Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn từ phía giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.26 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi đề tài
IV. Phương pháp thực hiện
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
II. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài
III. Biện pháp thực hiện
1. Tạo hứng thú bằng trò chơi khởi động
2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng lời dẫn vào bài.
3. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào
giờ học .
4 . Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới kiểm tra- đánh
giá
5. Động viên học sinh có ý thức soạn bài mới trước khi đến lớp
IV. Kết quả sau khi thực hiện đề tài
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị

Page 1 of 16

Trang
2
3
3
3
4


5
5
6
10
11
12
13
14
14
14
15


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng căn dặn :
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.
Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các
cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang .”
Như vậy, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
tâm hồn và tính cách của con người.
Ở Điều 27 Luật giáo dục đã khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là:
“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Để đạt được mục tiêu giáo dục đó không phải dễ dàng trong xã hội ngày
nay, khi sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống , tới sự phát triển
nhân cách cũng như là hành động của con người nói chung và đối với lứa tuổi vị
thành niên nói riêng.
Trong nhà trường, môn Ngữ văn là một trong mười ba bộ môn được giảng
dạy cho học sinh giúp học sinh phát triển toàn diện. Nhưng tất cả chúng ta đều
hiểu rằng: môn Ngữ văn không phải là công cụ để răn dạy đạo đức nhưng giá trị
đạo đức mà văn học mang đến là vô cùng to lớn. Trong văn chương, cái tốt, cái
đẹp được tô đậm rực rỡ, sáng chói hơn, còn cái xấu cũng được phóng to, trở nên
đáng khinh ghét, ghê tởm hơn. Nhờ vậy, văn thơ giúp con người thêm yêu cái
tốt, biết trân trọng cái đẹp, chuộng đạo lí và xa lánh, căm ghét cái ác, cái phản
trắc, gian xảo. Văn học chân chính nói như A- rit- xtot: có khả năng thanh lọc
tâm hồn con người, làm cho con người lớn lên. Trong các giờ giảng văn,có lẽ tất
cả giáo viên không chỉ riêng tôi đều lưu ý đến chức năng giáo dục của văn học.
Nhưng điều làm cho hầu hết những giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường học hiện nay đang phải trăn trở là hiện
tượng học sinh không hứng thú học bộ môn này, lười đọc tác phẩm văn học,lười
Page 2 of 16


đọc sách thậm chí có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với giờ học Ngữ văn. Nguyên
nhân là do đâu? Thực tế ở trường tôi cho thấy: học sinh không có hứng thú học
môn Ngữ văn là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên
nhân sau:
- Điểm đầu vào môn Ngữ văn quá thấp.
- Học sinh lười đọc tác phẩm.
- Học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân xuất phát từ phía giáo viên. Vì
vậy,trong đề tài này, tôi xin đề xuất một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh

trong giờ học văn từ phía giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong
giờ học bộ môn này.
II. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm khơi gợi sự hứng thú của học
sinh trong giờ Ngữ văn, giúp cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học
hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho
giờ học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học
đổi mới.
III. Đối tượng và phạm vi đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : học sinh lớp 11a3, 12a10, 12a6, 12a7.
- Phạm vi thực hiện đề tài: năm học 2018-2019
IV. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp so sánh thực nghiệm – đối chứng, đối chiếu: được sử dụng để so
sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng kết.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu
có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi
nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng.
Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị,
doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về
nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logíc tất yếu đòi hỏi
Page 3 of 16


chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn. Một trong những định hướng cơ bản

của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh
viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực
hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư
duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.”
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể
hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri
thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành
các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã
biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và
các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm
tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân
tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần
hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở

thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vận
dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú
trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều
hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu
chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Page 4 of 16


Như vậy, dạy học tích cực chính là việc đổi mới phương pháp dạy và học.
Việc đổi mới này phải xuất phát từ mục đích dạy học bộ môn, từ đối tượng học
sinh đang trực tiếp giảng dạy.
Chính vì vậy,việc đổi mới phương pháp dạy để tạo hứng thú cho học sinh là
một điều thiết yếu cần thực hiện giúp đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác
giảng dạy ở trường phổ thông.
II. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài
Để giúp cho việc đưa ra những biện pháp, phương pháp tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ giảng văn có hiệu quả, tôi thực hiện việc khảo sát hứng thú
học tập của học sinh ở những lớp tôi dạy nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về đối
tượng học sinh các lớp mà tôi đang phụ trách giảng dạy.
Việc khảo sát được tiến hành qua một tiết dạy trên lớp. Trong tiết dạy, tôi
thực hiện phương pháp dạy truyền thống: giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo
trong tiết dạy, chủ yếu giáo viên sử dụng phương pháp thuyết giảng, một vài nội
dung tổ chức thảo luận nhóm. Còn học sinh chủ yếu nghe giảng, ghi chép và trả
lời câu hỏi mà tôi đưa ra. Bài học kết thúc trong sự mệt mỏi của học sinh. Bản
thân tôi cũng thấy rất mệt vì phải làm việc nhiều trong một tiết dạy.
Trong quá trình dạy tôi quan sát việc học tập, thái độ của học sinh. Đồng
thời sau tiết học, tôi đã thực hiện việc khảo sát hứng thú học tập của học sinh trong tiết dạy đó và

kết quả cụ thể là:

Học sinh hứng thú
với bài học

Học sinh không hứng thú
với bài học

Học sinh không có ý
kiến

55 em

35 em

15 em

52,3 %

33,4 %

14,3%

III. Biện pháp thực hiện
Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà
học không bằng vui mà học". Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, tôi
nhận thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt
qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Tôi rất tâm đắc một câu nói của Sếchpia: “ Ước mơ mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng
không bao giờ bay tới mục đích”. Chính vì thế, để giúp học sinh nâng dần chất
lượng học tập và hạnh kiểm, giúp các em đạt được ước mơ của mình. Tôi xin

đưa ra một vài biện pháp giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học Văn giúp
học sinh đạt hiệu quả cao hơn trong học tập như sau:
Page 5 of 16


1. Tạo hứng thú bằng trò chơi khởi động
Phần khởi động không chỉ kích thích chí tò mò của học sinh mà còn định
hướng hoạt động giáo dục cho học sinh.
Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích, người giáo viên có thể
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: xây dựng tình huống có vấn đề, nêu
câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan sát.Trong phần khởi động cần kết
hợp đưa ra những câu hỏi kết nối, giúp học sinh tập trung vào phần chơi khởi
động có hiệu quả. Từ đó giáo viên giúp học sinh giải đáp những thắc mắc và thể
hiện nhu cầu tìm hiểu một vấn đề, một nhiệm vụ chuẩn bị được học tập.
Phần khởi động giúp giáoviên hiểu được những kiến thức, những kinh
nghiệm từ thực tiễn mà học sinh có được trong quá trình học tập.
Phần khởi động theo tôi cần:
- Câu hỏi phải phù hợp,kích thích được trí tò mò và định hướng học sinh
vào bài học mới.
- Học sinh cảm nhận được nhiệm vụ học tập nhẹ nhàng, không xa lạ.
- Giáo viên cần có những dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ
làm gì, trả lời câu hỏi ra sao, sẽ có thắc mắc gì...
Sau đây, tôi xin đưa ra một số trò chơi khởi động mà tôi đã thực hiện trong
một số các giờ dạy.
a. Trò chơi nối dữ liệu ở cột A với dữ liệu ở cột B sao cho phù hợp
* Để chơi trò chơi khởi động này cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên tìm và sắp xếp dữ liệu thành hai cột, đánh số (hoặc kí
hiệu) từ đầu cho đến hết dữ liệu ở hai cột.
- Bước 2: Đưa ra câu hỏi gợi dẫn phù hợp cho từng dữ liệu.
- Bước 3: Học sinh chú ý nghe câu hỏi và nối dữ liệu sao cho phù hợp.

- Bước 4: Giáo viên đánh giá và nhận xét.
* Thực hiện trò chơi
Ví dụ:
Câu hỏi: Nối tên tác phẩm ở cột A với thể thơ phù hợp ở cột B sao cho phù hợp?

A(tên tác phẩm)
B ( thể thơ)
1.Tràng giang ( Huy Cận)
a. Thơ lục bát
2. Sóng( Xuân Quỳnh)
b. Thơ hiện đại
3. Việt Bắc ( Tố Hữu)
c. Thơ Đường luật
4. Chiều tối( Hồ Chí Minh)
d. Thơ song thất lục bát
5. Tây Tiến ( Quang Dũng)
e. Thơ văn xuôi
6. Chinh phụ ngâm ( Đoàn Thị g. Thơ ngũ ngôn.
Điểm)
7. Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm)
Học sinh quan sát các dữ liệu trên hai cột và thực hiện yêu cầu của giáo viên
đưa ra.
Page 6 of 16


Các dữ liệu trên trên khá đơn giản, học sinh có thể xác định dễ dàng,bởi các
tác phẩm trên học sinh đã được học trong chương trình.
Như vậy, qua trò chơi, học sinh có thể ôn lại kiến thức cũ và chuẩn bị tâm
thế tiếp nhận bài mới.
b. Trò chơi ô chữ may mắn


Đây là một trò chơi đã rất quen thuộc với các em trong nhiều giờ học của các
môn khác. Tuy nhiên, trò chơi vẫn rất hấp dẫn học sinh với các ô chữ hàng
ngang và hàng dọc. Vừa kích thích sự khám phá của học sinh, vừa giúp các em
nắm được kiến thức các em đã học và sắp học.
Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra được các ô chữ hàng ngang rồi từ các dữ
liệu đã có để tìm ra từ khóa chính xác ở ô chữ hàng dọc. Mỗi một ô chữ tương
ứng với một câu hỏi gợi tìm. Học sinh dựa vào câu hỏi gợi tìm đó để tìm ra đáp
án chính xác.
Học sinh có thể chọn bất kì một ô hàng ngang nào mà các em cho là bản
thân có thể trả lời được. Mỗi một ô chữ được mở ra, giáo viên có thể động viên
học sinh bằng một món quà nhỏ. Điều đó vừa kích thích, vừa động viên học sinh
trong quá trình học tập.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “ Tôi yêu em” của Puskin, trò chơi khởi động:
“ Ô chữ may mắn” được thực hiện như sau:
Page 7 of 16


- Có 1 ô chữ hàng dọc gồm 8 chữ cái ( Đáp án: Tôi yêu em).
- Có 8 ô chữ hàng ngang
1. Ô thứ nhất gồm có 7 chữ cái: Em hãy cho biết câu thơ sau được trích từ bài
thơ nào của Nguyễn Bính:
“ Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
( Đáp án: Tương tư)
2. Ô chữ thứ 2 gồm 6 chữ cái: Học sinh nghe một đoạn nhạc trong bài hát “ Hà
Đông quê lụa” và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết địa danh được nhắc tới trong
đoạn nhạc đó?
( Đáp án: Hà Đông)
3. Ô chữ thứ 3 có 8 chữu cái: Nhà thơ được mệnh danh là “ Ông hoàng của thơ

tình” là ai?
( Đáp án: Xuân Diệu)
4. Ô chữ thứ 4 có 4 chữ cái: Bài thơ đánh dấu thời điểm Tố Hữu bắt gặp lí tưởng
cộng sản?
( Đáp án: Từ ấy)
5. Ô chữ thứ 5 có 5 chữ cái: Tên nhân vật nam chính trong đoạn trích “ Tình yêu
và thù hận” ( Trích “ Rô- mê- ô và Ju- li- et” )?
( Đáp án: Rô- mê- ô)
6. Ô chữ thứ 6 gồm 9 chữ cái: Đây là một nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các
nhà thơ thời kì chống Mĩ, tác giả bài thơ “ Sóng?
( Đáp án: Xuân Quỳnh)
7.Ô chữ thứ 7 có 7 chữ cái: Em hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết đoạn thơ đó
được trích trong bài thơ nào của Nguyễn Khoa Điềm?
“ Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời,khi như mặt trăng”.
( Đáp án: Mẹ và quả)
8. Ô chữ thứ 8 có 8 chữ cái: Nhà thơ có cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh, có một
tình yêu đơn phương với Hoàng Thị Kim Cúc?
( Đáp án: Hàn Mặc Tử)
Với những trò chơi khởi động như trên, chắc chắn sẽ giúp học sinh hào hứng
hơn trong giờ học. Trò chơi giải ô chữ sẽ tạo sự liên kết khi giải đố cùng nhóm
học sinh khác, vừa tăng vốn từ vựng, vốn kiến thức học sinh đã học, đồng thời
giúp học sinh có thời gian thư giãn. Đây cũng là một cách thú vị để tránh khỏi
sự nhàm chán trong tiết học Ngữ văn mà các em cho là nặng nề nhất.
c. Trò chơi chuyển giao nhiệm vụ
Đây là một trò chơi mà tôi đã thực hiện khá nhiều trong các giờ luyện tập,
thực hành. Vì đây là trò chơi rất phù hợp với kiểu bài này. Qua trò chơi, học sinh
Page 8 of 16



có thể giúp nhau trong quá trình học bài mới và ôn lại kiến thức bài cũ. Đồng
thời giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học văn.
Trò chơi đó thực hiện như sau:
- Bước 1: Chia học sinh thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một số
tự nhiên.
- Bước 2: Giáo viên đề ra thể lệ cuộc chơi.
- Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Bước 4: Học sinh thảo luận nhóm trong 2 phút
- Bước 5: Bốc thăm chọn ra nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 6: Nhóm được chỉ định thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đã giao.
- Bước 7: giáo viên nhận xét, đánh giá.
Ví dụ:
Trò chơi này sẽ thực hiện ở lớp 12a7
- Bước 1: tôi chia lớp 12a7 làm 10 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Lần lượt các
nhóm tương ứng với 10 số tựu nhiên từ 1 đến 10.
- Bước 2: thể lệ cuộc thi như sau:
+ Khi nhận nhiệm vụ giáo viên giao cho, các nhóm thảo luận, trao đổi với
nhau nội dung trả lời trong khung thời gian quy định. Hết thời gian các
nhóm phải dừng việc thảo luận.
+ Nhóm được chỉ định có nhiệm vụ trả lời. Người trả lời phải là học sinh
được cho là yếu nhất nhóm ( vì vậy khi thảo luận, hai bạn còn lại phải làm
sao để bạn mình nhớ câu trả lời).
+ Mỗi nhóm trả lời đúng được cộng 1 điểm, nhóm trả lời sai bị trừ một
điểm. Cuối buổi học, giáo viên tổng hợp điếm, nhóm nào cao điểm nhất sẽ
thắng trong cuộc chơi.
+ Phần thưởng cho mỗi học sinh trong nhóm thắng cuộc là một cái bút.
( Các bước còn lại giáo viên thực hiện như hướng dẫn phía trên) .
Đây là một trò chơi rất đơn giản,nhưng lại có tác dụng kích thích học sinh

trong quá trình học, các em sẽ cảm thấy giờ học trôi qua rất nhanh,không bị
nhàm chán mà cảm thấy rất thú vị vì bản thân được trải nghiệm qua việc chuyển
giao công việc. Đặc biệt giúp các em học sinh yếu cố gắng trong học tập.
2.Tạo hứng thú cho học sinh bằng lời dẫn vào bài.
Ngôn ngữ của lời dẫn vào bài là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi; là
thứ ngôn ngữ có thể làm "kinh động" đến tâm hồn đang phẳng lặng, thái độ
đang thờ ơ của học sinh. Chính vì vậy, lời dẫn vào bài không chỉ định hướng cho
các em bài học mới mà còn khiến các em tập trung hơn khi bắt đầu vào tiết học.
Ví dụ 1: Lời vào bài cho tiết học :“ Phát biểu theo chủ đề” có thể vào bài như
sau:

Page 9 of 16


Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải giao tiếp với những người xung
quanh. Ngoài việc giao tiếp trong gia đình, chúng ta còn giao tiếp ngoài xã hội,
giao tiếp ở cơ quan….Qua hoạt động giao tiếp, chúng ta bày tỏ suy nghĩ, tình
cảm của bản thân nhằm thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình.
Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta thường thấy có hai hình thức giao tiếp đó là:
giao tiếp tự do và giáo tiếp quy phạm. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tiết
học: Phát biểu theo chủ đề- đây là hình thức giao tiếp quy phạm. Bởi vì cuộc
giao tiếp này được thực hiện trong một thời gian và không gian xác định, ngôn
ngữ đảm tính chính xác và có văn hóa.
Ví dụ 2: Lời vào bài cho tiết học :“ Sóng ” của Xuân Quỳnh có thể vào bài như
sau:
Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân
lên thành biết bao lời thơ . Trong chương trình lớp 11, chúng ta đã được đắm
mình trong tình yêu mãnh liệt, rạo rực tràn đầy cảm xúc của “ông hoàng thơ
tình” Xuân Diệu, chúng ta cũng cảm nhận được nỗi đau đớn trong mối tình đơn
phương của Hàn Mặc Tử, một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một

tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, và hôm nay chúng ta đến với bài
thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Ở bài thơ này, chúng ta bắt gặp một cảm xúc tình
yêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc
đời thường.
Ví dụ 3: Lời vào bài cho tiết học :“ Việt Bắc ” của Tố Hữu có thể vào bài như
sau:
Tố Hữu đã từng tâm sự: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về
đất nước và nhân dân tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Chính vì lẽ đó, mỗi
chặng đường thơ của ông đều gắn với những chặng đườn cách mạng của dân
tộc. Mỗi một tác phẩm là tiếng ca hung tráng, là lòng tự hào dân tộc, là trái tim
đâu đớn khi đát nước bị chia cắt… Bài thơ “Việt Bắc” làmột bài thơ - là một bản
tình ca về quê hương Tổ quốc và người dân đất Việt.
Ví dụ 4: Lời vào bài cho tiết học :“ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân có
thể vào bài như sau:
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê
dịch”. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm
đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất
vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. Những trang viết hay
nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc
Page 10 of 16


những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sông
Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trang
văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng
cũng rất trữ tình và lãng mạn.
Ví dụ 5: Lời dẫn vào bài tiết học về bài thơ “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm)
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
( Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi)
Tình yêu quê hương đất nước, tổ quốc là một tình yêu dạt dào, chứa nhiều
cảm xúc, không có ngòi bút nào có thể diễn tả nổi. Thông qua những bài thơ hay
về quê hương đất nước, tổ quốc con người, mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được một
phần rất riêng về tình yêu dành cho quê hương, tổ quốc của mình và nhớ lại
những buổi chiều tà cùng bạn đi chăn trâu, những chùm khế ngọt, những buổi
tắm ao, tắm hồ, lắng nghe tiếng sáo, tiếng diều buổi chiều hè ... Tất cả đều là
những hình ảnh rất đỗi thân thương. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ có một
cảm nhận về đất nước rất riêng, rất độc đáo bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm.
Như vậy, trước khi vào nội dung bài mới, nên có những lời vào bài như
vậy,sẽ giúp học sinh chú ý ngay từ những phút đầu tiên của tiết học.
3. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào giờ học.
Mỗi một giáo viên ngoài vai trò là người thầy ra thì còn có vai trò là một
người mẹ, người vợ, người chồng…. chính vì vậy trong cuộc sống cũng phát
sinh rất nhiều những bức xúc. Những bức xúc đó ảnh hưởng không nhỏ tới cảm
hứng của giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Vì thế, khi lên lớp mỗi
giáo viên cần cần kiềm chế những bức xúc trong cuộc sống, giữ tâm trạng tốt,
tươi tắn. Không nên mang những bức xúc cá nhân nảy sinh trong cuộc sống khi
lên lớp.
Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí
lớp học. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát
động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo
Page 11 of 16



bầu không khí thân thiện, gần gũi với học sinh và đồng thời cũng phát động
phong trào “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làm
theo”. Vậy để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ý
về thái độ và tác phong, lời nói, hành động phải có tính chuẩn mực, nhất là giáo
viên Văn.
Và nếu tình trạng đó kéo dài không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho học
sinh cũng có những suy nghĩ không tốt và thậm chí sẽ buồn theo, chán nản theo
tâm lý của thầy cô giáo. Như vậy mỗi giáo viên cần tạo một không khí vui vẻ
trước khi tiến hành bài học sẽ tạo sự hưng phấn cho học sinh, nhất là tâm lý học
sinh THPT rất nhạy cảm.
Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú cho
học sinh. Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạo nên sự gần gủi,
thân tình, yêu mến, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗi khi đến giờ học
môn Ngữ văn. Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nào thì cũng đồng
nghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ lạnh
nhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngại giao
tiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt được
mục đích của giáo dục.
4. Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đổi mới kiểm tra- đánh giá
- Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Là
khâu cuối cùng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả của học sinh. Giúp giáo viên
có thể kiểm soát việc học của học sinh nhằm phân loại học sinh, đánh giá quá
trình học, từ đó đưa ra những biện pháp tích cực trong việc đổi mới phương
pháp giảng dạy.
- Mục đích của kiểm tra, đánh giá:
+ Dự báo khả năng của học sinh.
+ Việc kiểm tra giúp giáo viên thu được những thông tin ngược từ học sinh. Từ
đó phát hiện thực trạng của học sinh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
+ Việc kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu và

điều chỉnh cách dạy của mình.
- Nhưng việc kiểm tra đánh giá hiện nay còn nặng nề, coi trọng quá mức kết quả
vì chạy theo thành tích,khiến giáo viên thấy áp lực còn học sinh không có hứng
thú.
Vì vậy, khi giảng dạy, tôi đã thay đổi linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh
giá.Cũng có khi tôi thực hiện việc kiểm tra miệng trong những phút đầu giờ học,
cũng có khi tôi kiểm tra trong quá trình học bài mới, kiểm tra kết quả học sinh
chuẩn bị bài ở nhà. Trong quá trình giảng bài mới, tôi thường nêu ra câu hỏi gợi
Page 12 of 16


mở để thu hút quá trình học tập của các em. Và khi câu hỏi được tôi nêu ra mà
có nhiều học sinh xung phong trả lời và có câu trả lời đúng thì đó là điều rất
thành công của tiết học. Những trường hợp như vậy cũng có thể động viên bằng
điểm cho các em. Như vậy,vừa giúp học sinh thấy thoải mái, vừa tạo hứng thú
cho học sinh.
5. Động viên học sinh có ý thức soạn bài mới trước khi đến lớp
Mỗi một ngày, học sinh chỉ cần bỏ ra 15 phút để chuẩn bị bài mới , đọc qua
tất cả những nội dung cần học trong buổi học sau giúp học sinh hiểu nhanh
hơn khi giáo viên truyền đạt. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật sự rất quan
trọng, ngoài ra nó còn giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài
học. Từ đó xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung vào học sâu hơn.
Hành động này sẽ giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học bởi ngồi trên lớp
chỉ có 45 phút một tiết học nếu khi đó học sinh mới đọc bài thì ngoài việc bỏ lỡ
bài giảng của giáo viên mà kiến thức học sinh nhận được cũng bị hạn chế.
Một điều quan trọng khác là: khi đọc trước bài ở nhà học sinh sẽ nắm bắt
được phần kiến thức nào là trọng tâm của bài. Gạch ra những vấn đề còn thắc
mắc để từ đó đặt câu hỏi cho giáo viên. Thay vì lên lớp đợi giáo viên phân tích
nội dung bài học, cách học này không chỉ giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn mà
còn hiểu bài kỹ hơn nhờ nhận được những giải đáp của mình từ giáo viên về

những điều mình chưa hiểu, vẫn còn thắc mắc.
Nếu học sinh đã chuẩn bị bài trước ở nhà sẽ có thể tham gia vào bất kỳ nhóm
nào mà không phải e ngại, sự chăm chỉ của học sinh cũng sẽ giúp nhóm làm việc
hiệu quả và chất lượng hơn, tránh sai sót và lạc hướng vấn đề.
Chính vì điều đó, cuối mỗi giờ dạy, tôi thường dành ra 3 phút để hướng dẫn
học sinh học bài và chuẩn bị bài mới của giờ sau.
Ví dụ: Khi học tiết học “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ),
tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị một số nội dung như sau:
- Đọc kĩ tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích trong sách giáo khoa.
- Nội dung của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Các
nhân vật đã đưa ra những lí lẽ như thế nào để bảo vệ mình? Phần thắng
nghiêng về nhân vật nào? Ý nghĩa của cuộc đối thoại đó?
- Hồn Trương Ba cho rằng: “ Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn,
trong sạch, thẳng thắn”. Điều đó có đúng không? Hãy tìm ra câu trả lời
qua mà đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia
đình?
- Trương Ba đốt hương gọi Đế Thích xuống và đưa ra những lí lẽ của
mình.Trương Bày tỏ: “…..Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy phân tích
Page 13 of 16


sự giác ngộ của Trương Ba qua những lời thoại của ông với Đế Thích để
thấy rõ điều đó?
Từ những gợi ý, định hướng học bài như trên, học sinh có thể tìm hiểu trước
ở nhà, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn trong giờ học bài mới.
IV. Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Sau một năm học thực hiện các phương pháp trên, tôi đã đạt được một số
mục tiêu đã đề ra. Các em học sinh trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy đã có
những bước chuyển biến tích cực trong giờ giảng văn. Các em chủ động học bài
và làm bài ở nhà. Lên lớp cũng tích cực hoạt động và xây dựng bài hơn. Và điều

đặc biệt, các em đã có ý thức giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và rèn luyện.
Điều mà tôi thấy hạnh phúc hơn cả là các em gần gũi với tôi hơn trong quá trình
học. Các em chủ động hỏi bài, không còn rụt rè như trước. Điều đó giúp tôi có
động lực hơn trong quá trình giảng dạy của mình.
Kết quả thực hiện như sau:
Học sinh hứng thú
70 em

Học sinh không
hứng thú
30 em

Học sinh không có
ý kiến
5 em

66,7 %

28,5 %

4,8 %

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận
“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp
công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con
người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”.( Vijaya Lakshmi Pandit )
Chính vì lẽ đó giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành
tâm hồn và tính cách của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Để có
thể hoàn thành tốt công việc của mình giáo viên nói chung luôn cần trau dồi và

học tập không ngừng, luôn có sự sáng tạo trong phương pháp dạy học. Nhằm
góp phần tạo nên một đội ngũ lao động có năng lực hành động, tính sáng tạo,
năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Giáo viên giảng dạy là người chịu trách nhiệm về kết quả lớp mình phụ
trách giảng dạy. Vì vậy, khi trực tiếp giảng dạy môn học, giáo viên giảng dạy
cần xây dựng và sử dụng những phương pháp dạy tích cực nhằm kích thích
hứng thú học bộ môn. Đồng thời với việc tổ chức dạy học, giáo viên bộ môn
cũng cần chú trọng rèn luyện đạo đức, tác phong, kĩ năng sống cho học sinh. Vì
Page 14 of 16


vậy, chỉ có giáo viên thực sự yêu thương học sinh như con của mình và tâm
huyết với nghề mới có thể làm tốt công việc của mình.
II. Kiến nghị
- Trong thời gian tới những nhà quản lý giáo dục cần quan tâm và chỉ
đạo sâu sát hơn nữa mang tính vĩ mô đối với bộ môn học này.
- Có những giải pháp phù hợp và định hướng cụ thể, kịp thời hơn nữa để giúp
cho những giáo viên giảng dạy bộ môn này thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc đưa ra một số giải pháp tạo sự
hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn.
Với những giải pháp như trên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc
kết từ kinh nghiệm chủ quan của cá nhân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy giáo, cô giáo và Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do tôi tự viết , không
sao chép nội dung của người khác.

Cao Thị Thúy


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Page 15 of 16


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------- *** ---------Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10- NXB Giáo dục năm 2006.
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11- NXB Giáo dục năm 2006 .
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 – NXB Giáo dục 2006.
Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 11.
Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 12.
Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT - Nhà
xuất bản giáo dục.

Page 16 of 16



×