Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

So tay chat luong (quality manual )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.4 KB, 26 trang )

SỔ TAY QUẢN LÝ HỆ THỐNG
“SỔ TAY CHẤT LƯƠNG”


MỤC LỤC

................................................................................................................................................................................. 24
9.1 Xác định nhóm sản phẩm:.............................................................................................................................. 24
9.2 Hệ thống quản lý sự rủi ro & mối nguy:......................................................................................................... 24
9.3 Yêu cầu pháp lý:............................................................................................................................................ 24
10. Hệ thống quản lý sản phẩm người tiêu dùng:...................................................................................................... 25
10.1 Quản lý sự cố:.............................................................................................................................................. 25
10.2 Thu hồi sản phẩm: ....................................................................................................................................... 25
11. Tiêu chuẩn môi trường sản xuất:......................................................................................................................... 25
11.1 Vị trí và khu vực nhà xưởng sản xuất:.......................................................................................................... 25
11.2 An ninh khu vực sản xuất:............................................................................................................................ 25
11.3 Sơ đồ bố trí xưởng sản xuất:......................................................................................................................... 25
12. Kiểm sóat sản xuất:............................................................................................................................................. 25
12.1 Theo dõi vật lạ trong sản phẩm:.................................................................................................................... 25
Bảng phụ lục về sự tương ứng giữa ISO 9001:2008 và BRC:.......................................26



NỘI DUNG SỔ TAY CHẤT LƯỢNG


1.0 Mục đích:
Sổ tay chất lượng quy định phương hướng cho việc thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008-2015 . Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm sản xuất ra có chất lượng phù hợp và đạt được sự thỏa
mãn của khách hàng.
2.0 Phạm vi áp dụng và hạng mục ngọai lệ:


2.1 Phạm vi áp dụng:



Gồm 01 tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 hệ thống quản lý chất lượng & sản phẩm người tiêu dùng



.2 Hạng mục ngoại lệ:

Đối với lĩnh vực sản xuất hiện tại nhà máy hiện không có các công việc liên quan
3.0 Các yêu cầu kiểm soát sổ tay chất lượng:
Để dễ dàng trong việc tham chiếu, sổ tay chất lượng được chia làm các phần tương ứng với các điều khoản yêu cầu trong
tiêu chuẩn nêu trên. Đồng thời có bảng phụ lục các điều khỏan tương ứng của tiêu chuẩn đính kèm.
3.1 Phân phối:
Sổ tay chất lượng này được kiểm soát theo thủ tục kiểm sóat tài liệu, và được phận phối đến các phòng ban liên
3.2 Xem xét cập nhật và ban hành lại sổ tay chất lượng:
Khi có thay đổi các hoạt động trong hệ thống quản lý chất lượng có ảnh hưởng đến những mô tả trong sổ tay chất lượng thì
sổ tay chất lượng sẽ được xem xét sửa đổi và ban hành lại. Việc xem xét ban hành lại sổ tay chất lượng sẽ tuân theo yêu
cầu về kiểm soát tài liệu như trong mục 4.2.3 của sổ tay chất lượng này.
4.0Hệ thống quản lý chất lượng & sản phẩm người tiêu dùng:
4.1 Yêu cầu chung:
Cty xác định xây dựng, lập văn bản thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 và hệ thống quản
lý sản phẩm người tiêu dùng BRC. Thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu sau:

a> Các quá trình được nhận diện trong hệ thống quản lý chất lượng gồm quá trình sau: “Quá trình hoạch định hệ
thống quản lý chất lượng”, “Quá trình cung cấp nguồn lực”, “Quá trình xem xét đơn hàng”, “Quá trình mua
hàng”, “Quá trình tạo sản phẩm”, “Quá trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp”, “quá trình giao hàng”, “Quá
trình giám sát, đo lường và phân tích”, “Quá trình cải tiến”.


b>Việc xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này được mô tả trong bảng mô tả hệ thống quản lý chất
lượng.

c> Việc xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát các quá trình này
có hiệu lực được xác định trong các tài liệu như “Kế hoạch chất lượng”. “Các thủ tục” thuộc tài liệu tầng hai của
hệ thống, các tài liệu thuộc tầng 3 như “Các tài liệu về tiêu chuẩn kiểm tra,”, “Hướng dẫn vận hành máy”, các
“Hướng dẫn công việc”, “Các quy định” và các “biểu mẫu” thuộc tài liệu tầng 4, các lọai hồ sơ thuộc tầng 5 của
hệ thống như trong mục 4.2 của sổ tay này.

d>Việc đảm bảo sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và theo dõi quá trình
này được xác định trong mục “6.” Quản lý nguồn lực.

e> Việc theo dõi, đo lường và phân tích các quá trình này được tiến hành theo mục “8.2.3 Theo dõi và đo lường quá
trình” và mục “8.4 Phân tích dữ liệu”.

f> Thực hiện các hành động cần thiết được mô tả trong sổ tay này cũng như các tài liệu tiêu chuẩn được quy định ở
các tầng tài liệu khác trong hệ thống tài liệu để đạt được kết quả dự định và trên cơ sở của mục “8.5 Cải tiến” để
thực hiện việc cải tiến liên tục các quá trình này.

g>Việc kiểm soát các quá trình do nguồn bên ngoài được thực hiện tuân thủ theo mục 7.4 mua hàng và quy trình
chọn lựa nhà cung cấp, nhà thầu phụ.
Tài liệu liên quan: Kế hoạch chất lượng của mỗi phân xưởng


4.2 Hệ thống tài liệu:
4.2.1 Khái quát:
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng nhà máy gồm các loại sau:

a> Chính sách chất lượng. Mục tiêu chất lượng của nhà máy. Mục tiêu chất lượng của các phòng ban.
b>Sổ tay chất lượng.

c> Các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu phải có của tiêu chuẩn. Cụ thể như “Thủ tục kiểm soát tài liệu”, “Thủ tục
kiểm soát hồ sơ”, “Thủ tục đánh giá nội bộ”, “Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp”, “Thủ tục hành động
khắc phục”, “Thủ tục hành động phòng ngừa” và các thủ tục dạng văn bản khác được thiết lập để việc vận hành
hệ thống được hiệu quả.

d>Các hướng dẫn công việc, các hướng dẫn thao tác máy, các bảng quy trình sản xuất cho từng sản phẩm, các bảng
tiêu chuẩn kiểm tra, các quy định, các loại biểu mẫu…

e> Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn như trong mục 4.2.4.


Bảng “Khái quát hệ thống tài liệu chất lượng”

CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG

Thủ Tục
Hướng dẫn công việc. Tiêu chuẩn kiểm tra. Hướng dẫn thao tác. Quy trình sản xuất. Kế hoạch sản xuất. Q

TÀI LIỆU BÊN NGOÀI

Sổ
tay
chất lượng

Biểu mẫu
Hồ sơ

Tài liệu liên quan: Sổ cái quản lý tài liệu.
Sổ cái quản lý hồ sơ.
4.2.2 Sổ tay chất lượng:

Cty thiết lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm:
a> Phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng được nêu trong phần 2.1
b> Các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu tiêu chuẩn, viện dẫn các tài liệu-thủ tục liên quan đến hệ thống ISO
9001:2008. Đảm bảo các tài liệu liên quan đến an tòan sản phẩm, tính pháp lý và chất lượng sản phẩm luôn được
duy trì.
c> Sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý được mô tả trong bảng tổng quát hệ thống quản lý chất
lượng và mô hình cải tiến liên tục hệ thống.
Tài liệu liên quan: Bảng tổng quát hệ thống quản lý chất lượng
4.2.3 Kiểm soát tài liệu:
Tất cả các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng đều được kiểm soát theo thủ tục kiểm soát tài liệu.
Các tài liệu cần thiết của hệ thống được xác định việc kiểm soát nhằm:

a> Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành.
b>Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu.
c> Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu.
d>Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có nơi sử dụng.
e> Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng và dễ nhận biết.,
f> Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát.


g>Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp trong trường hợp
chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.

Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
4.2.4 Kiểm soát hồ sơ:



Cty thiết lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và hoạt động tác nghiệp
có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng & BRC. Các hồ sơ có liên quan đến chất lượng và an tòan, pháp lý

sản phẩm đều được duy trì một cách rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng.



Mỗi bộ phận chức năng trong nhà máy sẽ nhận diện danh sách hồ sơ của bộ phận mình và thực hiện việc kiểm
soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, truy tìm, xác định thời gian lưu trữ và hủy bỏ hồ sơ chất
lượng được mô tả chi tiết trong “ Thủ tục kiểm soát hồ sơ”.
Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm soát hồ sơ.

5.0Trách nhiệm của lãnh đạo:
5.1 Cam kết của lãnh đạo:
Tổng Giám đốc cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống thông qua các hạng mục dưới đây

a) Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, an tòan sản phẩm và các
yêu cầu của pháp luật và chế định thông qua các cuộc họp với các cấp quản lý của Cty và trên cơ sở mục “5.5.3.
Trao đổi thông tin nội bộ”

b) Thiết lập chính sách chất lượng đảm bảo các yêu cầu theo mục “5.3 chính sách chất lượng”
c) Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng trên cơ sở mục “5.4.1. Mục tiêu chất lượng”.
d) Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo trên cơ sở mục “5.6. Xem xét của lãnh đạo”.
e) Đảm bảo việc sẵn có các nguồn lực cần thiết trên cơ sở mục “6.1. Cung cấp nguồn lực”.
Tài liệu liên quan: Chính sách chất lượng.
Mục tiêu chất lượng của các bộ phận.
5.2 Hướng vào khách hàng:



Các yêu cầu của khách hàng luôn được Cty xác định và thực hiện nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
xác định và thực hiện các yêu cầu liên quan đến sản phẩm như các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm, hướng dẫn

đóng gói, xuất hàng….



Các yêu cầu khách hàng đều được xác định rỏ từ đầu. Không chấp nhận trường hợp thõa hiệp với khách hàng về
các vấn đề có liên quan đến an tòan, pháp lý hoặc chất lượng sản phẩm.



Việc đáp ứng yêu cầu hay giải quyết các khiếu nại khách hàng được xác định bằng thủ tục văn bản, và phổ biến
đến những người có liên quan
Tài liệu liên quan: Shipping instruction.
Các tiêu chuẩn sản phẩm của khách hàng.

5.3 Chính sách chất lượng:
Tổng Giám đốc đảm bảo chính sách chất lượng:

a> Phù hợp với mục đích của Cty.


b>Đáp ứng các yêu cầu về an tòan sản xuất và tính pháp lý sản phẩm, cải tiến liên tục hiệu quả của hệ thống quản lý
chất lượng.

c> Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng.
d>Truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức.
e> Tiến hành xem xét định kỳ để luôn thích hợp.

Tài liệu liên quan: Chính sách chất lượng
5.4 Hoạch định:
5.4.1 Mục tiêu chất lượng:

Tổng Giám đốc đảm bảo mục tiêu chất lượng được thiết lập tại từng phòng ban chức năng thích hợp trong nhà máy.
Đối với mục tiêu của phòng ban, mỗi phòng ban xác định các giải pháp thực hiện (Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất
lượng) trong đó xác định các công việc và các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu.
Tài liệu liên quan: Mục tiêu chất lượng của nhà máy
Mục tiêu chất lượng của các phòng ban.
5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng:
Tổng Giám đốc đảm bảo:
a> Hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định để đáp ứng các yêu cầu nêu trong mục “4.1 yêu cầu chung” của sổ
tay này cũng như các mục tiêu chất lượng.
b> Duy trì tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng khi các thay đổi được hoạch định và thực hiện.
5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin:
5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn:



Trách nhiệm, quyền hạn chức năng công việc và báo cáo liên quan đều được xác định trong bảng mô tả công việc
của từng vị trí.



Đảm bảo người lao động nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn chức năng công việc cũng như báo cáo liên
quan.



Những vị trí chủ chốt hay các nhân viên kỹ năng(key staff) khi vắng mặt đều có người thay thế.

Tài liệu liên quan: các bảng mô tả công việc (Job Description)
5.5.2 Đại diện lãnh đạo:
Tổng Giám đốc chỉ định QA Directo làm Đại diện lãnh đạo. Đại diện lãnh đạo ngoài những công việc được giao phó riêng

phải có trách nhiệm và quyền hạn đối với các yêu cầu sau:
a> Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì.
b> Báo cáo cho Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến.
c> Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ nhà máy nhận thức được các yêu cầu của khách hàng
d> Quan hệ với bên ngoài về các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ:
Tổng Giám đốc đảm bảo thiết lập các quá trình trao đổi thông tin thích hợp trong tổ chức và có sự trao đổi thông tin về
hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Các phương tiện trao đổi thông tin trong nhà máy hiện nay hay dùng:



Hệ thống Email.



Các tài liệu dạng văn bản




Các báo cáo bằng văn bản về tình hình sản xuất, chất lượng



Các quyết định trong các cuộc họp được gởi đi bằng email hoặc bằng giấy.



Các thông báo bằng giấy được dán tại các bảng thông tin của nhà máy.




Các thông tin thông báo hàng ngày từ cấp quản lý trực tiếp.

5.6 Xem xét của lãnh đạo:
5.6.1 Khái quát:



Cty định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng ít nhất 01 lần/năm để đảm bảo nó luôn thích hợp, thoả đáng và
có hiệu lực.



Việc xem xét sẽ bao gồm cả việc đánh giá cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng
của nhà máy, kể cả chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo sẽ được duy trì
như thủ tục quản lý hồ sơ chất lượng của nhà máy.

5.6.2 Đầu vào của việc xem xét:
Đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo sẽ bao gồm các thông tin sau:

a> Kết quả của các cuộc đánh giá bên ngoài và đánh giá nội bộ.
b>Phản hồi của khách hàng.
c> Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
d>Tình trạng của hành động khắc phục và phòng ngừa.
e> Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước.
f> Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng.
g>Các khuyến nghị về cải tiến.
5.6.3 Đầu ra của việc xem xét:
Đầu ra của việc xem xét bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến:


a>

Việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của hệ
thống.

b>

Việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến các yêu cầu của khách hàng.

c>

Nhu cầu về nguồn lực.
Hồ sơ liên quan: Xem xét của lãnh đạo.

6.0 Quản lý nguồn lực:
6.1 Cung cấp nguồn lực:
Tổng Giám đốc hàng năm sẽ xác định và cung cấp các nguồn lực như trong mục 6.2 đến 6.4 để

a>

Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ
thống.

b>

Tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách đáp ứng các yeu cầu của khách hàng.

6.2 Nguồn nhân lực:
6.2.1 Khái quát:

SCVN cam kết đảm bảo những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong nhà máy đều có
năng lực thích hợp trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.
6.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo:


Nhu cầu về đào tạo: Thực hiện theo thủ tục đào tạo. Thực hiện việc đào tạo, đánh giá hiệu quả của việc huấn luyện đào tạo
nhân viên. Các Senior(Manager) của các bộ phận phải đảm bảo rằng các nhân viên của mình nhận thức được mối liên quan
và tầm quan trọng của các hoạt động của họ và họ có đóng góp như thế nào đến việc đạt được mục tiêu chất lượng. Nhà
máy sẽ tiến hành lưu hồ sơ khi việc huấn luyện, đào tạo được thực hiện.
Nhu cầu về nhân sự: Hằng năm vào đầu mỗi mùa sản xuất Tổng Giám đốc sẽ thực hiện việc xem xét lại cơ cấu nhân sự và
trên cơ sở nhu cầu công việc trong năm sẽ có nhu cầu chung về tổng nhân sự cần cho nhà máy. Trường hợp khi phân
xưởng, phòng ban có nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ tiến hành lập phiếu yêu cầu tuyển dụng nhân sự trong đó ghi rõ mục
đích, vị trí cần tuyển và mô tả rõ yêu cầu về khả năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và trình Tổng Giám đốc/ Giám
đốc điều hành xét duyệt. Phòng nhân sự sẽ căn cứ vào yêu cầu để tiến hành các thủ tục tuyển dụng.
Yêu cầu về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cho các vị trí: Các trưởng phòng, bộ phận căn cứ
vào yêu cầu công việc cũng như trách nhiệm và quyền hạn cuả mỗi vị trí trong bộ phận thuộc mình quản lý để lập thành
các bảng mô tả công việc cho các vị trí từ cấp nhân viên, tổ trưởng, kiểm tra viên, nhân viên đến quản lý trong bộ phận
trong đó ghi rõ yêu cầu về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thích hợp.
Tài liệu liên quan: Thủ tục đào tạo.
Các bảng mô tả công việc.
6.3 Cơ sở hạ tầng:
Công ty xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ
sở hạ tầng bao gồm:

a> 04 khuôn viên sản xuất gồm văn phòng và các kho chứa thành phẩm bên ngoài. Cty có trương trình diệt các lọai
côn trùng gây hại. Đảm bảo các khu vực sản xuất, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… không có sự
xâm nhập của côn trùng.

b>Trang thiết bị sản xuất và hỗ trợ sản xuất (Máy móc sản xuất, dụng cụ đo lường và giám sát, xe nâng chuyển hàng
hóa) sẳn sàng cho sử dụng.


c> Dịch vụ hỗ trợ (Mạng máy tính, ERP & các phần mềm máy tính hỗ trợ).
 Để đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong điều kiện hoạt động tốt và đảm bảo tính an toàn bộ phận bảo trì nhà
máy thiết lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, thiết lập các bảng
hướng dẫn an toàn khi vận hành máy. Ngoài ra nhà máy còn có bộ phận an tòan, bộ phận kỹ thuật sản xuất để
giám sát và hướng dẫn triển khai các vấn đề về an toàn trong sử dụng máy móc thiết bị, an tòan trong sản
xuất của nhà máy.
 Đối với khách tham quan hay các nhà thầu khi vào khu vực sản xuất phải được sự chỉ dẫn của người có thẩm
quyền, và mang thẻ theo qui định.
 Trong xưởng sản xuất không nhất thiết phải có khu vực thay đồ, nữ trang…cho công nhân.
 Đối với phần cứng & phần mềm vi tính trực thuộc sự quản lý của phòng IT(ScanCom International), không
thuộc ScanCom Viet Nam.
Tài liệu liên quan: Sơ đồ bố trí nhà máy.
Danh sách máy móc thiết bị sản xuất.
Danh sách thiết bị đo.
Kế hoạch kiểm tra, bảo trì định kỳ máy móc thiết bị.
6.4 Môi trường làm việc:



Công ty ý thức rằng môi trường làm việc có ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm và các mối quan hệ
của nhân viên vì thế đã xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu
cầu của sản phẩm.



Các phế phẩm, nguyên vật liệu thừa… trong sản xuất luôn được dọn dẹp thu gom hằng ngày hoặc cuối ca sản
xuất.




Các công việc và vị trí có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động đều được công ty xác định và trang bị đầy
đủ các dụng cụ bảo hộ lao động và trợ cấp về độc hại cho công nhân theo bộ luật lao động Việt Nam. Ngoài ra Cty
còn xây dựng và duy trì hệ thống đánh giá vệ sinh an toàn và tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo môi trường
làm việc luôn trong tình trạng tốt nhất.


Tài liệu tham khảo: Tiêu chuẩn về các tiêu chí đánh giá Pro-3M
7.0Tạo sản phẩm:
7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm:
NHÀ MÁY thực hiện việc lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết đối với việc tạo sản phẩm. Hoạch định việc tạo
sản phẩm sẽ nhất quán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ thống quản lý chất lượng.
Trong quá trình hoạch định việc tạo sản phẩm NHÀ MÁY sẽ xác định những điều sau:

a> Các yêu cầu đối với sản phẩm được xác định ngay từ khi thực hiện việc xem xét đơn hàng. Các hoạt động liên
quan đến thực hiện yêu cầu về sản phẩm như các hoạt động kiểm tra xác nhận, các hoạt động theo dõi, kiểm tra và
thử nghiệm và các chuẩn mực chấp nhận sản phẩm được thể hiện trong bảng kế hoạch chất lượng của mỗi phân
xưởng.

b>Các hồ sơ cần thiết của quá trình hoạch định việc tạo sản phẩm như hồ sơ bằng chứng xem xét đơn hàng, kế
hoạch sản xuất, các tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng đều được lưu lại.
Tài liệu liên quan: Thủ tục xem xét đơn hàng.
Kế hoạch chất lượng.
Tiêu chuẩn của khách hàng.
Thủ tục lập kế hoạch sản xuất
7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng:
7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm:
Nhà máy xác định các yêu cầu dưới đây thông qua các tài liệu tiêu chuẩn:

a> Yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các hoạt động giao hàng như yêu cầu về tiêu chuẩn chấp nhận sản phẩm

của khách hàng, yêu cầu về hướng dẫn bao gói, in ấn carton, xuất hàng thể hiện trên tài liệu shipping instruction,
yêu cầu về kiểm tra ngẫu nhiên in line, final control của bên thứ 2, bên thứ 3.

b>Yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể hoặc sử dụng dự kiến khi đã
biết được thể hiện trong các tài liệu của nhà máy như tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm tại các công đoạn, tiêu chuẩn
kiểm tra nghiệm thu trước khi xuất hàng (outgoing inspection standard).

c> Yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm.
d>Các yêu cầu khác liên quan đến sản phẩm do nhà máy xác định nếu có.
Tài liệu liên quan: Tiêu chuẩn chấp nhận sản phẩm của khách hàng.
Shipping instruction.
Các tiêu chuẩn kiểm tra tại các công đọan sản xuất.
Thủ tục kiểm tra xuất hàng
Tiêu chuẩn thành phẩm
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm:
Phòng kế hoạch và sản xuất sẽ tiến hành xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm như các yêu cầu về số lượng đơn
hàng, thời hạn giao hàng, tiêu chuẩn sản phẩm, yêu cầu in ấn carton, xuất hàng. Việc xem xét sẽ được tiến hành trước khi
nhà máy cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng và sẽ đảm bảo rằng:

a> Yều cầu về sản phẩm được định rõ trong các tài liệu như đơn hàng, tiêu chuẩn chấp nhận sản phẩm của khách
hàng hoặc mẫu đối chứng, hướng dẫn xuất hàng.


b>Các yêu cầu trong đơn đặt hàng khác với những gì đã nêu trước đó sẽ được giải quyết như trong thủ tục xem xét
đơn hàng.

c> Nhà máy có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định.
Khi khách hàng đưa ra các yêu cầu không bằng văn bản, các yêu cầu đó sẽ được nhà máy xác nhận lại bằng văn bản trước
khi chấp nhận. Khi các yêu cầu về sản phẩm thay đổi nhà máy đảm bảo rằng các văn bản tương ứng sẽ được sửa đổi và các
cá nhân có liên quan phải nhận thức được các yêu cầu về thay đổi đó.

Hồ sơ của việc xem xét sẽ được lưu trữ theo thủ tục quản lý hồ sơ chất lượng.
Tài liệu liên quan: Thủ tục xem xét đơn hàng
7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng:
Nhà máy đảm bảo thông qua các phương tiện trao đổi như Email, fax, điện thoại, trao đổi trực tiếp sẽ xắp xếp có hiệu quả
việc trao đổi thông tin với khách hàng liên quan tới

a> Thông tin về sản phẩm.
b>Xử lý các yêu cầu về hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, kể cả các sửa đổi.
c> Phản hồi của khách hàng, kể cả các khiếu nại được ghi nhận thông qua hệ thống email. Việc xem xét và xử lý các
khiếu nại của khách hàng sẽ theo “mục 8.5.2 hành động khắc phục”.
Tài liệu liên quan: Hồ sơ liên quan việc xem xét đơn hàng.
7.3 Thiết kế và phát triển:
Đối với tất cả các hoạt động thuộc phạm vi nhà máy Sóng Thần nhà máy hiện không có các hoạt động liên quan đến việc
thiết kế và phát triển sản phẩm. Tất cả các sản phẩm sản xuất tại nhà máy đều được thiết kế và phát triển bởi công ty mẹ
(ScanCom International).
7.4 Mua hàng:
7.4.1 Quá trình mua hàng:



Cty đảm bảo các sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm đã định. Các điểm then chốt ảnh
hưởng đến tính an tòan, pháp lý cũnh như chất lượng sản phẩm luôn được xác định và kiểm sóat.



Tùy thuộc vào mức độ tác động của sản phẩm mua vào đối với việc tạo ra sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm mà
cách thức và mức độ kiểm soát đối với nhà cung ứng và sản phẩm mua vào sẽ thay đổi.




Cty xác định các chuẩn mực lựa chọn nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí đã định trong thủ tục mua hàng, trong chi
tiết kỹ thuật mua hàng(specification) và trong tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào.



Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, nhà thầu phụ thông qua khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu
của nhà máy.

Hồ sơ kiểm tra nguyên vật liệu, Đánh giá nhà cung ứng được lưu lại theo thủ tục kiểm soát hồ sơ chất lượng.
Tài liệu liên quan: thủ tục mua hàng
7.4.2 Thông tin mua hàng:
Thông tin mua hàng phải miêu tả sản phẩm được mua bao gồm các chi tiết như tên hàng, quy cách sản phẩm, số lượng cần
mua, thời hạn giao hàng. Nếu thích hợp có thể bao gồm

a> Yêu cầu về phê duyệt sản phẩm. Các thủ tục, quá trình và thiết bị.
b>Yêu cầu về trình độ con người.
c> Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng.


Tài liệu liên quan: Thủ tục mua hàng
7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào:
Nhà máy thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra và các hoạt động khác cần thiết theo thủ tục kiểm tra nhập hàng,
hoặc tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã quy
định.
Khi nhà máy hoặc khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận tại nhà cung cấp, phòng QA sẽ sắp xếp
kế họach để thực hiện.
Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm tra nhập hàng
Tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu
7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ:
7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ:

Cty đảm bảo việc lập kế hoạch sản xuất, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát. Các điều
kiện kiểm soát bao gồm:

a) Sự sẵn có của các thông tin mô tả đặc tính sản phẩm(bao gồm: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) như
bản vẽ sản phẩm, mẫu tham khảo, thông tin về vật liệu cấu thành sản phẩm, phương pháp đóng gói sản phẩm, tiêu
chuẩn chấp nhận sản phẩm của khách hàng hoặc của nhà máy…. Đảm bảo các đặc điểm kỹ thuật(specification)
chính xác và đáp ứng an tòan và hợp lý của sản phẩm. Mẫu tham khảo(counter sample or component sample)
được kiểm sóat theo:” thủ tục quản lý mẫu”.

b) Sự sẵn có của các hướng dẫn công việc khi cần như các bảng quy trình sản xuất, các phiếu pallet sản xuất, các
hướng dẫn vận hành thao tác máy.

c) Các thiết bị, khuôn dưỡng sản xuất đều được kiểm tra xác nhận trong quá trình chuẩn bị sản xuất và sản xuất thử.
Trong trường hợp thay đổi đặc điểm, cấu trúc sản phẩm hoặc quá trình….Các khuôn dưỡng, tài liệu tương ứng
đều được đổi theo. Các thiết bị thích hợp cho sản xuất phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch bảo
trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất của phòng bảo trì.

d) Sự sẵn có và việc sử dụng của các phương tiện theo dõi và đo lường theo như mục “7.6 Kiểm soát phương tiện
theo dõi và đo lường”.

e) Thực hiện phân tích, kiểm tra xác nhận tính an tòan sản phẩm trước khi sản xuất hàng lọat. Trong quá trình sản
xuất Cty cũng luôn theo dõi và đo lường chúng.
f)
Thực hiện các hoạt động thông qua (chuyển sản phẩm đến quy trình tiếp theo), hoặc giao sản phẩm qua kho…đều phải
qua người có thẩm quyền. Đối với các hoạt động sau giao hàng Cty không áp dụng vì Công ty ScanCom Việt Nam
nhận đơn hàng từ công ty mẹ ScanCom International, sản xuất xong là bán sản phẩm qua công ty ScanCom
International, các dịch vụ giao hàng và sau giao hàng được thực hiện bởi ScanCom International.
Tài liệu liên quan:
Kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch chất lượng nhà máy gỗ và nhà máy kim lọai

Thủ tục trình tự đưa sản phẩm vào sản xuất hàng loạt
Thủ tục bảo trì bão dưỡng máy móc thiết bị sản xuất.
Thủ tục kiểm sóat Sparepart.
Các hướng dẫn công việc sản xuất.
Phiếu pallet.
Hồ sơ hiệu chuẩn-kiểm định thiết bị đo.


7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ:
Sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện định kỳ mang đi thử phun muối 500h, nồng độ 5% để đảm bảo rằng chất lượng bề mặt lớp
sơn đáp ứng yêu cầu bảo hành 3 năm. Tất cả các quá trình sản xuất còn lại của nhà máy đều có kết quả đầu ra có thể kiểm
tra xác nhận được thông qua việc theo dõi và đo lường.
7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc:
Để phòng ngừa việc sử dụng nhầm lẫn sản phẩm trong tất cả các quá trình tạo sản phẩm, nhà máy sẽ tiến hành việc nhận
biết sản phẩm và lô hàng. Đồng thời cũng tiến hành nhận biết trạng thái của sản phẩm liên quan đến các yêu cầu theo dõi
và đo lường. Khi việc xác định nguồn gốc là một yêu cầu nhà máy sẽ tiến hành kiểm soát và lưu hồ sơ việc nhận biết sản
phẩm.

a) Nhận biết và kiểm soát lô hàng
Nhận biết và quản lý lô hàng thông qua tên của sản phẩm, tên chi tiết, mã số bản vẽ, lệnh sản xuất, tên khách
hàng, chi tiết về sản phẩm (loại gỗ, có lỗ dù hay không, nhúng dầu, sơn trắng, màu sơn tĩnh điện, xi mạ, loại vải
weather net, loại và màu dây đan).

b) Phương pháp nhận biết, lưu hồ sơ và bảo quản
Việc nhận biết sản phẩm được thực hiện dựa theo việc hiển thị sản phẩm, hiển thị trạng thái sản phẩm (Chưa kiểm
tra, đã kiểm tra, phù hợp, không phù hợp.v.v.) và việc hiển thị các khu vực. Các bộ phận tùy theo từng giai đoạn
nhận, sản xuất hay xuất hàng cũng như xác định rõ phạm vi cần thiết mà thực hiện rõ ràng việc nhận biết theo như
phương pháp nhận biết ở bảng 7.5.3-1 « Phương pháp nhận biết và phạm vi ».
Bảng 7.5.3-1 « Phương pháp nhận biết và phạm vi »


Phương Pháp
Phạm Vi, Đối Tượng
Nhận Biết

Chữ

Mã số

Phiếu

Nhãn hiệu, quy cách, nơi cung cấp, tên sản phẩm, chữ ký, ngày tháng sản xuất,…

Số của lệnh sản xuất, số bản vẽ, số của lô sản phẩm mua vào, code vật liệu mã đợt gỗ,…

Phiếu nhập hàng, thẻ định danh, phiếu pallet, phiếu hiển thị kiểm tra, thẻ hiển thị sản phẩm
bị reject, thẻ hiển thị sản phẩm đạt.

nhận dạng

Dụng Cụ

Xe lồng, giá hiển thị khu vực,…

Khu vực

Khu vực kiểm tra, khu vực thành phẩm các công đoạn, khu vực hàng chờ sửa, khu vực
hàng bị loại bỏ.

Màu sắc


Màu đỏ (dành cho sản phẩm không phù hợp), màu xanh (dành cho sản phẩm đạt yêu cầu),
màu vàng (sản phẩm chờ quyết định).

Hồ sơ

Các loại sổ quản lý, các bản hồ sơ sản xuất, hồ sơ kiểm tra, phiếu pallet, phiếu nhận vật
liệu, sản phẩm, phiếu xuất sản phẩm.v.v.

nhận biết


c) Nhận biết khi nhận vật tư
Việc nhận biết nguyên liệu vật tư khi nhận vào phải được thực hiện rõ ràng dựa theo packing list, yêu cầu trên
request, đơn mua hàng, quy cách trên nhãn của sản phẩm, các chứng từ gỗ,… các thông tin về nhận biết khi nhận
vật liệu và sản phẩm phải được hiển thị rõ ràng trong suốt quá trình lưu kho bảo quản sản phẩm.

d) Nhận biết sản phẩm trong quy trình sản xuất
Việc hiển thị nhận biết sản phẩm trong quy trình sản xuất được tiến hành bằng các phiếu pallet, thẻ định danh sản
phẩm, phiếu hiển thị kiểm tra, phiếu hiển thị sản phẩm phù hợp, không phù hợp, bảng hiển thị sản phẩm đang lắp
ráp trên chuyền, ngay tháng đóng gói, mã số kiểm tra viên.v.v.

e) Truy tìm nguồn gốc sản phẩm:


Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm được thực hiện xuyên suốt từ: nguyên vật liệu(raw material), chi tiết cấu
thành sản phẩm(component) đến thành phẩm, và kể cả khi đã bán đến khách hàng. Nó được thể hiện qua
các hiển thị và hồ sơ liên quan(ngày tháng sản xuất, ngày đóng gói, kiểm tra viên, kết qủa kiểm tra thử
nghiệm, hồ sơ sản xuất).




Trong trường hợp làm lại(rework) hoặc sửa chữa(repair) lô hàng hoặc các họat động nào khác vẫn đảm bảo
hiệu lực của việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm.



Tất cả những nguyên vật liệu, chi tiết hay sản phẩm mất dấu hiệu nhận biết nguồn gốc đều không được đưa
vào sử dụng cho đến khi nó được xác định lại rõ ràng nguồn gốc.

Ngoài ra việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm hiện nay còn được công ty áp dụng quản lý theo hệ thống CoC của
hiệp hội bảo vệ rừng FSC (Forestry Stewardship Council).
7.5.4 Tài sản của khách hàng: (không áp dụng)
Hiện tại, công ty ScanCom Việt Nam không có tài sản khách hàng. Các tiêu chuẩn khách hàng được xem là tài liệu và
được quản lý theo thủ tục kiểm soát tài liệu.


7.5.5 Bảo toàn sản phẩm:
Cty bảo toàn sự phù hợp của sản phẩm trong suốt các quá trình từ nhận nguyên liệu vật tư đến lúc giao hàng cho khách
hàng. Việc bảo toàn này bao gồm việc nhận biết, xếp dỡ, bao gói, lưu giữ và bảo quản, đồng thời việc bảo toàn này áp dụng
cho toàn bộ các bộ phận (nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng) cấu thành nên sản phẩm.

a) Nhận biết
Việc nhận biết được thực hiện xuyên suốt từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm. Mỗi lọai nguyên
vật liệu được xếp đúng vị trí đã định, nhãn nhận dạng rõ ràng.

b) Xếp dỡ
Phương pháp xếp dỡ để phòng ngừa sự hư hỏng và suy thoái sản phẩm được thực hiện theo như « Hướng dẫn lưu
kho, xếp dỡ, bao gói ».

c) Bao gói

Việc bao gói sẽ được thực hiện theo như yêu cầu trong hướng dẫn xuất hàng của khách hàng (Shipping Mark) và
yêu cầu về cách xếp sản phẩm trong bản vẽ. Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quy định, Không bị xuống
cấp hoặc hư hỏng…

d) Lưu giữ
Nhà máy sử dụng hệ thống kho vận và các khu vực lưu giữ quy định. Việc lưu giữ, xuất, nhập tại các khu vực quy
định này sẽ được người đảm trách kiểm soát và thực hiện theo “ hướng dẫn lưu kho, xếp dỡ, bao gói”.

e) Bảo quản
Sản phẩm và các phụ tùng cấu thành sản phẩm sẽ được nhà máy bảo quản trong điều kiện thích hợp tránh sự hư
hỏng và suy giảm chất lượng. Tất cả các nguyên vật liệu có dấu hiệu suy giảm chất lượng đều được kiểm tra xác
nhận lại có phù hợp với tiêu chuẩn quy định không trước khi xuất hàng.
Tài liệu liên quan: Hướng dẫn lưu kho, xếp dỡ, bao gói.

f) Nhà xưởng sạch sẽ, đảm bảo ánh sáng cho người làm việc, không bị dột, và không bị côn trùng phá họai.

7.6 Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường:
Cty xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo dõi, đo lường cần thiết để cung cấp bằng
chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã xác định. Cty đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường có thể tiến
hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường.
Tất cả các thiết bị đo lường của nhà máy đều được lập danh sách và kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thiết
bị đo đến chất lượng sản phẩm nhà máy sẽ tiến hành:

a> Hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ, hoặc trước khi sử dụng, dựa trên các chuẩn đo lường có liên kết được
với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế. Khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn
hoặc kiểm tra xác nhận được lưu hồ sơ.

b>Hiệu chỉnh hoặc xác nhận lại khi cần thiết.
c> Nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn.
d>Giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo.

e> Bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ.
Khi phát hiện thiết bị đo lường không phù hợp với yêu cầu sử dụng Cty sẽ tiến hành đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực
của các kết quả đo lường trước đó, đồng thời Cty sẽ tiến hành các hành động dán nhãn hiển thị, tách riêng thiết bị và tất cả
các sản phẩm bị ảnh hưởng. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thiết bị đo lường không phù hợp sẽ được kiểm
tra lại bằng thiết bị kiểm tra thích hợp. Tất cả các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu sẽ không được phép xuất đi nếu
chưa có sự đồng ý của khách hàng.


Tất cả các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận cũng như tái kiểm tra sản phẩm khi phát hiện thiết bị không phù hợp
đều được lưu hồ sơ theo mục “ 4.2.4 kiểm soát hồ sơ “.
Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm soát thiết bị đo
8.0Đo lường, phân tích và cải tiến:
8.1 Khái quát:
Nhà máy tiến hành việc hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến cần thiết để:

a> Chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm thông qua các tiêu chuẩn kiểm tra đầu vào, tiêu chuẩn kiểm tra giữa các công
đoạn, bảng mẫu giới hạn chấp nhận về ngoại quan, tiêu chuẩn kiểm tra hàng thành phẩm, tiêu chuẩn kiểm tra
nghiệm thu trước khi xuất hàng và các tiêu chuẩn của khách hàng.

b>Đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng thông qua mục “5.6 xem xét của lãnh đạo”, mục “8.2.2
đánh giá nội bộ”, mục “ 8.2.3 theo dõi và đo lường cac quá trình”.

c> Thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thông qua mục “5.6 xem xét của lãnh đạo”, mục
“ 8.5 cải tiến”.
Các phương pháp được áp dụng để đo lường được thiết lập trong kế hoạch chất lượng, tiêu chuẩn kiểm tra. Phương pháp
được áp dụng cho việc phân tích, cải tiến thể hiện thông qua mục “8.4 phân tích dữ liệu”.
8.2 Theo dõi và đo lường:
8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng:




Tất cả khiếu nại khách hàng đều được Cty tiếp nhận và giải quyết theo:”thủ tục giải quyết khiếu nại khách hàng”.



Cty thực hiện việc theo dõi thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc nhà máy có đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng.
Các phương pháp dùng để thực hiện việc theo dõi sự thoả mãn của khách hàng như việc thống kê tỉ lệ các khiếu nại
khách hàng trên số lượng container xuất, giao hàng đúng hẹn với khách hàng.

Lưu ý: Hiện nay với chức năng của nhà máy chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng từ phòng bán hàng và quản lý khách
hàng của công ty mẹ (phòng IOC), do đó khiếu nại khách hàng của nhà máy nhận được thông qua IOC.
Hồ sơ liên quan: Khiếu nại-phàn nàn khách hàng.
Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn.
8.2.2 Đánh gía nội bộ:



Cty thiết lập thủ tục văn bản về đánh giá nội bộ và định kỳ thực hiện việc đánh giá nội bộ. Đánh giá nội bộ được
thực hiện bởi những người có đủ khả năng và độc lập với những người tại bộ phận được đánh giá. Việc đánh giá
được thực hiện tuân theo quy định trong thủ tục đánh giá nội bộ của nhà máy.



Các điểm không phù hợp được tìm thấy trong cuộc đánh giá sẽ được báo cáo bằng văn bản bởi các đánh giá viên
đến người quản lý khu vực được đánh giá.



Hành động khắc phục phải được thực hiện bởi người có trách nhiệm của bộ phận được đánh giá. Các hành động

theo dõi được thực hiện và ghi lại hồ sơ để đảm bảo rằng các hành động khắc phục được thực hiện không chậm trễ.
Tài liệu liên quan : Thủ tục đánh giá nội bộ

8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình:
Việc theo dõi và đo lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện thông qua việc đánh giá nội bộ,
việc xem xét định kỳ hệ thống quản lý chất lượng, việc kiểm soat các chỉ số quản lý chủ yếu (key management indicator)
của từng phòng ban, bộ phận. Ngoài ra việc đánh giá hàng ngày của các QC về tình trạng sản xuất, lưu kho, bảo quản và
xuất hàng cũng là một trong những hoạt động theo dõi và đo lường các quá trình. Khi không thực hiện được các kết quả
theo hoạch định nhà máy sẽ tiến hành các hành động khắc phục thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm.
Tài liệu liên quan: Kết quả đánh giá nội bộ.
Xem xét của lãnh đạo.
Báo cáo tháng (Monthly Report)
8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm:


Việc thực hiện theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm được
đáp ứng được mô tả cụ thể bên dưới:

a) Theo dõi và đo lường sản phẩm được thực hiện thông qua các giai đoạn của việc tạo sản phẩm được mô tả trong
bảng kế hoạch chất lượng của nhà máy gỗ và kế họach chất lượng của nhà máy kim lọai. Cách thức tiến hành và
các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm tại các công đoạn được mô tả trong các thủ tục và tiêu chuẩn kiểm tra
nhận (incoming), kiểm tra rút mẫu nghiệm thu trước khi xuất hàng (outgoing), kiểm tra trong quy trình (inprocess), các bảng mẫu giới hạn chấp nhận. Hồ sơ của việc theo dõi và đo lường sản phẩm sẽ được lưu lại theo
mục “4.2.4 kiểm soát hồ sơ”.

b) Việc thông qua sản phẩm và chuyển giao dịch vụ chỉ được thực hiện khi đã hoàn tất thỏa đáng các hoạt động theo
hoạch định hoặc được sự chấp nhận của người có thẩm quyền của nhà máy: QA (Senior) Manager, (Deputy)
Director, Managing Director hoặc của khách hàng.
Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm tra nhập hàng
Thủ tục kiểm tra xuất hàng
Báo cáo kiểm tra Incoming, In-process và FC

8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp:



Cty đảm bảo các sản phẩm không phù hợp được quản lý một cách chặc chẽ theo:“Thủ tục kiểm soát sản phẩm
không phù hợp”. Các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm không phù hợp đều được nhận dạng, xem xét
loại bỏ, sửa chữa hoặc chấp nhận đặc biệt.



Tất cả các sản phẩm không phù hợp sau khi tiến hành sửa chữa đều phải được kiểm tra xác nhận lại để chứng tỏ
sự phù hợp với các yêu cầu.



Khi sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi đã chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng, đối với các tác
động hoặc hậu qủa tiềm ẩn của sự không phù hợp trưởng các bộ phận liên quan, bộ phận kỹ thuật, bộ phận QA
cần xem xét các tác động và thực hiện hành động thích hợp.



Các sản phẩm không phù hợp được khách hàng phát hiện: Nhà máy sẽ tiến hành xử lý theo trình tự như trong thủ
tục giải quyết khiếu nại khách hàng.



Tất cả các hồ sơ liên quan đến mục “8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp” được duy trì quản lý theo muc
“4.2.4 Kiểm soát hồ sơ”.
Tài liệu liên quan: Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hơp
Thủ tục dừng line


8.4 Phân tích dữ liệu:
Nhà máy xác định các dữ liệu tương ứng và thực hiện thu thập, phân tích chúng để chứng tỏ sự thích hợp và tính hiệu lực
của hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá xem sự cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Điều
này bao gồm cả các dữ liệu được tạo ra do kết qủa của việc theo dõi, đo lường và từ các nguồn thích hợp khác.
Việc phân tích dữ liệu sẽ cung cấp các thông tin liên quan dưới đây để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện
việc cải tiến thường xuyên.

a) Sự thỏa mãn của khách hàng
b) Sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm
c) Đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành động phòng ngừa.
d) Nhà cung cấp.
e) Báo cáo KPI hàng tháng(monthly report).


Bảng “Dữ liệu, phương pháp phân tích”

Thông tin

Dữ liệu

Công cụ phân tích

Tỷ lệ Giao hàng đúng hẹn
a) Sự thỏa mãn của khách
hàng

b) Sự phù hợp với các yêu
cầu về sản phẩm


Tỉ lệ khiếu nại của khách hàng trên số lượng
container xuất.

Hồ sơ kiểm tra trong quy trình.

Biểu đồ Pareto hoặc Graph.v.v

Biểu đồ tương ứng

Hồ sơ kiểm tra trước khi xuất hàng.

c) Đặc tính và xu hướng của
các quá trình và sản phẩm,
kể cả các cơ hội cho hành
động phòng ngừa

Báo cáo kết qủa đánh giá chất lượng nội bộ

Biểu đồ tương ứng

Bảng tổng kết số lượng sự cố chất lượng trong
quy trình.

Biểu đồ tương ứng

d) Nhà cung cấp

Phiếu đánh giá nhà cung cấp

Biểu đồ tương ứng


Bảng thống kê số lượng lô bị Reject trên số
lượng lô giao cho nhà máy.


Tài liệu liên quan: Bảng báo cáo tuần, tháng.
Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng nội bộ.
Kết quả đánh giá nhà cung cấp.
8.5 Cải tiến:
8.5.1 Cải tiến thường xuyên:
Nhà máy thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất
lượng, mục tiêu của các bộ phận, phân xưởng, phòng ban, kết qủa đánh gía nội bộ, thông tin nội bộ, phân tích dữ liệu, thực
hiện hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo.
Đánh giá quy trình, cuộc họp ban lãnh đạo định kỳ hàng tuần, xem xét báo cáo KPI hàng tháng.
Việc cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng được thể hiện trong bảng tương tác quá trình và cải tiến thường
xuyên hệ thống quản lý chất lượng.
Tài liệu liên quan: Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ.
Xem xét của lãnh đạo.
Phiếu xử lý NC/PNC.

8.5.2 Hành động khắc phục:



Cty lập thành văn bản thủ tục hành động khắc phục để xác định, xem xét, kiểm soát và theo dõi việc thực hiện
hành động khắc phục nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn.



Việc xác định các nhu cầu về hành động khắc phục sẽ được dựa vào việc đánh giá quy trình, các sự cố chất lượng

tìm thấy trong quá trình sản xuất(bao gồm an tòan sản phẩm), kiểm tra đầu vào, kiểm tra trong quy trình, kiểm tra
xuất hàng, khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất lượng nội bộ….
Tài liệu liên quan: Thủ tục hành động khắc phục

8.5.3 Hành động phòng ngừa:
Nhà máy lập thành văn bản thủ tục hành động phòng ngừa để xác định, kiểm soát và theo dõi việc thực hiện hành động
phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Tùy theo tác
động của sự không phù hợp tiềm ẩn mà sẽ có các hành động phòng ngừa tương ứng. Việc xác định các nhu cầu về hành
động phòng ngừa sẽ được dựa vào việc đánh giá quy trình, các sự cố chất lượng tìm thấy trong quá trình sản xuất, kiểm tra
sản phẩm mẫu, kiểm tra đầu vào, kiểm tra trong quy trình, kiểm tra xuất hàng, khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất
lượng nội bộ.
Tài liệu liên hệ: Thủ tục hành động phòng ngừa
9. Quản lý mức độ rủi ro của sản phẩm:

9.1 Xác định nhóm sản phẩm:
Việc thiết lập nhóm sản phẩm được thực hiện bằng văn bản dưới dạng sơ đồ hình cây.
Tài liệu liên hệ: Hướng dẫn quản lý các rủi ro & mối nguy sản phẩm

9.2

Hệ thống quản lý sự rủi ro & mối nguy:

Cty đảm bảo thiết lập, thực hiện và duy trì các họat động cũng như các tài liệu có liên quan đến các rủi ro, tính an tòan
cũng như tính pháp lý đối với sản phẩm. Điều này bao gồm:



Việc nhận dạng các rủi ro tại từng công đọan sản xuất, và ghi nhận đầy đủ các hồ sơ kiểm tra-giám sát chúng.




Đánh giá mức độ rủi ro-mối nguy dựa trên tình trạng hiện tại chúng có thể xảy ra, đồng thời thiết lập điểm kiểm
sóat.




Đảm bảo việc phân tích, kiểm sóat các mối nguy- điểm rủi ro cho sản phẩm luôn được thực hiện. Chúng luôn
được theo dõi và cập nhật kịp thời trong các tài liệu có liên quan, luôn thích hợp-đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn.
Tài liệu liên hệ: Kế họach kiểm sóat chất lượng

9.3 Yêu cầu pháp lý:



ScanCom luôn tuân thủ yêu cầu tính an tòan và pháp lý của Quốc Gia mà sản phẩm được bán ra. Điều này thể
hiện qua các qui định cũng như tiêu chuẩn kiểm tra của khách hàng.



Đảm bảo các thông tin liên quan tính pháp lý và an tòan sản phẩm luôn được theo dõi và cập nhật, luôn sẳn có
cho các bộ phận liên quan sử dụng.
Tài liệu liên hệ: Các tiêu chuẩn kiểm tra của khách hàng

10. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM NGƯỜI TIÊU DÙNG:
10.1 Quản lý sự cố:



Với những điểm then chốt, những sự cố có thể xảy ra và ảnh hưởng đến an tòan sản phẩm….được Cty nhận biết

và kiểm sóat-khống chế thông qua:”thủ tục đưa sản phẩm vào sản xuất hàng lọat”.



Những cảnh báo và ghi chú về sự cố đối với sản phẩm đều được phân phát đến những người liên quan để có
thông tin cho việc phòng ngừa và theo dõi-kiểm tra.
Tài liệu liên hệ: Các biên bản họp triển khai sản xuất

10.2 Thu hồi sản phẩm:
Được thực hiện theo thủ tục giải quyết khiếu nại khách hàng.
Tài liệu liên hệ: Thủ tục giải quyết khiếu nại khách hàng
11. Tiêu chuẩn môi trường sản xuất:
11.1 Vị trí và khu vực nhà xưởng sản xuất:



Các khu vực sàn xuất đều có tường rào bảo vệ, và được che chắn cẩn thận.



Nhà xưởng có đủ các chổ thóat khí-thông thóang. Đối với những nơi không có thóat khí tự nhiên đều được lắp
đặt quạt hút.

11.2 An ninh khu vực sản xuất:



Tất cả các khu vực sản xuất đều được đảm bảo an ninh, an tòan trong suốt thời gian sản xuất, kể cả những nghỉ
không làm việc.




Một số khu vực hạn chế người được phép vào, và có bản cảnh báo(trong trường hợp cần thiết).

11.3 Sơ đồ bố trí xưởng sản xuất:



Các xưởng sản xuất đều được phân chia khu vực rỏ ràng, dễ dàng nhận dạng, có layout cho từng nơi.



Máy móc thiết bị sản xuất được vệ sinh-bảo trì định kỳ. Có hệ thống che chắn an tòan(nếu cần).



Các khu vực để hóa chất được xác định rỏ ràng, và qui định cụ thể.

12. Kiểm sóat sản xuất:
12.1 Theo dõi vật lạ trong sản phẩm:
Những vật thể lạ, vật bén nhọn luôn được Cty kiểm sóat chặt chẻ qua:” thủ tục kiểm sóat dụng cụ bén nhọn” đảm
bảo chúng sẽ không tồn tại, hoặc còn sóat lại lẫn trong sản phẩm.
Tài liệu liên hệ: Thủ tục kiểm sóat dụng cụ bén nhọn


ANNEX
Correspondence between BRC 2006 and ISO 9001:2008


Clause

1

BRC 2006

ISO 9001:2008

Product risk management

1.1

Product Group Determination

1.2

Hazard & Risk Management System

1.3

Legislative Requirements

2

Clause

Consumer Product Management System

4

Quality Management System


2.1

Consumer Product Management System –
General Requirement

4.1

General Requirement

2.2

Consumer Product Management System –
Policy Statement

5.3

Quality Policy

2.3

Consumer Product Management System Manual

4.2.2

Quality Manual

2.4

Organisational Structure, Responsibility &
Management Authority


5.5.1

Responsibility and Authority

2.5

Management Commitment

5.1

Management Commitment

2.6

Customer Focus

5.2

Customer Focus

2.7

Management Review

5.6

Management Review

2.8


Internal Audit

2.9

Purchasing, Supplier Approval & Performance
monitoring

8.2.2
7.4

Internal Audit
Purchasing

2.9.1

Customer-Supplied Product

7.5.4

Customer properties

2.10

Documentation Control

4.2.3

Control of Document


2.10.1

Specifications & Codes of Practice

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

2.10.2

Record Keeping

4.2.4

Control of Record

2.11

Corrective Action

8.5.2

Corrective Action

2.12

Traceability

7.5.3


Identification and Traceability

Clause

BRC 2006

2.13

Management of Incidents

2.14

Product Recall

2.15

Complaint Handling

3

Site Environment Standards

3.1

Location, Perimeter & Grounds

3.2

Site Security


3.3

Factory Layout/Product Flow

Clause

8.3
8.2.1

ISO 9001:2008

Control of Nonconforming Product
Customer Satisfaction


3.4

Fabrication – Raw Material Handling,
Preparation, processing, Packing & Storage
Area

3.5

Equipment

6.3

Infrastructure


3.6

Maintenance

6.3

Infrastructure

3.7

Production Facilities

6.3

Infrastructure

3.8

Housekeeping and Hygiene

6.4

Work Environment

3.9

Waste/Waste Disposal

6.4


Work Environment

3.10

Pest Control

6.3

Infrastructure

3.11

Transport, Storage and Distribution

4

7.5.5

7.5.5

Preservation of Product

Preservation of Product

Product Control

7.5

Product Realization


4.1

Product Design and Development

7.3

Product Design and Development

4.2

Product Packaging

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

4.3

Product Analysis/Testing

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

4.4

Segregation


7.5.3

Identification and Traceability

4.5

Stock Control

7.5.5

Preservation of Product

4.6

Foreign Body Detection

4.7

Product Release

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

4.8

Control of non-conformity Material

Clause

5

BRC 2006

8.3
Clause

Control of Nonconforming Product

ISO 9001:2008

Process Control

5.1

Control of Operation

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

5.2

Quality Control

7.5.1

Control of Production & Service
Provision


5.3

Reference Samples

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

5.4

Retained Production Samples

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

5.5

Equipment and Process Validation

7.5.1

Control of Production & Service
Provision

5.6


Calibration & Control of measuring &
Monitoring Devices

6
6.1

7.6

Control of Monitoring & Measuring
Devices

6.4

Work Environment

Personnel
Personnel Hygiene – Raw Material Handling,


×