Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện bố trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG THẾ MẠNH

PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH
QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 8.31.01.05

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 2: TS. TRẦN TỰ LỰC

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 2 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bố Trạch là một trong số các huyện có vị trí đặc biệt, nằm ngay ở
của ngõ Bắc thành phố Đồng Hới, thủ phủ của tỉnh Quảng Bình. Có
diện tích trãi rộng từ Tây sang Đông, chiếm toàn bộ chiều ngang của
Việt Nam. Nơi đây, một phần di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc
gia Phong Nha Kẽ Bàng nằm ở huyện này. Huyện Bố Trạch có diện
tích tự nhiên 2.124 km2.
Cây công nghiệp lâu năm bao gồm cao su, hồ tiêu, chè, thông
v.v… hiện nay đã và đang phát triển mạnh trên nhiều xã của huyện.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất ổn và thiếu vững chắc. Việc đánh giá
đúng tình hình phát triển với những mặt mạnh yếu làm cơ sở định
hướng phát triển rất cần thiết.
Thực tế hiện nay đang nổi lên một vấn đề rất đáng quan tâm đó là
người dân bỏ ruộng, bỏ đất đai hoang hóa, không làm sản phẩm nông
nghiệp nữa mà chuyển sang ngành nghề khác. Đây là thực trạng đáng
báo động bởi lẽ khi toàn cầu đang quan tâm đến vấn đề an ninh lương
thực mà Việt Nam là một nước nông nghiệp thì không thể để tương lai
phải nhập khẩu lương thực. Không thể để một nước nông nghiệp mà
người dân bỏ tài nguyên đất đai quý giá để rồi phải nhập khẩu nguyên
liệu từ ngành nông nghiệp để sản xuất chế biến là điều không thể chấp
nhận. Chúng ta không thể lặp lại điệp khúc của các nước Châu Âu là
người nông dân bỏ làng quê ra thành phố sinh sống kéo theo bao hệ lụy
và làm mất cân bằng dân số giữa các vùng miền.

Sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng và phát triển cây
công nghiệp lâu năm đang được nhà nước quan tâm, chú trọng và có

nhiều giải pháp để phát triển. Bởi lẽ đây là khu vực cung cấp nguyên
liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.


2
Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp
được nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hóa, mở rộng thị trường ra thế giới.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy trong 7 huyện, thành phố của
tỉnh Quảng Bình cho thấy Bố Trạch là một huyện có điều kiện tự
nhiên về đất đai, vị trí địa lý, khí hậu và hệ sinh thái thuận lợi để phát
triển cây công nghiệp lâu năm phù hợp với phát triển kinh tế gò đồi.
Vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển cây công nghiệp lâu năm
trên địa bàn huyện Bố Trạch ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về về phát triển nông nghiệp luận
văn đánh giá, phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp Minh
Hóa từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện này
thời gian tới
Mục tiêu cụ thể
Khái quát được lý luận phát triển cây công nghiệp lâu năm; Đánh
giá được tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm trên
địa bàn huyện Bố Trạch;
Đưa ra được các giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm
trên địa bàn huyện Bố Trạch.
3. Câu hỏi, giả thiết nghiên cứu
- Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn
huyện Bố Trạch như thế nào?
- Cần phải sử dụng những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển

cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Bố Trạch trong những
năm trước mắt, tạo cơ sở cho cho sự phát triển bền vững?


3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Phạm vi cây lâu năm gồm: cao su, hồ tiêu. Phạm vi không
gian: Huyện Bố Trạch 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài không sử dụng một phương pháp riêng mà kết hợp sử
dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau: .
Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài chỉ sử dụng số liệu thức cấp và được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau như:
Niên giám thống kê huyện Bố Trạch từ 2014-2018
Báo cáo Kinh tế xã hội của UBND huyện Bố Trạch từ 2014-2018
Báo cáo sản xuất nông nghiệp huyện Bố Trạch từ 2014-2018 Sở
Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình
Sau đó học viên tổng hợp xử lý để viết luận văn
Phƣơng pháp phân tích
Đề tài không sử dụng một phương pháp riêng mà kết hợp sử
dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau: .
5.2.1 Phương pháp khái quát hóa
Khái quát hóa là dùng những câu cú xúc tích, đơn giản, làm sáng
tỏ một vấn đề về Phát triển cây công nghiệp lâu năm để cung cấp cho
người khác nội dung vấn đề từ một hay nhiều khía cạnh khác nhau
và sáng tỏ hơn. Càng đi sâu và càng đi rộng ta càng tạo ra khung
cảnh sát thực của vấn đề hơn.
Phương pháp này được sử dụng ở chương 1 và 2 và 3 để giải
quyết mục tiêu 1 và 2 của đề tài

5.2.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này cho phép học viên cách thức thu thập và sử lý


4
số liệu dưới nhiều dạng khác nhau qua đó phản ánh những biến
động, xu hướng thay đổi của các hiện tượng.
Cụ thể, Ở đây sẽ sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân
gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển
liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số bình quân để phản ánh
thực trạng vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng thay đổi
của các hiện tượng về Phát triển cây công nghiệp lâu năm Huyện Bố
Trạch …Cũng như các biểu hiện việc áp dụng các chính sách để phát
triển cây công nghiệp lâu năm.
Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 và 3 để giải quyết
mục tiêu 2 và 3 của đề tài.
5.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét biểu hiện, diễn
biến của đối tượng nghiên cứu với chính nó theo thời gian và các sự
kiện cùng loại ở các địa bàn khác có cùng bối cảnh để thấy được bản
chất và xu thế chính của đối tượng.
Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp này để xem xét
tình hình Phát triển cây công nghiệp lâu năm Huyện Bố Trạch theo
thời gian và với các tỉnh khác của Việt Nam để thấy rõ những thành
công và hạn chế của sự phát triển này.
Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 để giải quyết mục
tiêu 2 của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền
vững, trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập

trung để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hoá cao từ khâu làm đất đến
thu hoạch nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng


5
tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự
nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị
trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triển một số
cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu, thông, keo...
Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; đa dạng hoá các sản
phẩm nông nghiệp. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng,
chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ
rừng và bảo vệ môi trường sinh thái;
7. Kết cầu của đề tài:
Đề tài có kết cấu 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp lâu năm
Chương 2 Thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG

NGHIỆP LÂU NĂM
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm là cây công nghiệp có chu kỳ kinh
doanh dài có thể nhiều năm và sản phẩm của nó được sử dụng làm
đầu vào cho công nghiệp chế biến như cao su, hồ tiêu, cà phê, chè,
điều…
Khái niệm về phát triển cây công nghiệp lâu năm
Phát triển cây công nghiệp lâu năm là các nỗ lực thực hiện chính
sách để mở rộng quy mô và năng lực sản xuất cây trồng này theo
hướng chuyển dần từ lượng sang chất dựa vào các yếu tố khoa học
công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng và năng suất. Phát triển cây
công nghiệp lâu năm thể hiện trên các nội dung sau đây: Bảo đảm
các yếu tố đầu vào phát triển cây công nghiệp lâu năm; Tổ chức tốt
sản xuất cây cây công nghiệp lâu năm; Bảo đảm cơ cấu cây công
nghiệp lâu năm và Bảo đảm tiêu thụ sản phầm cây công nghiệp lâu
năm.
1.1.2. Đặc điểm cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp là một trong những cây trồng có chu kỳ sinh
trưởng và kinh doanh dài gắn với điều kiện tự nhiên thích hợp với nó
và đòi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật cao.
1.1.3. Vai trò của phát triển cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm không chỉ có vai trò lớn với sự phát
triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào tạo


7
ra nhiều sản lượng hơn, tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra
việc làm và thu nhập cho lao động.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU

NĂM.
1.2.1. Gia tăng các yếu tố đầu vào phát triển cây công
nghiệp lâu năm
Quy mô sản xuất cây công nghiệp lâu năm là kết quả hoạt động
sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong một thời kỳ nhất định và thể
hiện bằng khối lượng sản phẩm được tạo ra trong thời gian nhất
định. Đây là kết quả quá trình phân bổ sử dụng các yếu tố nguồn lực
trong sản xuất cây công nghiệp này. Theo thời gian việc phân bổ sử
dụng nguồn lực trong sản xuất cây công nghiệp này thay đổi khiến
sản lượng sản phẩm tạo ra cũng thay đổi.
Lý thuyết phát triển kinh tế nói chung, lý thuyết hàm sản xuất
hay mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng đều khẳng
định tầm quan trọng của các yếu tố nguồn lực. Vì chính các nguồn
lực là yếu tố cơ bản để tiến hành các hoạt động sản xuất trong các
ngành kinh tế nói chung và sản xuất cây công nghiệp lâu năm nói
riêng, chúng không chỉ quyết định quy mô mà còn cả năng suất tức
là quyết định mức sản lượng được tạo ra.
Huy động phân bổ sử dụng nguồn lực theo chiều rộng là tăng
nguồn lực vốn, lao động hay đất đai…tăng quy mô sản xuất. Nhờ
nguồn lực tăng lên chẳng hạn như gia tăng diện tích đất đai trồng cây
công nghiệp lâu năm và duy trì năng suất không đổi thì sản lượng
cũng cao hơn. Ngược lại phân bổ sử dụng nguồn lực theo chiều sâu
chủ yếu dựa vào thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giống mới có
năng suất cao hay thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ..tổ chức quản


8
lý sản xuất tốt hơn, trình độ lao động cao hơn…Những thay đổi này
khiến sản lượng cây công nghiệp lâu năm trên mỗi đơn vị diện tích
tăng lên hay giảm lượng sản phẩm hao hụt do công nghệ sau thu

hoạch không tốt. Cũng nhờ tiến bộ kỹ thuật mà cho phép tăng giá trị
của sản phẩm cây công nghiệp này cao hơn.
Tiêu chí:
- Diện tích đất và mức tăng diện tích đất cho sản xuất cây công
nghiệp lâu năm
- Lượng và mức tăng vốn cho sản xuất cây công nghiệp lâu năm
- Lượng và mức tăng lao động cho sản xuất cây công nghiệp lâu
năm
- Tỷ lệ giống mới trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm
- Giá trị và mức tăng giá trị các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất
cây công nghiệp lâu năm.
1.2.2. Tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm theo
hƣớng hiện đại
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lượng
đầu ra hay quy mô sản xuất nông nghiệp. Các mô hình phát triển
nông nghiệp đặc biệt là mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng
quá trình này gắn với quá trình thay đổi tổ chức sản xuất nông
nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ gia đình chuyển dần tới mô
hình trang trại chuyên môn hóa cao. Điều này cũng thể hiện qua mô
hình phát triển sản xuất nông nghiệp của SS Park (1992) sau này.
Các trang trại phát triển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô
hình hợp tác xã sẽ được áp dụng.
Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất này cũng sẽ bảo
đảm cho nguồn lực được phân bổ và sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp một cách có hiệu quả và kết quả là năng suất nông nghiệp


9
tăng lên và sản lượng nông nghiệp do đó mà tăng lên. Kinh nghiệm
từ mô hình sản xuất nông nghiệp của các nước Tây Âu cho thấy điều

đó (Bùi Quang Bình (2006)).
Xu thế tất yếu hiện nay trong phát triển cây công nghiệp lâu năm
là phát triển mô hình trang trại và doanh nghiệp sản xuất làm hạt
nhân để liên kết những hộ sản xuất tiểu điền trong tất cả các khâu sản
xuất. Do đó Tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm theo hướng
hiện đại là áp dụng mô hình trang trại và doanh nghiệp trong sản
xuất cây công nghiệp lâu năm.
Tiêu chí:
- Mức tăng tỷ lệ trang trại hay doanh nghiệp trong kinh doanh
cây công nghiệp lâu năm chủ lực;
- Mức tăng tỷ lệ doanh thu của các trang trại hay doanh nghiệp
trong kinh doanh cây công nghiệp lâu năm chủ lực
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp lâu năm theo
hƣớng hợp lý
Cơ cấu cây lâu năm phản ảnh mối quan hệ giữa các loại cây lâu
năm cả về sản lượng và đầu vào. Cơ cấu này thể hiện qua tỷ trọng
giá trị sản xuất và tỷ trọng diện tích sản xuất của từng cây trồng
trong tổng giá trị sản xuất và diện tích chung của cây công nghiệp
lâu năm.
Chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp lâu năm theo hướng hợp lý
là sử thay đôỉ của các bộ phận cấu thành trong sản xuất cây công
nghiệp lâu năm phù hợi với yếu cầu của nền kinh tế và nhu cầu thị
trường góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cầu trồng này.
Cây công nghiệp lâu năm có nhiều loại khác nhau như cao su, cà
phê, hồ tiêu, điều, chè, ca cao…Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
chất đất ở mỗi vùng có phù hợp với từng loại cây. Nên mỗi địa


10
phương sẽ có một cơ cấu các loại cây công nghiệp lâu năm khác

nhau với quy mô của mỗi loại khác nhau.
Trong cơ cấu cây trồng lâu năm đó mỗi cây trồng sẽ thích
hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng vốn, trình độ kỹ thuật … của
người sản xuất ở đó và phụ thuộc vào các chính sách khuyến khích
phát triển của chính quyền địa phương nơi đó. Khó đưa ra một tiêu
chí cụ thể nhưng trong nông nghiệp thì những cây trồng đem lại lợi
ích lớn cả về kinh tế - xã hội và góp phần khai thác tốt hợp lý tiềm
năng tài nguyên của địa phương. Những cây công nghiệp lâu năm có
quy mô sản xuất lớn sẽ đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của địa
phương và phát huy được lợi thế cạnh tranh cũng như thúc đẩy việc
khai thác thế mạnh tiềm năng của của địa phương.
Những cây công nghiệp chủ lực tăng nhanh quy mô và năng
suất sẽ tạo ra được sự gia tăng nhanh quy mô sản lượng cây công
nghiệp lâu năm góp phần lớn vào thay đổi cơ cấu cây trồng của địa
phương qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc bảo đảm này sẽ bao gồm định hướng chuyển dịch cơ cấu và
phát triển các cây trồng chủ lực và bảo đảm các điều kiện kèm theo.
Tiêu chí phản ánh
- Cơ cấu và mức thay đổi cơ cấu theo diện tích
- Cơ cấu và mức thay đổi cơ cấu theo sản lượng hay đóng góp
1.2.4. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phầm cây công nghiệp
lâu năm
Đặc điểm của sản xuất cây công nghiệp lâu năm phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sản phẩm cây trồng này sản xuất ra
có tính chất thời vụ và sai lệch với chu kỳ kinh tế. Từ đó tình trạng
được mùa mất giá có lẽ sẽ tiếp tục đeo đẳng người nông dân nếu như
không có một cuộc cách mạng, cả ở tầm quản lý, sản xuất kinh


11

doanh và chiến lược phát triển nông nghiệp. Sự vô lý ở chỗ chúng ta
đang trong cái vòng luẩn quẩn: đầu tư sản xuất ra sản phẩm cây công
nghiệp lâu năm nhưng chưa tính đến đầu ra của nó mà phải phụ
thuộc rất lớn đến bên ngoài như : không kho bãi, không nhà máy chế
biến, chỉ một hoặc hai thị trường tiêu thụ. Nên khi bị động lại phải
chật vật tìm cách hỗ trợ, giải quyết hậu quả của những sản phẩm đó.
Lẽ ra, những phương án giải quyết phòng trừ cần phải được đưa ra
ngay từ khâu quy hoạch sản xuất ban đầu, chứ không phải cứ chạy
theo để khắc phục hậu quả như cách mà ta vẫn đang làm lâu nay.
Rõ ràng, tìm đầu ra cho nông sản đang cần có một định hướng
chiến lược. Điều cốt tử không chỉ là các biện pháp tình thế như mua
tạm trữ, thành lập quĩ bình ổn mà sâu xa hơn, lâu dài hơn phải là
những chiến lược cụ thể hơn để đảm bảo nhà nông yên tâm với thu
hoạch vụ mùa nông sản của mình, sớm khắc phục những nhược điểm
hiện nay. Hệ thống kho bãi dự trữ, các nhà máy chế biến đi vào chiều
sâu, có những hợp đồng dài hạn mang tính ổn định… Vậy các điểm
yếu bấy lâu nay của các doanh nghiệp cần phải có sự cải tiến sớm và
khắc phục nhanh hơn.
Tiêu chí:
- Mức và tỷ lệ tăng sản lượng cây công nghiệp
- Mức cắt giảm chi phí sản xuất / 1 đơn vị sản phẩm
- Mức và tỷ lệ tăng năng suất cây trồng
1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cây công
nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm là loại cây mà sản phẩm của nó chủ
yếu cung cấp cho công nghiệp chế biến nguyên liệu cho các công
nghiệp hay xuất khẩu. Với chu kỳ kinh doanh dài và đầu tư lớn. Sự
phát triển cây công nghiệp này nếu tiếp cận theo hàm sản xuất như



12
nghiên cứu này bắt đầu từ gia tăng huy động phân bổ và sử dụng các
nguồn lực cho phát triển cây công nghiệp này. Tiếp đó là tổ chức sản
xuất cây công nghiệp lâu năm theo hướng hoàn thiện hơn. Đầu ra của
hàm sản xuất thể hiện sản lượng cây công nghiệp ngày càng cao
nhưng nếu tiêu thụ tốt sẽ có giá cao và giá trị sản lượng cao hơn.
Như vậy giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở đầu ra nhưng lại
thể hiện rõ nhất trình độ năng lực sản xuất của cây trồng này, khi sản
lượng và giá trị sản lượng tăng dần theo thời gian như kết quả quá
trình tăng dần năng lực sản xuất. Như vậy phát triển cây công nghiệp
này hàm ý sự gia tăng sản lượng cây trồng này.
Sản lượng cây công nghiệp tăng lên với mức chi phí nào sẽ phản
ánh hiệu quả sản xuất cây trồng này. Như vậy muốn tăng hiệu quả
sản xuất thì giữ chi phí không đổi nếu tăng sản lượng hay sản lượng
không đổi nhưng chi phí giảm hoặc tăng sản lượng và giảm chi phí.
Tiêu chí:
- Mức và tỷ lệ tăng sản lượng cây công nghiệp
- Mức cắt giảm chi phí sản xuất / 1 đơn vị sản phẩm
- Mức và tỷ lệ tăng năng suất cây trồng
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
b.Đất đai
c. Nguồn nước
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội


13
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BỐ TRẠCH 2.1.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HUYỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện vừa là kết quả từ sự
phát triển cây công nghiệp vừa thúc đẩy sự phát triển của cây công
nghiệp lâu năm này.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Bố Trạch
2014
2015
2016
2017
GTSX (tỷ đồng,
giá cố định 2010 )
% Tăng trưởng

6551.06 7402.6
14.5

13

2018

8357.6

9402.3


10549.4

12.9

12.5

12.2

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê huyện Bố Trạch
Bảng 2.1 cho thấy sản xuất của huyện từ 2014 đã phát triển
không ngừng. Giá trị sản xuất chung tăng từ 6551.06 tỷ.đồng năm
2014 lên 10549.4 tỷ.đồng năm 2018, tăng hơn 1,8 lần. Như vậy quy
mô sản xuất không ngừng tăng lên. Trong cơ cấu ngành kinh tế của
huyện ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất
lớn tới hơn 75% năm 2018, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 25%.
Bảng 2.2. Phụ lục
Dân số của huyện tăng đều qua các năm, trung bình là %
năm. Nguồn lao động của huyện Bố Trạch rất dồi dào, năm 2018 là
177.3 người; số người trong độ tuổi lao động là 101.452 người chiếm
57,0%.


14
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU
NĂM Ở HUYỆN BỐ TRẠCH
2.2.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào phát triển cây công
nghiệp lâu năm
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh với tỷ lệ không
đồng đều, năm 2017 tăng 3.031 ha so với năm 2016 và năm đó cũng
có tốc độ tăng quy mô lên tới 41,7% và trung bình thời kỳ 2014-2018

là 14,96%. Việc gia tăng diện tích cho thấy việc mở rộng diện tích
cây trồng này biến động và dường như không kiểm soát được tình
trạng người dân, doanh nghiệp mở rộng diện tích bằng nhiều cách
khách nhau. Có cả việc khai thác và phá rừng lấy đất để mở rộng sản
xuất cây công nghiệp.
Tổng số vốn ngân sách huyện đã hổ trợ cho việc phát triển cây
cao su ở huyện là 10.320 tr.đồng. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn hổ
trợ này mà người dân các xã trong huyện đã có cơ hội thoát nghèo và
vươn lên làm giàu nhờ cây cao su là cứu cánh.
Tình hình lao động được huy động vào sản xuất cây công
nghiệp lâu năm ở huyện Bố Trạch có xu hướng ngày càng tăng trong
những năm qua. Nếu năm 2008 số lao động là hơn 11.6 ngàn người
đã tăng dân lên hơn 13.5 ngàn năm 2012. Điều này ngược với xu
hướng lao động trong ngành trồng trọt giảm dần. Điều này có thể
thấy sự phát triển của cây công nghiệp này ở huyện đã thu hút được
số lượng lao động đáng kể vào sản xuất, khoảng 12-14% tổng lực
lượng lao động. Nói cách khác huyện đã huy động khá lớn lao động
cho phát triển cây trồng này.
2.2.2. Thực trạng tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm
Tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở huyện được tổ chức
theo hai hình thức chính.


15
Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp. Hình thức này có quy
mô sản xuất rất lớn cả về diện tích, lao động và sản lượng. Ngoài ra,
hình thức tổ chức sản xuất này cũng thể hiện kết hợp phát triển trên
sự chuyên môn hóa cao khi các doanh nghiệp này vừa tổ chức trồng
cao su, cung ứng nguyên liệu, tổ chức chế biến bao quản ở mức độ
nhất định và xuất khẩu. Chính điều này góp phần tăng đáng kể giá trị

gia tăng cho sản phẩm cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cao su.
Tổ chức sản xuất của các hộ nói chung chia thành hai bao gồm
sản xuất của các trang trại và hộ gia đình. Tổng số hộ tham gia sản
xuất cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, năm 2014 có 2817 hộ sản
xuất cao su và 94 hộ sản xuất hồ tiêu thì năm 2018 số lượng lần lượt
là 3954 hộ và 112 hộ.
Trong số các hộ sản xuất cây công nghiệp nay có 290 trang trại
có quy mô từ 03 ha trở lên đến 20 ha và chủ yếu là cây cao su, hồ
tiêu, chè. Nhóm hộ sản xuất đang tồ chức sản xuất theo hình thức
trang trại và hộ gia đình. Các hộ sản xuất theo mô hình trang trại có
quy mô lớn hơn dù có thêm một số khâu khép kín nhưng nhìn chung
họ vẫn chủ yếu sản xuất trồng trọt là chính.
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp
lâu năm
Diện tích cây công nghiệp lâu năm có cơ cấu gần như không thay
đổi nhiều khi tỷ trọng của cây cao su đang chiếm chủ yếu, khoảng
95%. Cây trồng này đang trở thành cây công nghiệp chủ lực của
huyện. Những thay đổi này phụ thuộc vào tốc độ tăng diện tích các
loại cây công nghiệp lâu năm ở Bố Trạch như trình bày dưới đây.


16
Bảng 2.2: Diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở
huyện Bố Trạch
2014 2015
2016
Tổng DT Cây
CNLN (ha)

2017


2018

8.538

9.351

10.098

10.295

10.836

Cao su

95

94,7

94,9

95,3

95,6

Hồ tiêu
Chè

3,2
1,8


3,4
1,9

3,3
1,8

3,3
1,4

3,1
1,3

Trong đó tỷ trọng
(%) của :

Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê huyện Bố Trạch Cơ
cấu diện tích như vậy đã quyết định tới cơ cấu sản lượng cây công
nghiệp lâu năm. Tỷ trọng sản lượng cao su tăng dần từ hơn 82% năm
2014 đã tăng lên 86.5% năm 2018. Nếu tốc độ tăng trưởng sản lượng
tiệp tục duy trì nhanh như những năm qua khi diện tích thu hoạch
tăng lên như trình bày dưới đây thì chắc chắn tỷ trọng này
càng cao.
2.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp lâu năm
Hiện nay mô hình tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp lâu năm
chung theo kiểu thừ nhất, còn riêng cây cao su có tỷ trọng lớn nhất sẽ
có thêm hai kiểu sau như sau:
+ Thứ 1: Hộ sản xuất-Thương lái-Xuất khẩu
+ Thứ 2: Hộ trồng cao su-Thương lái-Cơ sở chế biến-Xuất khẩu
+ Thứ 3: Hộ trồng cao su-Cơ sở chế biến- Xuất khẩu

2.2.5. Thực trạng gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cây
công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm là cây trồng có vai trò lớn trong nền
nông nghiệp của huyện nhưng năm qua. Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy


17
cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng
dần. Nếu năm 2014 là hơn 12,74% thì năm 2018 đã tăng lên 18,32%.
Điều này càng cho thấy tầm quan trọng khi giải quyết tốt các hạn chế
đã nêu ra nhằm thúc đẩy sự phát triển cây trồng này.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
GTSX ngành
Trồng trọt (tỷ
đồng)

1110.7
943.56 1028.48

6

1221.8
4


1331.8
0

Tỷ trọng GTSX của
ngành trồng trọt
trong GTSX
NN(%)

49.439

48.968

48.149

47.679

45.729

Cây lương thực

27,51

22,38

20,83

17,91

17,75


Cây công nghiệp
ngắn ngày

13,72

13,94

9,16

10,5

8,44

Cây công nghiệp
lâu năm

12,74

14,78

17,29

19,58

18,32

Cây thực phẩm

2,24


4,51

4,76

5,26

5,70

Tỷ trọng trong
GTSX ngành NN
của:

Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê huyện Bố Trạch Từ
bảng 2.5 cho thấy quy mô sản xuất cây công nghiệp lâu năm của
huyện đã tăng liên tục. Năm 2014 giá trị sản xuất theo giá cố


18
định là 120.1 tỷ đồng đã tăng lên 243.8 tỷ đồng năm 2018, tức tăng
gấp hơn 2 lần. Tốc độ tăng trưởng không đều và biến động mạnh.
Năm 2018 giảm chỉ còn 1.9%.
Bảng 2.5 Tình hình tăng trƣởng giá trị sản xuất cây công nghiệp
lâu năm ở huyện
Chỉ tiêu

2014

2015

2016


2017

2018

GTSX Cây CNLN
(giá cố định, tỷ.đ)

120.1

152.11

192.05

239.36

243.8

Mức gia tăng GTSX
(giá cố định, tỷ.đ)

22.00

32.00

39.94

47.31

4.50


%Tăng trưởng GTSX
(%)

22.00

26.6

26.3

24.6

1.9

Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê huyện Bố Trạch

Nhìn chung kết quả sản xuất của các cây công nghiệp lâu năm
của địa phương phát triển khá nhanh đặc biệt là cây cao su đã kéo
theo sự phát triển nhanh của cây trồng này.


19
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BỐ TRẠCH
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM HUYỆN BỐ TRẠCH
3.1.1. Định hƣớng chung
Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; áp dụng khoa

học công nghệ là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
giảm giá thành; gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát
triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho
người nông dân;
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất
hàng hóa. Từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông
nghiệp; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; phát triển dịch vụ nông nghiệp.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU
NĂM Ở HUYỆN BỐ TRẠCH
3.2.1. Đẩy mạnh huy động nguồn lực cho phát triển cây
công nghiệp lâu năm
a. Giải quyết vấn đề về đất đai:
b. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn
c. Nâng cao trình độ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong
sản xuất cây công nghiệp lâu năm
d. Nâng cao trình độ người sản xuất


20
3.2.2. Thúc đẩy nhanh việc tổ chức sản xuất cây công nghiệp
lâu năm theo hƣớng hiện đại trong sản xuất cây công nghiệp
lâu năm
Khuyến khích các doanh nghiệp thuê đất làm cao su đại điền, sản
xuất giống cao su; các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trồng,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su theo quy hoạch đã được duyệt.
Khuyến khích góp vốn với hộ nông dân làm cao su tiểu điền.
Mô hình trang trại cần chú trọng phát huy và tập trung vào mô
hình chuyên canh cây công nghiệp. Cần phấn đấu mở rộng quy mô

và nâng cao trình độ thâm canh để đạt được các tiêu chí kinh tế trang
trại mới. Các trang trại cần được định hướng để làm hạt nhân liên kết
các hộ gia đình lại trong một tổ chức chung. Trên cơ sở đó hình
thành mô hình hợp tác xã sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong
những năm tới.
Đẩy nhanh áp dụng mô hình 4 nhà nhà nước, nhà nông - người
sản xuất cây công nghiệp lâu năm, nhà khoa học và nhà doanh
nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất cây công
nghiệp lâu năm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cây công nghiệp
lâu năm
Tái cơ cấu sản xuất cây công nghiệp lâu năm hướng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, gắn với thị trường tiêu thụ, tổ chức lại sản xuất
theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng. Tập trung phát triển
chất lượng, nâng cao giá trị lúa hàng hóa; phát triển cây cao su, hồ
tiêu… theo hướng bền vững; tập trung chỉ đạo để tăng năng ..., phát
triển mạnh các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với bảo quản,
chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy lợi thế sản
phẩm của từng địa phương; bố trí thời vụ phù hợp né tránh diễn biến


21
cực đoan của biến đổi khí hậu, tăng cường công tác dự tính, dự báo
phòng trừ dịch hại; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất, nhất là giống, biện pháp canh tác tiên tiến,
thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá
trị, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập.
3.2.4. Đẩy mạnh mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
cây công nghiệp lâu năm
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng với người sản xuất
(hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản
xuất ổn định và bền vững.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm
và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa
người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản
xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất.
Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản
phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: hồ tiêu, hồ tiêu, cao su...
và để tiêu dùng trong nước thông qua chế biến công nghiệp.
Các doanh nghiệp không được tranh mua nông sản hàng hoá của
nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Không
được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá mà người sản xuất đã
ký hợp đồng với doanh nghiệp khác. Người sản xuất chỉ được bán
nông sản hàng hoá sản xuất theo hợp đồng cho doanh nghiệp khác
khi doanh nghiệp đã đầu tư hoặc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng
hoá từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hoá của


22
mình. Các doanh nghiệp không được lợi dụng tính độc quyền của
hợp đồng tiêu thụ để mua dưới giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc có
hành vi khác gây thiệt hại cho người sản xuất thì tuỳ theo tính chất
và mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các biện pháp xử lý.


23

KẾT LUẬN
Luận văn đã khái quát lý luận về phát triển cây công nghiệp lâu
năm làm cơ sở cho nghiên cứu.
Phát triển cây công nghiệp lâu năm là các nỗ lực thực hiện chính
sách để mở rộng quy mô và năng lực sản xuất cây trồng này theo
hướng chuyển dần từ lượng sang chất dựa vào các yếu tố khoa học
công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng và năng suất. Phát triển cây
công nghiệp lâu năm thể hiện trên các nội dung sau đây: Bảo đảm
các yếu tố đầu vào phát triển cây công nghiệp lâu năm; Tổ chức tốt
sản xuất cây cây công nghiệp lâu năm; Bảo đảm cơ cấu cây công
nghiệp lâu năm và Bảo đảm tiêu thụ sản phầm cây công nghiệp lâu
năm.
Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu
năm của huyện những năm qua. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây
công nghiệp lâu năm của huyện đaã không ngừng tăng và đóng góp
lớn vào giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện. Đã huy động và
bảo đảm các yếu tố đầu vào phát triển cây công nghiệp lâu năm của
huyện; Tổ chức sản xuất cây cây công nghiệp lâu năm của huyện chủ
yếu dựa vào hộ gia đình với quy mô nhỏ; Cơ cấu cây công nghiệp
lâu năm đã có sự thay đổi nhưng vẫn chưa theo yêu cầu của thĩ
trường và Việc tiêu thụ sản phầm cây công nghiệp lâu năm đanh là
vấn đề lớn hạn chế sự phát triển;
Luận văn cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp chính bao gồm
Huy động có hiệu quả nguồn lực cho phát triển cây công nghiệp
lâu năm
Hoàn thiện tổ chức sản xuất cây công nghiệp lâu năm
Tiếp tục tái cơ cấu trong sản xuất cây công nghiệp lâu
năm Hoàn thiện việc tiêu thụ sản phẩm



×