Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa liên hệ vấn đề việc làm của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.67 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................ 2
Chương 1: Phần nội dung............................................................................................................3
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa
xã hội chủ nghĩa....................................................................................................................... 3
1. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:..............................................3
2. Để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, cần phải thực hiện các phương thức cơ bản
sau đây:................................................................................................................................. 4
II. Thực trạng quan điểm nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay.................................5
1. Quan điểm chọn nghề của sinh viên.................................................................................5
2. Thực trạng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường...................................................8
3. Quan điểm, mục tiêu thành công của sinh viên...............................................................11
4. Vậy trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa đi theo hướng nào
............................................................................................................................................ 11
Chương 2: Kết luận và một số giải pháp lựa chọn nghề nghiệp................................................13
1. Kết luận.............................................................................................................................. 13
2. Một số giải pháp lựa chọn nghề nghiệp..............................................................................13
a. Với bản thân....................................................................................................................13
b. Với gia đình....................................................................................................................14
c. Với nhà trường................................................................................................................16

1


LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, cơ chế thị trường đang từng bước thay thế cơ chế tập chung quan liêu bao cấp
trong lĩnh vực lao động việc làm. Đất nước Việt Nam ta sau hơn hai mươi năm thực hiện công
cuộc đổi mới do Đảng và nhà nước lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Nền kinh tế
hội nhập ngày càng phát triển với thế giới, tiếp cận được nền kinh tế tri thức, đời sống nhân dân
ngày càng thay đổi nhiều hơn. Từ ngày kinh tế đất nước ta đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung


sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do hoạch động và hạch toán nên đất nước cũng có
nhiều sự thay đổi. Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực
lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Việt Nam là một nước có dân số trẻ,
lực lượng lao động khá nhiều, do đó nhu cầu việc làm là rất cấp bách. Hơn nữa nước ta vận
hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tất cả những điều đó tác động không
nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, một trong những sự tác động đó là sự lựa chọn nghề
nghiệp của thế hệ trẻ nhất là đối với sinh viên. Mỗi sinh viên thấy được cần lựa chọn cho mình
một ngành nghề, một mục đích cụ thể để hướng tới một cách tích cực chủ động. Làm gì? Làm ở
đâu? Và làm như thế nào? Đó luôn luôn là những câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên trước khi
chọn con đường mình sẽ đi. Thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của
mỗi người. Chính từ những lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, phân tích thực trạng quan điểm
nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay”.
Để đạt được mục tiêu, bài viết của em bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Phần nội dung:
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa
xã hội chủ nghĩa
II. Thực trạng quan điểm nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay
III. Bối cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quan điểm chọn nghề của sinh viên Việt Nam
hiện nay

Chương 2: Kết luận và một số giải pháp lựa chọn nghề nghiệp

2


Chương 1: Phần nội dung

I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung và phương thức xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa


1. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. Điều
này có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trí tuệ khoa học và cách
mạng là yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và đây là nhu cầu cấp
bách, lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Bởi lẽ, con người là sản phẩm của lịch
sử, nhưng chính hoạt động của con người đã sáng tạo ra lịch sử. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy,
trong mọi thời đại, sự hình thành và phát triển con người luôn gắn liền với sự hình thành và
phát triển của xã hội. Mỗi giai cấp cầm quyền của mỗi thời kỳ khác nhau khi đã ý thức được về
xã hội mà mình tạo dựng, thì trước tiên giai cấp đó phải quan tâm đến việc xây dựng con người.
Và con người mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng là Con người phát triển toàn diện.

Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt
giữa những cộng đồng loài người. Như ta đã biết, lối sống là tổng thể các hình thái hoạt động
của con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người; là sản phẩm tất
3


yếu của một hình thái kinh tế - xã hội và có tác động đến hình thái kinh tế - xã hội. Và lối sống
mới xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa và việc xây
dựng lối sống mới tất yếu trở thành một nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa. Gia đình là một hình thức cộng đồng
đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống. Quan hệ tình cảm tâm lý (hôn nhân) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ
và con cái…) là hai mối quan hệ cơ bản của cộng đồng gia đình. Việc xây dựng gia đình văn
hóa xã hội chủ nghĩa trở thành một nội dung quan trọng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thể

hiện tính ưu việt của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa so với các nền văn hóa trước

2. Để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, cần phải thực hiện các phương thức cơ
bản sau đây:

4


Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong
đời sống tinh thần của xã hội. Quá trình tư tưởng diễn ra không ngừng cùng với quá trình sản
xuất vật chất. Trong đời sống văn hóa tinh thần, quá trình đó diễn ra với tất cả tính đa dạng,
phức tạp của nó. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là hoạt động có mục đích của giai cấp
công nhân thông qua sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
nhằm xây dựng và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Do đó, giữ vững và tăng cường vai trò
chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần xã hội là phương thức
quan trọng để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là phương thức cơ bản để giữ vững
cơ bản để giữ vững đặc trưng, bản chất của nền văn hóa đó

Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa. Phương thức này có tính nguyên tắc, là nhân
tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Là sự bảo đảm về
chính trị, tư tưởng để nền văn hóa xây dựng trên nền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác định. Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa bằng cương
lĩnh, đường lối, chính sách văn hóa của mình và sự lãnh đạo của đảng phải được thể chế hóa
trong hiến pháp, pháp luật, chính sách.

Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa
những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa
nhân loại. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành từ hư vô, trái lại nó được hình thành

trên cơ sở kế thừa những giá trị VH dân tộc ( là nền móng và trên cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại. Đây được coi là phương thức nhằm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
phong phú, đa dạng.

5


Thứ tư, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.
Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân
dân lao động đã trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tuy nhiên, để phát huy tối đa
tính chủ động, sáng tạo của quần chúng, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải
tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động và sáng
tạo văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”



. Để

thanh niên có thể trở thành người chủ xứng đáng, những con người đủ đức, đủ tài, gánh vác
được những trọng trách mà cách mạng giao phó, bên cạnh việc tự bản thân họ rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức và năng lực chuyên môn, nhà nước luôn tạo điều kiện cho họ được học tập,
được sinh hoạt trong tổ chức và hướng dẫn cho họ tập dượt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chính vì vậy, thanh niên cần phải xác định rõ ngành nghề công việc mình dự định và sẽ làm.
Để hướng đến nhu cầu hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng vào nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa. Thực trạng quan điểm nghề nghiệp của sinh viên cũng là một vấn đề xã hội tập hợp
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, em sẽ sử dụng quan
điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

phân tích thực trạng này.

II. Thực trạng quan điểm nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay

1. Quan điểm chọn nghề của sinh viên

 Hồ Chí Minh,Toàn tập,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội,1996,tr185

6


Một công việc phù hợp với năng lực và sở thích, đam mê cá nhân sẽ giúp vượt qua được
những khó khăn và gắn bó lâu dài với nó cho nên việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương
lai cũng như định hướng nghề nghiệp là điều cần thiết và quan trọng, nhất là với sinh viên. Việc
lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp cho tương lai một cách hiệu quả luôn đóng một vai trò
vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp thành công, Bạn hãy đánh giá vị trí công
việc hiện tại của bạn, xác định mục tiêu cho sự nghiệp và với kinh nghiệm hiện có mình, cũng
như vạch ra một lộ trình tối ưu cho tương lai.

Sinh viên chọn nghề như thế nào, căn cứ vào đâu?

a. Sinh viên chọn nghề theo đam mê, sở thích, theo cảm tính

Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu... của từng cá
nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp , trắc nghiệm về màu sắc... tùy
trường hợp mà người sử dụng chọn phương pháp phù hợp nhất.

Sinh viên nếu có đam mê, sẽ có định hướng của bản thân, kiên định với ước mơ của mình,
luôn chủ động, hăng say phấn đấu rèn luyện và hết lòng về nghề nghiệp mơ ước. Mỗi bạn học
sinh đều hình thành cho mình một sở thích ngành nghề riêng, những sở thích hình thành trong

quá trình sống với nhiều nguyên nhân tác động với nhau. Có bạn yêu thích nghề luật sư vì được
xem những bộ phim về luật sư cực kỳ hấp dẫn. Lại có bạn yêu thích trở thành ca sĩ để trở thành
người nổi tiếng. Lại có bạn thích theo dạng phong trào từ sự tác động của những bè bạn trong
lớp.
 Trắc nghiệm nghề nghiệp – UEF – Thực hiện bởi đại học Kinh tế Tài chính

7


Tuy nhiên, sở thích, ước mơ có thể thay đổi theo thời gian, và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự trải
nghiệm, mức độ hiểu biết về ngành nghề. Khi chọn nghề, các bạn thường chọn nghề trên sự
tưởng tượng, mộng mơ những thăng hoa của nghề nghiệp mà lại không để ý nhiều đến
những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua khi theo đuổi nghề dễ dẫn đến việc nhận định
không hết về nghề nghiệp.

Trên thực tế, việc chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân cũng không dễ
dàng. TS Phạm Tấn Hạ - Phó phòng Đào tạo ĐH KHXHNV (ĐHQG TPHCM) cho biết, đây là
điều trăn trở của rất nhiều học sinh trước ngưỡng cửa ĐH. Nhiều học sinh thích theo cảm tính,
chạy theo phong trào. Có trường hợp người nhút nhát, ngại giao tiếp lại thích nghề kinh doanh,
PR... Vì vậy, có những bạn học đến năm thứ ba, thứ tư ĐH mới nhận ra lựa chọn của mình là
sai lầm. Có người quyết định chọn lại, học lại. Nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm
điều đó, đành chấp nhận học rồi ra làm một công việc không phù hợp với năng lực, sở trường
của mình, do đó cũng không có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp.

Vì vậy, theo các chuyên gia tư vấn, sở thích chỉ là một phần, quan trọng là chọn ngành học
phù hợp với năng lực. ThS Phạm Mạnh Hà chia sẻ: Chọn nghề cũng như đi mua quần áo, phải
chọn quần áo mình thích và vừa với mình. Chọn nghề cũng vậy, trước hết phải là nghề các em
yêu thích. Nhưng như thế chưa đủ, nghề đó cần phù hợp với các em về năng lực học tập, nhu
cầu xã hội... Điều quan trọng là sinh viên phải có đam mê với công việc đó. TS Lê Thị Thanh
Mai - Phó Trưởng ban đào tạo ĐHQG TPHCM - cũng cho biết: Ước mơ sẽ thay đổi theo thời

gian, vì vậy các em phải đặt ước mơ với nhu cầu của thị trường, nhu cầu xã hội. Có ước mơ,
đam mê và quyết tâm thì các em sẽ gặt hái được thành công.

8


b. Sinh viên chọn nghề theo định hướng của gia đình

Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh sinh viên
trong đó có cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của con em . Trong gia đình, cha mẹ là
người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể biết được hứng thú, năng lực,
sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những người đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự
hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các em. Vì vậy các em có sự ảnh hưởng và
tin tuởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều
kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối
quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia
đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trường hợp cha mẹ hiểu rõ năng
lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội… nên hướng cho con mình
lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt tiêu cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại
áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm
với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không tính đến hứng thú, năng
lực sở trường của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình
thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân
cơ bản dẫn đến hiện tượng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các em sau này.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng thực hiện công tác giáo dục hướng
nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi đông bắc Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Thị Thanh
9



Huyền đã chỉ ra rằng: Đa số học sinh đến nói rằng hình thức giúp đỡ của cha mẹ và những
người thân trong gia đình đối với việc lựa chọn nghề của các em là định hướng phân tích,
khuyên các em nên chọn nghề theo nghề của cha mẹ, hoặc nghề sau khi học xong dễ xin được
việc, có thu nhập cao. Ngoài ra cha mẹ và người thân trong gia đình còn giúp đỡ các em bằng
cách tìm kiếm cho các em những tài liệu, sách báo có liên quan đến nghề. Kết quả khảo sát cho
thấy có 67,9% số HS lựa chọn nghề nghiệp cho mình do ảnh hưởng của cha mẹ và người thân
trong gia đình.

c. Sinh viên chọn trường dưới tác động của xã hội, lợi ích kinh tế, xu thế của thị
trường:

Sinh viên thường chọn: Nghề có thu nhập cao; Nghề “hot”; Nghề được đánh giá dễ xin việc

Gần đây, báo chí nói nhiều về việc có hơn 200,000 cử nhân thất nghiệp mỗi năm, thủ khoa
thất nghiệp, học thạc sỹ vì…thất nghiệp. Trong khi đó nhà tuyển dụng đỏ mắt tìm người tài. Có
phải thật sự “nhân tài như lá mùa thu”, hiếm có khó tìm? Ngành nghề hot có thể hiểu nôm na là
một ngành đang ăn nên làm ra trong xã hội, sinh viên ra trường có thể xin việc ngay với mức
lương cao. Đối với những sinh viên đi du học, ngành nghề hot là ngành nước bạn đang cần, ra
trường dễ tìm việc hay xa hơn là dễ định cư.

Việc báo chí đăng tải liên tục những thông tin thị trường đầy hứa hẹn trong ngắn hạn dễ đẩy
phụ huynh và học sinh vào tư duy ngành hot. Không xem xét 10 năm sau ngành này sẽ ra sao
hay học sinh có năng khiếu và yêu thích đặc biệt ngành này hay không.

10


Một ví dụ điển hình là ngành ngân hàng, cách đây 10 năm đây là ngành nghề hot tại Việt

Nam. Nhiều phụ huynh khuyến khích con thi vào ngành này vì triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn.

Nhưng khoảng 6 năm sau, thị trường ngân hàng có nhiều biến động, nhu cầu nhân lực giảm,
mức lương thưởng không còn tốt như trước. Nhiều bạn trẻ bỏ nghề hoặc thất nghiệp. Chỉ một
số bạn thật sực tâm huyết và giỏi chuyên môn mới tiếp tục trụ lại và phát triển. Vì vậy xu
hướng chọn ngành nghề cứ đua chọn ngành hot là thật sự nguy hiểm.

2. Thực trạng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân sinh viên mà
cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là
mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các
em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Thực trạng chung

Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp –
việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng
phát triển thị trường lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh
viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp,
11


những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Sự
hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành
chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt
động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao.


Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động
TP.HCM thuộc Sở lao động – thương binh và xã hội TP.HCM về nhu cầu tìm việc làm của trên
200.000 sinh viên từ năm 2010 - 2016, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được
việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm, phải chuyển đổi ngành
học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc
làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái
ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.

Nổi cộm nhất của thị trường lao động hiện nay và những năm tới đó là nguồn nhân lực có tay
nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao động. Điều này
cũng đồng nghĩa, một bộ phận nhân lực phải thất nghiệp và khó tìm được việc làm ổn định nếu
chưa đủ điều kiện nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và khả năng thích nghi thực tế thị trường
lao động.

Làm trái ngành

Tình trạng sinh viên sau khi ra trường, đặc biệt phải kể đến việc làm trái ngành. Chiều 10/1,
tại hội thảo Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh
12


viên sau tốt nghiệp, đại biểu dẫn chứng 60% sinh viên trên cả nước khi ra trường không làm
đúng ngành được đào tạo, nhiều người học xong đi làm công nhân hoặc phổ biến là chạy xe ôm
công nghệ. 80% “xe ôm Grab” là sinh viên thất nghiệp . Phản ánh của cơ quan báo chí, các số
liệu thống kê cho thấy, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, không ít sinh viên sau khi tốt
nghiệp đại học một thời gian dài vẫn rơi vào tình trạng thất nghiệp nên tìm đến cách giải quyết
“cứu lửa” là làm nhân viên phục vụ bán thời gian tại các cửa hàng tiện lợi để có tiền trang trải
cuộc sống. Thậm chí nhiều bạn còn làm những công việc không đòi hỏi trình độ đại học ở các
khu công nghiệp cao như lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may… và phổ biến nhất hiện nay
là làm “xe ôm công nghệ” cho các hãng Uber hoặc Grab.


Họ cho rằng với bằng cấp ấy thì phải làm những việc to tác lớn lao, đây chính là suy nghĩ
làm cho họ xa rời thực tế, ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đến khi tìm được một công việc
tốt thì họ lại không biết cách nắm bắt, điều đó làm cho họ đi từ thất nghiệp này tới thất nghiệp
khác.

Chấp nhận làm việc trái ngành để kiếm thêm thu nhập, để tích lũy kinh nghiệm sống là điều
cần thiết. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng mục đích của quá trình làm trái nghề chỉ là lấy ngắn
nuôi dài, chỉ là giải pháp tình thế. Phải luôn trao dồi những gì mình đã được học, phải luôn cập
nhật thông tin tuyển dụng. Từ đó nắm bắt mọi cơ hội để tìm được công việc mà mình yêu thích,
đừng để công việc phụ ru ngủ bạn, nếu không sẽ rất khó để chúng ta bắt đầu lại từ đầu.

Thất nghiệp

 Đại kỷ nguyên – dkn.tv

13


Làm đúng ngành nghề mình muốn hay làm trái ngành, đều là tình trạng nổi trội của sinh viên
sau khi ra trường, nhưng có điều đáng lưu ý để tâm hơn cả, là tình trạng thất nghiệp. Theo kết
quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện
nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường
không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề

Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc
trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5
khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội,
ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có đến 26,2% cử nhân
cho biết chưa tìm được việc làm, trong đó 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành

công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên
ngành khác. Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của SV
mới ra trường. Với tấm bằng CĐ, ĐH trên tay nhiều SV không thể tìm được những việc làm ổn
định cho bản thân.

Thực tế khi học ngành tốt và trường tốt nhưng không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng,
học hỏi kinh nghiệm thì khi ra sẽ lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày
càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những
người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải
3. Quan điểm, mục tiêu thành công của sinh viên
Chúng ta đã nghe rất nhiều, nói rất nhiều về “thành công”. Tuy nhiên, công thức THÀNH
CÔNG của những người thành công trên thế giới lại không hề giống nhau. Với người này thành
công là được làm công việc mình yêu thích? Với người khác thành công là việc đạt được những
thành tích, những chiến thắng trong công việc, sự nghiệp hay đơn giản là việc vượt qua được
nỗi sợ hãi của chính mình?… Với giới trẻ hiện đại, có một khái niệm thành công gọi là trải
 Thu thập trên web svconggiao.net

14


nghiệm: Tận hưởng mọi điều mà cuộc sống này có thể mang lại. Hãy nhìn chiếc vali dán đầy
logo các hãng bay của anh bạn yêu du lịch đã ghé thăm nhiều vùng đất ghi trong wishlist. Hãy
ngắm tủ sách đầy ắp những bộ truyện tranh được sưu tập kỳ công của cô nàng say mê những
trang sách thần tiên. Hãy xem Instagram của một fashionista hay một fashionisto thường xuyên
có mặt ở các tuần lễ thời trang quốc tế... “Tôi ở đấy vào thời khắc ấy” thay thế cho “Tôi kiếm
được gì ở đấy” trong quan niệm về thành công. YOLO (you only live once) là sự cô đọng của
quan niệm này, và trở thành triết lý sống mới phổ biến trong giới trẻ
Có những người tưởng như đạt được tất cả những gì tốt đẹp nhất, được nhiều người
ngưỡng vọng, nhưng thâm tâm lại không hạnh phúc. Đó là do họ chạy theo hệ giá trị của người
khác. Họ lao vào cuộc số ng như một tay đua lao vào con đường sương mù, đi theo những biển

chỉ dẫn của xã hội, hoặc của gia đình. Đích đến thường không phải là nơi họ thật sự tìm kiếm.
4. Vậy trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa đi theo hướng
nào
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc,
căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc trưng con người xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta phấn đấu xây dựng là:
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ. Đồng
thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. để con người thực hiện được
quyền làm chủ đó.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc
mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết
đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa với anh em,
bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải
quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức
về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình
thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết
15


đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.

16


Chương 2: Kết luận và một số giải pháp lựa chọn nghề nghiệp
1. Kết luận
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc,

căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc trưng con người xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta phấn đấu xây dựng là:
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ. Đồng
thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. để con người thực hiện được
quyền làm chủ đó.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc
mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết
đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa với anh em,
bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải
quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức
về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình
thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết
đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.
2. Một số giải pháp lựa chọn nghề nghiệp
a. Với bản thân
Việc bạn chịn nghề và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng, nó ảnh hưởng
đến sự thành công hay thất bại của bạn. Nếu không được hướng nghiệp chọn nghề hoặc định
hướng sai nghề sẽ gây cho bạn nhiều khó khăn, bất lợi cũng như khiến bạn mất nhiều thời gian
để ổn định và hạnh phúc với nghề nghiệp đó.

17


Chính vì đó mà việc định hướng phát triển nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết trong xã
hội hiện nay đối với các bạn học sinh đang chuẩn bị lựa chọn ngành nghề để bước vào ngưỡng
cửa tương lai, các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế ảng đường và kể cả những ai đã và đang
chưa tìm được việc làm hoặc chưa tìm thấy công việc mình yêu thích.

Để chắc chắn bạn đã định hướng nghề nghiệp hay chưa, hãy tự trả lời những câu hỏi dưới
đây:
- Bạn đang tìm kiếm điều gì trong cuộc sống của mình?
- Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì?
- Công việc lý tưởng mà bạn muốn làm là gì?
- Điều quan trọng nhất với bạn khi đi làm?
- Bạn đã hài lòng với công việc và nghề nghiệp mình chọn hay chưa?
Định hướng nghề nghiệp như thế nào?
Điều đầu tiên quan trọng nhất chính là bạn hãy xác định nghề nghiệp mình yêu thích, sở
thích cá nhân, trình độ học vấn của bạn như thế nào để lựa chọn và định hướng công việc, nghề
nghiệp phù hợp. Tích cực tham gia các chương trình tư vấn nghề nghiệp do trường, các trung
tâm tổ chức, tham gia ngày hội việc làm để được các chuyên gia tư vấn và định hướng đúng
đắn cho bạn. Bên cạnh đó,m sinh viên có thể nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của thầy cô, giảng viên
của bạn những người hiểu rõ về bạn nhất để tư vấn nghề nghiệp phù hợp nhất cho bạn. Định
hướng nghề nghiệp và xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân rất quan trọng cho sự
nghiệp tương lai sau này, đừng để mất thời gian và tiền bạn vì không xác định được chính xác
nghề nghiệp mà mình yêu thích dẫn đến những sai lầm khi chọn nghề.
b. Với gia đình
Tư vấn cho con chọn trường phù hợp với năng lực
Muốn làm được điều này, cha mẹ phải luôn dõi theo quá trình học tập của con bằng đánh
giá kết quả học tập các năm học, nhận định của thầy cô giáo chứ không chỉ bằng cảm nhận chủ
18


quan. Nhờ đó, cha mẹ mới có thể giúp con chọn được trường tương đương với khả năng của
mình và tự tin trong cả khi thi cử và quá trình học nghề sau này.
Hướng cho con chọn nghề theo sở trường, tính cách
Nghề này đòi hỏi sự nhanh nhạy, nghề kia đòi hỏi cẩn thận, nghề khác cần người hoạt
ngôn… Mỗi ngành nghề tương ứng với một số phẩm chất, nếu trẻ có đa số những phẩm chất,
tính cách mà trường/nghề lựa chọn cần đến thì sẽ là điều vô cùng thuận lợi cho con tiếp thu

kiến thức sau này. Con bạn sẽ hứng thú với những gì mình có và trau dồi thêm chút ít cho
những kỹ năng còn yếu một cách tự giác và dễ dàng.
Chọn trường phù hợp vấn đề sức khỏe
Tất nhiên với trường nào, nghề nào thì cũng cần phải có sức khỏe mới có thể học tập tốt
được. Dù vậy thì vẫn có những trường mà lịch học không căng lắm, có nhiều thời gian thư
giãn, phù hợp với những em mà sức khỏe chỉ ở mức khiêm tốn. Để đáp ứng được yêu cầu này,
cha mẹ phải luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho con, nắm rõ sức khỏe của con và
tìm hiểu thấu đáo lịch trình học tập của trường mà con sẽ thi.
Tư vấn cho con chọn trường phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình
Đây là yếu tố cốt lõi để việc học của con được suôn sẻ, không đứt đoạn. Cha mẹ cần
thẳng thắn với con về khả năng tài chính để con biết cân nhắc khi chọn trường.
Định hướng cho con không chạy theo “trào lưu”
Khái niệm ngành nghề “hot” là một khái niệm chỉ mang tính tạm thời, chẳng có nghề nào
“hot” mãi với thời gian. Bởi nếu nhiều người cùng có chung lựa chọn thì đầu ra của các em sẽ
vô cùng khó khăn, chỉ những em nào thật sự xuất sắc mới mong có việc sau khi ra trường. Và
đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp là trở thành thất
nghiệp hoặc phải làm những công việc không liên quan đến ngành nghề mà các em đã được
đào tạo.

19


c. Với nhà trường
Chủ động tham gia vào mối liên kết “kiềng 3 chân”:
Các cơ sở ĐH cần xác định việc thiết lập, trao đổi, tìm hiểu nhu cầu đào tạo và các yêu
cầu ngành nghề trên thực tế với các doanh nghiệp, tổ chức là đặc biệt cần thiết. Chương trình
đào tọa, phương thức đào tọa, phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy… sẽ được định
hướng theo năng lực người học nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Đào tạo kỹ năng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường:
Thiết lập các tiêu chí đo năng lực của sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, có

đánh giá và các biện pháp nâng cao kỹ năng cho sinh viên yếu kém. Việc nâng cao kỹ năng
nghệ nghiệp cần thích hợp với nhu cầu của các nhóm sinh viên khác nhau, nhóm mong muốn
tiếp tục học cao hơn và nhóm mong muốn đi làm ngay sau khi ra trường. Các chương trình
nâng cao kỹ năng cho sinh viên cần dựa trên trải nghiệm thực tế.
Xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế yêu cầu công việc:
Chương trình đào tạo nào cũng phải thực hiện đảm bảo mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu
cầu ngành nghề đào tạo, với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng chương trình đào tạo
dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để xác định yêu cầu của
nhà tuyển dụng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Định hướng tốt ngành nghề cho sinh viên:
Các cơ sở đào tạo phải có những chiến lược marketing định hướng cho người học, tư vấn
ngay từ đầu khi người học lựa chọn ngành học. Nhà trường cần giúp người học nhận rõ tiềm
năng bản thân để chọn nghề phù hợp; làm thế nào để sinh viên không còn mơ hồ nghĩ “ngành
học của mình sau này ra trường sẽ làm gì”, hay “công việc ấy đòi hỏi những kỹ năng cụ thể
nào?”…

20


Các hình thức hướng nghiệp dành cho sinh viên của NEU hiện nay:
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về nghề nghiệp: chia sẻ kinh nghiệm về nghề nghiệp từ các
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mà các bạn đang theo học, nhất là dành cho sinh viên năm
3, năm 4.
- Tổ chức Ngày hội nghề nghiệp dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc sinh viên đang
học, giúp các bạn tiếp cận được các cơ hội nghề nghiệp phù hợp dành cho tất cả sinh viên các
chuyên ngành theo nhu cầu doanh nghiệp. Gần đây nhất là NEU CAREER EXPO, đã được
thành lập một thời gian với sứ mệnh là cầu nối giữa các nhà tuyển dụng với các bạn SV nói
chung, SV NEU nói riêng (không phân biệt đã ra trường hay vẫn còn đang là SV). Dù tuổi đời
còn rất trẻ nhưng NEU CAREER EXPO cũng tự hào vì đã giúp nhiều bạn SV có công việc,
giúp các nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên phù hợp.

- Hỗ trợ thực tập: Tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp để gửi
sinh viên thực tập nhận thức, tốt nghiệp hàng năm. Tổ chức các buổi hướng dẫn sinh hoạt thực
tập cho sinh viên đang học, kết nối giữa doanh nghiệp và sinh viên có nhu cầu thực tập, nhằm
gia tăng cơ hội trải nghiệm, cọ sát thực tế, học hỏi từ thực tế doanh nghiệp. Tổ chức thăm quan
doanh nghiệp, gia tăng hiểu biết dành cho sinh viên đang học. Tổ chức theo nhu cầu doanh
nghiệp cho từng nhóm ngành cụ thể. Sẽ có thông báo trên website của Trường , Facebook sinh
viên và email sinh viên.
Tóm lại, khi ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc
lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không xác định từ trước có
khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự lựa chọn của mình các thanh
niên trẻ hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đang thiếu và năng lực của mình ra
sao có đáp ứng được không thì cơ hội việc làm của bạn chọn là rất dễ.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về khả năng và tài liệu, nên bài viết của em
còn rất nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp và sửa chữa của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

21



×