Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án thực vật điều hòa khí hậu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.38 KB, 6 trang )

Trường THCS Cát Linh
GV: Nguyễn Minh Ngọc

Ngày soạn: 01/03/2016
Ngày dạy: 12/03/2016

CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA RỪNG
TIẾT 56: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được vai trò của thực vật trong việc cân bằng khí oxi và
cacbonic trong không khí.
- Nêu được vai trò của thực vật trong việc điều hòa khí hậu và làm giảm
ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, sáng tạo của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống.
- Hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
II.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án chữ, giáo án trình chiếu
- Phiếu học tập.
- Tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh, băng hình
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm môi
trường không khí.


- Bài thuyết trình theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) kiểm tra sĩ số
2. Bài mới
A. Đặt vấn đề: (2 phút)
- Giáo viên chiếu đoạn clip ngắn có lời bài hát “Rừng xanh yêu thương”
và yêu cầu học sinh cho biết bài hát nói về điều gì? Cảm nghĩ của em
về điều đó?
- HS:.....
- GV: Các con thân mến! Thực vật – nhất là rừng có vai trò quan trọng
trong việc tổng hợp thức ăn nuôi sống các sinh vật khác thông qua quá
trình quang hợp đồng thời cung cấp oxi cho sự sống. Bên cạnh đó,


chúng còn có những vai trò vô cùng quan trọng khác nữa. Vậy đó là
những vai trò gì? Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu trong chương
IX: Vai trò của thực vật.
- Ở tiết học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của thực vật trong
việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
→ Tiết 56: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
B. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng
khí cacbonic va oxi trong không khí.
- Mục tiêu: Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai
trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí cacbonic và oxi
trong không khí.
- Thời gian: 7 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của
Nội dung

HS
- GV: Đưa ra bảng thành - HS: quan sát
phần không khí, yêu cầu bảng thành phần
HS quan sát và cho biết không khí? Trả
trong không khí, khí oxi và lời.
1. Nhờ đâu hàm lượng khí
cacbonic chiếm bao nhiêu
cacbonic và oxi trong không
%?
khí được ổn định?
- GV: Trong không khí,
hàm lượng khí cacbonic và
oxi luôn giữ ở mức ổn
định: oxi chiếm 21 %,
cacbonic chiếm 0.03%.
Vậy nhờ đâu mà hàm lượng
khí cacbonic và oxi trong
không khí được ổn định?
Cô và các con sẽ cùng tìm
-Nhờ quá trình quang hợp của
hiểu trong mục 1. Nhờ đâu
thực vật góp phần làm hàm
hàm lượng khí cacbonic và
lượng khí cacbonic và oxi trong
oxi trong không khí được
không khí được ổn định.
ổn định?
- GV chiếu sơ đồ trao đổi
khí (H46.1 sgk) yêu cầu HS
quan sát.

- GV yêu cầu HS dựa vào
sơ đồ trao đổi khí, thảo - HS quan sát sơ
luận (2hs/nhóm – 1 phút), đồ trao đổi khí.


trả lời các câu hỏi sau:
+ Các hoạt động nào đã sử
dụng khí oxi và thải khí
cacbonic vào không khí?
+ Hoạt động nào đã sử
dụng khí cacbonic và thải HS
thảo
khí oxi vào không khí?
luận,trả lời các
+ Nhờ đâu mà lượng câu hỏi.
cacbonic và oxi trong
không khí được ổn định?
- GV: chữa bài.
- HS khác nhận
- GV chốt kiến thức.
xét.
- GV đưa ra câu hỏi:
+ Nếu không có thực vật
điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, kết luận.

- HS tư duy và
rút ra kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật giúp điều hòa khí hậu

- Mục tiêu: Giải thích được vì sao thực vật có vai trò góp phần điều
hòa khí hậu.
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của GV
- Trong cùng một khu vực
nhưng giữa nơi có rừng và
nơi trống, khí hậu không
hoàn toàn giống nhau.
- Sự khác nhau đó được ghi
lại thành bảng so sánh.
- GV chiếu hình ảnh đồi
trống và đồi phủ rừng bảng
so sánh.
- Yêu cầu HS quan sát bảng
so sánh , thảo luận nhóm
(4hs/ 1 nhóm), hoàn thành

Hoạt động của HS

- HS quan sát hình ảnh
đồi trống và đồi phủ
rừng.
- Nghiên cứu bảng so
sánh.

Nội dung
2.Thực vật giúp
điều hòa khí hậu.



phiếu học tập trong 3 phút.
- GV chữa bài.
- Yêu cầu HS rút ra kết
luận qua hoạt động trên?
- GV: Như vậy sự có mặt
của thực vật làm ảnh hưởng
đến khí hậu. Nếu không có
thực vật thì điều gì sẽ xảy
ra?
- GV mở rộng: Theo thông
báo của các tổ chức trên thế
giới và của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Việt Nam là
một trong 5 quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu. Đến cuối
thế kỷ này nhiệt độ trung
bình của nước ta tăng gần 2
0
C, hàng ngàn Km2 đồng
bằng sông Cửu Long chìm
dưới mực nước biển. Qua
đó chúng ta thấy ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí
hậu là vấn đề cấp bách toàn
cầu.

- Thảo luận nhóm, hoàn
thành phiếu học tập.
- Thực vật cản:

+ Ánh sáng
+ Gió
- Đại diện 1 nhóm lên
→ Thực vật giúp
trình bày.
điều hòa khí hậu và
- Nhóm khác nhận xét.
tăng lượng mưa của
khu vực.

- HS tư duy, phân tích và
rút ra kết luận.
- HS tư duy, trả lời.

Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của thực vật làm giảm ô nhiễm môi
trường.
- Mục tiêu: Giải thích được tại sao thực vật có vai trò làm giảm ô
nhiêm môi trường.
- Thời gian: 20 phút


Hoạt động của GV
- Gv yêu cầu tổ 1 và 2
lên thuyết trình . Mỗi tổ
trình bày 3 - 4 phút.
Tổ 1: Ô nhiễm môi
trường không khí
Tổ 2: Hậu quả ô nhiễm
môi trường không khí.
- Gv nhận xét tinh thần

chuẩn bị bài của các
nhóm và bổ sung, nhận
xét.
- GV: Là học sinh các
con sẽ có những biện
pháp nào để làm giảm ô
nhiễm môi trường?
- Để giảm bớt tác hại
của ô nhiễm môi trường
bên cạnh những biện
pháp kỹ thuật người ta
còn có thể trồng cây
xanh. Con hãy giải
thích tại sao?
- GV: Thực vật có vai
trò quan trọng. Là học
sinh, các con sẽ có
những biện pháp nào để
bảo vệ thực vật?
- GV mở rộng: Thực
vật không chỉ có vai trò
điều hòa khí hậu, giảm
ô nhiễm môi trường mà
còn rất nhiều vai trò
khác nữa như: Chống
xói mòn, ngăn lũ lụt,
hạn hán, là thực phẩm
không thể thiếu trong
dời
sống

con
người....chúng ta sẽ tìm
hiểu ở các bài học sau

Hoạt động của HS
- Đại diện nhóm trình
bày.

Nội dung
3.Thực vật làm giảm ô
nhiễm môi trường.
- Lá cây ngăn bụi và khí
- Nhóm khác nhận xét. độc.
- Cả lớp nghe các nhóm - Một số cây tiết chất
trình bày và nhận xét.
tiêu diệt một số vi
khuẩn gây bệnh.
- Tán lá cây có tác dụng
làm giảm nhiệt độ môi
trường.
- HS tư duy đưa ra các
biện pháp làm giảm ô
nhiễm môi trường.
- HS nghiên cứu sgk kết
hợp kiến thức thực tế để
giải thích.

- HS tư duy đưa ra các
biện pháp bảo vệ cây.



3. Củng cố ( 4 phút)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK, mục “Em có biết?”
- Câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò ( 1 phút)
- Học bài, chuẩn bị bài “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”.
- Làm bài tập 3,4.
- Sưu tầm tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán.



×