Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Hướng dẫn ôn luyện thi vào lớp 10 trung học phổ thông môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 168 trang )

PHẦN I
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. PHẦN VĂN BẢN
1. Truyện trung đại
- Chuyện người con gái Nam Xương
(Nguyễn Dữ) : Qua câu chuyện về cuộc đời
và cái chết thương tâm
của Vũ Nương, tác phẩm thể hiện niềm cảm
thương đối với số phận oan nghiệt của người
phụ nữ Việt
Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời
khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Đây
là một áng văn
hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện,
miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
- Hoàng lê nhất thống chí, hồi 14 (Ngô gia
văn phái): Với quan điểm lịch sử đúng đắn và
niềm tự hào
dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công
thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê
Chiêu Thống.
- Truyện Kiều (Nguyễn Du) là kiệt tác số một của văn học dân tộc. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực
và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời, là sự kết tinh thành tựu về ngôn ngữ, thể loại. Các đoạn trích đã góp
phần làm sáng tỏ những giá trị sâu sắc của Truyện Kiều. Đó là bút pháp nghệ thuật ước lệ để khắc họa
chân dung Chị em Thúy Kiều, từ đó ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài
hoa bạc mệnh. Đó lại là bức tranh thiên nhiên, lễ hội của mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên
qua từng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình ở đoạn trích Cảnh ngày xuân. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng
Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là
bút pháp tả cảnh ngụ tình; đồng thời còn cho thấy cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung,
hiếu thảo của Thúy Kiều.
- Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) là tác phẩm sâu sắc nhất của nhà thơ mù đất Bến Tre.


Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời và khắc họa
những phẩm chất đẹp đẽ của Lục Vân Tiên (tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài) và Kiều Nguyệt
Nga (hiền hậu, nết na, ân tình).
2. Truyện hiện đại


- Làng (Kim Lân) ra đời 1948. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn
làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần
kháng chiến của người nông dân. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong
nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả trong mùa hè 1970.
Từ cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình
tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa, truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa
của nững công việc thầm lặng. Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên,
có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được viết năm 1996. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà
hợp lí, đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của
chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là
nhân vật bé Thu.
- Bến quê (Nguyễn Minh Châu) in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Qua những cảm xúc và
suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân
trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương. Nghệ thuật truyện nổi bật ở
sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống trần thuật theo
dòng tâm trạng của nhân vật.
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ra đời năm 1971, kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái
thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh
chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc
sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Truyện sử dụng vai kể là
nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

3. Thơ hiện đại
- Đồng chí (Chính Hữu) được trích từ tập thơ Đầu súng trăng treo. Đây là một trong những tác phẩm
tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu đã thể
hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn
ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) xuất hiện trong bối cảnh khốc liệt của cuộc kháng
chiến chống Mĩ năm 1969. Tác giả đã xây dựng một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Từ
đó, bài thơ khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ với tư thế hiên
ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền
Nam. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ
và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) được hoàn thành sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng


Ninh vào năm 1958. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên
nhiên và người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ
có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có
âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
- Bếp lửa (Bằng Việt) ra đời năm 1963. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài
thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu; đồng thời thể hiện lòng kính yêu,
trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài
thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Đồng thời, đã sáng tạo hình
ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) được viết năm 1971. Trong gian nan,
vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước
mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nhà thơ đã thể hiện
tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ qua một khúc hát ru
mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
- Ánh trăng (Nguyễn Duy) hoàn thành năm 1978. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính
biểu cảm, bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính

gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc người đọc về một thái độ
sống ”Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Con cò (Chế Lan Viên) được sáng tác năm 1962. Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru,
bài thơ đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. Bài thơ thành công
trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được nhiều suy ngẫm sâu sắc.
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) ra đời tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ
là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành
của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung
của dân tộc. Bài thơ viết theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều
hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Sang thu (Hữu Thỉnh) được viết năm 1977. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển
nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tính tế qua những
hình ảnh giàu sức biểu cảm.
- Nói với con (Y Phương) hoàn thành năm 1980. Qua bài thơ, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi
cảm, tác giả đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống quê hương và dân tộc, giúp ta
hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tỉnh cảm gắn bó với truyền
thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
4. Truyện, thơ nước ngoài
- Cố hương (Lỗ Tấn) là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Trung Quốc. Thông
qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong


kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy
ngẫm.
- Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki) là tiểu thuyết tự thuật của nhà văn vĩ đại người Nga. Trong đoạn
trích, tài năng kể chuyện, tác giả đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết giữa ông (hồi còn nhỏ)
với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương (bên hàng xóm), bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc
bấy giờ.
- Mây và sóng (Ta-gore) là thi phẩm của nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Với hình thức đối ngoại lồng
trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ngợi ca tình

mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xon Cru-xô (Đe-ni-ơn Đi-phô-Anh). Qua bức
chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn, ta hình dung được cuộc sống khó khăn gian khổ và tinh
thần lạc quan của con người.
- Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng (Pháp). Tác giả đã thể hiện sắc
nét tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sôt, Phi-líp, qua đó nhắc nhở về lòng thương yêu bè bạn,
mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
- Con chó Bấc trích từ truyện ngắn cùng tên của Giắc Lân-đơn (Mĩ). Trong đoạn trích, nhà văn có
những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt với khi đi sâu vào “tâm
hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
5.Văn bản nhật dụng – văn bản nghị luận
Các văn bản nhật dụng và nghị luận đều viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có
tính chất nhất thời. Đó là vấn đề quyền sống của con người (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em); bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh (Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình), hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Phong cách Hồ Chí Minh, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới); vai trò của văn học nghệ thuật (Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu
trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, Bàn về đọc sách)…
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Từ loại
1. Các từ loại cơ bản
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (Ví dụ: học sinh, bút, so sánh, …); thường
làm chủ ngữ, làm phụ ngữ cho động từ, tính từ ; khi làm vị ngữa thường kết hợp với từ “là”. Động từ là
những từ chỉ hành động, trạng thái, tình thái (Ví dụ: học, vui, được khen,…); thường làm vị ngữ; khi
làm
chủ ngữ thường kết hợp với từ “là”. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất (Ví dụ: đỏ, đẹp, chăm
chỉ…); thường làm phụ ngữ cho danh từ, động từ; làm vị ngữ hạn chế hơn động từ; khi làm chủ ngữ
thường kết hợp với từ “là”.
2. Các từ loại khác



Phó từ (bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ); chỉ từ (định vị trí cho danh từ trong không gian hoặc thời
gian); số từ (chỉ số lượng chính xác); lượng từ (chỉ số lượng không chính xác); đại từ (dùng để chỉ hoặc
để hỏi); quan hệ từ (để biểu thị các ý nghĩa quan hệ và dùng để liên kết văn bản); trợ từ (để nhấn mạng
hoặc biểu thị thái độ đánh giá); thán từ (dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, hoặc để gọi đáp);
tình thái từ (được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các
sắc thái tình cảm).
II. Tu từ từ vựng – Tu từ cú pháp
1. Nhân hóa
Là dùng những từ ngữ vốn gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả vật, hoặc trò chuyện, xưng hô với vật
như đối với người, làm cho chúng trở nên sống động.
Ví dụ: Sóng đã cài then đêm sập cửa.
(Huy Cận)
2. So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
(Huy Cận).
3. Ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Làm thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Nguyễn Du)
4. Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ tương cận nhất
định với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật)
5. Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ ngữ để diễn tả được đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung.
Ví dụ : Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc
thẳng.
(Thép Mới)
6. Điệp ngữ
Là cách lặp lại có ý thức những từ ngữ hoặc kiểu câu nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung, tạo nhạc


tính hoặc gợi những cảm xúc.
Ví dụ: Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải)
7. Chơi chữ
Là cách vận dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
Ví dụ : Chuồng gà kê sát chuồng vịt.
8. Nói quá
Là biện pháp phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng,
tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Bầm gan tím ruột.
9. Nói giảm, nói tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ,
tránh thô tục.
Ví dụ: Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
10. Đảo ngữ
Là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các yếu tố trong câu, nhằm nhấn mạnh ý, làm tăng sức
gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du)
11. Tương phản

Là việc tạo ra những nội dung trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác
phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Ví dụ: Ngẩn đầu nhìn trăng sáng.
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Lý Bạch)
12. Tăng cấp
Là biện pháp lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm
bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói.
Ví dụ: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi
quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng)
III. Câu và các thành phần câu
1. Các thành phần câu
a. Thành phần chính


Chủ ngữ, vị ngữ.
b. Trạng ngữ
Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho câu ; nối kết các câu, các đoạn với nhau ; có thể đứng ở đầu
câu, cuối câu hay giữa câu.
Ví dụ: Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
c. Khởi ngữ
Là thành phần phụ đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ
thường có thêm các quan hệ từ về, đối với, là, còn,… Giữa khởi ngữ và nòng cốt câu có thể có các từ:
thì, là…
Ví dụ: Đối với anh, anh không ghìm nổi cảm xúc.
d. Thành phần tình thái
Là thành phần biệt lập dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong
câu.
Ví dụ: Chắc họ sẽ đến kịp giờ.

e. Thành phần cảm thán
Là thành phần biệt lập được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
Ví dụ: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
(Nguyễn Thành Long)
f. Thành phần gọi đáp
Là thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ : - Này, cái giống chó nó khôn thật.
g. Thành phần phụ chú
Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường
được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với
một dấu phẩy. Nhiều khi nó còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ: - Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao)
2. Các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp
a. Câu đơn bình thường
Là loại câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành.
Ví dụ: Tre // là cánh tay của người nông dân.
b. Câu đơn mở rộng thành phần
Các thành phần câu có cấu tạo là một cụm chủ ngữ - vị ngữ. Các cụm chủ ngữ - vị ngữ này bị bao
chứa trong cụm chủ ngữ - vị ngữ lớn hơn.
Ví dụ: Khi mùa lũ / về, dòng sông này // nước / luôn chảy xiết.
c. Câu rút gọn


Là câu có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ
Ví dụ: Mỗi ngày một lớn khôn.
d. Câu đặc biệt
Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Ví dụ: Đêm thành phố.
e. Câu ghép

Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau. Các vế câu thường có quan hệ ý
nghĩa với nhau khá chặt chẽ, thường được đánh dấu bằng các từ chỉ quan hệ.
Ví dụ: Vì nó chăm học nên nó thi đỗ điểm cao.
3. Các kiểu câu xét theo mục đích nói:
a. Câu nghi vấn
Là câu có các từ nghi vấn (gì, tại sao, bao nhiêu, hả, …) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa
chọn); dùng để hỏi. Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi; còn dùng để cầu khiến, khẳng định,
biểu cảm, … (nghi vấn tu từ).
Ví dụ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ
tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?
(Nguyên Hồng)
b. Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, …); dùng để ra lệnh, đề nghị, khuyên
bảo, … Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Ví dụ: - Đi đi con ! Hãy can đảm lên ! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một
thế giới kì diệu sẽ mở ra.
(Lí Lan)
c. Câu cảm thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán (ôi, hỡi ơi, thay, biết bao, …); dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Ví dụ: - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
(Thế Lữ)
d. Câu trần thuật
Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ; thường dùng
để kể, tả, … Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
(Hồ Chí
Minh)
4. Các kiểu câu xét theo ý nghĩa
a. Câu phủ định



Là câu có những từ ngữ phủ định (không, không phải là, đâu có phải là, …)
Ví dụ: Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài
Thanh)
b. Câu chủ động
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ
thể của hoạt động).
Ví dụ: Tôi học bài.
c. Câu bị động
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của
hoạt động).
Ví dụ: Bài này được học rồi.
IV. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dụng và hình thức.
1. Về nội dung
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
(liên kết chủ đề); các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô- gíc).
2. Về hình thức
Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như: Phép lặp
(lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước); Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng (sử dụng ở
câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước);
Phép thế (sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước); Phép nối
(sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước).
Ví dụ: Tôi được tặng một quyển sách (1). Nó rất hay (2). Thế nên, tôi rất thích thú với món quà mới
này (3). (Các câu trong đoạn đã liên kết bằng phép lặp (“tôi”); phép thế (món quà mới này – nó – một
quyển sách); phép nối (thế nên).
V. Phương châm hội thoại

1. Phương châm về lượng
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao
tiếp, không thiếu, không thừa.
Ví dụ: Hỏi gì đáp nấy.
2. Phương câm về chất
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ: Đừng nói thêm nói thắt.
2. Phương châm quan hệ


Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Ví dụ: Ông nói gà, bà nói vịt.
3. Phương câm cách thức
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
Ví dụ: Dây cà ra dây muốn, lúng búng như ngậm hột thị.
4. Phương châm lịch sự
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ: Nói băm nói bổ, nói như đấm vào tai.
IV. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Nghĩa tường minh
Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không
được diễn đạt trực tiếp bằng từng từ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
2. Để sử dụng hàm ý
Cần có điều kiện: Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc)
có năng lực giải đoán hàm ý.
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Đoạn văn
a. Khái niệm
Về hình thức, đoạn văn là phần văn bản được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm hết
câu xuống dòng. Về nội dung, đoạn văn có tính thống nhất chủ đề.

b. Câu chủ đề trong đoạn văn
Là câu mang nội dung then chốt của đoạn. Các câu khác có nhiệm vụ làm rõ cho nó và phụ thuộc vào
nó. Câu chủ đề thường ngắn gọn, có đủ hai thành phần chính, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
c. Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn
+ Đoạn văn có câu chủ đề: diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp.
+ Đoạn văn không có câu chủ đề: song hành, móc xích.
II. Bài văn
1. Bài văn nghị luận
Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận
điểm cứ và cách lập luận. Mục đích để thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái
xấu.
2. Bố cục bài văn nghị luận thường có ba phần
Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát tổng quát). Thân bài:
Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ). Kết
bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm.
3.Các phương pháp luận chính


Phép phân tích, tổng hợp, chứng minh, giải thích, suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, …
4. Các dạng bài nghị luận cơ bản
a. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng
suy nghĩ.
Chẳng hạn: Ý kiến về đồng phục của học sinh.
Dàn ý cơ bản:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng và nêu sơ lược ý nghĩa của hiện tượng.
- Thân bài: Phân tích, đánh giá hiện tượng như nêu và phân tích các biểu hiện cụ thể của hiện
tượng; chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của hiện tượng; đưa ra các giải pháp cho hiện tượng;
đánh giá ý nghĩa của hiện tượng đối với cá nhân và xã hội.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên…

b. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, … của con người.
Chẳng hạn: Suy nghĩ của em về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Dàn ý cơ bản:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thân bài: Giải thích rõ tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (giảng giải rõ các lớp nghĩa); chứng minh nội
dung vấn đề (sử dụng các hiện tượng trong văn học, trong đời sống xã hội); đưa ra các giải pháp
cho vấn đề; nhận định, đánh giá tác động của vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong thực tế cuộc sống.
- Kết bài: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động, …
c. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một
tác phẩm cụ thể.
Chẳng hạn: Phân tích vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng.
Dàn ý cơ bản:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc vấn đề) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích chứng
minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. Triển khai hệ thống luận điểm theo diễn biến chính
của cốt truyện hoặc theo các phương diện cần làm sáng tỏ của vấn đề.
- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc vấn đề).
d. Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Chẳng hạn: Phân tích đoạn thơ sau đây (trích một đoạn thơ từ 4 đến 8 câu) hoặc: Phân tích vẻ đẹp
của bài thơ sau đây (nêu tên bài thơ hoặc cho văn bản bài thơ kèm theo).


Dàn ý cơ bản:
- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá.
- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài
thơ. Triển khai hệ thống luận điểm theo bố cục mạch cảm xúc hoặc theo các phương diện cần làm

sáng tỏ của vấn đề.
- Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Để tăng sức thuyết phục, bài văn nghị luận thường sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, …
một cách hài hòa.
PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ
A. PHẦN VĂN BẢN
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1. Từ một câu chuyện dân gian, bằng tài năng và tấm lòng thương cảm sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết
thành Chuyện người con gái Nam Xương. Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giới thiệu khái quát về
tác
giả và tác phẩm đó.
Câu 2. Theo em, những nguyên nhân nào gây ra bi kịch của Vũ Nương (Nguyễn Dữ, Chuyện người con
gái Nam Xương)? Từ đó, em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Câu 3. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ. Hãy nêu cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật này.
Câu 4. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Thiếp von con kẻ khỏ, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì
động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu
tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối
nghi
ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)
a) Giải thích nghĩa của cụm từ “một tiết” trong đoạn trích dẫn trên.
b) Lời thoại trên là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào? Nhằm mục đích gì? Qua câu nói trên,
em hiểu gì về nhân vật Vũ Nương?
c) Kể tên 2 tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong chương trình
Ngữ văn THCS và ghi rõ tên tác giả.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây

tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bóng hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa
đàn, nước thăm buồm xa, đâu còn có thế lại lên núi Vọng Phu kia nữa ”.


(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Tác phẩm chứa đoạn trích trên được rút ra từ tập truyện nào của Nguyễn Dữ? Giải thích ngắn gọn
nhan
đề của tập truyện đó.
b) Hoàn cảnh nào trong tác phẩm dẫn đến lời thoại trên? Những hình ảnh được dùng trong lời nói của

Nương có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của nàng?
c) Từ những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu làm rõ chủ đề:
Nhà
văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của
nàng. Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn gián tiếp và một câu nghi vấn, chú thích rõ.
Câu 6. Dưới đây là một đoạn trích trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
... Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ,
thần
sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xỉn làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới
xin
làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xỉn chịu khắp mọi người phỉ nhổ....
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)
a) Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
b) Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những
phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
c) Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện
người con gái Nam Xương.
Câu 7. Chuyện người con gái Nam Xương có thể kết thúc ở chi tiết: qua lời Bé Đản, Trương Sinh đau

đớn hiểu ra nồi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về trần
gian
rồi ra đi. Hãy nêu suy nghĩ của em về cách kết thúc đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ.
Câu 8. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam
Xương), Nguyễn Dữ thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam
dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định trên.
II. Gợi ý trả lời
Câu 1. Bài làm cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Tác giả:


+ Nguyễn Dữ quê ở Thanh Miện, Hải Dương, sống vào nửa đầu thế kỉ XVI.
+ Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.
- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:
+ Nguồn gốc: Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có
tên
là Vợ chàng Trương.
+ Xuất xứ: Là truyện thứ 16/20 truyện của tập Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ
được lưu truyền).
+ Thể loại: Truyện truyền kì.
+ Nội dung chính: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người
con
gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
+ Nghệ thuật chính: Tác phấm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân
vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
Câu 2.
- Những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương:
+ Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đựng những dữ kiện đáng ngờ, thông tin

mỗi
lúc một thêm gay cấn. Nó vang lên trong hoàn cảnh Trương Sinh lúc này đang mỏi mệt vì chiến tranh,
đau buồn vì mẹ mất.
+ Nguyên nhân sâu xa:
Do Trương Sinh ghen tuông mù quáng, gia trưởng, hồ đồ, vũ phu.
Do chế độ phong kiến hà khắc tiếp tay cho những người đàn ông gia trưởng.
Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh con nhà hào phú, Vũ Nương vốn con kẻ khó.
Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa dẫn đến cảnh sinh li tử biệt.
Ngoài ra, học sinh có thể nêu thêm những nguyên nhân khác song phải lí giải hợp lí.
- Bày tỏ suy nghĩ của em về thân phận đau khổ và phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 3.
Hình ảnh chiếc bóng trên vách là chi tiết đặc sắc của truyện.
- Cái bóng vừa là chi tiết thắt nút, vừa là chi tiết mở nút câu chuyện. Nó là đầu mối trực tiếp dẫn tới nghi
ngờ của Trương Sinh, buộc Vũ Nương phải tìm tới cái chết. Nó cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của
Trương Sinh về Vũ Nương sau khi nàng tìm đến cái chết. Hai lần xuất hiện trong truyện, cái bóng là chi
tiết quan trọng giúp cho câu chuyện triển khai hợp lí, lôgíc, và kịch tính, hấp dẫn.
- Hình ảnh chiếc bóng đã khái quát hoá vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. Chiếc bóng là cảnh ngộ cô đơn


của người vợ trẻ khi xa chồng, nàng đã chỉ bóng mình trên vách nói là cha Đản, thể hiện tình cảm gắn

vợ chồng như hình với bóng. Chiếc bóng là lòng yêu thương sâu nặng, là khát khao đoàn tụ của người
vợ,
là tấm lòng yêu con của người mẹ muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha.
- Chiếc bóng trên vách cùng lời nói ngây thơ của đứa con trẻ, sự hiểu lầm của người chồng đa nghi đã
dẫn
đến bi kịch của Vũ Nương. Có thể nói, chiếc bóng là chi tiết sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ để thể
hiện
cô đọng cảm hứng hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.
Câu 5.

c) Đoạn văn cần đạt được các yêu cầu sau:
- Hình thức:
+ Đoạn văn viết theo phương pháp lập luận diễn dịch khoảng 15 câu. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng. Các
câu văn liên kết chặt chẽ.
+ Sử dụng và chú thích đúng một lời dẫn gián tiếp và một câu nghi vấn.
- Nội dung: Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm
chất tốt đẹp của nàng.
+ Mở đầu tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết “tính tình thùy
mị
nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”.
+ Trong cuộc sống vợ chồng: cho dù Trương Sinh “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá
sức ”, nàng vẫn “giữ gìn khuôn phép ” nên gia đình chưa từng phải thất hoà.
+ Khi Trương Sinh đi lính: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết. Không những thế,
nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo.
+ Khi bị chồng nghi oan: Trong đau đớn, tuyệt vọng, Vũ Nương vẫn hiện lên là một người phụ nữ dịu
dàng. Nàng còn là người trọng danh dự và phẩm giá.
+ Khi ở dưới thủy cung: Dù được hưởng cuộc sống giàu sang nơi cung nước, nhưng nàng vẫn nặng lòng
với quê hương, với phần mộ tổ tiên, với gia đình. Sự trở về của nàng cũng là minh chứng thể hiện lối
sống ân tình, ân nghĩa thủy chung.
Câu 6.
a. Lời thoại trên là lời độc thoại. Tuy tác giả viết: “nàng ... ngửa mặt lên trời mà than rằng” nhưng thực
chất đây là lời Vũ Nương tự nhủ với chính mình.
b. - Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Vũ Nương bị Trương Sinh nghi ngờ, ghen
tuông,


la mắng và một mực không tin tưởng lòng thủy chung của nàng dù nàng đã tha thiết phân trần, hàng
xóm
minh oan khiến nàng tuyệt vọng và quyết định quyên sinh.
- Qua lời độc thoại của Vũ Nương, ta thấy nàng muốn khẳng định sự đoan trang, lòng trong trắng và

thủy
chung của nàng đối với chồng.
- Học sinh viết một đoạn văn ngắn gọn để nói lên suy nghĩ của bản thện về những phẩm chất đáng trân
trọng của nhân vật.
c. Toàn bộ phần cuối cùng của tác phẩm mang tính chất kì ảo. Từ phần cuối đó, ta có thể kể 2 chi tiết
sau:
- Phan Lang chết đuối nhưng được Linh Phi ở thủy cung cứu sống.
- Sự trở lại trần gian của Vũ Nương: Nàng ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, theo sau có đến năm
mươi chiếc xe, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn, lúc hiện, nàng nói lời từ biệt với Trương Sinh rồi bóng
nàng loang loáng mờ dần và biến mất hẳn.
Câu 7.
Có thể thấy kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
- Tác giả sử dụng nhiều yếu tố kì áo để kết thúc tác phẩm của mình, tạo một kết thúc mới mẻ, sâu sắc và
giàu ý nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Làm tăng màu sắc kì ảo của truyện truyền kì.
+ Góp phần hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, một con người dù đã ở thế giới
khác vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi
danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự
công bằng trong cuộc đời, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng dù là ở thế giới huyền bí.
+ Song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Vũ Nương dù rất khát khao hạnh phúc gia
đình,
muốn quay trở về nhân gian nhưng không được. Kết thúc này để lại dư vị ngậm ngùi nơi người đọc, cho
ta bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
- Hồi thứ mười bốn (trích)
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1.
Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành

công
xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.


a) Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
b) Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
c) Theo em, vì sao có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiếu thuyết lịch sử?
Câu 2: Dưới đây là một phần mệnh lệnh của vua Quang Trung với quân lính:
... Quân Thanh sang xâm lấn nước ta hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ,
đất nào sao ấy, đểu đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị... Các ngươi
đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn...
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2012)
a) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nhà vua nói: “đất nào sao ấy, đểu đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai
trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu thơ trong bài Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
c) Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi)
về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Câu 3. Dưới đây là một đoạn trích được rút ra từ tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - cuốn tiểu thuyết
lịch sử viết theo lối chương hồi:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể
đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận,
ắt
lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân,
nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ cỏ người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc bỉnh đao, không phải Ngô
Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy
giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?
(Ngữ văn 9, tập I, 2018)
a) Nhân vật xưng “ta” trong đoạn trích trên là ai? Những lời nói trên diễn ra ở đâu?
b) Qua lời nói trên, em hiểu nhân vật xưng “ta” là người như thế nào?
c) Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một vị vua thấy việc phúc cho dân đã viết một tác phẩm

ban bố một quyết định lịch sử. Theo em, đó là ai? Tác phẩm đó là tác phẩm nào?
Câu 4.
a) Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong văn bản trích trên.
b) Vì sao tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí vốn cựu thần của nhà Lê, vậy mà lại viết rất hay và chân
thực về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ?
II. Gợi ý trả lời
Câu 1.
a) Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô gia văn phái - một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì,

làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội. Trong đó có 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí


(1753 - 1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 - 1840), làm quan dưới triều nhà
Nguyễn.
b) Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời
điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
c) Có thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử vì:
Về nội dung: Tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII và mấy năm
đầu thế kỉ XIX với nhiều nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.
Về hình thức: Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo lối chương hồi (hình thức tiểu thuyết có nguồn
gốc
từ Trung Quốc). Kết cấu, cách khắc hoạ chân dung và tính cách nhân vật, cách miêu tả, cách kể
chuyện,...
tác phẩm đậm chất tiểu thuyết.
Câu 2.
b) - Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai
trị” nhằm khẳng định: Chủ quyền độc lập lãnh thổ dân tộc. Qua câu nói này, vua Quang Trung muốn
khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các tướng sĩ.
- Hai câu thơ trong bài thơ “Sông núi nước Nam ” có nội dung tương tự là:
Phiên âm: Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Dịch thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
c) Đây là phần học sinh bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang xảy ra trên đất nước. Đề bài có
tính
chất mở song học sinh vẫn cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền độc lập dân tộc là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dân Việt Nam.
Nó là biểu hiện hùng hồn cho truyền thống yêu nước của dân tộc khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- Những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc là nối tiếp, phát huy truyền
thống yêu nước, bảo vệ non sông gấm vóc của Tổ quốc.
- Những người lính đang canh giữ biển đảo của đất nước mang trong mình những vẻ đẹp đáng trân trọng
(dũng cảm, hết lòng vì Tổ quốc, phong cách sống hiện đại,..)
- Đảng, Nhà nước, mọi người dân đều hướng về họ với tấm lòng mến yêu, biết ơn, chia sẻ động viên.
- Học sinh liên hệ tình cảm và việc làm của em và trường em với các chiến sĩ đang canh giữ biển đảo
cho
đất nước.
Câu 4.
a) Trong hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn


Huệ, người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc hiện lên rất rõ nét:
- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn là con người hành
động
một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
+ Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng nhưng ông không hề nao
núng.
+ Trong vòng hơn một tháng, ông làm nhiều việc lớn như: lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc,
tuyển mộ quân, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ, định kế hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó
với
nhà Thanh sau chiến thắng...

- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta. Lời phủ dụ quân
lính ở Nghệ An đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và vạch trần dã tâm của giặc. Đồng thời nó còn
gửi gắm niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và thể hiện niềm tin tưởng ở chính
nghĩa. Điều đó thể hiện tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lớn, đó là nền độc lập tự do của dân tộc.
+ Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, bình công, luận tội rõ ràng: chủ mưu rút quân khỏi
Thăng
Long, tha tội cho Ngô Văn Sở.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị có tư tưởng chuộng hoà bình.
+ Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào nhưng Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng
cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
+ Ông tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
- Tài dụng binh như thần: Tổ chức một cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử, phối
hợp
giữa các cánh quân thật tài tình, tổ chức các trận đánh một cách kì tài.
- Là người anh hùng, khí phách lẫm liệt: Tuy là Hoàng đế nhưng ông trực tiếp xông pha chiến trận,
hoạch
định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc,
xông pha tên đạn, bày mưu tính kế, điều binh khiển tướng đập tan quân Thanh xâm lược.
b) Nhóm tác giả Hoàng Lê nhất thống chí là những người vốn là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng
của nhà Lê, vậy mà lại viết rất hay và chân thực về người anh hùng Nguyễn Huệ vì:
- Họ là những người viết tiểu thuyết lịch sử, họ phải tôn trọng sự thật lịch sử và phản ánh khách quan
nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Các tác giả họ Ngô Thì vốn là những người yêu nước nên chiến thắng của dân tộc đối với quân Thanh
không thể không làm họ nức lòng, tự hào.
- Vai trò của Quang Trung trong chiến thắng của dân tộc là điều không thể phủ nhận. Như vậy, các nhà


viết sử đã có cái nhìn tiến bộ, vượt qua những định kiến giai cấp, phản ánh trung thực về hình ảnh người
anh hùng dân tộc.

“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Câu 2: Những yếu tố chính nào trong cuộc đời Nguyễn Du đã ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều.
II. Gợi ý trả lời
Câu 1:
Đoạn văn cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà
Tĩnh;
+ Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đờỉ làm quan to và có truyền thống văn chương.
+ Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XIX.
+ Sống trong thời đại đầy bão táp, cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, ông đã đi nhiều nơi,
tiếp xúc nhiều người. Ông có vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng. Bên cạnh đó, ông còn là
người
có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
+ Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Du sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm để lại cho đời nhiều tác phẩm

giá trị.
- Giới thiệu về Truyện Kiều:
+ Nguồn gốc: Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
+ Tên gọi: Đoạn trường tân thanh, sau đối thành Truyện Kiều.
+ Dung lượng: gồm 3254 câu thơ lục bát.
+ Truyện Kiều gồm ba phần: Phần 1: Gặp gỡ và đính ước, Phần 2: Gia biến và lưu lạc, Phần 3: Đoàn tụ.
+ Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.
Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án những thế lực xấu
xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
+ Giá trị nghệ thuật: Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là thành

công về ngôn ngữ và thể loại.
Câu 2:
Học sinh có thể chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến sáng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau:
- Thời đại có nhiều biến động dữ dội.


- Nền tảng văn hóa và truyền thống văn chương nghệ thuật của quê hương, gia đình.
- Vốn hiểu biết, vốn sống phong phú.
- Tấm lòng nhân đạo bao la.
- Tài năng thiên bẩm.
CHỊ EM THÚY KIỀU
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
a) Cho biết câu thơ trên được trích từ đoạn nào của Truyện Kiều? Nêu vị trí của đoạn trích đó.
b) Em hiểu thế nào là “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”? Cách diễn đạt như vậy thể hiện biện pháp nghệ
thuật gì?
c) Thế nào là bút pháp ước lệ?
Câu 2: Cho câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời.
a) Chép 3 câu thơ tiếp.
b) Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
c) Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân trong
bốn câu thơ trên. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối.
Câu 3: Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 có câu:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
a) Hãy chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b) Theo em, có thể thay từ “hờn” trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ bằng từ “buồn” được không? Vì

sao?
c) Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp khoảng 10 đến 12 câu làm nổi bật vẻ đẹp
sắc sảo mặn mà cả tài lẫn sắc của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu
bị
động.
Câu 4: Văn bản Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du có hai câu thơ:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Hoa ghen thua thẳm, liễu hờn kém xanh.
a) Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào?
b) Cách miêu tả sắc đẹp hai nhân vật này của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có gì
giống
và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?


Câu 5:
... Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung “mỗi người mỗi vẻ
mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận toát ra từ diện mạo của mỗi
vẻ đẹp riêng...
Qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9, tập một), hãy làm rõ ý kiến trên.
II. Gợi ý trả lời
Câu 1:
a) Hai câu thơ được rút ra từ văn bản Chị em Thúy Kiều (trích tác phẩm Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
Vị
trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, sau bốn câu thơ giới thiệu về gia cảnh nhà họ Vương.
b) Mai cốt cách, tuyết tinh thần được hiểu là: cốt cách yểu điệu duyên dáng, thanh cao tựa cây mai, tinh
thần trắng trong tựa tuyết. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong
trắng của Thúy Vân và Thúy Kiều.
c) Bút pháp ước lệ là nghệ thuật quen thuộc trong văn học cổ với các đặc điểm:
- Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng, hoa,
tuyết, ngọc... để nói về vẻ đẹp con người.

- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu
tả
cụ thể, tỉ mỉ.
Câu 2:
c) Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức: Đúng kiểu đoạn quy nạp, đủ dung lượng: khoảng 10 câu. Diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; trình
bày sạch đẹp. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối để liên kết (có chú thích rõ ràng).
- Nội dung:
+ Câu mở đầu đoạn thơ vừa giới thiệu, vừa khái quát vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân.
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật ước lệ (dùng những hình tượng mĩ lệ của thiên nhiên: trăng, hoa, tuyết,
ngọc, mây) để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Ngoài ra, ngòi bút của Nguyễn Du có chiều hướng cụ thể
hóa
trong việc sử dụng thủ pháp liệt kê, sử dụng định ngữ, bổ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng
miêu tả: “đầy đặn, nở nang, đoan trang”... Các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều nhằm thể hiện vẻ đẹp phúc
hậu, quý phái của người thiếu nữ: khuôn mặt tròn trịa, tươi sáng tựa vầng trăng, lông mày săc nét, đậm
như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo, mái tóc bồng bềnh tựa mây, làn da
trắng mịn màng hơn tuyết...
+ Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm
với thế giới xung quanh, nàng được thiên nhiên ưu ái (qua các từ “thua”, “nhường”), điều đó báo trước
một cuộc đời êm đềm, suôn sẻ.


Câu 3:
b) Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Từ “hờn” và từ “buồn” đều là những từ chỉ tâm trạng nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau.
+ “Buồn” chỉ tâm trạng không thích thú khi gặp việc đau thương hoặc đang có điều không được như ý.
Với từ “buồn”, thiên nhiên dường như khuất phục trước vẻ đẹp của Kiều.
+ “Hờn” chỉ nỗi uất ức sâu sắc. Qua từ này, ta thấy dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ, ông muốn
nhấn mạnh vẻ đẹp vượt trội của Kiều, Kiều đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên, vẻ đẹp đó
khiến

thiên nhiên đố kị, ghen ghét, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió của Kiều sau này.
- Do vậy, không thề thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn”. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ, người đọc đã thấy
nghệ
thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
d) Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức: Trình bày theo đúng kiểu đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp, đủ dung
lượng khoảng 10 đến 12 câu; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; trình bày sạch đẹp. Đoạn văn có sử dụng một
câu bị động (có chú thích rõ ràng).
- Nội dung: Phân tích để làm rõ những vẻ đẹp của Kiều trên các phương diện sau:
+ Về nhan sắc:
Tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa
xuân), “hoa”, “liễu” để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn
tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
Nguyễn Du sử dụng bút pháp điểm nhãn, đặc tả đôi mắt để vẽ hồn cho bức chân dung. Hình ảnh ước lệ:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn / Hoa ghen thua tham, liễu hờn kém xanh” gợi tả đôi mắt Kiều trong sáng,
long lanh, thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, dung
nhan đằm thắm mơn mởn đến nỗi hoa phải ghen, liễu phải hờn.
+ Về trí tuệ, tài năng:
Kiều là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa.
Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả: cầm, kì, thi, họa.
Tài
nào cũng xuất sắc, cũng thành “nghề riêng”, tài đàn và tài soạn nhạc ăn đứt thiên hạ.
+ Về tâm hồn: Cực tả cái tài của Kiều cũng là để Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của nàng. Cung
đàn
“bạc mệnh” mà Thuý Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình, tất cả đều đến mức lí tưởng.
+ Chân dung Thuý Kiều cũng mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Kiều khiến tạo vật phải ghen ghét, đổ
kị và dự báo số phận sẽ gặp nhiều trắc trở, gian truân.



Câu 4:
a) Hai câu thơ trên, câu đầu nói về Thuý Vân, câu sau nói về Thuý Kiều.
b) So sánh cách miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều:
- Giống nhau: Tả nhan sắc hai nàng, Nguyễn Du sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật ẩn dụ,
nhân hóa.
- Khác nhau: Tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều. Hết lời ca
ngợi cả hai nhưng ngòi bút Nguyễn Du đậm nhạt khác nhau (dành bốn câu thơ tả Vân, trong khi dùng
mười hai câu thơ tả Kiều), tả Vân chủ yếu ở ngoại hình, tả Kiều cả nhan sắc, trí tuệ, tài năng, tâm hồn.
Đây là nghệ thuật đòn bẩy đặc sắc góp phần làm chân dung mỗi nhân vật hiện lên sinh động, đa dạng
mỗi
người một vẻ.
- Sự khác nhau trong nghệ thuật miêu tả đó liên quan trực tiếp tới số phận nhân vật.
+ Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, vẻ đẹp tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh “mây thua,
tuyết nhường ” báo hiệu nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
+ Thuý Kiều đẹp “sắc sảo, mặn mà” cả về tài sẳc, vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải ghen ghét, đố kị
nên sau này số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
CẢNH NGÀY XUÂN
I. Câu hỏi ôn luyện
Câu 1: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích Cảnh
ngày
xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Câu 2: Phân tích, so sánh cảnh ngày xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích /
Lê chi số điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân
trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vào bông hoa” để thấy được sự tiếp
thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
Câu 3:
a) Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy “nao nao” trong hai câu thơ:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
b) Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về cảnh chị em Thúy Kiều du

xuân trở về trong 6 câu cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân. Trong đoạn văn sử dụng một câu đặc biệt.
II. Gợi ý trả lời
Câu 1:
Bốn câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân gợi lên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong
sáng và đầy sức sống.
- Hai câu thơ đầu vừa mở ra không gian, vừa gợi thời gian của ngày xuân:


Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Hình ảnh chim én đưa thoi, gợi lên một không gian mùa xuân tưng bừng, nhộn nhịp. Không chỉ thế,
thiều
quang còn gợi về ánh sáng mùa xuân tươi đẹp, chan hoà khắp không gian. Hình ảnh thơ vừa gợi được
bước đi của thời gian, vừa nói được cảm xúc lưu luyến của con người với mùa xuân.
- Hai câu thơ sau, Nguyễn Du đặc tả mùa xuân với những nét vẽ bằng ngôn từ tuyệt diệu:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lẽ trắng điếm một vài bông hoa.
Không gian mở ra thật khoáng đạt, trong trẻo, sắc màu hài hòa gợi sự tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi.
Cách tả cỏ và hoa lê của Nguyễn Du có học tập từ thơ cổ Trung Quốc. Nhưng Nguyễn Du đã rất sáng
tạo
và tinh tế trong cách dùng từ ngữ như: non, trắng điểm để gợi tả sức sống bừng lên trong từng cảnh vật
khiến bức họa mùa xuân càng trở nên sinh động, có hồn hơn.
- Chỉ qua bốn câu thơ đầu, tác giả đã vẽ nên bức tranh cảnh ngày xuân tươi đẹp, rộn ràng, thanh tân và
ẩn
chứa cả niềm luyến tiếc ngày xuân trôi mau. Câu 2:
Câu 2:
- Với bút pháp gợi hơn tả, câu thơ cổ Trung Quốc gợi lên vẻ đẹp mùa xuân có hương vị (phương thảo hương thơm của cỏ), có màu sắc (liên thiên bích - màu xanh của cỏ nối tiếp màu trời), có đường nét (sổ
điểm hoa: mấy bông hoa).
- Hai câu thơ của Nguyễn Du đã kế thừa, học tập cổ thi một cách sáng tạo:
+ Nguyễn Du đã dùng “cỏ non” thay vì cỏ thơm vừa gợi màu màu xanh nhạt pha lẫn màu vàng chanh

của
cỏ, vừa làm nổi bật sức sống dạt dào của cỏ.
+ Trong hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói đến hoa lê mà không hề tả màu sắc. Câu thơ của Nguyễn Du
đã điểm thêm sắc trắng cho hoa lê. Nhà thơ đã đảo chữ “trắng” lên trước, vừa ngắt nhịp câu thơ thật tài
tình, vừa làm nổi bật vẻ tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi của bông hoa lê, đồng thời nhà thơ cũng khéo léo
tạo sự hài hòa màu sắc cho bức tranh xuân.
+ Từ “điểm” (bút pháp chấm phá điểm xuyết) làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn hơn.
+ Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống.
Câu 3:
b) Các ý cần đạt để làm rõ cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Mặt trời “tà tà bóng ngả về tây”, trời trở chiều.
Không còn cái bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội, tất cả đang
nhạt dần, lặng dần.


×