Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.7 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................3
1.1.

Một số khái niệm......................................................................................3

1.2.

Các yếu tố gây nguy hiểm và có hại trong sản xuất kinh doanh.........3

1.2.1.

Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất..................................................3

1.2.2.

Các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh.......................................3

II. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1.

Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây dựng............................4

2.2.

Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội
5



2.2.1.

Giới thiệu chung về công ty................................................................5

2.2.2.

Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất tại công ty................................7

2.2.3.

Các yếu tố có hại trong sản xuất tại công ty......................................10

2.3.

Đánh giá tình hình an toàn vệ sinh lao động tại công ty....................11

2.3.1.

Thành tựu...........................................................................................11

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân....................................................................12

III. GIẢI PHÁP...................................................................................................13
3.1.

Giải pháp đảm bảo an toàn lao động tại công ty................................13


3.2.

Giải pháp đảm bảo vệ sinh lao động tại công ty.................................14

KẾT LUẬN.............................................................................................................16
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ..........................................................................................17

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành xây dựng là chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là
một ngành mà điều kiện làm việc có những đặc thù riêng: Địa điểm làm việc của công
nhân luôn thay đổi, phần lớn công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời
tiết xấu, nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những vị trí không thuận tiện, có
nhiều yếu tố nguy hiểm có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe thậm
chí gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay ngành xây dựng vẫn là một trong những ngành chiếm tỉ lệ cao nhất về tai nạn lao
động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố
gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động,
ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên
tình hình lao động vẫn là mối quan tâm lo ngại cho những người xây dựng.
Một trong những vấn đề rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là người lao động
phải quán triệt các chính sách về bảo hộ lao động, phải hiểu biết về an toàn vệ sinh lao
động,các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động và những biện pháp
an toàn cụ thể trong công việc của mình.
Sau một thời gian nhóm nghiên cứu và tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động tại
doanh nghiệp, nhóm 4 chúng em xin được chọn đề tài: “Vấn đề an toàn vệ sinh lao động
tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”. Bài thảo luận không thể tránh được những
thiếu sót mong cô và các bạn góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin cảm

ơn!

2


I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1.

Một số khái niệm

- Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên,
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của
người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của
con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- An toàn lao động: là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm
đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
I.2. Các yếu tố gây nguy hiểm và có hại trong sản xuất kinh doanh.
I.2.1. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
- Khái niệm: yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình lao động.
- Đặc điểm: thường tác động đột ngột theo chu kỳ và gây tai nạn tức thì.
- Các nhóm yếu tố nguy hiểm: cơ học, điện, hóa chất, cháy nổ, nguồn nhiệt, nhiệt...
I.2.2. Các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh

- Khái niệm: Yếu tố có hại là tổ gây bệnh tật làm suy giảm súc khỏe con người trong quá
trình lao động.
- Các yếu tố có hại trong sản xuất: vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bức xạ tử ngoại,
trường điện từ, phóng xạ, ánh sáng, bụi, hóa chất nguy hại, hơi- khí độc, yếu tố sinh học...

II.

NỘI DUNG
3


II.1. Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây dựng
Những năm gần đây, ngành xây dựng không chỉ là một trong những ngành tạo ra
nhiều việc làm (với hơn 3,3 triệu người lao động) mà còn là lĩnh vực để xảy ra các nguy
cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) và các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người nhiều
nhất.
 Số lượng TNLĐ:
Trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ (tăng 6,2% so với năm trước)
- Số người chết: 666 người (tăng 5,7% so với năm trước)
- Số người bị thương nặng: 1.704 người (tăng 10,4% so với năm trước)
- 10 địa phương để xẩy ra nhiều TNLĐ nhất: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình
Dương, TP. Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tĩnh, Long An, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
 Nguyên nhân gây ra TNLĐ:
- Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người: Do người sử dụng lao động
chiếm 52,8%, do người lao động 18,9%, do nguyên nhân khác 28,3%.
- Do biện pháp thi công (35%);
- Do sự cố công trình (15%);
- Do người lao động (29%);
- Do nguyên nhân khác: (21%)

- Các yếu tố chấn thương chủ yếu gây TNLĐ (% trên tổng số người bị TNLĐ)
+ Ngã, rơi từ trên cao (35%)
+ Do vật rơi, đổ sập (25%)

4


+ Điện giật (14%) + Máy, thiết bị (8%)
+ Các yếu tố khác (18% )
Kết quả một đợt thanh tra liên ngành về việc chấp hành các quy định của pháp luật
về ATLĐ, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội tại 16 nhà thầu đang thi công các công trình
xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội đã phát hiện thấy các nhà thầu có nhiều sai phạm trong
việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.
Cụ thể, đoàn thanh tra đã phát hiện 147 sai phạm tại các doanh nghiệp. Trong đó,
-

Có 9 doanh nghiệp chưa thực hiện Báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về
tình hình TNLĐ với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương;

-

Có 7 doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao
động theo quy định;

-

Có 4 doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch ATVSLĐ và cải thiện điều kiện
lao động hằng năm;

-


Có 10 doanh nghiệp chưa đo, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm việc
theo quy định;

-

Có 5 doanh nghiệp chưa đậy kín những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những
lỗ trống trên các sàn tầng hoặc rào ngăn chắc chắn; chưa phân công cụ thể
người ra tín hiệu cẩu tháp..

II.2. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội
II.2.1. Giới thiệu chung về công ty
 Vài nét về công ty:
– Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

Tên giao
HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 1
dịch:
– Tên viết tắt: HACC1., JSC
– Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VNĐ ( Tám mươi tỷ đồng)
– Mã số thuế:

0100105782

– Trụ sở chính: Số 59 phố Quang Trung,

5


– Điện thoại:


(+84) 439426957 –
439426956

– Website:

www.hacc1.com.vn

(+84)

439426966

Fax:

(+84)

Email:

 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng 1 thuộc Tổng công ty
Xây dựng Hà Nội – tiền thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội được thành lập vào ngày
05/08/1958 theo quyết định của Bộ Kiến trúc.
Năm 1977 công ty đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 và năm 1982 Tổng công ty
Xây dựng Hà Nội được thành lập, công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là đơn vị thành viên
của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội được thành lập ngày 16/03/1993 theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, công ty đã tham gia vào quá trình xây
dựng và kiến thiết đất nước, để lại dấu ấn riêng trong biết bao công trình gắn với các
giai đoạn phát triển của đất nước như: Hội trường Ba Đình, khách sạn Deawoo, tháp
Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia… Với những thành tựu đó, công ty đã trở thành

một trong những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam hiện nay, đóng góp cho sự phát
triển không ngừng của ngành Xây dựng nói riêng cũng như đất nước ta nói chung.
 Lĩnh vực hoạt động chính:








Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay,
bến cảng), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế).
Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu
kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép).
Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp.
Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (Không bao gồm
kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).

6


Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ


điện.



Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát
nước và trạm bơm.



Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng,
công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt.



Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu
xây dựng.

II.2.2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất tại công ty
Chính sách của công ty là cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho
toàn bộ nhân sự và tuân thủ theo các quy định của chính phủ liên bang, bang và địa
phương. Công ty CPXD số 1 HN và đào tạo nhân viên về quy trình làm việc an toàn. Chỉ
huy trưởng chịu trách nhiệm chung về an toàn tại từng vị trí. Công ty CPXD Số 1 Hà Nội
thực sự quan tâm đến an toàn và phúc lợi của nhân viên. Phòng tránh tai nạn là yếu tố cần
thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Tại công ty đã trang bị cho nhân viên những thiết bị bảo hộ cá nhân:

7


Mũ cứng – Tại mọi thời điểm toàn bộ nhân sự phải đội mũ cứng khi có mặt trên công
trường.
Kính mắt – Tại mọi thời điểm toàn bộ nhân sự phải đeo kính (chống chói) khi có mặt trên
công trường.
Đai đeo – Toàn bộ nhân sự làm việc trên độ cao 6ft phải được hướng dẫn và sử dụng đai

đeo an toàn. Trên giàn giáo, độ cao là 10ft. Đối với hoạt động lắp dựng kết cấu thép, độ
cao là 10 ft (xem 1926.750 để xem thông tin chi tiết/ngoại trừ).
Găng tay – Toàn bộ nhân sự tham gia các hoạt động liên quan đến cắt, hóa chất, lửa, ….
phải đeo găng tay.
Ủng cao su – Toàn bộ nhân sự tham gia các hoạt động tiếp xúc chân/tay với chất độc hại
như bỏng trong thời gian đổ bê tông phải đeo ủng cao su.
Khác – Các công việc cụ thể có thể dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân.
Trong trường hợp này, nhân sự phải sử dụng thiết bị này. Chỉ huy trưởng công trường
chịu trách nhiệm kiểm tra thiết bị sử dụng có phù hợp hay không.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại những lỗ hổng về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại
công ty,cụ thể:
 Yếu tố nguy hiểm về cơ học
-Thiết bị không lắp cơ cấu bao che bộ phận chuyển động,NSDLĐ không tự kiểm tra và
dán tem kiểm tra hoặc ghi biên bản kiểm tra an toàn các công cụ trước khi sử dụng khiến
có 65 vụ tai nạn lao độg chiếm 2,65% tổng vụ tai nạn lao động năm 2017.
-Thiết bị không được đảm bảo an toàn nhiều máy,thiết bị,công cụ sản xuất không đảm
bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng khiến số tai nạn lao động tăng cao.Cụ thể nguyên nhân
này dẫn đến 81 vụ tai nạn lao động chiếm 3,3% tổng số vụ tai nạn lao động trong năm
2017.
- Các mảnh vỡ,mảnh răng của dụng cụ ,vật liệu gia công của các máy móc trong quá trình
thi công văng ra có thể khiến NLĐ tổn thương về da ,mắt.
-Trục máy,bánh răng,dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động tạo nguy cơ
cuốn,cán,kẹp,cắt,….gây ra cho NLĐ chấn thương hoặc có thể tử vong.
-Một số NLĐ đã được đào tạo cơ bản,được huấn luyện kỹ về ATVSLĐ nhưng do các yếu
tố chủ quan khác như chạy theo năng suất,ý thức chấp hành an toàn vệ sinh lao động kém

8


đã gây ra tai nạn cho bản thân mình và những người khác.Cụ thể nguyên nhân trên đã gây

ra 68 vụ tai nạn lao động trong đó chiếm 2,77% tổng vụ tai nạn lao động năm 2017
-Các giàn giáo không được lắp đặt an toàn,không có kê kích chân bàn giáo chắc chắn,…
đã khiến cho NLĐ gặp phải những chấn thương hoặc nặng hơn có thể tử vong.
 Nhóm nguy hiểm về điện
-Khi thi công các công trình ,các công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với các công cụ
như máy hàn,máy gia công,…có thể gây cháy nổ ,chập điện hay bị sét đánh trong quá
trình làm việc,… cũng dẫn đến NLĐ dễ bị điện giật hoặc nặng hơn là bị tê liệt hệ thống
tim mạch,hô hấp.
-Các thiết bị điện như cầu dao,tủ điện,aptomat, cầu chảy ,các cực của máy điện chưa
được bọc kín bằng vật liệu cách điện đảm bảo an toàn cho NLĐ trong quá trình làm việc.
-Nguồn điện cao thế của công trường,lưới điện phục vụ thi công,các nguồn câu mắc điện
tạm,các thiết bị di động hoặc cố định ,… đều là các nguyên nhân về tai nạn về điện của
NLĐ.
-NLĐ thiếu đồ dùng trang thiết bị bảo hộ chuyên dùng về điện,chưa có ý thức tốt về
chấp hành những quy định về VSATLĐ trên công trình.
-Khi thi công trên công trường,các công nhân phải tham gia quá trình hàn điện và NLĐ
phải tiếp xúc với các dòng điện cao và phải đối mặt với tình trạng điện giật,cháy nổ cao.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất
-Nguy hiểm thường xảy ra ở khu vực của công trường như nhà kho để lưu trữ những hóa
chất,công cụ thiết bị lao động,.... gây hại đến sức khỏe của NLĐ.
 Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ
-Nguy cơ bị nổ từ các bình ga ,các bình khí nén,...
-Các chất gây nổ trong quá trình thi công :xăng,dầu,các thuốc nổ,...
-Khi thi công ,NLĐ phải hàn và tiếp xúc vơi các kim loại nóng chảy có nguy cơ nổ trong
nhiệt độ cao,....
 Yếu tố nguy hiểm về nhiệt

9



-Các vật liệu xây dựng nóng chảy,các tia lửa điện ,ngọn lửa,... khi hàn hoặc thi công công
trình,..
-Thiết bị nung,hơi nóng từ ống xả động cơ,..
-Nhiệt từ các bình gas,dụng cụ phòng cháy chữa cháy,....
-Độ bền của các chi tiết máy không đảm bảo,gây sự cố trong quá trình làm việc,...
-Thiếu phương tiện che chắn an toàn đối với các bộ phận chuyển động ,vùng nguy hiểm
điện áp cao,bức xạ mạnh,...
-Thiếu các hệ thống phát tín hiệu an toàn,thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải như van an
toàn,phanh hãm,…
Thực tế, vào khoảng 2h25 phút ngày 17/01/2018 có 1 vụ tai nạn đã xảy ra tại công trình
xây dựng khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành cho xe ô tô (địa chỉ tại Tổ
dân phố số 2, Ngọc Trục, đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội),
nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội.
Theo nhận định ban đầu, nhóm công nhân của Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội
đang đổ bê tông sàn tầng 2 thì bị sập, đè nên 3 công nhân đang kiểm tra coppha ở tầng 1
dẫn đến tử vong. 3 công nhân đứng trên sàn tầng 2 bị thương (trong đó 1 người bị thương
nặng và 2 người bị thương nhẹ).
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
II.2.3. Các yếu tố có hại trong sản xuất tại công ty
 Yếu tố vi khí hậu (gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt):
Tại công trường thường xuyên xuất hiện các yếu tố vi khí hậu xấu như quá nóng, quá
lạnh, độ ẩm không khí cao, thông thoáng khí kém, bức xạ nhiệt cao… sẽ làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ người lao động như; mất nhiều mồ hôi, mất nước điện giải, gây
nên các bệnh về tim mạch, hô hấp, thay đổi chức năng thận, tiêu hoá, ức chế hoạt
động thần kinh… phải thường xuyên cho công nhân nghỉ ngơi,tránh làm việc quá lâu
dưới trời nắng để lấy lại sức,tránh hiện tượng công nhân bị say nắng,ngất trong quá
trình lao động,dừng hoạt động công việc khi gió quá to và bão xảy ra để bảo vệ tính
mạng người lao động.
 Tiếng ồn, rung động:


10


Do đặc điểm ngành nghề làm về xây dựng nên công nhân ở công trường thường xuyên
phải trực tiếp tiếp xúc với các thiết bị máy xúc ,máy ủi,máy hàn, cắt,…gấy tiếng ồn,tiếng
rung lớn khi làm việc. Tiếng ồn, rung động này gây ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh,
gây nhức đầu ù tai, mệt mỏi, dẫn đến giảm thính lực, điếc nghề nghiệp… làm sức khỏe
của công nhân bị suy giảm,hiệu quả công việc chưa cao.
 Các hoá chất độc:
Công nhân phải tiếp xúc với các loại hóa chất như:phụ gia xi măng,phụ gia bê tông,hóa
chất xây dựng,hóa chất chống thấm,các loại sơn tường,…các hóa chất này nếu tiếp xúc
quá nhiều trong thời gian dài khiến công nhân mệt mỏi,chóng mặt,buồn nôn,.gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe,và bị các vấn đề về da liễu nếu không có đồ bảo hộ.
 Bụi trong quá trình sản xuất:
Bao gồm bụi khoáng sản :bụi đá, bụi xi măng, bụi than, cát, mạt sắt… tại công trường thi
công không tránh khỏi các loại bụi này nếu bụi xâm nhập vào cơ thể rất dễ làm công nhân
gặp các vấn đề về bệnh đường hô hấp như bụi phổi, ung thư; mắt; tiêu hoá…
 Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)
Tại các nhà xây hàm dưới lòng đất công nhân phải có đủ ánh sáng thích hợp để làm việc
hiệu quả và chính xác hợp, sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi cho công nhân, tránh tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động hơn tránh các tai nạn
lao động xảy ra. Nếu sự chiếu sáng không đảm bảo làm giảm năng suất lao động, dễ gây
ra tai nạn lao động..
 Các yếu tố khác:
Hiện nay tại các công trình xây dựng của công ty đại đa số người lao động làm việc với
hệ thống máy móc trong quá trình sản xuất nên có rất nhiều yếu tố cơ học có thể gây ảnh
hưởng tới sức khoẻ thậm chí gây nguy hại đến tính mạng như tai nạn lao động vào máy
đang hoạt động gây chấn thương, bị vật cứng nặng va đè té ngã từ trên cao xuống; say
nắng; điện giật; cháy nổ… gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
II.3. Đánh giá tình hình an toàn vệ sinh lao động tại công ty

II.3.1. Thành tựu
Số vụ tai nạn lao động giảm đáng kể. Chất lượng hoạt động về công tác An Toàn Vệ Sinh
Lao Động được nâng cao hơn rất nhiều. Tạo sự tin tưởng rất lớn đối với chính người lao
động trong công ty, đối tác trong ngành và ngoài ngành.

11


Người lao động yên tâm hơn về quá trình ,công tác ATVSLD tạo năng suất lao động cao
hơn.
Ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Công đoàn Xây dựng Việt Nam và
Tổng Công ty xây dựng Hà Nội - Công ty Cổ phần tổ chức lễ phát động hưởng ứng
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngành Xây dựng lần thứ nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ghi nhận và biểu dương
các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong đó có Tổng Công ty xây dựng số 1 Hà Nội đã có
nhiều nỗ lực, đóng góp tích cực trong việc chăm lo và đảm bảo an toàn, tính mạng, sức
khỏe cho người người lao động trong Ngành.
Tại buổi lễ, lãnh đạo các Tổng công ty trong ngành Xây dựng đã ký giao ước thi đua thực
hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động với các công ty trong ngành với những nội
dung: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành về công tác an toàn, vệ
sinh lao động trong xây dựng; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về
ATVSLĐ với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả; Tổ chức hệ thống quản lý
an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị theo quy định; xây dựng kế hoạch, chương trình, chi
phí tổ chức các hoạt động cụ thể đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong xây
dựng tại mỗi công trình, đơn vị; nâng cao chất lượng các hoạt động bồi dưỡng, huấn
luyện kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao
động để phòng ngừa hiệu quả các sự cố, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, xây dựng
văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
II.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu cũng đi đôi với một số hạn chế, thiếu sót còn lại trong
công ty:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật, các quy định, nguyên tắc về an toàn lao động, vệ sinh lao
động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm
gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thứ hai, hệ thống tổ chức bộ máy quản nói chung còn rất thiếu và yếu, bất cập giữa chức
năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ.
Thứ ba, việc tuân thủ pháp luật quy định, nguyên tắc về an toàn lao động, vệ sinh lao
động của công ty hiện nay chưa nghiêm, một số lao động thực hiện các quy định có tính
chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí trong công ty.

12


Nguyên nhân:
Một là, các cán bộ thanh tra, chức năng chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng
của công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, cũng như chưa thấy hết
được tác hại và hậu quả xã hội nghiêm trọng do điều kiện lao động xấu, gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Hai là, nhiều nội dung quan trọng về an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa được quy
định hoặc không thể quy định rõ trong trong Công ty, mà cần phải có quy định chi tiết
mới thể hiện được.
Ba là, một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất
cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật an
toàn lao động; tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao
động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách
Bốn là, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc
hại mới kéo theo người lao động phải làm việc trong điều kiện có nhiều nguy cơ mất an
toàn. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng về số lượng và mức độ
nghiêm trọng; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn

các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu.

III.

GIẢI PHÁP
III.1. Giải pháp đảm bảo an toàn lao động tại công ty

 Giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng
Thứ nhất, tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy
định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu
tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy
và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây
dựng.
Thứ hai,vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt
bằng được phê duyệt. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công
và lán trại. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng
công trường luôn khô ráo.
Thứ ba, trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Các
biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công

13


trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề
phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.
Thứ tư, an toàn về điện:
-

Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng

rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ
khu vực thi công.

-

Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an
toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công
xây dựng.

-

Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn
điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.

Thứ năm, an toàn về cháy, nổ:
-

Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ
huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công,
phân cấp cụ thể.

-

Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm
theo quy chế hoạt động.

-

Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra

cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo
động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó.

 Giải pháp đảm bảo an toàn lao động khi thi công xây dựng
Thứ nhất, trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt,
trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho
người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc.
Thứ hai, thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật.
Thứ ba, biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc
đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.
Thứ tư, tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận
theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện

14


các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn
lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;
Thứ năm, máy và thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được
kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt
động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình,
biện pháp đảm bảo an toàn.
Thứ sáu, những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám
sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
theo quy định của pháp luật về lao động.
.2.

Giải pháp đảm bảo vệ sinh lao động tại công ty


Thứ nhất, khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu
- Cơ giới hóa, tự động hóa;
- Áp dụng thông gió và điều hoà không khí: Thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo (quạt
thông gió các loại, ...) nhằm tăng độ thông thoáng, điều hòa nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí
độc ở nơi sản xuất.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công việc ở ngoài
trời.
Thứ hai, chống bụi
Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi, phun nước làm giảm
lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết bị hút bụi,... Trước hết là bụi hô hấp
gây bệnh bụi phổi, tăng cường vệ sinh công nghiệp bằng máy hút bụi, đặc biệt quan tâm
đến các bụi dễ gây ra cháy, nổ.
Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thứ ba, chống tiếng ồn và rung sóc
Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động làm việc, giảm ngay
tiếng ồn từ nguồn gây ồn (lắp ráp các thiết bị máy móc bảo đảm chất lượng, tôn trọng chế
độ bảo dưỡng, ... áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn, rung sóc hoặc các biện
pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các vỏ cách âm, các chỏm hút âm, các buồng tiêu
âm, trồng cây xanh, v.v....
Dùng đầy đủ các phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân.
Thứ tư, kỹ thuật chiếu sáng hợp lý

15


Phải đảm bảo tiêu chuẩn cường độ chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ tại nơi làm
việc cho người lao động theo từng công việc cụ thể.
Đảm bảo về kỹ thuật chiếu sáng, nhất là những dạng lao động mang tính chất tinh vi đòi
hỏi chiếu sáng tốt.

Thứ năm, một số biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
Mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển, tổ chức sắp xếp bán thành phẩm
và thành phẩm hợp lý;
Vệ sinh nơi làm việc, diện tích nơi làm việc, cần bảo đảm khoảng không gian cần
thiết cho mỗi người lao động;
Xử lý chất thải và nước thải;
Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
Chăm sóc sức khoẻ người lao động, bồi dưỡng, điều dưỡng, ...

16


KẾT LUẬN
Con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý
nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.người lao động là tế bào của
gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của
người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. Thực hiện tốt bảo hộ lao
động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi
phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…Như vậy thực hiện tốt
công tác an toàn vệ sinh lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều
kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

17


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
STT

Họ và tên


Lớp HC

Công việc

1

Nguyễn Thị Hậu

K52U4

I.Cơ sở lý thuyết

2

Đoàn Thị Hiền

K51U3

3

Nguyễn Thị Thu Hiền

K52U1

2.1 Tình hình ATVSLD
chung của ngành Xây
dựng
2.2.1 Giới thiệu chung
về công ty


4

Phạm Thị Thu Hiền

K52U5

5

Trần Thị Thu
Hiền(Nhóm trưởng)

K52U1

6

Lê Thị Hòa

K52U2

2.3 Đánh giá

7

Nguyễn Thị Minh Hòa

K52U5

3.1 Giải pháp đảm bảo
ATLĐ tại công ty


8

Nguyễn Thị Thu Hoài

K52U2

3.2 Giải pháp đảm bảo
VSLĐ tại công ty

9

Nguyễn Thị Thu Hoài

K52U4

Slide

10

Phan Thị Hoài

K50U3

2.2.3 Các yếu tố có hại
trong sản xuất tại công
ty

2.2.2 Các yếu tố nguy
hiểm trong sản xuất tại
công ty

Thuyết trình + Tổng
hợp word + MĐ + KL

18

Điểm



×