Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy chế đánh giá thi đua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.71 KB, 5 trang )

DỰ THẢO
QUY CHẾ
THI ĐUA-KHEN THƯỞNG
CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này nhằm cụ thể hóa các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn thi đua, khen
thưởng của Nhà nước, của Sở GD-ĐT Phú Yên áp dụng trong phạm vi trường THPT chuyên Lương
Văn Chánh, với mục tiêu đổi mới phương thức đánh giá chất lượng cán bộ, giáo viên, công nhân
viên chức theo hướng công khai, dân chủ, công bằng; khuyến khích mọi cán bộ, giáo viên, công
nhân viên chức trên các cương vị công tác luôn cố gắng thi đua vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Áp dụng đối với cán bộ, GV, CNVC đang làm việc tại trường THPT chuyên Lương Văn Chánh.
Điều 3. Hình thức tổ chức thi đua.
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua được tổ chức thực hiện hàng quý, hàng năm nhằm
thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác năm học đề ra.
2. Thi đua theo đợt là hình thức thi đua được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ công tác, trọng tâm
theo từng giai đoạn và thời gian xác định.
Điều 4. Phát động thi đua.
Hiêu trưởng và thường trực hội đồng thi đua, căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác để có hình
thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp; các tổ chức Công đoàn, Hội chữ thập đỏ, Đoàn Thanh
niên CS HCM có trách nhiệm tuyên truyền động viên và phối hợp để tổ chức các phong trào thi
đua.
Điều 5. Đăng ký thi đua.
Đầu năm học, BCH công đoàn, các tổ công đoàn phối hợp với tổ CM tổ chức cho tập thể và
cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua của năm học để phấn đấu và làm cơ sở bình xét cuối năm.
Bảng đăng ký thi đua của các tập thể và cá nhân gửi về Bộ phận Thi đua -Khen thưởng của trường
để tổng hợp, theo dõi và làm căn cứ xét danh hiệu thi đua cuối năm. Tập thể, cá nhân nào không
đăng ký thi đua thì không xét tặng danh hiệu thi đua.


Điều 6. Tổng kết phong trào, đánh giá kết qủa thi đua từng đợt hay cả năm sẽ tiến hành tổng
kết đánh giá hiệu quả đạt được, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu
biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 7. Nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng.
1.Việc xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng thường xuyên từng học kỳ và cả năm phải
căn cứ vào biểu điểm thi đua của cá nhân chấm ở từng HK và cả năm. Số điểm thi đua là kết quả
tổng hợp đánh giá mức độ chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của GV, CB-CNV; tinh thần đoàn kết tương trợ phối hợp
trong công tác; tham gia các phong trào thi đua; kết quả của việc học tập chính trị, văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ, rèn luyện tu dưỡng về đạo đức lối sống và năng lực lãnh đạo, điều hành.
2. Căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải
có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.
3. Bình xét công khai, chính xác, bảo đảm khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng thành
tích.
4. Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thường xuyên được bình xét vào dịp
cuối năm. Các hình thức khen thưởng đột xuất được bình xét sau mỗi đợt thi đua từng HK hoặc sau
1
khi phát sinh hành động, đạt thành tích cao được khen thưởng kịp thời.
Điều 8. Trách nhiệm Hội đồng Thi đua-Khen thưởng :
1. Xem xét, thẩm định, bình xét, đề xuất các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
2. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của
năm học.
3. Hướng dẫn, tổ chức việc triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng
của cấp trên.
4. Tham mưu giúp Hiệu trưởng, tổng kết các phong trào thi đua; đúc rút, phổ biến kinh
nghiệm và nhân rộng phong trào thi đua, gương điển hình tiến tiến trong toàn trường.


Chương II

DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 9. Danh hiệu thi đua.
1. Danh hiệu thi đua cá nhân gồm:
a. Lao động tiên tiến
b. Chiến sĩ thi đua cơ sở
c. Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ
d. Chiến sĩ thi đua toàn quốc
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
a. Tập thể lao động tiên tiến
b. Tập thể lao động xuất sắc
c. Cờ thi đua của Tỉnh, Bộ
d. Cờ thi đua của Chính phủ
Điều 10. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân.
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
Danh hiệu Lao động tiên tiến, được xét công nhận mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc
năm cho các cá nhân là cán bộ, GV, CNVC trong nhà trường đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 24 Luật thi đua, khen thưởng.
a.Trong năm, cá nhân có đăng ký thi đua nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ (bao gồm hoàn thành
số lượng và chất lượng các công việc được giao) mới được xét công nhận danh hiệu Lao động tiên
tiến.
b.Những cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, phải là người đạt năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao trong công tác được giao, được bình chọn trong số những người hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
+Các đối tượng trên trong một năm nếu nghỉ làm việc từ 02 tháng liên tục trở lên (tính từ 40
ngày trở lên theo chế độ làm việc) thì không thuộc diện xem xét, bình bầu danh hiệu Lao động tiên
tiến.
+Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở
lên, chấp hành tốt các quy định của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác
tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến.

+Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên, thì năm
đó được xếp tương đương danh hiệu Lao động tiên tiến và làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi
đua, khen thưởng khác.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét công nhận mỗi năm một lần vào thời điểm kết
thúc năm cho các cá nhân đạt cả 02 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định
số 121/2005/NĐ-CP.
2
Việc bình xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở phải lựa chọn cá nhân xuất sắc, tiêu biểu
trong số những cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, các cá nhân đó nhất thiết phải có sáng
kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học công nghệ mới; có các giải pháp
hữu ích, áp dụng sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính …để nâng cao năng
suất lao động, hiệu suất công tác của cơ quan, đơn vị.
Cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc có các giải pháp hữu ích.... phải được Hội đồng
khoa học (Hội đồng sáng kiến) cấp cơ sở xét công nhận.
3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hoặc cấp Bộ, đoàn thể Trung ương:
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, đoàn thể trung ương, tỉnh, được xét tặng thường xuyên
hàng năm.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, tỉnh, chỉ xét chọn từ những cá nhân xuất sắc, tiêu biểu,
có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, trong số những cá nhân đã 03 lần liên tục đạt
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và thành tích, sáng kiến của cá nhân đó có ảnh hưởng đối với Bộ,
ngành, địa phương. (Xếp lại A)
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được lựa chọn phong tặng cho những cá nhân tiêu biểu
có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc có giải pháp công tác mang lại hiệu quả cao, trong số những cá
nhân 02 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh và thành tích, sáng kiến của
cá nhân đó có ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc.
.
Điều 11. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể.
1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”: được xét tặng hàng năm cho các tập thể đạt 04
tiêu chuẩn sau:

a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân
bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”: được xét và đề nghị cấp trên công nhận cho các
tập thể đạt 05 tiêu chuẩn sau:
a. Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”;
b. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70%
cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình
thức cảnh cáo trở lên;
e. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tỉnh”, được xét và đề nghị cấp trên tặng cho các tập thể đạt 03
tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm: là tập thể tiêu
biểu xuất sắc của cấp tỉnh, bộ;
b. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc tỉnh, bộ học tập.
c. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ
nạn xã hội khác.
4. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”: được xét và đề nghị cấp trên tặng cho các tập thể
đạt 03 tiêu chuẩn sau:
a. Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc;
b. Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;
c. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng
và các tệ nạn xã hội khác.
3


Chương III
BIỂU ĐIỂM THI ĐUA VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

Điều 12. Để giúp việc đánh giá xếp loại thi đua bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng
và sát thực tế, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Hội đồng thi đua-khen thưởng xây dựng tiêu chí
chấm điểm thi đua cho cán bộ, GV, CNVC nhà trường. Đối với Tổ trưởng, ngoài chấm điểm thực
hiện công tác chuyên môn, còn phải chấm điểm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý (có tiêu chí
chấm điểm chi tiết kèm theo).

Điều 13. Phương pháp chấm điểm thi đua.
Tiêu chí chấm điểm thi đua bao gồm 6 phần, mỗi phần trong biểu điểm đều được lượng hóa
thành điểm cụ thể; cán bộ, GV, CNVC căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, mức độ hoàn thành để
chấm điểm cho mỗi cột điểm trong biểu điểm theo quy định:
+ GV: Tính điểm đầy đủ các mục theo các tiêu chí
+ CB, CNVC: Chỉ tính điểm ở các phần I (4 mục), phần II (8 mục) và phần IV, phần V (nếu có).
Riêng phần III chỉ tính điểm ở mục 3.14 và 3.15
* Điểm trung bình xếp loại thi đua cuối năm = Tổng điểm của 2 HK
2


Chương IV
QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ,
BÌNH XÉT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 14. Quy trình đánh giá, bình xét thi đua
1. Phần đánh giá cá nhân:
Căn cứ vào kết quả công tác trong từng HK và thang điểm chi tiết tại “Tiêu chí chấm điểm
thi đua” để tự chấm điểm vào cột “Tự đánh giá”.
Sau đó, cá nhân lấy điểm tổng/ HK (xét HK) hoặc trung bình cộng cả năm để tự xếp loại thi

đua năm học theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
2. Phần đánh giá của tổ
- Căn cứ kết quả công tác trong từng HK hoặc cả năm của cá nhân; đối chiếu với kết quả tự
chấm điểm của từng thành viên trong tổ tại “Biểu điểm thi đua”, tổ trưởng tổ chức công khai chấm
điểm trong tổ và ghi tại cột “Phần đánh giá của tổ”. Kết quả chấm điểm của tổ phải được công khai
trong cuộc họp xét thi đua của tổ.
Hồ sơ gửi về Hội đồng thi đua trường gồm: Biên bản họp xét thi đua của tổ; Các phiếu chấm
điểm của từng cá nhân; danh sách đề nghị xét danh hiệu thi đua cá nhân, danh hiệu thi đua của tổ.
Danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng.
3. Phần đánh giá của Hội đồng thi đua nhà trường
- Phần tự đánh giá của cá nhân và đánh giá của tổ là cơ sở để hội đồng thi đua xem xét và
kết luận.
- Hội đồng thi đua đánh giá khách quan và công khai kết quả xếp loại tại bảng thông báo.
- Mọi ý kiến khiếu nại liên hệ trực tiếp Hiệu trưởng và thư ký Hội đồng. (gửi đơn)

Chương V
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
4

Điều 15. Quỹ thi đua khen thưởng.
Lập quỹ thi đua khen thưởng của Cơ quan Sở và đơn vị trực thuộc theo quy định tại khoản 2 Điều
66 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, Thông tư số 73/2006/TT-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn việc trích lập và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng theo Nghị định số 121/2005/NĐ-
CP.
Điều 16. Chế độ khen thưởng.
Cá nhân, tập thể ngoài việc được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đều kèm
theo một khoản tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 121/2005/NĐ-CP.


Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường THPT chuyên Lương Văn Chánh có trách
nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 18. Ban thi đua nhà trường, tổ trưởng các tổ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức, đoàn thể trong nhà trường duy trì thường xuyên các phong trào thi đua trong đơn vị. Phát
hiện kịp thời các đối tượng có thành tích xuất sắc để đề nghị khen thưởng.
Điều 19. Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế hoặc yêu cầu công tác, Quy
chế này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU TRƯỞNG
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×