BÀI THỰC HÀNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CỦA CACBOHIĐRAT
Họ và tên giáo viên HÀ TRUNG THỊNH
Khối lớp Khối 12
Ban Ban cơ bản
Ngày soạn 18/9 /2010
Tiết số 12
Ngày dạy
Môn Hóa học
Chương CHƯƠNG II. CACBOHIDRAT
Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
-Củng cố tính chất về một số tính chất hoá học của glucozơ, saccarozơ, tinh
bột… như phản ứng xà phòng hóa, phản ứng với Cu(OH)
2
của glucozơ, phản
ứng với dung dịch I
2
của tinh bột, khái niệm về phản ứng điều chế este, xà
phòng.
-Tiến hành một số thí nghiệm:
+Điều chế etyl axetat.
+Phản ứng xà phòng hóa chất béo.
+Phản ứng của Glucozơ với Cu(OH)
2
.
+Phản ứng màu của Hồ tinh bột với dung dịch I
2
.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phản ứng hóa học hữu cơ như: vừa đun
nóng hỗn hợp liên tục, vừa khuấy đều hỗn hợp, làm lạnh sản phẩm phản
ứng.
-Rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thực hiện
và quan sát các hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
3. Thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm, quan sát thực hiện tượng.
Phương pháp dạy học Đàm thoại nêu vấn đề + giảng giải + làm việc nhóm
Chuẩn bị của giáo viên
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM HOÁ CHẤT THÍ NGHIỆM
-thìa xúc hoá chất :2
-đèn cồn :4
-cốcthuỷ tinh100ml 4
-ống nghiệm :16
-cặp ống nghiệm gỗ :8
-giá để ống nghiệm :4
-ống hút nhỏ giọt :8
-Bát sứ : 4
- dd NaOH 10% - dd CuSO
4
5%
- dd glucozo 1 - H
2
SO
4
10%
- NaHSO
4
- Tinh bột
- dd I
2
0,05%
Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập bài cũ
Yêu cầu trang thiết bị dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tổ chức lớp, phấn, khăn bảng, tác phong học sinh ( 1’)
Làm 4 nhóm nhỏ theo tổ để tiến hành làm thí nghiệm.
Học sinh cẩn thận với hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm.
2. Kiểm tra bài cũ ( 10’ )
Câu hỏi: Câu 1: Este là gì? Điều chế este từ chất nào? Viết phản ứng chứng minh.
Câu 2:Tính chất hóa học của este. Viết các phản ứng chứng minh đối với CH
3
COOCH
3
Câu 3: Tính chất hóa học của glucozơ là gì?
BÀI THỰC HÀNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CỦA CACBOHIĐRAT
Họ và tên giáo viên HÀ TRUNG THỊNH
Khối lớp Khối 12
Ban Ban cơ bản
Ngày soạn 18/9 /2010
Tiết số 12
Ngày dạy
Môn Hóa học
Câu 4:Tính chất hóa học của Tinmh bột?
Học sinh lên bảng trả lời
Giáo viên nhận xét và cho điểm
Đáp án
3. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Để kiểm chứng những nội dung lý thuyết chúng ta đã học, hôm nay ta làm một số thí nghiệm.
b. Tiến trình bài dạy
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: Điều chế Etylaxetat
5’
-Các em có thể dùng ống nhỏ
giọt để ước lượng hoá chất .
- Cho vào ống nghiệm 2 giọt
ancol etylic.
- Cho tiếp vào 2 giọt
axitaxetic đặc, cho thêm vào
vài hạt cát sạch. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có
ống dẫn sang ống ống
nghiệm thứ 2 được ngâm vào
vào cốc thủy tinh có nước đá
lạnh.
- Lắp ống nghiệm trên giá.
- Đun nóng ống nghiệm 1.
- Lấy ống nghiệm ngâm
trong cốc nước đá ra cho
thêm vào 10giọt dung dịch
NaCl bão hòa.
HS: Tiến hành thí nghiệm như
SGK
HS: Quan sát hiện tượng
- Ong nghiệm tách lớp.
-Có mùi thơm.
-Lớp trên không tan.
HS: Giải thích hiện tượng, viết
phương trình hoá học.
Thí nghiệm 1: Điều chế
Etylaxtat.
Cho vào ống nghiệm: 1ml C
2
H
5
OH +
1ml CH
3
COOH + 1 giọt H
2
SO
4
đặc
- Đun cách thủy 5 – 6 phút,làm lạnh,
thêm 2ml NaCl bão hòa.
- Quan sát và giải thích, viết ptpư
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hóa.
12’
GV: Lưu ý đối với học sinh.
-Cho vào bát sứ nhỏ khoảng
1g mỡ (hoặc dầu thực vật).
-Cho thêm vào 10-20giọt
dung dịch NaOH 40%.
-Đun hỗn hợp sôi nhẹ và
khuấy đều liên tục bằng đũa
thủy tinh.
-Thỉnh thỏang cho thêm vào
vài giọt nước cất để giữ thể
HS: Tiến hành thí nghiệm như
SGK
HS: Quan sát hiện tượng
- Có chất rắn màu trắng tạo ra
nổi lên bề mặt, nhớt.
HS: Giải thích hiện tượng, viết
phương trình hoá học.
Thí nghiệm 2: Phản ứng xà
phòng hóa.
Cho vào chén sứ 2g dầu ăn + 2ml
NaOH 40%.
- Đun sôi nhẹ, khuấy đều, thêm vài
giọt nước cất để thể tích dd không
thay đổi.
- Thêm 4ml dd NaCl bão hòa, để
nguội, quan sát hiện tượng, giải thích
và viết ptpư
BÀI THỰC HÀNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CỦA CACBOHIĐRAT
Họ và tên giáo viên HÀ TRUNG THỊNH
Khối lớp Khối 12
Ban Ban cơ bản
Ngày soạn 18/9 /2010
Tiết số 12
Ngày dạy
Môn Hóa học
tích.
-Sau khỏang 8-10phút, cho
thêm vào 20-30giọt dung
dịch NaCl bão hòa nóng,
khuấy nhẹ.
-Để nguội.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)
2
.
7’
GV: lưu ý
- Các em có thể dùng ống
nhỏ giọt để ước lượng hoá
chất thực hiện phản ứng.
- Cho vào ống nghiệm 3 giọt
dd
CuSO
4
5% và 6 giọt ddung
dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ để
có kết tủa Cu(OH)
2
. Gạn bỏ
phần dung dịch.
- Cho thêm vào ống nghiệm
10 giọt dung dịch glucozơ
1% lắc nhẹ.
- Đun nóng dung dịch đến
sôi, để nguội.
HS: Tiến hành thí nghiệm như
SGK
HS: Quan sát hiện tượng
- Tạo dd xanh lam
- Sau khi đun nóng tạo kết tủa
đỏ gạch.
HS: Giải thích hiện tượng, viết
phương trình hoá học.
Thí nghiệm 3:
Phản ứng của glucozơ với
Cu(OH)
2
1ml NaOH + 5 giọt CuSO
4
, lọc lấy
kết tủa, cho kết tủa vào ON chứa 2ml
glucozơ, quan sát hiện tượng, giải
thích và viết ptpư
Hoạt động 4: Thí nghiệm 4: Phản ứng của HTB với I
2
5’
GV: Lưu ý
- Nhỏ vài giọt dung dịch iốt
0,05% vào ống nghiệm chứa
2ml dd hồ tinh bột 2% rồi
lắc. Do cấu tạo đặc biệt, tinh
bột hấp thụ iot cho sản phẩm
màu xanh tím.
- Đun nóng dung dịch iốt bị
thoát ra khỏi phân tử tinh bột
làm mất màu xanh tím.
- Để nguội, tinh bột lại hấp
thụ iốt, có màu xanh tím như
cũ.
HS: Tiến hành thí nghiệm như
SGK
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra
và giải thích.
-Xuất hiện màu xanh tím.
-Đun nóng màu xanh tím bị mất
màu, để nguội lại xuất hiện.
Thí nghiệm 4:
Phản ứng của HTB với I
2
ON: 2ml hồ tinh bột + vài giọt dd I
2
quan sát hiện tượng.
- Đun nóng hh, sau đó để nguội quan
sát hiện tượng và giải thích.
Hoạt động 5: Củng cố
3’
-Điều chế este đi từ phản ứng
nào, dùng chất nào phản ứng
nhau?
BÀI THỰC HÀNH
MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CỦA CACBOHIĐRAT
Họ và tên giáo viên HÀ TRUNG THỊNH
Khối lớp Khối 12
Ban Ban cơ bản
Ngày soạn 18/9 /2010
Tiết số 12
Ngày dạy
Môn Hóa học
-Phản ứng xà phòng hóa là
gì? Điều chế xà phòng bằng
cách nào?
-Glucozơ có những tính chất
hóa học nào? Làm thế nào
nhận biết glucozơ?
-Nhận biết tinh bột bằng cách
nào?
4. Dăn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: 1’
Về nhà trả lời các câu hỏi vào vở bài tập và viết tường trình thí nghiệm vào giấy manh, nộp vào tiết 13.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Nguồn tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sách bài tập hóa học 12
Ký duyệt và nhận xét