Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM ĐT Thiên Nhật Anh mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.91 KB, 57 trang )

i

TÓM LƯỢC
Với sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia các tổ chức thương
mại trong khu vực và trên thế giới như: WTO, APEC, ASEM,… tạo môi trường
kinh doanh quốc tế rộng lớn, tự do và bình đẳng với việc ngày càng dỡ bỏ các rào
cản, các phân biệt đối xử chính thức và không chính thức, kinh tế và phi kinh tế, sẽ
tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty, doanh nghiệp lớn, mà còn cho cả các công
ty, doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, kèm theo rất nhiều thách thức, đặc biệt là với
những công ty kinh doanh trong nước với quy mô vừa và nhỏ. Từ đó đòi hỏi một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có những hướng đi đúng đắn
mới có thể cạnh tranh được. Hay nói cách khác, mọi doanh nghiệp cần có một hoạt
động quản trị tốt mới có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt để cạnh tranh được
trên thị trường.
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Thiên Nhật Anh chuyên sản xuất, chế
biến, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm gỗ nội thất. Qua thời gian thực tập tại
Công ty em nhận thấy công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty còn
nhiều hạn chế. Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh” là nội dung nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp của mình. Trong khóa luận này em tập trung nghiên cứu, phân tích
và làm rõ công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty. Cùng với việc
phân tích các môi trường bên trong và môi trường bên ngoài nhằm thấy được các
điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức để tiến hành công tác lựa chọn và xây
dựng nội dung chiến lược kinh doanh...Từ đó, chỉ ra những thành công mà Công ty
đã đạt được trong thời gian qua và những hạn chế mà công ty cần phải khắc phục.
Bên cạnh đó, với những thông tin dự báo triển vọng phát triển của ngành kinh
doanh sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm gỗ nội thất và bản
thân công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh để xây dựng nên những giải pháp nhằm
hoàn thiện nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Bình
đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em tìm hiểu, phân tích đề tài cũng như đưa ra các ý
kiến đóng góp để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại nói
chung và các giáo viên thuộc bộ môn Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong những năm học qua để em được trang bị các kiến
thức cần thiết để ra trường và làm việc.
Qua đây em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc cũng như các cán bộ
công nhân viên tại Công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh đã giúp đỡ em trong thời
gian qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ở bên động viên,
khích lệ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 23 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Linh


iii

MỤC LỤC


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

CP TM & ĐT
SBU
TNHH
ROS
ĐHTM
NXB

Ý nghĩa
Cổ phần Thương mại và Đầu tư
Đơn vị kinh doanh chiến lược
Trách nhiệm hữu hạn
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Đại học Thương Mại
Nhà xuất bản


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Tên bảng, hình vẽ
Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược tổng quát
Hình 1.2. Mô hình nội dung nghiên cứu
Bảng 1.1. Mô thức TOWS
Bảng 2.1. Bảng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty CP
TM & ĐT Thiên Nhật Anh
Bảng 3.1. Mô thức TOWS của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
Bảng 3.2. Ma trạn QSPM cho công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
Bảng 3.3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty CP TM & ĐT Thiên
Nhật Anh
Hình 3.1. Biểu đồ định vị doanh nghiệp


Trang
6
10
12
26
34
36
38
39


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CP TM & ĐT
SBU
TNHH
ROS
ĐHTM
NXB

Ý nghĩa
Cổ phần Thương mại và Đầu tư
Đơn vị kinh doanh chiến lược
Trách nhiệm hữu hạn
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Đại học Thương Mại
Nhà xuất bản



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia các tổ chức thương
mại trong khu vực và trên thế giới như: WTO, APEC, ASEM,… tạo môi trường
kinh doanh quốc tế rộng lớn, tự do và bình đẳng với việc ngày càng dỡ bỏ các rào
cản, các phân biệt đối xử chính thức và không chính thức. Bên cạnh đó, kèm theo
rất nhiều thách thức, đặc biệt là với những công ty kinh doanh trong nước với quy
mô vừa và nhỏ. Từ đó đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần
phải có những hướng đi đúng đắn mới có thể cạnh tranh được . Để có thể tồn tại,
cạnh tranh và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh
rõ ràng và phù hợp. Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp
cần thực hiện tốt hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh. Hoạch định chiến
lược kinh doanh giữ vị trí cơ bản và quan trọng trong việc giúp định hướng hướng
đi đúng đắn, vạch ra con đường hợp lý cho các doanh nghiệp. Hoạch định chiến
lược giúp các doanh nghiệp phân tích và dự đoán được các cơ hội và thách thức, xác
định điểm mạnh, điểm yếu, từ đó giúp các doanh nghiệp có được những thông tin
tổng quát về môi trường bên trong, môi trường bên ngoài. Từ đó, giúp các doanh
nghiệp xây dựng được các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược kinh doanh tối
ưu nhất. Đồng thời, thiết lập và triển khai các chính sách để đạt được mục tiêu đó.
Ở công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Thiên Nhật Anh (CP TM & ĐT
Thiên Nhật Anh) thì công tác hoạch định chiến lược kinh doanh đã và đang được
quan tâm đúng mức. Công ty thực hiện khá tốt việc sáng tạp tầm nhìn chiến lược,
xác định sứ mạng kinh doanh để làm rõ với định hướng của công ty. Tuy nhiên,
công ty Thiên Nhật Anh vẫn chưa chú trọng tới việc phân tích môi trường chiến
lược và chưa có quy trình hoạch định chiến lược rõ ràng. Điều này được thể hiện là
công ty chưa có phòng ban riêng để thực hiện việc phân tích môi trường bên trong,

môi trường bên ngoài, chưa sử dụng các mô hình để tiến hành phân tích nên việc
phân tích vẫn còn chậm trễ và chưa đưa ra kết quả chính xác, dẫn đến việc lựa chọn
chiến lược chưa phù hợp.


2

Tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh, trong công tác hoạch định chiến
lược kinh doanh vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề. Việc hoạch định chiến lược kinh
doanh chưa tốt gây ra nhiều tác động không tốt đến hiệu quả hoạch định kinh doanh
của công ty. Điều này thể hiện doanh thu của công ty mặc dù có tăng nhưng chưa
cao, không đạt mức mong muốn. Nếu không có sự hoàn thiện hoạch định chiến lược
kinh doanh thì công ty sẽ dần mất đi vị thế và sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy
việc hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh là vấn đề cấp bách của công ty và
cần được hoàn thiện ngay ở thời điểm này.
Sau thời gian thực tập tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh để tìm hiểu
công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, đồng thời giúp công ty đưa ra các
phương án chiến lược kinh doanh phù hợp và khoa học hơn, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh” nhằm
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
của công ty.
2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu
Căn cứ vào đề tài đã lựa chọn, luận văn sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Chiến lược và các nhân tố cấu thành chiến lược
- Khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh
- Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Khái niệm, mục tiêu, nội dung và
mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh
- Công ty có hoạch định chiến lược kinh doanh không? Thực trạng thực hiện
công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty như thế nào? Công ty đã đạt
được những thành công hay gặp phải hạn chế nào trong quá trình thực hiện công tác

hoạch định chiến lược kinh doanh?
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM &
ĐT Thiên Nhật Anh” nhằm hướng tới ba mục tiêu cụ thể sau:
- Một là, xây dựng khung lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh
tại công ty kinh doanh.
- Hai là, vận dụng cơ sở lý luận trên để tiếp cận, phân tích và đánh giá thực
trạng trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Thiên Nhật Anh.


3

Từ đó đánh giá được thành công và hạn chế trong công tác hoạch định chiến lược
của công ty Thiên Nhật Anh.
- Ba là, đề xuất một số các giải pháp để hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty Thiên Nhật Anh.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cấu thành, các điều kiện, lực lượng ảnh
hưởng, mô hình và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Thiên
Nhật Anh.
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho SBU đồ gỗ
nội thất trên thị trường Hà Nội của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được sử dụng phân tích từ năm 2014- 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM & ĐT
Thiên Nhật Anh tiếp cập lý thuyết học phần quản trị chiến lược. Nghiên cứu kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Từ đó giải quyết nội dụng hoạch
định chiến lược kinh doanh thông qua sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ

mạng kinh doanh và thiết lập mục tiêu chiến lược, nhận diện tình thế và phân tích
các SBU của doanh nghiệp, phân tích tình thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh,
hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, kết luận và
phần phụ lục, luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm và lý thuyết có liên quan
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược


4

"Chiến lược" là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp "Strategos" được sử dụng
trong quân sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: “Chiến lược
quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế”. Tuy nhiên, qua thời gian khái niệm chiến
lược được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Theo Alfred Chandler (1962) thì “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục
tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động
cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”.
Theo Johnson & Scholes (1999) thì “Chiến lược là định hướng và phạm vi của
một tổ chức về dài hạn nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc

định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị
trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”.
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược nhưng có thể hiểu chiến lược là việc sử
dụng các công cụ và các nguồn lực cần thiết của doanh nghiệp để đạt được vị thế
cạnh tranh, từ đó đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1994): “Chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục
tiêu của doanh nghiệp”.
Theo Alan Rowe (1998): “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh
(chiến lược định vị), là công cụ, giải pháp, nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược
nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”.
Bản chất của chiến lược kinh doanh: Tăng cường vị thế cạnh tranh bền vững của
SBU (sản phẩm/ dịch vị chủ chốt) trên thị trường mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra
các chiến lược cạnh tranh hay hợp tác của các SBU .
Tóm lại ta có thể hiểu: “Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định chiến
lược về không gian thị trường mục tiêu, cường độ đầu tư, quy hoạch nguồn lực cho
SBU và các chiến lược chức năng”.
1.1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, thì hoạch định chiến lược kinh doanh thật sự được
nghiên cứu bắt đầu từ năm 1950. Cho đến nay, khái niệm hoạch định chiến lược
kinh được sử dụng phổ biến hơn.
Theo Robert N.Anthony (1999): “Hoạch định chiến lược là một quá trình
quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp,về những thay đổi trong các mục tiêu,về


5

sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành
quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.”

Theo Denning (2005): “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh
trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng
sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công
việc kinh doanh.”
Tóm lại hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là: “Quá trình dựa trên
cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình
thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà SBU của doanh
nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối
quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh
doanh và cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến
lược của SBU”.


6

1.1.2. Một số lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Mô hình quản trị chiến lược tổng quát

Phân tích và
dự báo môi
trường bên
ngoài

Xác định
VNKD &
CLKD hiện
tại

Xây dựng
mục tiêu dài

hạn

Điều chỉnh
NVKD của
DN

Phân tích bên trong
để xác định điểm
mạnh & điểm yếu

Hoạch định
chiến lược

Lựa chọn
các chiến
lược sẽ theo
đuổi

Xây dựng
mục tiêu
hàng năm

Phân bổ
nguồn lực

Đo lường
và đánh giá
kết quả

Xây dựng

các chính
sách

Thực thi
chiến lược

Đánh giá
chiến lược

Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược tổng quát
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt, 2015)

Hoạch định chiến lược là giai đoạn đầu tiên của quản trị chiến lược, có vai trò
quan trọng trong quản trị chiến lược bao gồm các công việc: sáng tạo tầm nhìn
chiến lược, hoạch định sứ mạng kinh doanh, thiết lập các mục tiêu chiến lược, phân
tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong, lựa chọn chiến lược
1.1.2.2. Đặc điểm và các loại hình chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh phản ánh những cách thức cơ bản mà một doanh
nghiệp cạnh tranh trên những thị trường của mình dựa trên hai đặc điểm cơ bản: chi
phí thấp và khác biệt hóa. Kết hợp với phạm vị hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên
3 chiến lược cạnh tranh tổng quát: chiến lược chi phí thấp, chiến lượ khác biệt hóa,
chiến lược tập trung hóa.


7

 Chiến lược chi phí thấp
- Mục tiêu: Kiểm soát tuyệt đối cấu trúc chi phí nhằm bán sản phẩm với giá thấp.
- Đặc điểm: Dựa trên đường cong kinh nghiệm, lợi thế kinh tế theo quy mô.
- Điều kiện: Thị phần lớn, năng lực sản xuất và đầu tư lớn, năng lực quản trị

sản xuất và tổ chức kỹ thuật công nghệ, chính sách giá linh hoạt.
- Ưu điểm: Có thể bán giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên
mức lợi nhuận, nếu xảy ra chiến tranh giá cả thì công ty với chi phí thấp sẽ chịu
đựng tốt hơn, dễ dàng chịu đựng sức ép tăng giá từ phía nhà cung cấp, tạo ra rào cản
gia nhập.
- Nhược điểm: Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn, thay đổi về
công nghệ, do mục tiêu chi phí thấp nên công ty có thể bỏ qua và không đáp ứng
được sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.
 Chiến lược khác biệt hóa
- Mục tiêu: Khác biệt hóa các sản phẩm, dịch vụ của công ty so với các đối
thủ cạnh tranh khác.
- Điều kiện: Năng lực marketing và R&D mạnh, khả năng đổi mới, sáng tạo
và năng động .
- Ưu điểm: Có khả năng áp đặt mức giá “vượt trội” so với đối thủ cạnh tranh,
tạo ra sự trung thành của khách hàng, tạo rào cản gia nhập.
- Nhược điểm: Dễ bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, sự trung thành với nhãn
hiệu hàng hóa dễ bị đánh mất khi thông tin ngày càng nhiều và chất lượng sản phẩm
không ngừng được cải thiện, công ty dễ đưa ra những đặc tính tốn kém mà khách
hàng không vào sản phẩm, sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu vảu khách hàng rất
nhanh vì vậy công ty khó đáp ứng, đòi hỏi khả năng truyền thông quảng bá của
công ty, sự khác biệt về giá đôi khi trở nên quá lớn.
 Chiến lược tập trung
- Mục tiêu: Tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh đáp ứng cho một hoặc một
vài phân đoạn.
- Điều kiện: Lựa chọn một loại sản phẩm, lựa chọn một tập khách hàng hoặc
một vùng địa lý.
- Ưu điểm: Tạo sức mạnh với khách hàng vì công ty là người cung cấp sản
phẩm/dịch vụ độc đáo, cho phép tiến gần với khách hàng và phản ứng kịp nhanh với
nhu cầu thay đổi, phát triển các năng lực có thế mạnh.
- Nhược điểm: Do sản xuất với qui mô nhỏ hoặc phải củng cố vị trí cạnh

tranh do đó chi phí cao, vị thế cạnh tranh có thể mất đi do thay đổi công nghệ hoặc


8

thị hiếu khách hàng, rủi ro thay đổi đoạn thị trường tập trung, phụ thuộc vào đoạn
thị trường duy nhất.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Từ khi chiến lược được áp dụng vào kinh doanh, nhận thức được tầm quan
trọng của quản trị chiến lược nói chung và công tác hoạch định chiến lược kinh
doanh, rất nhiều học giả trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về hoạch
định chiến lược kinh doanh đối với phạm vi và đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Công trình nghiên cứu nước ngoài tiêu biểu có thể kể đến:
[1] Thompsonm & Strickland – Strategic Management (2004), Concept and
Cases, NXB Mc Graw – Hill.
[2] D.Aaker (2004), Strategic Market Management, NXB Mc Graw - Hill
[3] Michael E. Poter (2008), Competitive Strategy, NXB Trẻ.
[4] Hill & Jones – Strategic Management (2008), An integrated approach,
NXB Boston Houghton Mifflin.
[5] Robert M.Grant (2010), Contemporary strategy analysis, giới thiệu những
công cụ phân tích chiến lược và phương pháp hoạch định chiến lược hiện đại.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài hoạch định chiến
lược kinh doanh, tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu đến vấn đề: Hoàn thiện hoạch
định chiến lược kinh doanh tại công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh. Trên cơ sở
những lý luận cơ bản về chiến lược, chiến lược kinh doanh, hoạch định chiến lược
kinh doanh, tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất biện pháp hoàn thiện hoạch định lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước

Nghiên cứu về quản trị chiến lược và chiến lược kinh doanh trong hơn một
thập kỷ nay đã được quan tâm trong giới nghiên cứu lý luận và giảng dạy ở bậc đại
học và đặc biệt bậc sau đại học về các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh.
Ngoài ra còn có các luận văn do sinh viên thực hiện nghiên cứu về công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh tại các DN hiện nay. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu
biểu như sau:
[1] Lê Thị Hương (2011), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh


9

của công ty cổ phần đầu tư Hoàng Dương”, Giảng viên hướng dẫn Ths. Nguyễn
Hoàng Long.
[2] Đỗ Thị Thơ (2014), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho
công ty TNHH Vitechco, Giảng viên hướng dẫn Ths.Nguyễn Phương Linh.
[3] Nguyễn Sỹ Ngọc Hiền (2015), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược
kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Ninh”, Giảng viên hướng dẫn Ths.
Nguyễn Hoàng Việt.
[4] Đỗ Thị Huyền Trang (2011), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh
doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng, Giảng viên
hướng dẫn Ths. Lưu Thị Thùy Dương.
[5] Nhữ Thị Minh Thu (2013), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May”, Giảng viên
hướng dẫn GS.TS Nguyễn Hoàng Việt.
Các tài liệu trên đều đưa ra những cơ sở lý luận chung về hoạch định chiến
lược kinh doanh cũng như làm rõ thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty. Từ đó rút ra được những thành công, hạn chế, điểm mạnh và điểm còn tồn
tại ở công ty để từ đó đề xuất các phương án hoạch định chiến lược kinh doanh góp
phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoàn thiện chiến lược kinh doanh

của Công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh. Trên cơ sở những lý luận cơ bản về
chiến lược, chiến lược kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đi sâu
vào nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó
đề xuất biện pháp hoàn thiện hoạch định lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Sáng
tạonội
tầmdung
nhìn nghiên
chiến lược,
1.3. Phân
định
cứu hoạch định sứ mạng kinh
1.3.1. Mô hình doanh
nghiênvàcứu
thiết lập mục tiêu chiến lược

Nhận diện và phân tích các SBU của doanh nghiệp

Phân tích tình thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh

Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh


10

Hình 1.2. Mô hình nội dung nghiên cứu
(Nguồn: tác giả)
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
1.3.2.1. Sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ mạng kinh doanh và
thiết lập mục tiêu chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý
tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành. Thể
hiện doanh nghiệp muốn đi về đâu.
Sứ mạng thể hiện những niềm tin và những chỉ dẫn hướng tới tầm nhìn đã
được xác định và thường được thể hiện dưới dạng bản tuyên bố về sứ mạng của
doanh nghiệp. Sứ mạng thể hiện mục đích tồn tại của doanh nghiệp
Nội dung của bản tuyên bố sứ mạng kinh doanh thường bao gồm các nội dung sau:
Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
Sản phẩm/ dịch vụ: Sản phẩm/ dịch vụ chính của doanh nghiệp là gì?
Thị trường: Doanh nghiệp cạnh tranh tại đâu?
Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp
không?
Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: Doanh nghiệp
có phải ràng buộc với các mục tiêu kinh tế không?
Triết lý kinh doanh: đâu là niềm tin, giá trị và các ưu tiên của doanh nghiệp
Tự đánh giá về mình: năng lực đặc biệt, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của doanh
nghệp là gì?
Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có phải là mối
quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp hay không?


11

Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên thế nào?
Mục tiêu chiến lược là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ
thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu
nhằm chuyển hóa tầm nhnf và sứ mạng của doanh nghiệp thành các mục tiêu thực
hiện cụ thể, có thể đo lường được. Các loại mục tiêu chiến lược thường gặp: mục
tiêu gia tăng lợi nhuận, mục tiêu gia tăng vị thế cạnh tranh, phát triển đội ngũ nhân
sự, gia tăng hiệu quả kinh doanh, quan hệ với nhân viên,…vv.

1.3.2.2. Nhận diện và phân tích các SBU của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt (2015) thì SBU là một đơn vị
kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan (cặp
sản phẩm/thị trường), đóng góp quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp.
Như vậy: SBU có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của
doanh nghiệp. Có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác
định.Cần phải điều chỉnh chiến lược của SBU với các chiến lược của các SBU.
Một số tiêu chí quan trọng xác định SBU:
+ Các sản phẩm/dịch vụ có thể khác biệt hóa về công nghệ
+ Các sản phẩm/dịch vụ có thể khác biệt hóa theo công dụng
+ Các sản phẩm/dịch vụ có thể khác biệt hóa theo vị thế trong chuỗi giá trị của ngành
+ Khác biệt hóa theo phân loại khách hàng
+ Khác biệt hóa theo phân đoạn thị trường
1.3.2.3. Phân tích tình thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh
 Phân tích tình thế chiến lược
Có nhiều công cụ phân tích tình thế chiến lược kinh doanh. Trong đó, TOWS
là một công cụ được sử dụng hữu hiệu trong việc phan tích tình thế chiến lược kinh
doanh.
Thực hiện đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN để từ đó xây dựng các chiến lược thế vị phù hợp.
Mô thức TOWS được xây dựng thông qua 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội
Bước 2: Liệt kê các thách thức
Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong
Bước 5: Kết hợp các thế mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài (SO)
Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài (WO)
Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với những thách thức bên ngoài (ST)



12

Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với những thách thức bên ngoài
(WT)
Bảng 1.1. Mô thức TOWS
Strengths
Các điểm mạnh

Weaknesses
Các điểm yếu

Opportunities
Các cơ hội

SO - Chiến lược phát huy điểm WO - Chiến lược hạn chế điểm

Threats
Các thách thức

ST - Chiến lược phát huy điểm WT - Chiến lược hạn chế điểm

mạnh và tận dụng cơ hội

mạnh và né tránh thách thức

yếu và tận dụng cơ hội

yếu và né tránh thách thức

(Nguồn: Bài giảng Quản trị Chiến lược – Đại học Thương mại)

 Lựa chọn chiến lược kinh doanh
Qua bước phân tích tình thế chiến lược, các yếu tố môi trường bên trong, bên
ngoài và các chiến lược khả thi đã đề ra qua ma trận TOWS sẽ được phân tích trong
ma trận QSPM nhằm lựa chọn ra chiến lược tối ưu nhất


13

Các bước thực hiện mô thức QSPM
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa và điểm mạnh/điểm yếu cơ bản vào cột bên
trái của ma trận QSPM
Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tó thành công cơ bản bên trong
và bên ngoài
Bước 3: Xem xét lại các mô thức trong giai đoạn 2 và xác định các chiến lược
thế vị mà công ty nen quan tâm thực hiện
Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn
Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn
1.3.2.4. Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh
Dựa trên chiến lược kinh doanh được lựa chọn phần này tập trung vào hoạch
định nội dung chiến lược kinh doanh bao gồm: Phạm vi thị trường và đối thủ cạnh
tranh, hoạch định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hoạch định nhân sự và ngân
sách chiến lược.
 Phạm vi thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Phạm vi thị trường: Các doanh nghiệp kinh doanh phải xác định rõ đoạn thị
trường mục tiêu mà doanh nghiệp phục vụ. Từ đó phân chia nhỏ các đoạn thị trường
ra để phục vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Khách hàng: Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh
nghiệp và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó.
- Đối thủ cạnh tranh: Là cá nhân hay tổ chức bất kỳ cung ứng hoặc trong
tương lai có thể cung ứng những sản phẩm dịch vụ có lợi ích tương tự hoặc ưu việt

hơn cho khách hàng. Vì vậy, tìm hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là điều vô cùng quan
trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể biết được mức độ cạnh tranh trong nghành
cũng như có cách thức để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Để có một chiến lược hiệu quả Công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc
biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức
tiêu thụ bằng cách giành giật lấy nó từ các đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh
tranh gần nhất của một Công ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn cùng những
khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những sản phẩm tương tự.


14

 Hoạch định lợi thế canh tranh của DN
Theo Michael Porter (1985) thì lợi thế cạnh tranh là giá trị mà DN mang đến
cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng
sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho
những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh
một giá cao hơn.
Khi một DN có được lợi thế cạnh tranh, DN đó sẽ có cái mà các đối thủ khác
không có, nghĩa là DN hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các
đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sựu
thành công và tồn tại lâu dài của DN. Do vậy mà các DN đều muốn cố gắng phát
triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bởi những hành
động bắt chước của đối thủ.
 Hoạch định nhân sự và ngân sách chiến lược
Hoạch định nguồn lực:
Để đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược và phân
bổ nguồn lực hợp lý trong thực thi chiến lược, DN phải tiến hành đánh giá và điều
chỉnh các nguồn lực của mình, cụ thể:

+ Đánh giá nguồn lực: Đây là công việc cần phải làm trước tiên nhằm xác định
xem DN có đủ nguồn lực để thực thi chiến lược đã đề ra hay không, từ đó có những
hoạt động điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lượng các nguồn lực cũng như sử
dụng các nguồn lực có hiệu quả.
+ Điều chỉnh nguồn lực: đây là công việc cần thiết và do quản trị viên các cấp
tiến hành. Những điều chỉnh này có liên quan đến số lượng và chất lượng của nguồn
lực có thể phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực để thực
hiện chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
+ Đảm bảo và phân bổ nguồn lực: Vấn đề quan trọng trong tổ chức thực hiện
là đảm bảo các nguồn lực và phân bổ hợp lý để phục vụ cho việc thực hiện các
chiến lược của DN.
Hoạch định ngân sách chiến lược:


15

Được xem là một hệ thống điều hành ngân sách, hệ thống này cung cấp các
thông tin để các nhà quản tri đưa ra các quyết định và triển khai thực hiện chiến
lược. Nhằm đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tài chính để triển khai chiến lược mới.
Hoạch định ngân sách được tiến hành qua 8 bước cơ bản:
+ Bước 1: Nhận dạng các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)
+ Bước 2: Thiết lập mục tiêu và mục đích cho mỗi SBU
+ Bước 3: Xác định lượng ngân sách chiến lược hiện có
+ Bước 4: Lập chương trình để đạt được các mục tiêu chiến lược của mỗi SBU
+ Bước 5: Dự tính ngân sách cần có cho mỗi chương trình chiến lược
+ Bước 6: Sắp xếp các chương trình này theo sự đóng góp đối với chiến lược,
tính toán khối lượng ngân sách chiến lược sử dụng và mức độ rủi ro liên quan
+ Bước 7: Phân bổ ngân sách chiến lược hiện có cho mỗi chương trình theo
thứ tự ưu tiên của trương trình
+ Bước 8: Thiết lập một hệ thống quản trị và điều hành để giám sát việc hình

thành và sử dụng ngân sách, đồng thời đảm bảo đạt được các kết quả như mong đợi.


16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP TM & ĐT THIÊN NHẬT ANH
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp tác giả tiến hành điều tra trắc nghiệm.
- Mục đích: Khai thác sâu các thông tin liên quan đến công tác hoạch định
chiến lược kinh doanh của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh.
- Đối tượng điều tra: Nhà quản trị, lãnh đạo cấp cao trong công ty.
- Mẫu phiếu điều tra: Đáp ứng được mục đích của việc nghiên cứu, cụ thể mẫu
phiếu điều tra về vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP TM &
ĐT Thiên Nhật Anh, câu hỏi xoay quanh hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty. Mẫu phiếu điều tra đính kèm trong phụ lục 1.
Phiếu điều tra được phát cho 04 nhân viên của Công ty trong thời gian từ ngày
20/03/2017 đến 25/03/2017. Phát ra 04 phiếu thu về 04 phiếu. Danh sách đối tượng
đã điều tra:
Bà: Đào Thị Ngát
Ông: Bùi Văn Dưỡng
Ông: Nguyễn Trọng Uyển
Bà: Vũ Thị Hương Giang

Chức vụ: Giám đốc
Chức vụ: Trưởng phòng sản xuất
Chức vụ: Cửa hàng trưởng

Chức vụ: Kế toán

2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp thu thập từ:
- Báo cáo tài chính (từ năm 2014-2016)- từ phòng tài chính-kế toán của công
ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh.
- Bảng nhân sự - từ phòng tổ chức hành chính của công ty CP TM & ĐT Thiên
Nhật Anh.
-Trang web của công ty: www.thiennhatanh.com
- Bài giảng, giáo trình có liên quan và các tài liệu luận văn cùng đề tài
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
 Phương pháp định lượng
Sử dụng excel để tiến hành phân tích kết quả kinh doanh các năm 2014-2016
Tính toán, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra thông qua excel.
 Phương pháp định tính
Hầu hết, sử dụng phương pháp định tính: tổng hợp, so sánh, đối chiếu nhằm
mục đích đưa ra kết luận thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty


17

và đưa ra để xuất hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP TM
& ĐT Thiên Nhật Anh. Cụ thể:
- Phương pháp so sánh: là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp, thứ cấp
đã thu thập được so sánh với nhau, từ đó rút ra kết luận thông qua chênh lệch cảu các
con số. Dựa vào sự chênh lệch này để đánh giá các thông tin và đưa ra các nhận định
trong tương lại. Phương pháp này sử dụng khá thường xuyên bởi khá đơn giản, độ
chính xác cao.
- Phương pháp đánh giá: là phương pháp đánh giá sự tăng giảm của các chỉ
tiêu trong phần dữ liệu thứ cấp thu được. Từ đó phân tích để rút ra kết luận về tính

hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
2.2. Khái quát về công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh
2.2.1. Tổng quan về công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Thiên Nhật Anh (CP TM & ĐT Thiên
Nhật Anh) thành lập từ năm 2009. Ra đời từ ý tưởng "Tận hưởng sự thoải mái
nhất". Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh
doanh cá sản phẩm từ gỗ.
Là một trong những công ty có tiếng về nội thất, đặc biệt là đồ gỗ tại thị
trường Hà Nội.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Thiên Nhật Anh
Tên giao dịch: THIEN NHAT ANH, JSC
Mã số thuế: 0103654004
Trụ sở chính: Số 21A Khu Tập thể Công an, tổ dân phố 7, Phường Mộ Lao,
Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.22119164 – 0915.357.075 Fax: 04.35563051
Email: /
Website: www.thiennhatanh.com
Trong suốt tám năm qua với sự phấn đấu không ngừng nghỉ để hoàn thiện và
mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động Công ty Thiên Nhật Anh đã khẳng
định vị trí trong thị trường nội thất Việt Nam. Đến nay, Thiên Nhật Anh đã có nhiều
cửa hàng quy mô, chuyên nghiệp cùng xưởng sản xuất hiện đại tại Hà Nội.
2.2.2. Ngành nghề, thị trường kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh là:
sản xuất, gia công, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm gỗ nội thất. Chế biến gỗ và
sản xuất sản phẩm từ gỗ.
Ngoài ra, công ty còn tiến hành kinh doanh trên một số lĩnh vực khác như: đại


18


lý phân phối sản phẩm sơn xây dựng dân dụng, đại lý phân phối sản phẩm chăn ga
gối đệm cao cấp, kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản.
Thị trường hoạt động của công ty: Hiện tại công ty mới chỉ có thị trường hoạt
động tại khu vực Hà Nội.
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến
vấn đề nghiên cứu
2.3.1.Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh của công ty, vì vậy cần tiến hành đánh giá ảnh hưởng các yếu tố môi
trường bên ngoài, bên trong đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty CP TM & ĐT Thiên Nhật Anh.
a. Môi trường xã hội (vĩ mô)
Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có bước phát triển nhanh
chóng. Năm 2015, GDP nước ta tăng trưởng mạnh, tăng 6,68% so với năm 2014.
Năm 2016 mức tăng GDP của nước ta thấp hơn, chỉ đạt 6,21%. Sự thay đổi mức
GDP góp phần giúp doanh nghiệp hoạch định, đưa ra chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng năm. Năm 2016, GDP giảm so với năm 2015 và không đạt mức tăng
dự kiến 6,7%, việc GDP giảm dẫn đến chỉ số CPI giảm, nhu cầu tiêu dùng trong
nước giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần
TM & ĐT Thiên Nhật Anh.
Năm 2016, áp lực lạm phát tăng cao hơn 2015 cả về lạm phát tiền tệ, lạm phát
chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo. Áp lực tăng lạm phát này, dù muốn hay không, ít
hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đang và sẽ tiếp tục tạo áp lực tăng lãi suất tín dụng
cho vay. Lãi suất tín dụng của ngân hàng tăng lên gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc huy động vốn, tăng chi phí vay vốn. Điều này trực tiếp và gián tiếp chất
thêm gánh nặng chi phí kinh doanh cho khu vực doanh nghiệp. Ảnh hưởng không
nhỏ đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải điều
chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa thành phố Hà Nội mang đậm tính chất năng động, cởi mở, chịu ảnh
hưởng nhiều từ nét phương tây cận hiện đại. Điều này đã ảnh hưởng đến việc nhận
thức, hành vi và thái độ người dùng trong các quyết định tiêu dùng. Nhu cầu mua sắm


19

các đồ dùng gia đình, độ nội thất của người dân ngày càng có xu hướng tăng về cả
số lượng lẫn chất lượng. Hà Nội với đa phần là gia đình trẻ, nhu cầu cao mua sắm
đồ dùng, đồ nội thất không chỉ tiện lợi mà còn có tính thẩm mỹ, đặc biệt với chi
phí hợp lý. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh đáp ứng
cao nhất nhu cầu người tiêu dùng.
Về dân số và mức sống dân cư: Mức độ tăng dân số và mức sống dân cư ở thủ
đô Hà Nội ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh và mở rộng thị trường mua bán sản
phẩm đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất. Với mức độ tăng dân số bình quân hiện nay là
1,05%, tổng dân số trên 7,5 triệu dân, đồng thời thu nhập của người dân ngày càng
tăng, nên mức chi tiêu cho đời sống cũng tăng lên, đặc biệt là chi tiêu cho tiện nghi
cuộc sống, trang thiết bị, đồ dùng gia đình trong đó có sản phẩm đồ gỗ, nội thất.
Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định cao, đây là
điều kiện thuận lợi để các công ty tiến hành hoạt động kinh doanh mà không bị gián
đoạn. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong hệ
thống luật pháp, tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các công ty hoạt động kinh doanh
và cạnh tranh công bằng. Các quy định về pháp luật như: luật bảo vệ môi trường,
pháp luật về thuế,…, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, công ty cổ phần TM &
ĐT Thiên Nhật Anh cần có điều chỉnh trong hoạt động sản xuất của công ty mình để
đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như các quy định
khác của Nhà nước.
Năm 2016, Việt Nam kí kết và tham gia và TPP đem lại nhiều cơ hội cũng như
thách thức cho kinh tế nước ta. Đòi hỏi để tồn tại và phát triển công ty cổ phần ĐT &

TM Thiên Nhật Anh cần có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh để có thể tận
dụng cơ hội, né tránh thách thức.
Môi trường công nghệ
Hiện nay, sự tiến bộ về khoa học công nghê, sự chuyển giao công nghệ cho
phép ra đời nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại như: các máy hãng HOMAG – công
nghệ Đức gồm: máy cắt tấm, máy sản xuất tấm (panel), máy dán cạnh, máy chà
nám thùng, máy cưa, máy khoan, máy đóng gói, máy CNC xử lý trung tâm,…, máy
móc hiện đại công nghệ Ý. Sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại sản xuất ra các
sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giảm chi phí. Do đó, để cạnh


×