Ngày giảng Lớp Sĩ số
Tiết 5. § 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiết 1)
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm hệ thống tin học và các thành phần của nó;
- Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính
3. Thái độ: HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có
hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của GV : SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học: một máy
tính (nếu có)
2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc trước bài mới.
III . Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống
tin học
GV: Theo hiểu biết của em kết
hợp với SGK (Tr.19) em hãy cho
biết hệ thống tin học gồm có các
thành phần nào? Thành phần nào
là quan trọng nhất? Tại sao?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận.
1. Khái niệm hệ thống tin học.
* Hệ thống tin học gồm ba thành phần:
• Phần cứng (Hardware) gồm máy tính và
một số thiết bị liên quan.
• Phần mềm (Software) gồm các chương
trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi
lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao
tác cần thực hiện.
GV: Vậy hệ thống tin học dùng
để làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
• Sự quản lí và điều khiển của con người.
* Hệ thống tin học dùng để nhập, xuất, xử lí,
truyền và lưu trữ thông tin.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ cấu
trúc một máy tính
GV: Máy tính là thiết bị dùng để
tự động hoá quá trình thu thập,
lưu trữ và xử lý thông tin. Có
nhiều loại máy tính khác nhau
nhưng chúng đều có chung một
sơ đồ cấu trúc bao gồm một số
bộ phận. Em hãy cho biết đó là
các bộ phận nào?
HS: Nghiên cứu, trả lời câu hỏi.
GV: Gọi hs khác bổ sung và ghi
lại tất cả các câu trả lời lên bảng.
GV: Vẽ sơ đồ cấu trúc của một
máy tính.
2. Sơ đồ cấu trúc một máy tính:
Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng
chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc gồm
các bộ phận như sau:
1. Bộ xử lý trung tâm;
2. Bộ nhớ trong;
3. Bộ nhớ ngoài;
4. Thiết bị vào;
5. Thiết bị ra.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về bộ xử lý
trung tâm
GV: Chúng ta đều biết con người
muốn vận động, suy nghĩ, làm
việc được thì cần đến một bộ
phận rất quan trọng, đó là não
bộ. Não điều khiển mọi hoạt
động của con người. Đối với
máy tính thì CPU cũng có tầm
quan trọng tương tự như vậy.
3. Bộ xử lý trung tâm.
GV: Vậy em có thể cho biết CPU
là thành phần như thế nào của
máy tính?
HS: Nghiên cứu SGK.
HS1: Trả lời câu hỏi
HS2: Bổ sung.
GV: Kết luận
GV: CPU gồm những bộ phận
nào?
HS: Trả lời
GV: Kết luận và giải thích chức
năng của từng bộ phận
HS: Ghi bài
CPU là thành phần quan trọng nhất của
máy tính.Đó là thiết bị chính thực hiện và
điều khiển việc thực hiện chương trình.
- Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều
vào chất lượng của CPU
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ số học/logic.
+ Bộ điều khiển.
- Ngoài ra CPU còn có thêm một số bộ
phận khác.
+ Thanh ghi (Register).
+ Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).
IV . Củng cố:
Các thành phần của hệ thống tin học
- Phần cứng.
- Phần mềm.
- Sự quản lý và điều khiển của con người.
Các thành phần chính của máy tính.
- Bộ xử lý trung tâm.
V . Bài về nhà:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học sau
Ngày giảng Lớp Sĩ số
Tiết 6. § 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiếp)
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
3. Thái độ: HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có
hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học: một máy
tính (nếu có)
2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc trước bài mới.
III . Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy giới thiệu và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ
nhớ trong của máy tính
GV: Em hãy đọc SGK (Tr.20)
và cho biết bộ nhớ trong có
nhiệm vụ gì? và được cấu tạo
bởi những bộ nhớ nào?
HS: Đọc SGK. Trả lời câu hỏi.
GV: ROM và RAM khác nhau
như thế nào?
4. Bộ nhớ trong.
Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào
để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được
xử lí.
- Bộ nhớ trong của máy tính gồm hai phần:
ROM và RAM.
+ ROM chứa một số chương trình hệ thống
được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM
không xoá được. Khi tắt máy, dữ liệu trong
HS: Đọc SGK. Trả lời câu hỏi.
GV: Tổng hợp cho học sinh ghi
GV: Giải thích thêm:Bộ nhớ
trong gồm các ô nhớ được đánh
số thứ tự bắt đầu từ 0. Số thứ tự
của một ô nhớ được gọi là địa
chỉ của ô nhớ đó. Các địa chỉ
thường được viết trong hệ hexa.
Khi thực hiện chương trình,
máy tính truy cập dữ liệu ghi
trong ô nhớ thông qua địa chỉ
của nó. Với phần lớn các máy
tính, mỗi ô nhớ có dung lượng 1
byte.
Hiện nay, mỗi máy tính thường
được trang bị bộ nhớ RAM có
dung lượng từ 128 MB trở lên.
Một số máy tính chuyên dụng
có thể có bộ nhớ trong cỡ hàng
Gi-ga-bai.
ROM không bị mất đi.
+ RAM là phần nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu
trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong
RAM sẽ bị mất đi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ nhớ
ngoài
GV: Cho HS quan sát một số
loại thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài
(như Đĩa CD, đĩa mềm, thiết bị
nhớ flash).
HS: Quan sát
GV: Qua quan sát và bằng
5. Bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và
hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng,
đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (thường gọi
là USB)..