Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

sinh lý động vật đề 2 nhận biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.42 KB, 8 trang )

Sinh lý động vật
Mức độ 1: Nhận biết - Đề 2
Câu 1: Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết ?
A. Insulin
B. Glucagon
C. Progesteron
D. Tiroxin
Câu 2: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất.
A. Da của giun đất
B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát
D. Phổi của chim
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
A
B
1. Dạ lá
sách

a/ Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

2. Dạ tổ
ong

b/ Tiết Pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ

3. Dạ múi
khế

c/ Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

4. Dạ cỏ



d/ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật pha cỡ thành tế bào
và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.

Hãy ghép cột A với cột B sau cho phù hợp khi nói về dạ dày của động vật nhai lại.
A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d
B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d
C. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b
D. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a
Câu 4: Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau
đây?
A. Cây bị ngập úng
B. Cây sống nơi ẩm ướt.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
D. Cây bị khô hạn.
Câu 5: Nồng độ progesteron và estrogen cao có tác dụng gì ?
A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, LH
B. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
C. Gây ức chế ngược lên tuyến yên làm tăng tiết GnRH, FSH và LH
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm ức chế tiết GnRH, FSH, LH
Câu 6: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào ?
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → mạng Puockin → bó His →
tâm thất co
B. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puockin →
tâm thất co
C. Nút nhĩ thất→ hai tâm nhĩ (co) và nút xoang nhĩ → bó His →mạng Puockin →
tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất →hai tâm nhĩ (co) → bó His →mạng Puockin →
các tâm nhĩ, tâm thất co
Câu 7: Câu nào sau đây không phải là vai trò của chất trung gian hóa học trong truyền

tin qua xinap ?
A. Xung thần kinh làn truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap
B. Enzyme có ở màng sau xinap thủy phân axetylcolin thành axetat và colin
C. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm của màng trước
xinap và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp
D. Axetat và colin quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin
chứa trong các túi
Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?


Sinh lý động vật
A. Chủ yếu là tiêu hoá nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào cùng một lúc
C. Chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào.
D. Chỉ tiêu hoá ngoại bào.
Câu 9: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế
nào.
A. Có nhiều ống khí.
B. Khí lưu thông hai chiều qua phổi,
C. Có nhiều phế nang.
D. Phế quản phân nhánh nhiều.
Câu 10:
Mô tả nào sau đây là đúng về động mạch:
A. Động mạch mang máu từ tim đi
B. Động mạch chứa máu oxi hóa
C. Động mạch có van
D. động mạch có thành mỏng hơn so với tĩnh mạch.
Câu 11:
Cơ quan hô hấp nào sau đây chỉ tìm thấy ở động vật hoàn toàn ở nước?
A. Khí quản

B. Phổi
C. Bề mặt da
D. Mang.
Câu 12:
Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị cái gì?
A. Áp suất ở tâm thất trái / áp suất ở tâm thất phải.
B. Áp suất của động mạch / áp suất của tĩnh mạch.
C. Áp suất của động mạch khi tim co / áp suất của động mạch khi tim giãn.
D. Áp suất của tâm thất trái / áp suất của tâm nhĩ trái.
Câu 13: Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng
A. Co bóp đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi
B. Co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích
hợp
C. Co dãn nhịp nhàng với chu kỳ 0,8 giây và 75 chu kỳ trong một phút như tim bình
thường
D. Co dãn tự động theo chu kỳ nhờ hệ dẫn truyền tự động
Câu 14: Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của
thú ăn thịt và ăn tạp ?
A. Dạ lá sách
B. Dạ múi khế
C. Dạ tổ ong
D. Dạ cỏ
Câu 15: Hệ tuần hoàn hở có ở
A. Chim bồ câu, vịt, chó, mèo
B. Ếch đồng, ếch cây, cóc nhà, ếch ương
C. Ốc sên, trai, côn trùng, tôm
D. Cá sấu, rùa, thằn lằn, rắn
Câu 16: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể
(cân bằng nội môi)?
I. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về

máu, tăng uống nước.
II. Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35 – 7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi
và thận.
III. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt rộng.
IV. Nồng độ glucôzơ trong máu người được duy trì khoảng 0,1%.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 17: Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
A. Bò
B. Cừu
C. Dê
D. Ngựa.
Câu 18: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không tham gia vào sự vận chuyển
khí?
A. Cá chép
B. Ếch đồng
C. Châu chấu
D. Giun đất.


Sinh lý động vật
Câu 19: Động vật ăn cỏ có
A. răng hàm nhỏ ít được sử dụng.
B. răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.
C. Răng trước hàm và răng hàm phát triển.
D. răng nanh nhọn và dài, cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt.
Câu 20: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trao đổi khi qua mang chỉ có ở cá xương

B. ở lưỡng cư, máu không tham gia vận chuyển khí.
C. Lưỡng cư có thể trao đổi khí qua da và phổi.
D. Thú là loài động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
Câu 21: Ở người bình thường, tâm thất trái của tim
A. chỉ bơm máu đi nuôi nửa cơ thể bên trái.
B. chứa máu không pha (giàu O2).
C. bơm máu đến phổi để trao đổi khí.
D. bơm máu đi vào động mạch phổi.
Câu 22: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Mực
B. Châu chấu
C. Trùng biến hình
D. Giun đất.
Câu 23: Châu chấu trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua
A. phổi
B. da
C. mang
D. hệ thống ống khí.
Câu 24: Động vật nào sau đây có quá trình tiêu hóa sinh học (nhờ vi sinh vật cộng
sinh) diễn ra trong cơ quan tiêu hóa?
A. Hổ
B. Lợn
C. Thỏ.
D. Mèo.
Câu 25: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Bò sát.
B. Chim.
C. Lưỡng cư.
D. Cá.
Câu 26: Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt:

A. Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, tiêu hoá cơ học và hóa học
B. Manh tràng phát triển, có chứa nhiều vi sinh vật
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Ruột ngắn do thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ.
Câu 27: Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây ?
A. Duy trì cân bằng độ pH của máu
B. Duy trì cân băng lượng dường glucose trong máu.
C. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Câu 28: Cho biết định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người
1) áp lực của máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp
2) Trong suốt chiều dài của hệ mạch, huyết áp tăng dần từ động mạch đến mao mạch
và tĩnh mạch
3) tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại.
4) ở người cao tuổi sự đàn hồi mạch máu giảm, huyết áp dễ tăng cao.
5) Để giảm huyết áp đối với người huyết áp cao cần có chế độ ăn uống phù hợp, luyện
tập thể dục, thể thao đầy đủ, hạn chế căng thẳng.
Số đáp án đúng về huyết áp là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 29: Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung thần
kinh?
A. Bó His.
B. Mạng Puôckin. C. Nút nhĩ thất.
D. Nút xoang nhĩ.
Câu 30: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?



Sinh lý động vật
A. Thủy tức.
B. Châu chấu.
C. Lươn.
D. Ong.
Câu 31: Loài động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Đỉa.
B. Dế.
C. Cá mè.
D. Giun dẹp.
Câu 32: Hormone nào sau đây là nhóm hormone ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát
triển của côn trùng ?
A. Tiroxin và glucagon
B. Ecdixon và juvenin
C. Ecdixon và glucagon
D. Juvenin và tiroxin
Câu 33: Ở cơ thể đực, hormone FSH có tác dụng
A. Kích thích tế bào kẽ sản xuất testosteron
B. Kích thích tuyến yên tiết LH
C. Ức chế sản xuất hornone testosteron
D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng
Câu 34: Hệ đệm bicabonat có vai trò điều chỉnh
A. Độ pH của máu
B. Nhiệt độ cơ thể
C. áp suất thẩm thấu của máu
D. lượng đường glucose trong máu
Câu 35: Nhóm động vật nào dưới đây có phổi được cấu tạo từ các ống khí với các
mao mạch bao quanh?
A. Thú
B. Cá

C. Chim
D. Lưỡng cư
Câu 36: Cho các phản xạ sau:
1. Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.
2. Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.
3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
4. Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởi gai ốc
5. Gà con mới nở đi theo mẹ kiếm ăn.
6. Sáo, vẹt biết bắt chước tiếng người.
Có bao nhiêu phản xạ là phản xạ không điều kiện?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 37: Mỗi chu kì tim hoạt động theo trình tự:
A. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất →pha dãn chung.
B. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất,
C. Pha co tâm thất → pha dãn chung →pha co tâm nhĩ.
D. Pha co tâm thất → pha co tâm nhì → pha dãn chung.
Câu 38: Những động vật nào sau đây thuộc kiểu phát triển không qua biến thái?
A. Châu chấu, ếch, muồi.
B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
C. Cánh cam, bọ rùa. bướm, ruồi.
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 39: Biện pháp nào không sử dụng được để điều khiển số con ở động vật?
A. Dùng chất kích thích tổng hợp.
B. Tính ngày trứng rụng.
C. Thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo.
Câu 40: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ.
B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.
C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.


Sinh lý động vật
ĐÁP ÁN
1. B

2. D

3. B

4. A

5. A

6. B

7. C

8. A

9. A

10. A

11. D


12. C

13. B

14. B

15. C

16. D

17. D

18. C

19. C

20. C

21. B

22. C

23. D

24. C

25. D

26. B


27. A

28. C

29. D

30. A

31. C

32. B

33. D

34. A

35. C

36. C

37. A

38. D

39. A

40. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn B.

Giải chi tiết:
Hormone có tác dụng phân giải glicogen thành glucose làm tăng đường huyết là
glucagon
Insulin làm giảm đường huyết, chuyển glucose → glycogen tích lũy trong gan
Progesteron là hormone sinh dục do thể vàng tiết ra, kết hợp với estrogen làm biến đổi
niêm mạc tử cung.
Tiroxin là hormone tuyến giáp có tác dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
Chọn B
Câu 2. Chọn D.
Giải chi tiết:
Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các ống khí
Chọn D
Câu 3. Chọn B.
Giải chi tiết:
Tổ hợp ghép đúng là 1 – c ; 2 – a; 3 – b. 4 – d
Chọn B
Câu 4. Chọn A.
Giải chi tiết:
Sự lên men diễn ra trong điều kiện thiếu oxi khi cây bị ngập úng
Chọn A
Câu 5. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 6. Chọn B.
Giải chi tiết:
Câu 7. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, chất trung gian hóa học đi tới và gắn vào thụ thể ở màng sau xinap
và làm xuất hiện lan truyền đi tiếp
Chọn C
Câu 8. Chọn A.

Giải chi tiết:
Câu 9. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 10. Chọn A.
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng là A.
B sai vì máu ở động mạch phổi nghèo O2
C sai vì động mạch không có van (tĩnh mạch mới có van)
D sai vì thành động mạch dày hơn tĩnh mạch
Chọn A


Sinh lý động vật
Câu 11. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 12. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 13. Chọn B.
Giải chi tiết:
Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp, đây là tính tự động của tim
Chọn B
Câu 14. Chọn B.
Giải chi tiết:
SGK Sinh học 11 trang 69
Chọn B
Câu 15. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 16. Chọn D.
Giải chi tiết:

Ý III không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể, phổi và ruột non có diện tích
rộng phù hợp với trao đổi chất
Chọn D
Câu 17. Chọn D.
Giải chi tiết:
Động vật có manh tràng phát triển là ngựa vì ngựa có dạ dày đơn cần manh tràng có
nhiều VSV giúp tiêu hóa xenlulozo
Chọn D
Câu 18. Chọn C.
Giải chi tiết:
Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí vì khí được trao đổi qua hệ thống
ống khi tới từng tế bào
Chọn C
Câu 19. Chọn C.
Giải chi tiết:
Động vật ăn cỏ có răng hàm và tiền hàm phát triển để nghiền nát cỏ
Chọn C
Câu 20. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng là C.
Ý A sai vì trao đổi khí qua mang có ở cá, thân mềm (trai, ốc…)
Ý B sai vì lưỡng cư trao đổi khí qua da và phổi, máu tham gia vận chuyển chất và khí.
Ý D sai vì chim là động vật trên cạn có trao đổi khí hiệu quả nhất.
Chọn C
Câu 21. Chọn B.
Giải chi tiết:
Ở người bình thường tâm thất bơm máu không pha vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.
Chọn B
Câu 22. Chọn C.
Giải chi tiết:

Trùng biến hình chưa có cơ quan tiêu hóa, chúng tiêu hóa bằng cách thực bào
Chọn C
Câu 23. Chọn D.


Sinh lý động vật
Giải chi tiết:
Câu 24. Chọn C.
Giải chi tiết:
Thỏ là thú ăn thực vật, có manh tràng phát triển chứa nhiều VSV giúp tiêu hóa thức ăn
Chọn C
Câu 25. Chọn D.
Giải chi tiết:
Cá có hệ tuần hoàn đơn, ba loài còn lại đều có hệ tuần hoàn kép
Chọn D
Câu 26. Chọn B.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là B, manh tràng ở thú ăn thịt kém phát triển
Chọn B
Câu 27. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 28. Chọn C.
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là: 1,3,4,5
Ý (2) sai vì huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch
Chọn C
Câu 29. Chọn D.
Giải chi tiết:
Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung thần kinh sau đó xung thần kinh lan tới các
hạch khác của tim

Chọn D
Câu 30. Chọn A.
Giải chi tiết:
Châu chấu và ong trao đổi khí qua hệ thống ống khí, lươn trao đổi khí qua mang
Chọn A
Câu 31. Chọn C.
Giải chi tiết:
Cá mè có hệ thần kinh dạng ống, 3 loài còn lại có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Chọn C
Câu 32. Chọn B.
Giải chi tiết:
Câu 33. Chọn D.
Giải chi tiết:
FSH là hormone kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng
Chọn D
Câu 34. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 35. Chọn C.
Giải chi tiết:
Câu 36. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
Các phản xạ không điều kiện là: 1,2,4,5
Các phản xạ khác đều là PXCDK
Chọn C
Câu 37. Chọn A.


Sinh lý động vật
Giải chi tiết:

Câu 38. Chọn D.
Giải chi tiết:
Câu 39. Chọn A.
Giải chi tiết:
Câu 40. Chọn C.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, tập tính học được là phản xạ có điều kiện, phải học tập mới có.
Chọn C



×