Thứ …ngày … tháng... năm 2011
Kiểm tra Văn
Điểm
Lời phê của thầy(cô)
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước các câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi đúng cho đoạn văn
sau:
Đoạn văn : “ Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp
Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn
cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà của, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi,
thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ?
a. Con Rồng, cháu Tiên b. Sơn Tinh, Thủy Tinh
c. Thánh Gióng d. Thạch Sanh
2. Đoạn văn trên thuộc thể loại nào ?
a. Cổ tích b. Truyện cười
c. Truyền thuyết d. Ngụ ngôn
3. Đoạn văn trên trình bày nội dung gì ?
a. Vua Hùng kén rể b. Thủy Tinh đánh Sơn Tinh
c. Sơn Tinh, Thủy tinh đến cầu hôn d. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh
4. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là:
a. Miêu tả b. Biểu cảm
c. Nghị luận d. Tự sự
5. Câu chủ đề là câu nào ?
a. Câu 1 b. Câu 2
c. Câu 3 c. Không có câu nào
6. Đoạn văn trên gồm mấy sự việc chính ?
a. 1 sự việc b. 2 sự việc
c. 3 sự việc d. 4 sự việc
7. Các hoạt động của nhân vật được kể theo trình tự nào ?
a. Sau – trước b. Trước – sau
c. Trước sau cùng nhau c. Không theo thứ tự nào
8. Sơn Tinh có tên gọi nào khác ?
a. Khổ thần b. Ân thần
c. Thần Tản Viên d. Phúc Thần
Trường THCS Nhơn Mỹ
Họ vaø teân : ………………............................
Lớp : 6A…….
9. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. ( 1đ)
A B A+B
1 Con Rồng cháu Tiên
a Giải thích di tích làng Cháy
1+
2 Bánh chưng, bánh giầy
b Giải thích hiện tượng mưa
bão, lũ lụt
2+
3 Sự tích Hồ Gươm
c Giải thích, suy tôn nguồn gốc
giống nòi
3+
4 Thánh Gióng
d Giải thích tên gọi Hồ Gươm
hay hồ Hoàn Kiếm
4+
e Giải thích nguồn gốc bánh
chưng, bánh giầy
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết vừa học? ( 2,5đ)
Câu 2 : Hãy nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? ( 1,5 đ)
Câu 3 : Viết đoạn văn ngắn nói rõ ý nghĩa của hình tượng “ Bọc trăm trứng” và ý nghĩa của truyện “
Con Rồng cháu Tiên” ( 1,5đ)
Câu 4 : Hãy viết một đoạn văn từ 15 đến 20 dòng kể lại một chiến công của Thạch Sanh mà em thích
( 1,5đ)
Bài làm
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................