
Giải chi tiết:
Cả 4 phát biểu trên đều đúng
Chọn D
Câu 32. Chọn C.
Giải chi tiết:
Chu kỳ tim của người này là 60 : 50 =1,2 giây


Sinh lý động vật
Chọn C
Câu 33. Chọn A.
Giải chi tiết:
Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Chọn A
Câu 34. Chọn D.
Giải chi tiết:

Nồng độ progesteron và estrogen cao có tác dụng ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi
làm giảm tiết GnRH, FSH, LH
Chọn D
Câu 35. Chọn B.
Giải chi tiết:
Sự tiêu hóa protein bắt đầu từ dạ dày, môi trường axit của dạ dày làm cho enzyme
pepsin hoạt động mạnh.
Chọn B
Câu 36. Chọn D.
Giải chi tiết:
Axit amin là đơn phân của protein, khi tiêu hóa hoàn toàn protein ta thu được axit
amin → axit amin không được tiêu hóa khi hấp thụ
Chọn D
Câu 37. Chọn C.
Giải chi tiết:

Chọn C
Câu 38. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 39. Chọn B.
Giải chi tiết:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì nhờ gan và thận.
Chọn B
Câu 40. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 41. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 42. Chọn A.
Giải chi tiết:
Dạ múi khế của động vật nhai lại tương tự như dạ dày của động vật ăn thịt

Chọn A
Câu 43. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 44. Chọn D.


Sinh lý động vật
Giải chi tiết:
Câu 45. Chọn D.
Giải chi tiết:
Những động vật có tim 4 ngăn thì máu giàu O2 và CO2 không bị hoà trộn vào nhau:
chim, thú, cá sấu
Ngoài ra cá xương có hệ tuần hoàn đơn thì máu giàu O2 và CO2 không bị hoà trộn vào
nhau
Chọn D
Câu 46. Chọn D.
Giải chi tiết:
FSH là hormone kích thích nang trứng phát triển
Chọn D
Câu 47. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, chúng có dạ dày đơn, nhỏ
Chọn C
Câu 48. Chọn D.
Giải chi tiết:
Huyết áp thay đổi do các yếu tố 1,2,3,5,6 (SGK Sinh 11 trang 83)
Chọn D
Câu 49. Chọn B.
Giải chi tiết:
Câu 50. Chọn B.

Giải chi tiết:
Chọn B
Mèo rừng và chim sâu trao đổi khí bằng phổi; ếch đồng trao đổi khí qua phổi và qua
da



×