Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

chuyên đề hóa học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.71 KB, 103 trang )

HÓA HỌC 8 –084.364.8886

CHUYÊN ĐỀ 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
1. Vật thể
- Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong khơng gian.
- Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
2. Chất
- Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật
thể là ở đó có chất.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hố
học.
3. Hỗn hợp
- Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi
là 1 chất thành phần.
- Hỗn hợp gồm có 2 loại:
+ Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các
chất thành phần. VD: Hỗn hợp nước và rượu.
+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các
chất thành phần.VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước.
- Chất tinh khiết là chất khơng có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất
nhất định, khơng thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết)
- Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách
riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và
hố học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá
học…
VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi
đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước
thu được muối ăn.
4. Nguyên tử
- Ngun tử là hạt vơ cùng nhỏ, trung hồ về điện, cấu tạo nên các chất.
- Cấu tạo




HÓA HỌC 8 –084.364.8886
Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton.
- Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong
ra ngồi.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… tối đa 8e
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất
nhỏ nên bỏ qua).
5. Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học
- Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố.
- Kí hiệu hóa học: Mỗi ngun tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hóa học (KHHH)
VD: + Ngun tố Natri được kí hiệu : Na + Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O
6. Nguyên tử khối
Đơn vị cacbon: theo qui ước, người ta lấy khối lượng của nguyên tử cacbon
làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon.
VD: C = 12 đvC, H = 1 đvC; O = 16 đvC; Ca = 40 đvC; Cl = 35,5 đvC…
-

Nguyên tử khối: là khối lượng của 1 ngun tử tính bằng đơn vị cacbon.

-

Mỗi ngun tố có nguyên tử khối riêng biệt.

-

Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên).


-

Oxi là nguyên tố phổ biến nhất.

7. Đơn chất - Hợp chất
Đơn chất
1.Định Đơn chất do 1 nguyên tố hoá
nghĩa học cấu tạo nên.
VD:- Khí oxi tạo nên từ
ngun tố O.
- K.loại nhơm tạo nên từ
nguyên tố Al.
2.Phân + Đơn chất kim loại (A): Dẫn

Hợp chất (AxBy)
Hợp chất là những chất tạo
nên từ 2 NTHH trở lên.
VD:- Nước: H2O Nguyên tố
H và O.
-Axit sunfuric: H2SO4 Nguyên
tố H, S và O
+ Hợp chất vô cơ: H2O,


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
loại

điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
+ Đơn chất phi kim (Ax):

Khơng dẫn điện, dẫn nhiệt,
khơng có ánh kim.
3.cấu + Đơn chất KL: Nguyên tử sắp
tạo
xếp khít nhau và theo một trật
tự xác định.
+ Đơn chất PK: Nguyên tử liên
kết với nhau theo một số nhất
định (Thường là 2).
8. Phân tử - Phân tử khối

NaOH, NaCl, H2SO4....
+ Hợp chất hữu cơ:CH4 (Mê
tan), C12H22O11 (đường)…
- Trong hợp chất: Nguyên tố
liên kết với nhau theo một tỷ
lệ và một thứ tự nhất định

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể
hiện đầy đủ tính chất hố học của chất.
VD: - Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon. Phân tử khối bằng
tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử .
- Tuỳ điều kiện mỗi chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí ở trạng thái khí các hạt
cách xa nhau.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1. PHÂN BIỆT VẬT THỂ VÀ CHẤT
- Vật thể: là hình dạng vật dụng tự nhiên và nhân tạo.
- Chất: là thành phần (nguyên liệu) cấu tạo nên vật thể.
Bài tập 1. Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau:
1.
2.
3.

Lốp, ruột xe làm bằng cao su.
Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram (vonfram là kim
loại chịu nóng).
Cây mía chứa nước, đường saccarozơ và bã (xenlulozơ ).


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
4.

Quả chanh chưa nước, axit citric…
Hướng dẫn
Vật thể

Chất

a.

lốp, ruột xe

cao su

b.


bóng đèn điện

thủy tinh, đồng, vonfram

c.

cây mía

nước, đường saccarozơ , xenlulozơ

d.

quả chanh

nước, axit citric

Bài tập 2. Các chất sau tồn tại ở vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo nào?
1.

Gỗ (thành phần chính là xenlulozơ )

2.

Cao su

3.

Tinh bột
Hướng dẫn

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

a. Gỗ:

thân cây mít, cây bạch đàn, cây phượng
vĩ,….

Bàn, ghế, tủ gỗ, giường gỗ….

b. Cao su:

nhựa cây sao su

Lốp, ruột xe ô tô, xe máy, nệm
cao su…..

c. Tinh bột:

hạt lúa, củ sắn…..

Bánh dày, bánh đa, bánh quy…

DẠNG 2: TÁCH, TINH CHẾ CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
* Tách bằng phương pháp vật lí
- Dựa vào tính chất: các chất thành phần ln giữ ngun tính chất của nó trong
hỗn hợp



HĨA HỌC 8 –084.364.8886
- Có thể sử dụng các cách sau: lọc, cô cạn, chưng cất phân đoạn làm đông đặc,
chiết…
* Tách bằng phương pháp hóa học
- Dùng phản ứng hóa học:

- Phương pháp này cần thỏa mãn các yêu cầu sau:


Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.



Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp.



Sản phẩm có khả năng tái tạo chất ban đầu.
Bài tập1. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn.
Hướng dẫn: Đun sôi hỗn hợp, khi nhiệt độ hỗn hợp đạt 100 0C thì nước bốc hơi, ta
sẽ còn lại muối ăn.
Bài tập 2. Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra
khỏi dầu hỏa?
Hướng dẫn : Vì dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách
nước ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và
nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta
được nước và dầu hỏa riêng biệt.


HĨA HỌC 8 –084.364.8886


Bài tập 3. Tách khí oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxi và CO2. Biết khí
CO2 hịa hợp được với nước vơi trong dư tạo thành canxi cacbonat và canxi
cacbonat nung tạo ra khí CO2 và chất khác.
Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí lội qua nước vơi trong dư ta thu được khí oxi (vì
CO2 bị nước vơi trong giữ lại).
Lấy sản phẩm thu được (khí CO 2 hịa hợp với nước vơi trong) nung ở nhiệt độ cao
ta thu được khí CO2.
DẠNG 3. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Xác định số proton, số electron.
- Xác định số lớp electron.
- Xác định điện tích các loại hạt.
* Trong một nguyên tử:
- Số protron = số electron. (trừ nguyên tử Hiđro)
- Tổng số electron ở các lớp trong một nguyên tử bằng tổng số electron của nguyên
tử.
- Số electron lớp ngoài cùng thường trùng với hóa trị ngun tố.
- Mỗi vịng là một lớp electron (trừ vòng trong cùng biểu thị hạt nhân nguyên tử.)
Bài tập1. Cho các sơ đồ nguyên tử sau:

1.

Dựa vào sơ đồ nguyên tử (I) cho biết:

1.

Số electron và proton trong hạt nhân nguyên tử

2.


Số lớp electron của nguyên tử


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
2.

Dựa vào sơ đồ nguyên tử (II) cho biết:

1.

Số lớp electron và đisaccaritện tích của electron

2.

Lớp ngồi cùng có bao nhiêu electron.

3.

Từ sơ đồ nguyên tử (III) cho biết:

1.

Số pronton, electron trong nguyên tử.

2.

Cho biết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố ở sơ đồ
(III).

Hướng dẫn

1. a. Số proton (p): 11; số electron (e): 11.
b. Trong nguyên tử có 3 lớp e
2. a. Số e của nguyên tử là 17. Số điện tích của e là 17 b. Lớp ngồi cùng có 7 e.
3. a. số e là 11 và số p là 11
b. Vì số p = 11 nên nguyên tố là: natri, kí hiệu: Na, nguyên tử khối là 23đvC.
DẠNG 4. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton (p) thì thuộc cùng một ngun tố hóa
học.
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. 1đvC =
1.6605. 10-24 kg.
- Khối lượng nguyên tử = mp + mn + me = mp + mn (vì me rất bé)
- Cần nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) của một số ngun tố.
- So sánh khối lượng nguyên tử A với khối lượng nguyên tử B:
Đặt T = MA : MB . Nếu:
+ T = 1 → MA = MB
+ T > 1 → MA > MB
+ T < 1 → MA < MB


HÓA HỌC 8 –084.364.8886


MA : MB = a →

MA = a.MB

Bài tập 1. Giả sử có kí hiệu sau: aA , trong đó:
Thì những ngun tử nào sau đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học
a


A; bC; aD; cE; aF; dG

Hướng dẫn:
Những nguyên tố thuộc cùng một nguyên tố hóa học là: A, D, F.
Bài tập 2. Tính khối lượng gam của một nguyên tử magie.
Hướng dẫn :
1 đvC có khối lượng gam là 1,6605. 10-24g
24 đvC………………………x (g)
→ x (g) = (24. 1,6605. 10-24): 1 = 3,9854. 10-23g
Bài tập 3. Nguyên tử A nặng gấp hai nguyên tử oxi. Tính nguyên tử khối A. Viết
KHHH của nguyên tố đó.
Hướng dẫn:
MA : MO= 2 →

MA = 16. 2 = 32 đvC

Nguyên tử khối của A = 32 → A là lưu huỳnh: S
DẠNG 5: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO NGUYÊN TỬ KHỐI
Bài tập 1: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của
oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X.
Hướng dẫn:
Diễn đạt X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần NTK của oxi là: X = 3,5.O
NTK của O đã biết → tìm được NTK của X → dị bảng xác định được tên nguyên
tố X → KHHH
Giải:
X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56
=> X là nguyên tố sắt, KHHH Fe.
Bài tập 2: Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có cơng thức là M3(PO4)2. PTK
= 267. Tính tốn để xác định M là ngun tố nào?



HĨA HỌC 8 –084.364.8886
Đáp án:
M3(PO4)2 = 267
ó3 M + 2 (31 + 4. 16) = 267
=>M = (267 -190): 3 = 24
+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Magie (Mg).
Bài tập 3: Biết ¼ nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử Kali.
Xác định tên và KHHH của nguyên tố X?
Đáp án: ¼ MX= 1/3MK = 1/3. 39 è MX= 1/3 x 39 x 4 = 52
X là nguyên tố Crom (Cr)
DẠNG 6 : TÌM TÊN NGUYÊN TỐ X, KHHH KHI BIẾT PTK
Bài tập 1: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn
phân tử hiđro 22 lần.
a/ Tính phân tử khối hợp chất.
b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH
Hướng dẫn:
Cách 1
Phân tử hidro (2H) => PTK = 2 . 1 = 2
Hợp chất nặng hơn phân tử hidro 22 lần => PTK của hợp chất: 2.22 = 44
1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử O => hợp chất (1X; 2O)
=> PTK = X + 2.16 = X + 32
=> X + 32 = 2 . 22 = 44
=> X = 44 – 32 = 12
Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
Cách 2
PTK hidro: 2 . 1 = 2
PTK hợp chất: 2.22 = 44
Ta có: X + 2.16 = 44
=> X = 44 – 32 = 12

=> X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
Cách 3
H2 = 1.2 = 2
XO2 = 22 H2
XO2 = 22 . 2 = 44
Mà XO2 = X + 16 . 2


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
=> X = 44 – 32 = 12
=> X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.
DẠNG 7: BÀI TẬP TÍNH SỐ HẠT TRONG NGUYÊN TỬ
Các kiến thức cần có để giải dạng tốn này:


Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n



Số khối A = p + n



Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e



Nên X = 2p + n




Với a là số hạt nào đó (p, n, e), thì phần trăm số hạt a sẽ là:
Bài tập 1:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong ngun tử nhôm, số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhơm.
Phân tích đề:
Số hạt mang điện p + e nhiều hơn số hạt không mang điện n là 12.
Tức là (p+e) – n = 12.
Bài giải
Ta có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1)
Ta lại có (p+e) – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)
Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12
Suy ra n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.
Bài tập 2:
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác
định cấu tạo của nguyên tử B.
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nghĩa là % n = 33,33; tổng số hạt là 21, tức
X = 21. Tìm p, e.
Bài giải


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
% n = 33,33% ⇒⇒ n = 33,33.2110033,33.21100 = 7 (1)
X = p + n + e mà p = e ⇒⇒ 2p + n = 21 (2)
Thế (1) vào (2) ⇒⇒ p = e = 21−7221−72 = 7
Vậy ngun tử B có điện tích hạt nhân 7+ , có 7e
DẠNG 8: PHÂN BIỆT ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT
Bài tập 1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau:

1.

“Chất được chia thành hai loại lớn là …. và …..Đơn chất được tạo nên từ
mơt….cịn …..được tạo nên từ hai nguyên tố hó học trở lên”.

2.

“Đơn chất lại chia thành ….và ……Kim loại có ánh kim, dẫn điện và nhiệt,
khác với….khơng có những tính chất này (trừ than trì dẫn được điện)”.

3.
4.

“Có hai loại hợp chất là : hợp chất…..và hợp chất…….”.
“Để phân biệt được …….hoặc…..thì cần phải dựa vào số…..cấu tạo nên
chất đó”.
Hướng dẫn:

1.

Chất được chia thành hai loại lớn là đơn chất và hợp chất. Đơn chất được
tạo nên từ một nguyên tố hóa học cịn hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hó
học trở lên.

2.

Đơn chất lại chia thành kim loại và phi kim. Kim loại có ánh kim, dẫn điện
và nhiệt, khác với phi kimkhơng có những tính chất này (trừ than trì dẫn được
điện).


3.
4.

Có hai loại hợp chất là : hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Để phân biệt được đơn chất hoặc hợp chất thì cần phải dựa vào số nguyên
tố hóa học cấu tạo nên chất đó.
Bài tập 2. Trong số các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất,
chất nào là hợp chất.

1.

Nước được tạo nên từ H và O.


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
2.

Muối ăn được tạo nên từ Na và Cl.

3.

Bột lưu huỳnh được tạo nên từ S.

4.

Kim loại đồng được tạo nên từ Cu.

5.

Đường mía được tạo nên từ C, H và O.

Hướng dẫn :
- Đơn chất:

+ Bột lưu huỳnh vì được tạo nên từ 1 nguyên tố S.
+ Kim loại đồng vì được tạo nên từ 1 nguyên tố Cu

- Hợp chất : + Nước vì được tạo nên từ 2 nguyên tố : H và O
+ Muối ăn vì được tạo nên từ 2 nguyên tố: H và O
+ Đường mía vì được tạo nên từ 3 nguyên tố: C, H và O
Bài tập 3.
1.
2.

Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử
trong một mẫu đơn kim loại.
Khí nitơ, khí clo tạo nên từ nguyên tố nào?
Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như hiđro, khí oxi. Hãy cho biết
các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
Hướng dẫn:

1.

Kim loại đồng được tạo nên từ nguyên tố đồng (Cu) và kim loại sắt được tạo
nên từ nguyên tố sắt (Fe). Sự sắp xếp nguyên tử tromg một mẫu đơn chất kim loại:
trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác
định

2.

Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N), khí clo được tạo nên từ nguyên

tố clo (Cl). Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo
một số nguyên tử nguyên tử nhất định, với khí nitơ và khí clo thì số nguyên tử này
là 2 (N2 và Cl2)
C. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các chất sau:


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
1.

Máy bay được sản xuất từ nhơm và một số chất khác.

2.

Lọ cắm hoa làm bằng đất sét nung có nhiều hoa văn đẹp

3.

Điện thắp sáng được dẫn từ nơi này sang nơi khác là nhờ sử dụng dây dẫn
bằng đồng hoặc nhôm được bọc nhựa.

4.

Thân cây bạch đàn có thành phần chính là xenlulozơ được dùng để sản xuất
giấy.
Bài 2. Đường và muối ăn có tính chất gì giống nhau và khác nhau?
Bài 3. Hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo

1.


Ống nước được làm từ nhựa P.V.C

2.

Khi đến mùa khai thác, cây cao su cho nhiều mủ cao su.

3.

Bánh đa, bánh qui được làm từ củ sắn, lúa gạo.

4.

Áo, quần may bằng sợi tơ tằm mát hơn áo quần may bằng nilon (tơ tổng
hợp)
Bài 4. Hãy so sánh sự sống và khác nhau của nước tinh khiết và nước khống.
Bài 5. Hịa tan hỗn hợp muối ăn và lưu huỳnh và nước, dùng đũa khuấy cho muối
ăn tan hết. Sau đó cho hỗn hợp hịa tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, bột lưu huỳnh
bị giữ lại ở trên, cô cạn dung dịch nước muối thu được muối ăn.
Bài 6. Cho hỗn hợp rượu và nước vào bình có nhánh, gắn với ống sinh hàn (dụng
cụ làm lạnh). Đung ở 78,30C, rượu sẽ bốc hơi, hơi dẫn đi qua ống sinh hàn thu
được rượu (vì rượu sơi ở78,30C) cịn lại là nước.
Bài 7. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào những câu sau:

1.

Trong một…. gồm có ba loại hạt là: proton, nơtron, electron, trong đó hạt….
và hạt……có số điện tích như nhau nhưng…., cịn hạt….khơng mang điện.

2.


Trong ngun tử…..ln chuyển động rất nhanh, sắp thành từng lớp gọi
là….., hạt…..và …..tạo thành hạt nhân nguyên tử.
Bài 8. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.


HÓA HỌC 8 –084.364.8886

Hãy chỉ ra : số proton (p), số electron (e), số lớp electron của các nguyên tử ở sơ đồ
(I) (II) (III)
Bài 9. Cho biết sơ đồ một số nguyên tử.

Từ sơ đồ (I) (II) (III) hãy cho biết : số điện tích hạt nhân, số điện tích electron, số
lớp electron và số electron lớp ngồi cùng.
Bài 10. Tính khối lượng bằng gam của:
a.Ngun tử nhơm
b.Ngun tử photpho
c.Nguyên tử oxi.
Bài 11. Hãy so sánh xem nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn nguyen tử H, S, C
bao nhiêu lần?
Bài 12. Dùng chữ số và kí hiệu để biểu diễn: năm nguyên tử hiđro, bảy nguyên tử
kali, sáu nguyên tử lưu huỳnh.
Bài 13. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử lưu huỳnh. Tính khối lượng nguyên
tử X viết KHHH của X.
Bài 14. Nguyên tử X nặng bằng 1/ 2 nguyên tử Y và nguyên tử Y nặng bằng 1,5
nguyên tử khối của Z.
a.Tính nguyên tử khối của X.


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
b.Viết KHHH của X và Y. Biết Z là nguyên tố oxi.

Bài 15
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
khơng mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.
Bài 16
Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt khơng mang điện chiếm 35,7%. Tính số
p, n , e.
Bài 17
Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt khơng mang điện chiếm xấp xỉ
35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Bài 18
Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong
đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt khơng mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Bài 19
Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
a) Axit photphoric (chứa H, P, O).
b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hidro, oxi tạo nên.
c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.
d) Khí Ozon có cơng thức hóa học là O3
e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.
f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.
g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.
h) Than chì tạo nên từ C.
i) Vàng trắng tạo nên từ Pt.
j) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.
Bài 20. Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp : Than chì (C),
muối ăn, khí ozon (O3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO3).

CHUYÊN ĐỀ 2: CƠNG THỨC HĨA HỌC
A. Kiến thức trọng tâm
1. Cơng thức hóa học của đơn chất: Ax



HÓA HỌC 8 –084.364.8886
- Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn: x = 1. VD: Cu, Ag, Fe, Ca…
- Với các phi kim ở trạng thái khí, thường: x = 2. VD: O2; Cl2; H2; N2…
2. Cơng thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt…
Ví dụ: CTHH của nước: H2O
CTHH của axit sunfuric: H2SO4
3. Ý nghĩa của CTHH:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
- Phân tử khối của chất
*Một số điểm cần lưu ý:
+ O2 chỉ 1 phân tử oxi gồm 2 nguyên tử oxi khác với 2O chỉ 2 nguyên t ử oxi
+ 2O2 chỉ 2 phân tử oxi với mỗi phân tử gồm 2 nguyên tử oxi
+ SO2 chỉ 1 phân tử khí sunfurơ

4. Qui tắc về hóa trị: “ Trong cơng thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của
ngun tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”
a

b

AxBy

=> a.x = b.y.

B. Các dạng bài tập
Dạng 1: CTHH cho biết gì:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
- Phân tử khối của chất
Bài tập: cho CTHH của các chất sau, hãy nêu những gì biết được về mỗi chất:
a) Khí hidro sunfua H2 S
b) Nhôm hidroxit Al(OH)3
c) Canxi Oxit CaO
d) Axit sunfuric H2SO4
Hướng dẫn:


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
a) H2S
- Do 2 nguyên tố là hidro và lưu huỳnh tạo nên
- Phân tử gồm 2H và S liên kết với nhau
- Phân tử khối = 2H + S = 2.1 + 32 = 34
b,c,d: tương tự
Dạng 2: Viết , tìm CTHH của chất
Bài tập 1: Viết CTHH của các chất, biết:
a) Nước oxi già gồm 2H liên kết với 2O
b) Kim loại magie gồm các nguyên tử magie liên kết với nhau.
c) Than chì do nguyên tử cacbon cấu tạo nên.
d) Vôi sống do 1Ca liên kết với 1O.
e) Khí ozon do 3O liên kết với nhau.
Hướng dẫn:
a) Nước oxi già: H2O2
b) Kim loại magie: Mg
c) Than chì: C
d) Vơi sống: CaO
e) Khí ozon: O3
Bài tập 2 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1

nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 47 lần.
Cho biết tên , kí hiệu hóa học ngun tố X, CTHH của hợp chất
Hướng dẫn:
- Tìm PTK của hợp chất: PTKhợp chất = 47.H2 = 47.2= 94
- Gọi CTHH của hợp chất có dạng : X2O
- Ta có 2. Mx +16 =94→Mx= 39 nên X là Kali (K)
- CTHH của hợp chất là K2O
Dạng 3: Lập cơng thức hóa học (CTHH) của hợp chất khi biết hóa trị
-

Viết CT dạng chung: AxBy.
Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
Rút ra tỉ lệ: x/y = b/a = b’/a’ (tối giản)
Viết CTHH.
Bài tập: Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Al và O


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
b. Ca và (OH)
c. NH4 và NO3.
Giải:
III II
a. CT dạng chung: AlxOy.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.III = y.II
- Rút ra tỉ lệ: => x = 2; y = 3
- CTHH: Al2O3
b,c : tương tự
* Cách làm khác:

ab
- Viết CT dạng chung: AxBy.
- Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị (a,b) = c
- Tìm: x = c: a ; y = c:b
- Viết CTHH.
Ví dụ minh họa: Lập CTHH cho hợp chất: Al và O
Giải:
III II
-

CT dạng chung: AlxOy.

- BSCNN (3,2) = 6
- x = 6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3
- CTHH: Al2O3
Lưu ý:(Lập nhanh một CTHH)
- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.
- Khi a, b không phải là bội số của nhau (a không chia hết cho b và ngược lại)
thì x = b; y = a.
VD: Trong ví dụ trên 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 =>
CTHH: Al2O3.
Dạng 4: Tìm hóa trị của 1 ngun tố khi biết CTHH


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
* Phương pháp giải:
- Gọi a là hóa trị của ngun tố cần tìm.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
Giải đẳng thức trên -> Tìm n.
* Bài tập: Hãy tính hóa trị của C trong các hợp chất:

a. CO

b. H2CO3

Giải:
a. – Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO.
- Áp dụng QTHT: a.1 = II. 1 => A = 2.
- Vậy trong hợp chất CO, cacbon có hóa trị II.
b. Gọi b là hóa trị C trong hợp chất H2CO3
- Ta có: b = 3.II - 2.I = 4
- Vậy trong h/c H2CO3, cacbon có hóa trị IV.
C Bài tập tự luyện
Bài 1: cho CTHH của các chất sau, hãy nêu những gì biết được về mỗi chất:
a) Axit nitric HNO3
b) Liti hidroxit LiOH
c) Magie cacbonat MgCO3
d) Kali oxit K2O
e) Điphotpho penta oxit P2O5
Bài 2: Viết CTHH của các hợp chất sau
a) Mangan ddioxxit biết trong phân tử có 1Mn và 2O
b) Bari Clorua biết trong phân tử có 1 Ba và 2Cl
c) Khí Nito
d) Khí amoni do 1N liên kết với 3H
e) Nhôm sunfat biết trong phân tử có 2Al và 3 nhóm SO4 liên kết với nhau.
f) Axit photphoric biết trong phân tử có 3H, P, 4O liên kết v ới nhau.
Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm một nguyên tử của nguyên tố X liên kết
với 2 nguyên tử oxi và nặng bằng khối lượng của 1 nguyên t ử đ ồng.
a) Tính nguyên tử khối của X
b) Cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X
c) Viết CTHH hợp chất của nguyên tố X vừa tìm được



HÓA HỌC 8 –084.364.8886
Bài 4: 1 hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố hóa X liên kết v ới 3 nguyên
tử O và có khối lượng gấp 5 lần phân tử Oxi.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Cho biết tên nguyên tố X, kí hiệu Và CTHH của hợp chất
Bài 5: Lập CTHH cho các hợp chất:
a. Cu(II) và Cl

b. Al và (NO3)

c. Ca và (PO4)

d. ( NH4) và (SO4)

e. Mg và O

g. Fe(III) và (SO4).

Bài 6: Lập CTHH giữa sắt có hóa trị tương ứng trong cơng thức FeCl2 với nhóm
(OH).
Bài 7: Lập CTHH cho các hợp chất:
1. Al và (PO4)
và (SO3)

2. Na và (SO4)

3. Fe (II) và Cl


4. K

5. Na và Cl
và (NO3)

6. Na và (PO4)

7. Mg và (CO3)

8. Hg

9. Zn và Br
và (HSO4)

10.Ba và (HCO3)

11.K và (H2PO4)

12.Na

Bài 8: Hãy tính hóa trị của N trong các hợp chất sau: N2O ;NO ; N2O3;NO2 ;N2O5 ;
NH3; HNO3 .
Bài 9: Biết hóa trị của K(I); H(I) ; Ca(II).Tính hóa trị của các nhóm ngun tử
(SO4); (H2PO4) ; (PO4) ; (CrO4) ; (CO3) trong các hợp chất sau :H2CrO4 ;
Ca(H2PO4)2 ; K3PO4 ; K2CO3 ; H2SO4 ; CaCO3 .
Bài 10: Trong các hợp chất của sắt :FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; Fe(OH)3 ; FeCl2 thì sắt
có hóa trị là bao nhiêu ?
Bài 11: Tìm hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S; SO2; SO3; H2SO3; H2SO4?
Bài 12: Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là
II.

1. CO2

2. SO2

3. P2O5

4. N2O5

5.Na2O

6.CaO

7.SO3


HÓA HỌC 8 –084.364.8886
8.Fe2O3

9.CuO

15.FeO

16.PbO 17.MgO

22.Al2O3 23.N2O

10.Cr2O3

24.CO


11.MnO2

12.Cu2O

13.HgO

14.NO2

18.NO

19.ZnO

20.Fe3O4

21.BaO

25.K2O

26.Li2O

27.N2O3

28.MnO

33.Cl2O7

34.ZnO

35.SiO2


29.Hg2O 30.P2O3 31.Mn2O7 32.SnO2

MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẢI THUỘC LỊNG
1. Kí hiệu hóa học các nguyên tố.
* Bảng KHHH một số NTHH thường gặp
Bảng 1.1: Một số ngun tố thường gặp

STT

Tên ngun tố

Kí hiệu hóa

Ngun tử khối

Hóa trị


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
học
1

Hidro

H

1

I


2

Heli

He

4

3

Liti

Li

7

I

4

Cacbon

C

12

II, IV

5


Nitơ

N

14

I, II, III, IV, V

6

Oxi

O

16

II

7

Flo

F

19

I

8


Natri

Na

23

I

9

Magie

Mg

24

II

10

Nhơm

Al

27

III

11


Silic

Si

28

IV

12

Phơtpho

P

31

III, V

13

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

14


Clo

Cl

35,5

I, VII

15

Kali

K

39

I

16

Canxi

Ca

40

II

17


Crom

Cr

52

II, III, …

18

Mangan

Mn

55

II, IV, VII

19

Sắt

Fe

56

II, III

20


Niken

Ni

59

II

21

Đồng

Cu

64

I ,II

22

Kẽm

Zn

65

II

23


Brom

Br

80

I, VII


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
24

Bạc

Ag

108

I

25

Iot

I

126

I


26

Bari

Ba

137

II

27

Wonfram

W

184

II

28

Platin (bạch
kim)

Pt

195

29


Vàng

Au

197

30

Thủy ngân

Hg

201

II

31

Chì

Pb

207

II, IV

32

Uranium


U

238

Bảng 1.2: Một số nhóm ngun tố thường gặp:
Tên nhóm

Kí kiệu

Hóa trị

Phân tử
khối

Hidroxit

OH

I

17

Nitrat

NO3

I

62


Amoni

NH4

I

18

Sunfat

SO4

II

96

Cacbonat

CO3

II

60

Sunfit

SO3

II


80

Photphat

PO4

III

95

2. Bài ca hóa trị

Ka li, I ốt, Hiđrơ
Natri với Bạc, Clo một loài


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
Là hố trị (I) một em ơi,
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân.
***
Ma giê, Kẽm với Thuỷ ngân
Ô xi, đồng, thiếc cũng gần Ba ri,
Cuối cùng thêm chú Can xi
Hố trị hai (II) đó có gì khó khăn.
***
Bo, Nhơm hố trị ba (III) lần,
In sâu vào trí khi cần nhớ ngay.
Các bon, Silíc này đây,
Hố trị bốn (IV) đó có ngày nào quên.

***
Sắt kia kể cũng quen tên,
Hai (II), ba (III) lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Ni tơ rắc rối nhất đời,
Một (I), hai (II), ba (III), bốn (IV), khi thời lên năm (V).
***
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm,
Xuống hai (II) lên sáu (VI) khi nằm thứ tư (IV).
Phốt pho nói đến khơng dư,
Nếu ai có hỏi thì ừ ba (III), năm (V).
***
Em ơi cố gắng học chăm,


HĨA HỌC 8 –084.364.8886
Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng!

CHUYÊN ĐỀ 3: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. Lý thuyết trọng tâm
1. Hiện tượng vật lý – hiện tượng hóa học
a) Hiện tượng vật lý
- Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nh ưng v ẫn gi ữ nguyên
là chất ban đầu.
VD: Đun sôi nước ở 1000C, nước lỏng chuyển thành hơi nước.
b)Hiện tượng hóa học
- Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
VD: Khi bị đun nóng, đường phân h ủy biến đ ổi thành than và n ước.
2. Phản ứng hóa học
a) Phản ứng hóa học là q trình biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Chất bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng(chất tham gia ).

- Chất mới sinh ra là sản phẩm.
- PT chữ của phản ứng hóa học:
Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm.
b) Diễn biến của phản ứng hóa hoc: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết
giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân t ử
khác.
c) Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra
- Chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.
- Có thể cần có nhiệt độ.
- Có thể cần xúc tác thích hợp.
d) Dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.


×