Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

PHẠM THU HƯƠNG NGHIÊN cứu bào CHẾ và ĐÁNH GIÁ một số đặc TÍNH của KEM GIỮ ẩm DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

/

PHẠM THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
CỦA KEM GIỮ ẨM DA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
------***------

PHẠM THU HƯƠNG
1401309

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
CỦA KEM GIỮ ẨM DA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Nơi thực hiện:


Bộ môn Bào Chế

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Là người thầy giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết đã luôn tận tâm hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành khóa luận
này.
Tơi trân trọng cảm ơn tồn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên và các bạn sinh
viên tham gia nghiên cứu khoa học tại bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà
Nội đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và làm thực nghiệm tại bộ môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học
Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã
ln ở bên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong học tập và cuộc sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Phạm Thu Hương


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN...................................................................... 2
1.1. Một số nội dung cơ bản về da và chăm sóc da....................................... 2
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cơ bản của da ......................................................... 2
1.1.2. Biện pháp chăm sóc để có làn da khỏe, đẹp ....................................... 4
1.2. Một số nội dung về giữ ẩm da ................................................................. 5
1.2.1 Biện pháp giữ ẩm da ............................................................................ 5
1.2.2. Các chất giữ ẩm ................................................................................... 6
1.2.3. Các cách đánh giá năng giữ ẩm da .................................................... 10
1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới về kem giữ ẩm .................................. 13

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ......................................................................... 15
2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................... 15
2.1.2. Thiết bị .............................................................................................. 16
2.1.3. Động vật thí nghiệm .......................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 17
2.3.1. Phương pháp bào chế kem bôi da ..................................................... 17
2.3.2. Phương pháp đánh giá một số tính chất vật lý của kem ................... 18
2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng bám dính trên da thỏ ..................... 18
2.3.4. Phương pháp đánh giá khả năng giữ ẩm ........................................... 19
2.3.5. Đánh giá tính kích ứng da ................................................................. 20
2.3.6. Phương pháp đánh giá độ ẩm da ....................................................... 21


CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 24
3.1. Khảo sát thông số kỹ thuật .................................................................... 24
3.1.1. Thiết bị tác động lực gây phân tán .................................................... 24
3.1.2. Thời gian khuấy ................................................................................ 24
3.1.3. Tốc độ khuấy ..................................................................................... 25

3.2. Nghiên cứu xây dựng công thức ........................................................... 25
3.2.1. Khảo sát lựa chọn chất nhũ hóa ........................................................ 25
3.2.2. Khảo sát lựa chọn tỷ lệ chất nhũ hóa ................................................ 27
3.2.3. Khảo sát lựa chọn tá dược pha dầu ................................................... 29
3.2.4. Khảo sát lựa chọn thành phần pha nước ........................................... 31
3.2.4. Khảo sát lựa chọn chất giữ ẩm .......................................................... 32
3.3. Đánh giá sản phẩm nghiên cứu ............................................................. 39
3.3.1. Hình thức ........................................................................................... 39
3.3.2. Độ ổn định cấu trúc hóa lý ................................................................ 39
3.3.3. Khả năng bám dính trên da thỏ ......................................................... 39
3.3.5. Tính kích ứng trên thỏ ....................................................................... 40
3.2.6. Đánh giá tác dụng sơ bộ trên da người ............................................. 40

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN

Dược điển Việt Nam

HA

Acid Hyaluronic

HL

Hàm lượng


kl/kl

Khối lượng/ khối lượng

NMF

Natural Moisturizing Factor ( yếu tố giữ ẩm tự nhiên)

SC

Stratum corneum ( lớp sừng )

TB

Trung bình

TEWL

Total Evaporative Water Loss ( mất nước qua da)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm ...................15
Bảng 2. 2. Máy móc, thiết bị sử dụng ...........................................................................16
Bảng 2. 3. Bảng đánh giá mức độ phản ứng của da ......................................................21
Bảng 2. 4. Bảng chia điểm mức độ kích ứng da............................................................ 21
Bảng 3. 1. Thành phần công thức khảo sát các thông số kỹ thuật ................................ 24
Bảng 3. 2. Thành phần công thức trong khảo sát CNH .................................................26
Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá đặc tính các mẫu .............................................................. 26
Bảng 3. 4. Thành phần các công thức trong khảo sát tỷ lệ CNH ..................................28

Bảng 3. 5. Thành phần các công thức trong khảo sát tỷ lệ CNH ..................................28
Bảng 3. 6. Thành phần công thức trong khảo sát pha dầu.............................................30
Bảng 3. 7. Thành phần các công thức khảo sát thành phần pha nước ...........................32
Bảng 3. 8. Thành phần các chất các mẫu khảo sát chất giữ ẩm ....................................33
Bảng 3. 9. Kết quả đánh giá khả năng giữ ẩm ............................................................... 33
Bảng 3. 10. Ý nghĩa các thơng số trong thử tính bám dính ...........................................34
Bảng 3. 11. Kết quả đo chỉ số kết dính sinh học ...........................................................35
Bảng 3. 12. Thành phần công thức khảo sát chất giữ ẩm ..............................................34
Bảng 3. 13. Điểm trung bình mức độ kích ứng da (TB) ...............................................35
Bảng 3. 14. Kết quả chênh lệch độ ẩm da ở các TNV ..................................................37
Bảng 3. 15. Thành phần công thức kem giữ ẩm ............................................................ 39
Bảng 3. 16. Kết quả đo độ ẩm da trên 3 TNV ............................................................... 40


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1. Cấu tạo giải phẫu của da ...................................................................... 2
Hình 1. 2. Sự thay đổi hydrat hóa sau 2 giờ ........................................................ 11
Hình 1. 3. Sự thay đổi hydrat hóa sau 24 giờ ...................................................... 11
Hình 1. 4. Sự thay đổi hydrat hóa trong q trình thử ........................................ 12
Hình 2. 1. Sơ đồ bào chế kem bơi da .................................................................. 17
Hình 2. 2. Thí nghiệm đo khả năng bám dính..................................................... 18
Hình 2. 3. Vị trí các vùng thử tính kích ứng trên thỏ .......................................... 20
Hình 2. 4. Các vị trí thử nghiệm khả năng giữ ẩm .............................................. 22
Hình 3. 1. Da thỏ sau các thời điểm bơi kem ...................................................... 36
Hình 3. 2. Đồ thị biểu diễn chênh lệch HL nước theo thời gian ở TNV1 .......... 37
Hình 3. 3. Đồ thị biểu diễn chênh lệch HL nước theo thời gian ở TNV2 .......... 38
Hình 3. 4. Đồ thị biểu diễn chênh lệch HL nước theo thời gian ở TNV3 .......... 38
Hình 3. 5. Đồ thị biểu diễn độ chênh lệch HL ở 3 TNV ..................................... 41



ĐẶT VẤN ĐỀ
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể con người, có vai trị tích cực trong
hệ thống miễn dịch và là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm phạm từ môi trường, bảo
vệ cơ thể khỏi bệnh tật.Một chức năng quan trọng của da là giảm mất nước cơ thể và
duy trì độ ẩm của chính nó. Hydrat hóa da đầy đủ là rất quan trọng để có làn da khỏe,
đẹp bởi việc thiếu nước là nguyên nhân hình thành nếp nhăn và sự xuất hiện các bệnh
về da.
Các sản phẩm mỹ phẩm được tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị thường, đóng vai
trò làm sạch, bảo vệ và làm đẹp da. Ngày nay, mục tiêu nghiên cứu của nền công
nghiệp mỹ phẩm là tạo ra các sản phẩm đáp ứng hoàn hảo những mong muốn của
người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm chăm sóc da, chức năng cơ bản và quan trọng
chính là dưỡng ẩm. Giữ ẩm cho da được cơng nhận là cách chăm sóc da để chống lão
hóa. Bên cạnh đó việc duy trì đủ lượng nước cần thiết trong da, tạo nên sự mềm mại và
tăng cường chức năng bảo vệ của nó chống lại các yếu tố bất lợi từ môi trường. Bằng
các cơ chế khác nhau, các chế phẩm dưỡng ẩm có thể giúp làm giảm sự mất nước, đảm
bảo hydrat hóa da để duy trì một làn da khỏe, đẹp.
Từ những nhận thức trên và xuất phát từ nhu cầu thực tế, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá một số đặc tính của kem giữ ẩm da” với
mục tiêu:
1. Bào chế được kem giữ ẩm da bằng phương pháp nhũ hóa.
2. Đánh giá một số đặc tính của kem giữ ẩm da.

1


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1. Một số nội dung cơ bản về da và chăm sóc da
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất cơ thể con người, đóng vai trò là hàng rào chống
mất nước và bảo vệ cơ thể khỏi tác động bất lợi của môi trường. Đặc biệt, lớp sừng,
hoạt động như một rào cản hữu hiệu để ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây dị

ứng hoặc các chất độc hại vào cơ thể. Một chức năng thiết yếu khác của lớp sừng là
hút các phân tử nước được cung cấp từ các mô da sâu hơn và bầu khí quyển, do đó
đảm bảo hydrat hóa của da. Trạng thái hydrat hóa của da rất quan trọng để duy trì các
chức năng hàng rào biểu bì, các hoạt động enzyme khác nhau và các hoạt động bình
thường của tế bào như biệt hóa và tẩy da chết của các mô da. Hydrat trên da gây ra chủ
yếu bởi lớp sừng phụ thuộc vào sự hiện diện của các thành phần hút ẩm (gọi chung là
yếu tố giữ ẩm tự nhiên ) có trong các tế bào sừng của lớp sừng và lipid nội bào xung
quanh các tế bào.
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cơ bản của da
Da là một tập hợp các mô đặc biệt và phức tạp được chia thành ba lớp: lớp biểu bì, lớp
hạ bì và lớp dưới da[20].

Hình 1. 1. Cấu tạo giải phẫu của da
Lớp biểu bì
Lớp biểu bì là phần da có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là một lớp rất mỏng
gồm khoảng 25 đến 30 lớp tế bào, độ dày của nó thay đổi tùy từng vùng của cơ thể ( từ
0.07 đến 2.5 mm), sự khác nhau về độ dày của biểu bì được giải thích bởi tính chất và
sự tác động của mơi trường xung quanh vào vùng da lớp ngồi cùng đó khơng giống
nhau [2]. Lớp biểu bì chứa nhiều loại tế bào, bao gồm tế bào keratinocytes, được tham
gia vào một quá trình sinh sản liên tục để thay thế các tế bào, tẩy tế bào chết, tế bào

2


Langerhans để bảo vệ miễn dịch, melanocytes cho màu da, và các tế bào merkel có
liên quan đến chức năng của cảm ứng.
Lớp biểu bì là một mơ hoạt động trao đổi chất tổng hợp lipid và chứa tất cả các
thành phần cần thiết để tạo thành lớp hàng rào bảo vệ. Vì lớp biểu bì đại diện cho lớp
ngồi cùng của da, nó đóng vai trị là rào cản ban đầu đối với các tác nhân oxy hóa.
Lớp biểu bì có khả năng bảo vệ và chống oxy hóa cao hơn lớp hạ bì vì nó chứa các

chất tẩy gốc tự do thiết yếu như vitamin E và C. Lớp này cũng chứa một lượng lớn
glycosaminoglycan và ceramide [20].Lớp biểu bì được chia thành năm lớp tế bào, tất
cả đều đóng vai trị tích cực trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Từ bề mặt da xuống
đến lớp hạ bì, năm lớp này như sau: lớp sừng, lớp bóng, lớp hạt, lớp sợi, lớp đáy [2].
Lớp biểu bì giữ một lượng lớn nước. Lớp có hàm lượng nước cao nhất là lớp đáy,
giữ khoảng 80%, mỗi lớp tiếp theo có ít nước hơn, với lớp sừng chỉ chứa 10-15%
nước. Nước được giữ trong tế bào và trong khoảng kẽ giữa các tế bào. Cơ thể càng trẻ,
càng có nhiều nước trong da. Khả năng giữ nước của làn da giảm dần theo tuổi tác,
khiến da dễ bị mất nước và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Chức năng chính của lớp biểu bì là sản xuất lớp trên cùng, lớp sừng. Một hệ thống
hình thành keratinocyte hoạt động khơng đúng khơng thể tạo ra một lớp sừng có thẩm
mỹ. Do đó, một yếu tố quan trọng cho làn da đẹp dường như là sự chuyển hóa thích
hợp của tế bào keratinocytes để tạo ra một lớp sừng khỏe mạnh. Điều này rất quan
trọng để bảo vệ chống mất độ ẩm và sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất kích thích
hóa học.
Trong lớp đáy, các tế bào biểu bì mới được hình thành do sự phân chia tế bào. Các
tế bào da hình thành trong lớp đáy được đẩy lên bởi các tế bào trẻ hơn cho đến khi
cuối cùng chúng bị bong ra khỏi bề mặt da. Đây là một quá trình liên tục. Khi các tế
bào di chuyển lên trên, chúng bắt đầu thối hóa, mất nước, trở nên khô và xẹp. Vào
thời điểm chúng đạt đến các lớp ngoài cùng, các tế bào đã chết [4]. Khi các tế bào di
chuyển qua các lớp, chúng tiết ra nhiều lipid (cholesterol, axit béo, và ceramides) vào
các khoảng gian bào, tăng sự gắn kết giữa các tế bào, do đó giúp làm cho lớp biểu bì
trở thành một rào cản hiệu quả.
Các hoạt động chính của tầng sừng là ngăn ngừa mất nước da bằng cách ngăn nước
bay hơi qua da và ức chế các chất lạ xâm nhập vào da. Các tế bào được tổ chức với
nhau và được bao quanh bởi lipid và ceramide, cũng như glycoprotein, desmosomes,

3



các sản phẩm phân hủy peptide, bã nhờn, và các enzyme hoạt động. Các lipid nội bào
đóng vai trị quan trọng trong các đặc tính giữ nước của da bằng cách đóng vai trị như
một rào cản, giữ nước và ngăn ngừa mất nước quá mức. Ceramides chiếm tới 40%
trong tổng số lipid nội bào và cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng giữ
nước của da.
Tầng sừng có chứa NMF, nó bao gồm khoảng 40% acid amin tự do, 12% acid
pyrrolidon carboxylic, 12% đường, 7% urê và khoảng 30% các chất khác. Tiếp xúc
với chất tẩy rửa và điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể làm giảm NMF, khiến da trở
nên mỏng manh và khô [20].
Lớp hạ bì
Lớp hạ bì là lớp thứ hai của da nằm bên dưới lớp biểu bì và dày hơn lớp biểu bì.
Lớp hạ bì chủ yếu được tạo thành từ các sợi collagen và elastin. Nó cũng chứa các
mạch máu, dây thần kinh, cơ quan cảm giác, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hơi và nang
lơng [4]. Lớp hạ bì được tạo thành từ 80% độ ẩm, sợi elastin cung cấp các đặc tính đàn
hồi và sợi collagen cung cấp khung cấu trúc. Collagen đại diện cho khoảng 70%
protein của da và cung cấp sức đề kháng, khả năng phục hồi. Ngồi collagen và
elastin, lớp hạ bì cịn có nhiều loại sợi khác, được nhóm lại với nhau dưới dạng
glycoprotein cấu trúc và một tập hợp các hóa chất được nhóm lại dưới dạng
glycosaminoglycan. Chúng chịu trách nhiệm cho việc hydrat hóa, thay thế và giữ
nước. Chúng cũng điều chỉnh tính thấm, cung cấp khả năng chống lại áp lực và chịu
trách nhiệm định hướng các protein [20].
Lớp dưới da
Lớp dưới da (mỡ) là lớp thứ ba và cuối cùng của da. Nó nằm ngay dưới lớp hạ bì.
Lớp này mang lại cho da hình dạng và hoạt động như một chất cách nhiệt và là kho
dinh dưỡng, nơi các chất dinh dưỡng có thể được lưu trữ cho đến khi cần thiết. Lớp
dưới da được gắn chắc chắn vào bề mặt dưới của lớp hạ bì nhưng liên kết lỏng lẻo với
các cấu trúc bên dưới của nó, mang lại sự di động cho da ở vùng sâu hơn. Các thùy mỡ
của mô được bao quanh bởi các sợi collagen, hỗ trợ các mạng lưới mạch máu, mạch
bạch huyết và dây thần kinh từ các mô dưới da đến lớp hạ bì [20].
1.1.2. Biện pháp chăm sóc để có làn da khỏe, đẹp

Làm sạch da và giữ ẩm đúng cách là hai quá trình cơ bản để duy trì sức khỏe của da và
tồn vẹn hàng rào biểu bì [16]. Vai trò của làm sạch da là loại bỏ các mảnh vụn bên

4


ngoài, dịch tiết da và vi sinh vật. Ngoài ra, tính tồn vẹn của hàng rào biểu bì phải
được duy trì một cách nhất quán để cho phép cân bằng nội mơi vì sự hiện diện của
hàm lượng nước da thích hợp là bắt buộc đối với các chức năng enzyme cần thiết cho
quá trình tổng hợp lipid và phục hồi hàng rào. Do đó, dưỡng ẩm là một thành phần
quan trọng trong việc duy trì thói quen thường xun của hàng rào da bên ngoài. Điều
này đặc biệt đúng trong các điều kiện có rối loạn chức năng hàng rào biểu bì và giảm
hàm lượng nước biểu bì [32].
1.2. Một số nội dung về giữ ẩm da
1.2.1. Biện pháp giữ ẩm da
Về mặt lý thuyết, có ba cơ chế chính để giữ ẩm cho da:
- Hút ẩm : Bổ sung độ ẩm cho da bằng cách hút ẩm từ mơi trường khơng khí bên
ngồi khi độ ẩm mơi trường lớn hơn 70%. Tuy nhiên, đơi lúc nó cũng gây tình trạng
khơ da do hiện tượng hút ẩm ngược, bởi vào những ngày thời tiết hanh khô, độ ẩm
thấp, chất này sẽ hút nước từ lớp hạ bì lên, gây ra tình trạng mất nước bên trong da.
Nhóm hút ẩm bao gồm nhiều chất, các chất có phân tử nhỏ và lớn. Các phân tử hút ẩm
nhỏ xâm nhập vào lớp sừng, glycerine là một ví dụ điển hình của phân nhóm này. Nó
cực kỳ hút ẩm và khi để cân bằng trong mơi trường ẩm ướt, nó sẽ hút nước cho đến khi
đạt mức 55% (kl/kl), nghĩa là mỗi phân tử glycerin hút khoảng sáu phân tử nước.
Glycols và các phân tử polyhydroxy khác như propylene glycol, butylene glycol,
glucose, sacarose và sorbitol cũng hoạt động thông qua cơ chế này [18]. Các chất hút
ẩm có phân tử lớn, khơng có khả năng thâm nhập vào lớp sừng mà tạo thành một lớp
hút ẩm, hút nước trên da. Chúng bao gồm: glycosaminoglycans (như acid hyaluronic),
collagen và các protein khác [4].
- Khóa ẩm : Tạo ra một màng chắn vật lý trên bề mặt da, ngăn chặn sự bốc hơi nước

qua lớp biểu bì.Những chất hoạt động theo cơ chế này sẽ đạt hiệu quả hơn nếu được
bôi trực tiếp sau khi bổ sung một lớp nước bên dưới chúng [4] . Các chất khóa ẩm
thường là hỗn hợp hydrocarbon có thể tìm thấy trong dầu khống và Vaseline [15].
- Làm mềm da : Lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào, làm giảm sự bốc hơi nước khỏi
bề mặt da, đồng thời duy trì độ ẩm của da. Ngồi ra nó cịn có khả năng phục hồi và tái
tạo da, có thể được xem là sự kết hợp giữa hai cơ chế hút ẩm và khóa ẩm.Trong thực
tế, các chế phẩm dưỡng ẩm thương mại hiện đại hoạt động bằng sự kết hợp của các

5


phương pháp trên. Các chất hoạt động theo cơ chế này có thể kể đến các alcol béo :
alcol cetylic, alcol cetostearic,...[25].
Ngồi ra bản thân bề mặt da cũng có NMF, chúng bao gồm khoảng 40% acid amin tự
do, 12% acid pyrrolidon carboxylic, 12% đường, 7% urê và khoảng 30% các chất
khác. NMFs có hiệu suất cao trong việc hút và giữ nước từ khơng khí, và đưa nước
vào các tế bào sừng. Hydrat NMF tạo thành các tương tác ion với các sợi keratin, làm
giảm lực giữa các sợi và do đó làm tăng độ đàn hồi trên lớp sừng và da. Độ đàn hồi
này làm cho làn da trông khỏe mạnh, dẻo dai và ngăn ngừa nứt hoặc bong tróc do áp
lực cơ học. Hơn nữa, NMF cho phép các tế bào sừng cân bằng áp suất thẩm thấu gây
ra bởi lipid nội bào xung quanh chúng. Bằng cách duy trì sự cân bằng áp suất thẩm
thấu, nó ngăn chặn nước thừa quá mức, như được thấy trong làn da nhăn nheo của
người đã tắm quá lâu, khiến cho các tế bào sừng bị co lại (nhìn thấy được các nếp
nhăn) [4].
1.2.2. Các chất giữ ẩm
❖ Các chất hút ẩm
Acid Hyaluronic
Thơng tin
Acid Hyaluronic là một chất thuộc nhóm đường amin có chứa polysacarit được gọi
là glycosaminoglycan phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể, HA nổi tiếng là một trong

những thành phần chính của lớp hạ bì. Polyme hút ẩm của phân tử đường này tạo sự
hydrat hóa và tính tồn vẹn cấu trúc cho lớp hạ bì. Tuy nhiên, đã có báo cáo rằng HA
cũng có mặt tự nhiên trong lớp biểu bì . Trọng lượng phân tử nằm trong phạm vi từ
50.000 đến 8x106. HA liên kết nước và hoạt động như một chất bôi trơn giữa mạng
lưới collagen và sợi elastin trong lớp hạ bì trong quá trình di chuyển của da. Dung dịch
acid hyaluronic 2% giữ 98% nước còn lại chặt đến mức như thể nó là một loại gel. Các
acid hyaluronic trọng lượng phân tử cao tạo thành màng nhớt hydrat hóa trên da. Kích
thước phân tử càng lớn, sự kết của các phân tử càng lớn, và do đó, màng nhớt có chức
năng và liên kết với bề mặt da càng lớn. Do trọng lượng phân tử cao, axit hyaluronic
sẽ không thâm nhập sâu hơn vào các kẽ hở giữa các tế bào [3].
Glycerin
Tính chất

6


Là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, hút ẩm, ngọt gấp 0,6 lần so với
đường mía. Tan trong nước và rượu, ít tan trong acetone và thực tế khơng hịa tan
trong cloroform và ether. Glycerin có thể được sử dụng làm dung môi, chất làm dẻo,
chất làm ngọt, chất bôi trơn và chất bảo quản [3].
Tác dụng trên da
Nhiều tác dụng của glycerol trên da đã được báo cáo. Các hoạt động đa dạng của
polyol glycerol trên lớp biểu bì bao gồm cải thiện quá trình hydrat hóa lớp sừng, chức
năng hàng rào bảo vệ da và tính chất cơ học của da, bảo vệ chống lại các kích thích
kích thích, tăng cường sự thối hóa của vết thương. Ngay cả một tác dụng kháng
khuẩn đã được chứng minh [8]. Tầm quan trọng của glycerin trong các sản phẩm chăm
sóc da đã được thiết lập tốt. Để giải thích lợi ích của nó, các nghiên cứu ban đầu đã tập
trung vào tính chất giữ ẩm và tính chất bảo vệ của nó. Gần đây, glycerin đã được
chứng minh là điều chỉnh pha lipid của tầng sừng và ngăn chặn sự kết tinh của cấu trúc
lamellar của chúng trong ống nghiệm ở độ ẩm tương đối thấp. Sự kết hợp của glycerin

vào hỗn hợp lipid ở tầng sừng cho phép lipid duy trì trạng thái tinh thể lỏng ở độ ẩm
thấp [9]. Các dải băng lặp đi lặp lại được lấy từ da được điều trị bằng kem glycerin
15% cho thấy rằng glycerin khuếch tán vào lớp sừng để tạo thành một bể chứa. Trong
một vài giờ sau khi áp dụng, việc giảm sự mất nước qua biểu bì đã được ghi nhận, tiếp
theo là da động vật bằng các giá trị tăng sau vài giờ [17]. Hơn nữa, ở bề mặt da người,
trở kháng điện và tăng hệ số ma sát đã được tìm thấy đi kèm với sự cải thiện tình trạng
da, theo đánh giá của một chuyên gia. Các thí nghiệm in vitro đã chứng minh hoạt tính
giữ ẩm của glycerol thấp hơn so với diglycerol và triglycerol. Tuy nhiên, glycerol cho
thấy sự vượt trội so với các chất trên trong việc cải thiện tình trạng khơ da trong mơ
hình chuột lang [27]. Do đó, nếu một nguyên liệu có khả năng hấp thụ nước từ mơi
trường hoặc từ mơ da, thì đó là một loại chất dưỡng ẩm hữu ích trên lâm sàng. Được
biết, glycerol khuếch tán vào lớp sừng và giữ nước trong da. Hiệu quả hydrat hóa da
của glycerol phụ thuộc vào lượng humectant được hấp thụ và tính chất hóa lý của nó
trong SC. Tác dụng giữ ẩm tuyệt vời của glycerol là do sự tích lũy cao trong tồn bộ
độ dày của SC , [24]. Do đó, glycerol có thể hồn thành tác dụng hydrat hóa da của nó
bằng các cơ chế phức tạp hơn là chỉ bằng cách hấp thụ nước [8].

7


❖ Các chất khóa ẩm, làm mềm da
Vitamin E
Tính chất
Alpha tocopherol ( vitamin E) là một sản phẩm tự nhiên. Dược điển Châu Âu 6.0
mô tả alpha-tocopherol là chất lỏng nhờn, trong, không màu hoặc nâu vàng [26].
Độ tan: thực tế khơng tan trong nước, tan trong ethanol (95%). Có thể trộn với
acetone, chloroform, ether và dầu thực vật [26].
Tác dụng trên da
Là một vitamin tan trong dầu, vitamin E có khả năng liên kết với lớp màng, giúp
bảo vệ lipid màng tế bào, đồng thời ngăn không cho mất nước từ biểu bì. Thường sử

dụng vitamin E với tỷ lệ 0.001-0.05% [26].
Khơng chỉ có tác dụng giữ ẩm, vitamin E cịn là 1 trong những chất chống oxy hóa
tự nhiên được sản xuất nhằm bảo vệ da cũng như giúp da chống lại tác động gây hại
khi phải tiếp xúc thường xuyên với tia UV. Vốn dĩ làn da chúng ta đã có 1 lượng
vitamin E tự nhiên tồn tại, tuy nhiên khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lượng
vitamin E này sẽ có dấu hiệu giảm sút theo thời gian. Đó là lí do vì sao cần bổ sung
vitamin E vào quy trình dưỡng da hằng ngày dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Alcol cetylic
Tính chất
Alcol cetylic tồn tại dưới dạng sáp, hạt, hoặc khối, có mùi và vị nhạt.
Nhiệt độ nóng chảy: 45-52oC
Độ tan: Tan tự do trong ethanol (95%) và ether, độ tan tăng khi nhiệt độ tăng, thực
tế khơng tan trong nước. Có thể trộn lẫn khi tan chảy với chất béo, parafin lỏng và rắn,
và isopropyl myristate [26].
Tác dụng trên da
Alcol cetylic được sử dụng rộng rãi trong các công thức mỹ phẩm và dược phẩm
như thuốc đạn, nhũ tương, kem dưỡng da, và thuốc mỡ. Trong các loại kem và thuốc
mỡ alcol cetylic được sử dụng vì đặc tính làm mềm, và có khả năng nhũ hóa yếu, tăng
cường sự ổn định, cải thiện kết cấu và điều chỉnh thể chất của kem. Các đặc tính làm
mềm là do sự hấp thụ và lưu giữ của alcol cetylic trong lớp biểu bì, giúp bôi trơn và
làm mềm da và tạo ra một kết cấu mượt mà [26].
Alcol cetostearic

8


Tính chất
Ở điều kiện thường tồn tại dưới dạng khối màu trắng hoặc màu kem, dạng mảnh,
viên hoặc hạt, có vị ngọt nhạt đặc trưng. Khi đun nóng Alcol cetostearic tan chảy
thành chất lỏng trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt khơng có chất lơ lửng.

Tác dụng trên da
Tác dụng trên da tương tự alcol cetylic.
Vaselin
Vaseline là hydrocarbon bão hòa của C24-34 được điều chế bằng cách hòa tan dầu
mỏ trong dung môi và thu thập các tinh thể kết tủa. Nhiệt độ nóng chảy từ 38-60°C.
Nó phù hợp như một thành phần dầu cho kem, kem nền và mỹ phẩm rắn khơng chứa
nước, nó tạo 1 lớp trên da ngăn khơng cho nước thốt ra từ biểu bì [3].
❖ Yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF)
Acid lactic
Tính chất
Acid lactic là tinh thể không màu đến màu vàng hoặc là chất lỏng, có thể tan trong
nước, rượu và glycerol, nhưng khơng hịa tan trong cloroform (6). Axit lactic là một
acid a-hydroxy (AHA), là thành phần của NMF
Tác dụng trên da
Acid lactic làm tăng khả năng giữ nước của da, sau khi điều trị bằng axit lactic 5% kết
hợp với 20% propylene glycol, TEWL tăng đã được ghi nhận ở những bệnh nhân bị
bệnh giun đũa. Acid lactic cũng có tác dụng kích thích sự tổng hợp ceramide và cải
thiện chức năng hàng rào bảo vệ da [3].
Urê
Tính chất
Urê là tinh thể hình lăng trụ khơng màu, trong suốt, hơi hút ẩm, khơng mùi hoặc
gần như khơng mùi. Urê hịa tan tự do trong nước, ít tan trong rượu và thực tế không
tan trong ether [3].
Tác dụng trên da
Tăng khả năng giữ nước của vảy từ bệnh nhân vảy nến và bệnh ichthyotic đã được
quan sát thấy sau khi điều trị bằng các loại kem có chứa urê. Urê có thể làm tăng tính
thấm của da đã được thể hiện trong một số nghiên cứu, trong đó nó được phát hiện là
chất tăng hiệu quả xâm nhập của các chất khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các

9



nghiên cứu đều khẳng định rằng urê là một chất kích thích thâm nhập hiệu quả, và điều
trị da bình thường bằng các chất dưỡng ẩm có chứa 5% đến 10% urê đã được cho thấy
giảm mất nước qua biểu bì, giảm phản ứng kích thích với chất hoạt động bề mặt natri
lauryl sulphate [3].
1.2.3. Các cách đánh giá năng giữ ẩm da
Có nhiều kỹ thuật có sẵn để đánh giá hydrat hóa da, chúng chủ yếu bao gồm các
phép đo tính chất điện, phương pháp phổ như quang phổ hấp thụ hồng ngoại và phát
xạ, đánh giá chức năng rào cản của lớp sừng, đo tính chất cơ học, chụp cộng hưởng từ
hạt nhân, quan sát bề mặt da [3].
❖ Thử nghiệm in vitro
- Một thử nghiệm trong ống nghiệm in vitro đã được thực hiện để ước tính các
thuộc tính của hydrogel có chứavitamin E gắn chất mang cấu trúc nano và nano nhũ
tương vitamin E[28]. Đối với các thí nghiệm, một cốc chứa 50 ml nước đã được niêm
phong bằng giấy lọc. Sau đó, 1,5 g chế phẩm được trải đều trên giấy lọc và cốc được
bảo quản ở 32 ± 1 ° C trong 24 giờ. Một cốc thủy tinh kín chứa đầy nước và khơng có
cơng thức áp dụng đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo. Để đánh giá sự mất nước
do bay hơi, các cốc được cân sau 24 giờ bảo quản.
- Hệ số khóa ẩm (F) được tính theo phương trình sau:
F= [(A-B)/A]*100
- Trong đó: A là lượng nước mất từ cốc tham chiếu
B là lượng nước mất từ cốc có bôi chế phẩm [30]
❖ Thử nghiệm in vivo hiệu quả dưỡng ẩm cho da
Các phép đo tĩnh
Các xét nghiệm được tiến hành trên cẳng tay của các đối tượng khỏe mạnh và cho
phép so sánh ngẫu nhiên các sản phẩm thử nghiệm với sản phẩm giả dược, một sản
phẩm có sẵn và vùng da không được điều trị. Bốn đến sáu sản phẩm có thể được thử
nghiệm đồng thời. Các sản phẩm được dùng ở mức 2mg/cm2[3].
- Cách 1 : Các sản phẩm thử nghiệm được đặt tại chỗ trong 1 giờ (hoặc 3h [14] ).

Các phép đo được tiến hành tại các thời điểm khác nhau sau đó. Loại bỏ sản phẩm dư
thừa trước khi đo, đặc biệt khi chế phẩm có tỷ lệ lipid cao. Hầu hết các chất dưỡng ẩm
cho thấy sự gia tăng nhanh chóng các giá trị hydrat hóa đo được [3].

10


Hình 1. 2.Sự thay đổi hydrat hóa sau 2 giờ
- Cách 2 : Các sản phẩm thử nghiệm có thể được áp dụng trên các khu vực tương
tự ở cùng một tỷ lệ nhưng được băng gạc qua đêm trong 16 giờ. Sáng hôm sau, các
phép đo được tiến hành, bắt đầu 1 giờ sau khi gỡ bỏ miếng gạc, kết quả được thể hiện
ở hình 1.3.

Hình 1. 3.Sự thay đổi hydrat hóa sau 24 giờ

Thử nghiệm hấp thụ-giải hấp thụ
Thử nghiệm này cung cấp thông tin về khả năng hydrat hóa của các lớp trên cùng
của lớp sừng[29]. Nó được thực hiện tốt nhất bằng cách sử dụng các thiết bị đo khả
năng hydrat hóa trên bề mặt ẩm ướt và cho phép đọc tức thời khi tiếp xúc với da. Giá
trị đầu tiên này đại diện cho trạng thái hydrat hóa của lớp sừng khi chưa dùng sản

11


phẩm. Sau đó, 50µl nước cất được thấm vào da, để yên trong đúng 10 giây, lau bằng
khăn giấy mềm và sau đó đo độ hydrat hóa ngay lập tức. Giá trị này đại diện cho độ
hút ẩm của lớp sừng. Các phép đo khác được thực hiện ở thời điểm 0,5 ; 1 ; 1,5 và 2
phút. Vùng bên dưới đường cong từ 0,5 phút trở đi thể hiện khả năng giữ nước của lớp
sừng [3].


Hình 1. 4. Sự thay đổi hydrat hóa trong q trình thử
Đánh giá hiệu quả hydrat hóa da của B. alba polysacarit.Các tình nguyện viên được
hướng dẫn không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da, xà phòng hoặc các
chế phẩm mỹ phẩm có trong vùng thử nghiệm trong 12 giờ trước khi nghiên cứu in
vivo. Tất cả tình nguyện viên được ở trong phịng có nhiệt độ duy trì ở 25 ± 1 ° C và
độ ẩm tương đối 40% - 60% trong 15 phút trước khi theo dõi quá trình hydrat hóa da
bằng Corneometer® CM 825 (Courage + Khazaka, Đức) ở trung tâm của mặt trong
cánh tay. Mức độ hydrat hóa da ban đầu của 22 tình nguyện viên đã được ghi lại, tiếp
theo là bôi 0,05 và 0,10% B. alba polysacarit lên da. Các tình nguyện viên được
hướng dẫn nghỉ ngơi trong phịng có kiểm sốt nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Hiệu quả
dưỡng ẩm cho da được ghi nhận 15, 30, 45, 60, 90, 120, 150, 180 và 210 phút sau khi
sử dụng. Sự khác biệt hydrat hóa da (%) đã được tính tốn :
Hiệu quả dưỡng ẩm cho da (%) = [(At - A0) / A0] × 100
Trong đó : At = điện dung da tại một thời điểm xác định
A0 = điện dung da ban đầu [19], [6].
Một số cách khác
Một thử nghiẹm in vivo nữa cũng đã được tiến hành. Hai vùng da tròn (đường kính 3,5
cm) được khoanh ở giữa mỗi cẳng tay của 4 tình nguyện viên nam khỏe mạnh. Tình

12


nguyện viên không được phép sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào trên cẳng tay
3 ngày trước khi nghiên cứu. Đối với mỗi cẳng tay, mỗi vị trí được xử lý bằng 0,2 ml
kem dưỡng ẩm và chà nhẹ bằng ngón tay đeo găng và khu vực cịn lại dùng làm đối
chứng khơng bơi chế phẩm. Các khu vực bôi kem và đối chứng được chọn ngẫu nhiên
giữa các đối tượng. Đối với mỗi đối tượng, thiết kế giống nhau ở cẳng tay phải và trái.
Các phép đo của cả hai thiết bị đã được thực hiện tại thời điểm ban đầu, 60 và 90 phút
sau khi dùng sản phẩm. Tất cả các phép đo được thực hiện theo các hướng dẫn cho
phép đo hydrat hóa [5]. Các tình nguyện viên được ở trong phịng có kiểm soát nhiệt

độ ở 23oC ± 1 và độ ẩm tương đối 28 ± 1% trong 30 phút trước khi đo. Đối với mỗi
thiết bị, 3 phép đo độc lập được thực hiện tại mỗi thời điểm cho từng khu vực được
kiểm tra [11].
1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới về kem giữ ẩm
Năm 2008, S. Gautier, E. Xhauflaire-Uhoda, P. Gonry and G. E. Pierard đã nghiên
cứu việc sử dụng chitin-glucan trong kem dưỡng da. Khảo sát với nồng độ 0,5-2,0%
chitin-glucan trong 6 tuần cho thấy với tỉ lệ 1,5% và 2,0% làm giảm đáng kể TEWL so
với trường hợp giả dược, khả năng giữ nước của lớp sừng được cải thiện [10].
Năm 2015, Nattaya Louritha và Mayuree Kanlayavattanakul đã nghiên cứu về việc
ứng dụng chất nhầy được chiết từ rau Malabar (Basella alba và B. rubra) trong kem
giữ ẩm. Kết quảđược thử nghiệm trên 22 tình nguyện viên cho thấy khơng có hiện
tượng kích ứng da và hiệu quả dưỡng ẩm da cho tác dụng tốt hơn 7-28% so với trường
hợp không dùng sản phẩm[19].
Năm 2018,Ye Wang, Jiusheng Li, Yazhuo Shang, Xiangqiong Zeng,đã phát triển
nhũ tương sáp với cấu trúc tinh thể lỏng và nghiên cứu khả năng giữ ẩm của chúng.
Kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng các nhũ tương làm tăng đáng kể mức độ hydrat
hóa của da khi so sánh với mẫu chứng (p <0,001), với sự gia tăng của hàm lượng tinh
thể lỏng, mức độ hydrat hóa tăng lên[31].
Flávio B. Camargo, Jr., Lorena R.Gaspar và Patrícia M. B. G. Maia Campos đã
nghiên cứu về hiệu quả giữ ẩm của kem có chưa panthenol. Khảo sát panthenol với
các nồng độ 0,5%, 1,0%, và 5,0% , các mẫu kem được bôi hằng ngày lên cẳng tay của
các tình nguyện viên khỏe mạnh trong 15, 30 ngày. Tất cả các công thức được nghiên

13


cứu đều tạo ra sự gia tăng đáng kể về độ ẩm của lớp sừng (p <0,001) sau 15 và 30
ngày sử dụng[7].

14



CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2. 1. Nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Alcol cetylic

Trung Quốc

Nhà sản xuât

2

Alcol cetostearic

Trung Quốc

Nhà sản xuât


3

Vaselin

Trung Quốc

Nhà sản xuât

4

Acid stearic

Trung Quốc

Nhà sản xuât

5

Span 60

Trung Quốc

Nhà sản xuât

6

Vitamin E acetat

Trung Quốc


Nhà sản xuât

7

CCK-Nourish

Hàn Quốc

Nhà sản xuất

8

Emulium Delta

Trung Quốc

Nhà sản xuât

9

Sedefos 75

Trung Quốc

Nhà sản xuât

10

Tefose 63


Trung Quốc

Nhà sản xuât

11

Aquagel

Trung Quốc

Nhà sản xuât

12

Tween 20

Trung Quốc

BP

13

Triethanolamin

Trung Quốc

Nhà sản xuât

14


Nipagin

Trung Quốc

Nhà sản xuât

15

Nipasol

Trung Quốc

BP

16

Glycerin

Trung Quốc

BP

17

Gelatin

Trung Quốc

BP


18

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

Trong đó :
Emulium Delta là hỗn hợp các chất Cetyl Alcohol, Glyceryl Stearate, PEG-75
Stearate, Ceteth-20, Steareth-20. Nhà sản xuất Gattefossé
Sedefos 75 là hỗn hợp các chất Triceteareth-4 phosphate, Ethylene glycol
palmitostearate và Diethylene glycol palmitostearate. Nhà sản xuất Gattefossé.

15


Tefose 63 là hỗn hợp của PEG-6 Stearate và Glycol stearate và PEG-32 stearate. Nhà
sản xuất Gattefossé.
Aquagel là hỗn hợp các chất Sodium Polyacrylate , C13-14 Isoparaffin và Laureth-7
CCK-Nourish là hỗn hợp của nước, Acid Hyaluronic, Collagen, Butylene Glycol, 1,2Octanedio,1,2-Hexanediol,

Ethylhexylglycerine,

Pentylene

Glycol




Acid

Polyglutamic. Nhà sản xuất Caiser Chemistry of Korea.
2.1.2. Thiết bị
Máy móc thiết bị sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2. 2. Máy móc, thiết bị sử dụng
STT

Tên thiết bị

Hãng

1

Máy ly tâm Hermle Z200A

Đức

2

Tủ sấy tĩnh Heraeus (loại T5050)

Mỹ

3

Bể điều nhiệt Memmert

Đức


4

Cân phân tíchMettler Toledo XPE105

Thụy Sỹ

5

Máy siêu âm đầu dòQSONICA Sonicator Q500

Mỹ

6

Máy Skin Checker

Nhật Bản

7

Máy đo độ bền gel Texture Analyzer CT3 1500

Mỹ

8

Máy Texture Analyzer CT3 1500

Mỹ


Dụng cụ khác: Cân phân tích, cân kỹ thuật, bình hút ẩm,
cốc có mỏ, đũa thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế,...
2.1.3. Động vật thí nghiệm
Thỏ trắng trưởng thành khỏe mạnh, có khối lượng 2,0-3,0 kg khơng có bất cứ bất
thường nào trên da, được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, có kiểm sốt.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu đã thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu xây dựng công thức kem giữ ẩm da
- Đánh giá một số đặc tính của kem giữ ẩm da :độ ổn định vật lý, khả năng bám
dính, tính kích ứng trên da và khả năng giữ ẩm.

16


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế kem bôi da
- Chuẩn bị pha nước
+ Cân các thành phần của pha nước
+ Đun nóng pha nước đến 65oC
- Chuẩn bị pha dầu
+ Cân các thành phần của pha dầu
+ Đun nóng pha dầu đến 60oC
- Phối hợp pha dầu vào pha nước bằng thiết bị nhũ hóa phù hợp[1], bảo quản ở nhiệt
độ phòng 24 giờ rồi tiến hành các thử nghiệm được trình bày ở mục 2.3.3 và 2.3.4.

Hình 2. 1. Sơ đồ bào chế kem bơi da

17



×