Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn Thần Thoại Việt Nam Và Thần Thoại Hy Lạp Từ Góc Nhìn So Sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.35 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM

THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI
HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM

THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI
HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
– người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Thơm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận này là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất
kì công trình nghiên cứu nào trước đó. Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Thơm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6

6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN
THOẠI HY LẠP ............................................................................................. 7
1.1. Khái niệm thần thoại .................................................................................. 7
1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng ............................................................. 7
1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp ............................................................... 9
1.2. Vài nét về thần thoại Hy Lạp ................................................................... 12
1.3. Vài nét về thần thoại Việt Nam ................................................................ 14
Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM
VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 18
2.1. Tương đồng về nhân vật........................................................................... 18
2.1.1. Nhân vật trung tâm trong thần thoại ..................................................... 18
2.1.2. Không gian hoạt động của các vị thần .................................................. 20
2.1.3. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 23
2.1.4. Thần trong mối quan hệ với con người ................................................. 28
2.2. Khác biệt về nhân vật ............................................................................... 33
2.2.1. Hệ thống nhân vật ................................................................................. 33


2.2.2. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 36
Chƣơng 3. SO SÁNH CỐT TRUYỆN CỦA THẦN THOẠI VIỆT NAM
VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 46
3.1. Tương đồng về cốt truyện ........................................................................ 46
3.1.1. Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người ..................... 46
3.1.2. Thần thoại về hiện tượng tự nhiên ........................................................ 48
3.1.3. Thần thoại về lập nước .......................................................................... 49
3.2. Khác biệt về cốt truyện ............................................................................ 50

3.2.1. Cuộc giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian ............................ 50
3.2.2. Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước .................. 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thần thoại ra đời, phát triển và suy vong trong xã hội công xã nguyên
thủy. Đây là “thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch
sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản
ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm
vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ” [12; 250].
Thần thoại ra đời thể hiện mong muốn lí giải, khám phá, tìm hiểu về thế
giới xung quanh của con người. Con người thời kì này với trình độ nhận thức
còn hạn chế, non nớt, ấu trĩ nên họ đã có những suy nghĩ sai lầm về thế giới tự
nhiên. Với đặc điểm chung này đã tạo nên nét tương đồng trong truyện thần
thoại của các dân tộc khác nhau. Song ,vì những khác biết xuất phát từ cơ sở
địa lí – văn hóa, quan niệm thẩm mĩ… nên thần thoại các dân tộc cũng có
những cách lí giải khác nhau trước mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, thế giới có
một kho tàng truyện thần thoại đồ sộ, hấp dẫn được tạo nên từ thần thoại các
dân tộc. Tìm hiểu nét tương đồng và khác biệt của thần thoại các dân tộc đã
có không ít công trình nghiên cứu nhưng vì muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề
này qua nguồn tư liệu cụ thể về thần thoại Việt Nam và Hy lạp, nên chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn
so sánh”.
Một thực tế cho thấy, ở Việt Nam, thần thoại ra đời khá sớm và đây cũng
là thể loại đầu tiên của dòng tự sự dân gian với những biểu hiện đặc sắc ở cả

nội dung và nghệ thuật. Song có thể thấy, giới trẻ hiện nay có phần thờ ơ với
những câu chuyện thần thoại của đất nước mình. Họ chỉ biết tới thần thoại Hy
Lạp. Thậm chí, trong các nhà sách, việc tìm thấy cuốn thần thoại Việt Nam để

1


mua là rất khó. Ngược lại, những cuốn sách về thần thoại Hy Lạp được tái
bản khá nhiều lần và bày bán rộng rãi. Lý do chúng tôi thực hiện khóa luận
này cũng là để nhằm thấy được những biểu hiện độc đáo của thần thoại Việt
Nam trong đối sánh với thần thoại của một trong những quốc gia có nền văn
học dân gian rực rỡ nhất.
2. Lịch sử vấn đề
Khi con người bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh thì cũng
chính là lúc họ biết sáng tạo ra truyện thần thoại. Đó là những nhận thức về
khách thể tồn tại khách quan đối với con người mà trước hết là những hiện
tượng tự nhiên như, nắng, mưa, sấm chớp, những ngôi sao… và về sau là
những nhận thức về thế giới độc ác, bí hiểm, dữ tợn xung quanh người
nguyên thủy. Thần thoại chính là thể loại văn học đầu tiên của thế giới loài
người. Thần thoại trở thành nguồn suối nuôi dưỡng nền văn học về sau và là
nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc,
hội họa, sân khấu… Thần thoại trở thành một đề tài hấp dẫn cho các công
trình nghiên cứu về văn học, văn hóa, lịch sử… Thần thoại và những vấn đề
về nguồn gốc, đặc trưng, nhân vật, cốt truyện,… đã được đề cập rải rác trong
các chuyên luận, bài báo, khóa luận, luận văn… Ở một vài nghiên cứu, thần
thoại các dân tộc cũng được tiếp cận từ góc nhìn so sánh, song quả thực sự
vấn đề đó vẫn chưa được quan tâm rộng rãi.
Có thể kể đến công trình nghiên cứu của E.M.Meletinski, “Thần thoại cổ
đại dưới ánh sáng so sánh” – nguyên bản tiếng Nga (1971), được Trần Thị
Phương Phương dịch và in trong “Huyền thoại và văn học”, Tủ sách Những

vấn đề ngữ văn, xuất bản năm 2007. Trong nghiên cứu công phu của mình,
E.M.Meletinski đã có những so sánh trên một số phương diện như chủ đề,
nhân vật giữa thần thoại các dân tộc Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp…
Tuy không đề cập trực tiếp đến thần thoại Việt Nam nhưng nhà nghiên cứu đã

2


có nhận xét khái quát về một số biểu hiện tương đồng giữa thần thoại Đông
Nam Á với thần thoại Hy Lạp, chẳng hạn: “Chủ đề nhiều mặt trời và việc
giảm bớt chúng trong thần thoại (nghịch bản của chủ đề tìm kiếm ánh sáng
mặt trời giữa bóng đêm khởi thủy) rất phổ biến trong các dân tộc vùng Đông
Nam Á... Đó là sự giống nhau y hệt về loại hình với những chiến công của
Heracles” [7]. Đây là gợi ý, dù rất nhỏ nhưng lại vô cùng quý báu giúp chúng
tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, xử lí tư liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” (1974)
viết: “Thời cổ có thần thoại. Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc cũng đã
hư cấu để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên
như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt
trời, mặt trăng,… Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của
người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng về sau với những vũ trụ quan cổ truyền
của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau”
[5;23]. Nhận định này đã cho chúng ta thấy, thần thoại dân tộc ta cũng giống
như mọi dân tộc khác, đã xây dựng được hệ thống thần thoại với những nhân
vật thần như thần biển, thần nước, thần núi… Tuy nhiên, điểm tương đồng
này chỉ là một nhận xét nhỏ, tác giả viết nhằm khái quát hệ thống nhân vật
trong thần thoại Việt Nam chứ không nhằm mục đích so sánh thần thoại Việt
Nam với thần thoại các dân tộc khác.
Ở trong trang 13 cuốn “Văn học dân gian Việt Nam tập 2” (1990) tác giả
Hoàng Tiến Tựu viết: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ

thống và cốt cách nguyên thủy của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì
số thần thoại Việt còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng,
tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản có trong thần
thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc của vụ trụ, nguyên nhân của
các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài

3


người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các
nghề…)” [13;14]. Như vậy tác giả đã đưa ra nhận định so sánh thần thoại Việt
Nam với thần thoại các nước khác về phương diện số lượng và nội dung.
Thần thoại Việt Nam do một số nguyên nhân nên số lượng tác phẩm hiện nay
không còn nhiều và có một số truyện không giữ được nét nguyên thủy so với
truyện thần thoại của một số dân tộc khác thế nhưng nội dung truyện thần
thoại Việt Nam vẫn phản ánh được một số vấn đề cơ bản giống với thần thoại
của nhiều dân tộc khác. Ý kiến này của tác giả là một gợi ý bổ ích cho hướng
nghiên của khóa luận thế nhưng đây chỉ là một nhận định nhỏ không nhằm ý
định so sánh thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Hà
Nội 2 đã tìm hiểu đề tài “Nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên” (2007).
Tác giả đã làm rõ ba đặc điểm chính của nhân vật thần trong thần thoại suy
nguyên bao gồm: ngoại hình, chức năng, hành trạng.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần
thoại Việt Nam” (2014), trường ĐHSP Hà Nội 2, sinh viên Hoàng Thị Hương
đã khảo sát được hệ thống nhân vật thần trong truyện thần thoại Việt Nam, và
chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật thần như: ngoại hình, chức năng, hành
trạng. Khóa luận này có hướng nghiên cứu giống với khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Thị Hạnh nói trên. Song, phạm vi nghiên cứu của sinh viên
Hoàng Thị Hương có sự mở rộng hơn. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu về

truyện thần thoại Việt Nam, tác giả có nhắc tới đôi nét về truyện thần thoại
Hy Lạp ở góc độ nhận xét, làm tiền để khai thác các đặc điểm của những vị
thần trong thần thoại Việt Nam. Mục đích của đề tài này chỉ đi vào khảo sát
các nhân vật thần của người Việt chứ không đi tìm hiểu các vị thần của đất
nước Hy Lạp.

4


Phạm Thị Hằng trong khóa luận tốt nghiệp “So sánh hình tượng người
anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện
kể dân gian Việt Nam”, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2017) đã khảo sát điểm
tương đồng và nét riêng biệt của hình tượng người anh hùng trong thần thoại
Hy Lạp so với hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Thế nhưng, tác giả khóa luận chỉ đi sâu nghiên cứu về nhân vật người anh
hùng. Hơn nữa, truyện kể dân gian Việt Nam bao gồm nhiều thể loại khác
nhau: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích… Như vậy, công
trình này có đề cập tới vấn đề so sánh nhân vật trong thần thoại Hy Lạp với
thần thoại Việt Nam nhưng đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác
với đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Những tài liệu mà chúng tôi đã bao quát được, không có tài liệu nào đi
tìm hiểu về điểm giống nhau và điểm khác nhau về nhân vật và cốt truyện
trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Thế nhưng, những tài liệu
trên đây đều là những tài liệu bổ ích, có thể giúp chúng tôi thực hiện dễ dàng
hơn đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích sau:
- Nghiên cứu thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so
sánh để thấy điểm tương đồng và điểm khác biệt trong thần thoại của dân tộc
Việt Nam và dân tộc Hy Lạp ở khía cạnh xây dựng hình tượng nhân vật thần

và cốt truyện. Từ đó, thấy được bản sắc văn hóa, văn học và quan niệm sống
khác nhau của hai quốc gia.
- Đồng thời, góp phần hệ thống hóa tư liệu về thể loại thần thoại, đặc
biệt là thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp qua cái nhìn so sánh.

5


5. Phạm vi nghiên cứu
- Tư liệu: “Thần thoại Hy Lạp” (Nguyễn Văn Khỏa biên soạn) “Kho
tàng thần thoại Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị
Huế sưu tầm, biên soạn).
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt
trong cách thức lựa chọn, xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện trong
thần thoại Việt Nam và Hy Lạp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
Góp phần khẳng định sự độc đáo của thần thoại trong nguồn mạch tự sự
dân gian. Đồng thời góp phần chỉ ra những biểu hiện đặc sắc của thần thoại
Việt Nam trong cái nhìn đối sánh với thần thoại Hy Lạp.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài ba phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết về thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp
Chương 2: So sánh nhân vật trong thần thoại Việt Nam và thần thoại

Hy Lạp
Chương 3: So sánh cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại
Hy Lạp

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ
THẦN THOẠI HY LẠP
1.1 . Khái niệm thần thoại
Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian. Đây là thể loại văn học
ra đời đầu tiên, sớm nhất trong lịch sử văn học học loài người và trên thế giới.
Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng có thần thoại. Chính vì thế, có rất
nhiều người nghiên cứu về thể loại này và mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra
những định nghĩa khác nhau về thần thoại. Chúng ta có thể hiểu khái niệm
thần thoại theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng
Karl Marx - người có những nhận định tinh tường về thần thoại, đã
khẳng định: “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những
sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Tiền đề
của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình
thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ
thuật và vô ý thức. Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra
khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội
của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là
thế giới quan thần thoại. Dùng trí tượng tượng để hình dung, giải thích và
chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là
một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên

thủy” [9;9].
Ý kiến về thần thoại của Karl Marx đã gắn liền việc giải thích truyện
thần thoại với những vấn đề trong cuộc sống của con người nguyên thủy.

7


Theo ông, thần thoại không chỉ là là một thể loại văn học mà trong nó còn tồn
tại nhiều thứ tri thức. Nó là một kiểu tư duy tồn tại phổ biến ở nhiều loại hình
nghệ thuật cũng như trong cuộc sống của người xưa.
Theo Lại Nguyên Ân, ông hiểu về thần thoại như sau: “Sáng tạo của trí
tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những
vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù trong
quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy
nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện
kể về thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là
những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói
chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức
khác: trong hành động (nghi lễ, thức ăn, răn cấm), trong các bài hát, điệu
nhảy…” và ông cho rằng “đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong
văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương với văn hóa tinh
thần và khoa hoc của xã hội cận hiện đại” [1;299].
Như vậy, theo ông “khái niệm thần thoại ở đây được hiểu là một hình
thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này
mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Đó là lối tư duy thần
thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức xã hội. Văn học dân gian cổ đại
là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy
thần thoại” [16].
Dựa trên ý kiến của Lại Nguyên Ân và Karl Marx, ta nhận thấy “thần
thoại được nhìn nhận dưới góc độ là một phương thức tư duy, nó tồn tại trong

nhiều loại hình nghệ thuật cũng như toàn bộ đời sống của con người thời
nguyên thủy” [16].

8


1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp
Đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra những khái niệm
về thần thoại. Chúng ta có thể điểm đến một số khái niệm của các nhà nghiên
cứu nổi tiếng về thể loại thần thoại hay văn học dân gian như:
E.M.Meletinski - Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Từ
thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện
thoại. Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được
sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện
trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập
nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa. Hệ thoại (mifalogia) là
tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời
là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới” [6;653].
Theo khái niệm này của E.M.Meletinski, ông khẳng định thần thoại là
một thể loại văn học. Nó chính là thể loại văn học tự sự được ra đời đầu tiên
của loài người. Nội dung của nó là phản ánh thế giới tự nhiên và xã hội
nguyên thủy thông qua yếu tố “thần”. E.M.Meletinski còn tiếp tục khẳng
định thần thoại có sự kết hợp, đan xen những yếu tố phôi thai của triết học,
tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Thần thoại có mối quan hệ hữa cơ với nghi
lễ. Điều này được được thể hiện qua các phương tiện âm nhạc, các phương
tiện tiền sân khấu và ngôn từ. Mối quan hệ này là mối quan hệ bí mật và chưa
được giải mã một cách chính xác. Như vậy theo E.M.Meletinski, bên cạnh vai
trò là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, thần thoại còn pha trộn trong nó nhiều
yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi là cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu

về văn học dân gian. Trong cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” của
mình, ông đã đưa ra định nghĩa về thần thoại: “Thần thoại là một truyện cổ

9


tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn
toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong
đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều
chất hoang đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau” [3;9].
Chu Xuân Diên – một trong những nhà nghiên cứu văn học dân gian uy
tín cũng đưa ra nhận định về thần thoại: “Thần thoại là tập hợp những truyện
kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo
văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và
của đời sống con người” [4;356].
Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, do Đinh Gia Khánh (chủ
biên) viết rằng: “Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá
sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng
đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai
cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc
đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội ở các tộc người anh
em từ thời cổ sơ” [9;585].
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Thần thoại còn gọi là
huyền thoại, là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử
truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật, mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con người thời thời nguyên thủy sáng tạo ra để
phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan
niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ” [12;250]. Định
nghĩa này đã định danh thể loại, khẳng định thời gian thể loại thần thoại ra

đời, đối tượng phản ánh của thể loại thần thoại, nội dung thể loại thần thoại
phản ánh và cách thức thể loại thần thoại phản ánh. Định nghĩa thần thoại

10


trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đã giúp người nghiên cứu có cái
nhìn tương đối chính xác khi nghiên cứu một tác phẩm thần thoại nào đó.
Như vậy, từ việc đi tìm những khái niệm khác nhau về thần thoại của
các tác giải khác nhau, chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung về thể loại
này: “Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các
anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của
người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại)” [16].
Tóm lại, khái niệm thần thoại là một vấn đề hết sức phức tạp. Mỗi nhà
nghiên cứu lại đưa ra một quan niệm khác nhau dựa trên những lí lẽ riêng của
mình. Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khác nhau thì họ vẫn có những
nhận định giống nhau. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra cách hiểu chung về thần
thoại để giúp cho những người nghiên cứu về thần thoại không bị gặp những
vấn đề rắc rối.
Trần Gia Linh cũng đưa ra khái niệm thần thoại: “Thần thoại là những
chuyện cổ có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc con người, con vật
mang tính thần kì, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của
người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội”
[9;4].
Như vậy có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác
nhau về thể loại thần thoại. Mỗi định nghĩa là một cách hiểu riêng của người
nghiên cứu. Song, tựu chung tại có thể thấy, thần thoại là một thể loại văn học
ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học loài người. Đó là những truyện hoang
đường về các vị thần, về những con người, con vật dựa trên trí tưởng tưởng
phong phú của người nguyên thủy nhằm lí giải các hiện tượng xã hội. Thần

thoại thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội nguyên thủy
muốn tìm hiểu thiên nhiên; muốn vươn lên trong lao động sản xuất và chiến
tranh. Bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có kho tàng thần thoại. Thông qua

11


những truyện thần thoại, nó phản ánh nhận thức của con người thời kì mông
muội. Thần thoại chính là nguồn suối vô tận nuôi dưỡng nền văn học, văn hóa
phát triển.
1.2 . Vài nét về thần thoại Hy Lạp
Theo giáo trình “Văn học thế giới” do Lưu Đức Trung chủ biên định
nghĩa: Thần thoại Hy Lạp là muthos + logos. Trong đó, muthos được hiểu là
câu chuyện, huyền thoại. Còn logos được hiểu là lời nói, học thuyết. Muthos +
logos chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian, truyên miệng, liên quan
tới các chiến công, các truyền thuyết, liên quan tới các thần linh. Hay theo lối
chiết tự có thể hiểu: thần là một kiểu sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm được
con người sáng tạo, tiếp nhận và phản ánh thông qua trí tưởng tượng theo
cách thức lĩnh hội riêng của từng dân tộc; thoại là cách kể về câu chuyện siêu
nhiên đó.
Thần thoại Hy Lạp là cách gọi để chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể
dân gian truyền miệng của người dân Hy Lạp liên quan tới các vị thần, các
anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc, ý nghĩa các hình thức tín
ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của người Hy Lạp xưa. Nó cũng như thần thoại của
các nước khác trên thế giới, dùng trí tưởng tưởng để giải thích tự nhiên và
chinh phục tự nhiên thế nhưng “So với thần thoại các dân tộc khác, thần
thoại Hy Lạp phong phú và đa dạng hơn, đồ sộ và có tính hệ thống cao hơn
và là loại thần thoại hay nhất thế giới” [2;9].
Khi tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp, tác giả Nguyễn Văn Khỏa nhận định:
“Hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh

như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hằng
ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay cả trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã
hóa thân thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã
gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học gần như không

12


có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp đổi tên Latinh với những vị thần
Hy Lạp chính cống” [11;5]. Như vậy, so với thần thoại của các dân tộc khác
trên thế giới, thần thoại Hy Lạp được nhiều người biết tới hơn cả. Thần thoại
La Mã đã sao chép gần như y nguyên thần thoại Hy Lạp, chỉ đổi tên Latinh
cho các vị thần. Ví như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được gọi là thần
Jupiter theo tiếng Latinh trong thần thoại La Mã. Không những thế, thần thoại
Hy Lạp còn là nguồn suối nuôi dưỡng mọi hình thức nghệ thuật khác như:
văn học, sân khấu, hội họa, điêu khắc… ngay từ thế kỉ XVII và cho tới tận
ngày ngay. Thần thoại Hy Lạp cung cấp đề tài, cốt truyện, nhân vật… để từ
đó những nhà văn, nhà viết kịch, họa sĩ, nhà điêu khắc dựa vào đó sáng tác ra
những tác phẩm nghệ thuật riêng của mình. Từ thần thoại Hy Lạp chúng ta
còn có các điển tích, điển cố văn học, có tên các chòm sao…
“Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá
dài. Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000-1100
TCN) đến những buổi thi biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong
những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Dionysos…” [11;8].
Trong quãng thời gian này, thần thoại phát triển gắn liền với các giai đoạn xã
hội lúc bấy giờ. Đó là một quá trình diễn ra rất phức tạp khiến cho thần thoại
đã bị mai một khá nhiều. Tuy nhiên, dù bị mai một đi khá nhiều, nhưng ngày
nay chúng ta vẫn có một kho tàng thần thoại Hy Lạp phong phú. Bởi vì,
những nghệ nhân dân gian aède, rhapsode đã lưu giữ gia tài thần thoại. Họ
sưu tầm và thậm chí là tái tạo lại thần thoại rồi sau đó biểu diễn. Nhờ vậy,

thần thoại đã được lưu truyền và với sự ra đời của chữ viết, thần thoại Hy Lạp
đã được ghi chép lại và “hầu hết nhưng câu chuyện thần thoại còn lại với
chúng ta ngày nay đều do những nhà thơ, nhà viết kịch kể lại, sau này là các
mythographe” [11;14].

13


Truyện thần thoại Hy Lạp thường được chia thành ba loại: Loại thứ nhất
là truyện thần thoại về các gia hệ thần (Loại này tập hợp những truyện kể về
những thế hệ trong gia đình thần linh nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên,
giải thích những quá trình hình thành, vận động và phát triển của vũ trụ. Theo
thứ tự trước sau, có bốn gia hệ thần. Các vị thần già sáng tạo ra thế giới sau
đó các vị thần trẻ lần lượt thay thế các vị thần già cai quản thế giới); Loại thứ
hai là truyện thần thoại về các thành bang (Đây là loại truyện thần thoại có nội
dung giải thích nguồn gốc các thành bang, phản ánh cuộc sống, giải thích các
phong tục tập quán, lễ nghi xã hội của những con người sống trong thành
bang, ca ngợi những vị anh hùng ưu tú trong thành bang....); Loại thần thoại
thứ ba là thần thoại về các anh hùng (Loại truyện này kể về những con người
có sức mạnh, khả năng siêu phàm, trí tuệ thông minh lập nên những chiến
công vang dội). Sự phân chia này thể hiện sự phát triển từ thấp tới cao trong
trình độ tư duy, nhận thức xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Qua truyện thần
thoại của người Hy Lạp, chúng ta có thể thấy ngay từ thời nguyên thủy, người
Hy Lạp đã lấy con người làm thước đo vũ trụ và dùng trí tưởng tượng để lý
giải sự bí ẩn của thế giới xung quanh.
Tóm lại, thần thoại Hy Lạp đóng vai trò rất quan trọng. Hiếm thấy thần
thoại của dân tộc nào trên thế giới lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn
minh nhân loại như thần thoại Hy Lạp. “Không có thần thoại Hy Lạp thì
không có nghệ thuật Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí
mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp” (Mác).

1.3 . Vài nét về thần thoại Việt Nam
Ở Việt Nam, thần thoại xuất hiện khá sớm, “được thoát thai từ triết lý
sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong thời kỳ các thị tộc, bộ
lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức về giống nòi”. Theo Đinh
Gia Khánh, thần thoạị nước ta “nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ

14


và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”. Tức là, ông đã cho rằng thần
thoại Việt Nam có từ trước công nguyên, trước thời Bắc thuộc và trong quá
trình con người, xã hội phát triển, thần thoại đã có sự thay đổi ít nhiều về hình
thức và nội dung cốt truyện. Truyện thần thoại của người Việt đã không còn
giữ được sự nguyên vẹn như lúc ban đầu mới sáng tác.
Thần thoại Việt Nam là tên gọi để chỉ chung những câu chuyện thần
thoại do người Việt Nam xưa sáng tác. Thế nhưng, đất nước Việt Nam có 54
dân tộc anh em cho nên mỗi dân tộc lại có kho thần thoại riêng như thần thoại
dân tộc Việt (Kinh), thần thoại dân tộc Mường, thần thoại dân tộc Tày, thần
thoại dân tộc Thái, thần thoại dân tộc Êđê, thần thoại dân tộc Tây Nguyên…
dẫn tới việc trong truyện thần thoại Việt Nam có nhiều truyện cùng viết về
một vị thần hay cùng giải thích một hiện tượng nào đó nhưng cách lí giải và
đặt tên nhân vật lại khác nhau. Thế nhưng, điểm khác biệt đó không đáng kể
bởi nội dung các câu chuyện vẫn tựa như nhau, chỉ khác vài chi tiết nhỏ.
Trong thần thoại Việt Nam, số lượng thần thoại của dân tộc Việt (dân tộc
Kinh) chiếm tỉ lệ cao nhất. Thần thoại các dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỉ lệ ít
hơn. Thần thoại Việt Nam bị pha trộn với phương Bắc, với thần thoại Trung
Quốc do nghìn năm Bắc thuộc. Song, thần thoại dân tộc Việt chịu sự ảnh
hưởng nặng nề hơn cả.
Ở Việt Nam, hai thể loại là thể loại thần thoại và thể loại truyền thuyết
dễ lẫn lộn với nhau bởi có nhiều câu chuyện bị lịch sử hóa, truyền thuyết hóa,

cổ tích hóa như những chuyện về thời kì Văn Lang, Âu Lạc An Dương
Vương, Thánh Gióng, Thạch Sanh... Theo Nguyễn Đổng Chi trong cuốn
“Lược khảo về thần thoại Việt Nam”, tác giả đã đặt ra câu hỏi: “nhân vật An
Dương Vương có thực hay không có thực?”. Ông đưa ra một loạt các dẫn
chứng: trong truyện “An Dương Vương”, Triệu Đà là nhân vật có thật nhưng
nước Thục, nước Ba Tư lại không thuộc Việt Nam. Và ông cũng nói rằng

15


trong sách sử nước ta không hề nhắc tới cuộc giao tranh giữa Triệu Đà và An
Dương Vương. Vì vậy, khi đọc truyện, người đọc và các nhà nghiên cứu văn
học phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhân vật An Dương Vương có thực hay
không có thực? Và khi nói truyện “An Dương Vương” thuộc thể loại thần
thoại hay truyền thuyết thì cần phải đưa ra được lí lẽ thuyết phục người nghe.
Có nhiều cách để phân chia thần thoại Việt Nam, theo các nhà nghiên
cứu, họ phân chia theo cách truyền thống và chia thần thoại Việt Nam thành
bốn nhóm chính: Nhóm một là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện
tượng tự nhiên (Đó là những câu chuyện kể về sự hình thành vũ trụ, thiên
nhiên, các hiện tượng trong tự nhiên một cách mộc mạc, trong sáng); Nhóm
hai là thần thoại kể về nguồn gốc các loài vật, cây cối, núi, sông…; Nhóm ba
là truyện về nguồn gốc loài người; Nhóm bốn là thần thoại kể về sự chinh
phục thiên nhiên, các anh hùng sáng tạo văn hóa.
Do hoàn cảnh lịch sử - xã hội, do hình thức lưu truyền bằng miệng và
không được ghi chép nên thần thoại Việt Nam bị mất mát khá nhiều. Thế
nhưng các nhà nghiên cứu văn học đã cố gắng sưu tầm, tập hợp lại. Tuy thần
thoại Việt Nam không phải là kho tàng truyện thần thoại đồ sộ thế nhưng thần
thoại Việt Nam vẫn là nguồn tài liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã
hội, phản ánh được một phần nào đó tình trạng sinh hoạt, xã hội của người
Việt cổ và là nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật khác của

người Việt như: hôi họa, sáng tác văn học…
Tiểu kết
Như vậy, qua việc tìm hiểu vấn đề giới thuyết về thần thoại Việt Nam và
thần thoại Hy Lạp, ta đã làm rõ được khái niệm thần thoại, đôi nét về thần
thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Dựa trên khái niệm thần thoại mà các
nhà nghiên cứu đã đưa ra, cùng với đôi nét giới thiệu về truyện thần thoại hai

16


nước đã phần nào cho ta những cơ sở lí luận làm tiền đề đi tìm hiểu rõ hơn
điểm tương đồng và khác biệt giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.

17


Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG
THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP
2.1. Tƣơng đồng về nhân vật
2.1.1. Nhân vật trung tâm trong thần thoại
Tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn ”Phân tích tác phẩm văn học dân gian”
đã viết: “Trong thần thoại, thế giới là thế giới các thần, nhân vật trong đó là
các vị thần, con người chưa có vai trò gì. Đến sử thi, lần đầu tiên, con người
mới thực sự xuất hiện và là nhân vật trung tâm, tuy thế giới các thần vãn ngự
trị. Các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của quan niệm vạn vật đều có
linh hồn, quan niệm thần và người đồng hình, đồng tính của tư duy vốn mang
những nét đặc thù của người thời cổ” [13;72].
Nhân vật trung tâm của thần thoại luôn là các vị thần. Trong xã hội
nguyên thủy, con người bị lực lượng tự nhiên đe dọa. Con người từ việc sợ
hãi các hiện tượng tự nhiên luôn luôn đe dọa mình vì họ không có cơ sở khoa

học để giải thích các hiện tượng tự nhiên nên đã dẫn tới tình trạng con người
sung bái những lực lượng tự nhiên ấy. Chính vì thế, thần được coi là một thực
thể tự nhiên hoặc siêu nhiên, được người đời xem là thiêng liêng và quyền
năng. Thần còn được xem là bất tử, trí tuệ, siêu phàm hơn con người.
Theo giới tính, thần được chia thành nam thần và nữ thần. Không chỉ
riêng trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp mới chia các vị thần
theo giới tính là nam thần và nữ thần. Đọc giả có thể bắt gặp trong tất cả các
câu chuyện thần thoại của các dân tộc trên thế giới đều xuất hiện cả nam thần
và nữ thần. Trong thần thoại Ấn Độ có những vị thần quen thuộc như: nam
thần Shiva, nam thần Brahma, nữ thần Parvati, nữ thần Kali… Hay trong
thần thoại Trung Quốc, xuất hiện các thần như: nam thần Toại Nhân, nam
thần Phục Hy, nữ thần Nữ Oa… Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus, thần
Prométhée, thần Poséidon, nữ thần Héra, thần Apollon, nữ thần Artémis, nữ

18


thần Athéna, thần Hermès, thần Chiến tranh Arès, thần Cupidon, thần thợ rèn
Héphaistos, nữ thần Aprodite…là những cái tên hết sức quen thuộc. Còn thần
thoại Việt Nam, tuy ít người biết đến nội dung truyện nhưng những cái tên
quen thuộc, gần gũi như thần Biển, thần Lửa, thần Núi, thần Mưa, mười hai
bà mụ, nữ thần mặt trời, nữ thần Lúa… thì mọi người vẫn biết.
Xét trên tổng thể, trong thần thoại của Việt Nam và Hy Lạp đều có nam
thần và nữ thần. Không phải ngẫu nhiên các câu chuyện thần thoại đều chia
giới tính của các vị thần thành nam và nữ. Đó là sự nhìn nhận về cuộc sống
xung quanh của người nguyên thủy. Họ thấy con người được chia thành hai
giới tính là nam và nữ thì thần cũng vậy, cũng có nam thần và nữ thần. Dù ở
đâu trên trái đất thì con người buổi bình minh đều cùng nhận thấy điều đó và
phán ảnh lại vào thần thoại bởi thần thoại chính là kết quả của sự tri giác thế
giới xung quanh của người nguyên thủy.

Song, số lượng nam thần trong thần thoại vẫn nhiều hơn số lượng nữ
thần dù là thần thoại phương Đông hay phương Tây. Đây không phải là điều
ngẫu nhiên mà vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có văn hóa trọng nam
khinh nữ. Giờ đây, so với người phương Đông, người phương Tây đã sớm
bình đẳng giới, thậm chí người phương Tây còn có xu hướng coi trọng,
nhường nhịn phụ nữ hơn đàn ông nhưng trước kia nam giới vẫn được coi
trọng hơn nữ giới. Lí do nam giới được coi trọng hơn là bởi họ có ưu thế vượt
trội hơn về thể chất so với nữ giới vì vậy họ làm được nhiều việc, nhiều ngành
nghề hơn. Với cuộc sống nguyên thủy xưa kia, khi chưa có công cụ bằng kim
khí xuất hiện việc sử săn bắn cần phải do người đàn ông thực hiện bởi nó rất
nguy hiểm và vất vả. Khi công cụ bằng kim khí xuất hiện thì vai trò của nam
giới càng được nâng cao. Chính vì thế, trong thần thoại, nam thần được nhắc
đến nhiều hơn các vị nữ thần, đồng thời chức năng của các thần cũng thường

19


×