Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHẦN ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 10 trang )

CHƯƠNG 3

CÁC TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC
CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
DÀN BÀI
I. Định nghĩa điểm trung tính
II. Lưới điện ba pha có điểm trung tính cách đất
1. Tình trạng làm việc bình thường
2. Khi có một pha chạm đất
III. Lưới điện ba pha có điểm trung tính nối đất qua cuộn dập tắt hồ quang
1. Giới thiệu cuộn dây dập tắt hồ quang (Cuộn Peterson)
2. Khi có một pha chạm đất trong lưới điện ba pha điểm trung tính nối đất
qua cuộn dập tắt hồ quang
IV. Lưới điện ba pha có điểm trung tính trực tiếp nối đất
1. Giới thiệu lưới điện ba pha trung tính trực tiếp nối đất
2. Ưu khuyết điểm các lưới điện có chế độ làm việc của điểm trung tính khác
nhau
V. Tóm tắt - ôn tập

Hình 3 – 1
Nối đất trực tiếp cho
điểm trung tính của MBA

Mục tiêu
1. Xác định các chế độ làm việc của điểm trung tính trong hệ thống điện.
2. Phân biệt được các lưới điện có dòng chạm đất bé và có dòng chạm đất lớn
(dòng ngắn mạch)
3. Xác định nguyên nhân và ứng dụng của các lưới điện có chế độ làm việc điểm
trung tính khác nhau
4. So sánh được các ưu – nhược điểm của các lưới điện có chế độ làm việc của


điểm trung tính khác nhau

5. Phân biệt các điểm nối đất khác nhau trong trạm biến áp hay lưới điện, có thể nối
chung với nhau được không?

31
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


I. ĐỊNH NGHĨA ĐIỂM TRUNG TÍNH
Trong hệ thống điện ba pha, điểm trung tính (trung điểm) là điểm chung của ba
cuộn dây nối hình sao (Y) của máy phát điện hay máy biến áp trong hệ thống.
Điểm trung tính có thể

(1) Cách điện đối với đất

(2) Nối đất qua cuộn dập tắt hồ quang

(3) Nối đất trực tiếp

Hình 3 – 2 : Các chế độ làm việc của điểm trung tính
Tình trạng làm việc của điểm trung tính có ảnh hưởng đến việc: chọn các thông
số của bảo vệ Rơ-le ; mức cách điện cho các máy điện và khí cụ điện ; Chọn cách
nối đất ; …
II. LƯỚI ĐIỆN BA PHA CÓ ĐIỂM TRUNG TÍNH CÁCH ĐẤT
II.1. Tình trạng làm việc bình thường
Sơ đồ của một lưới điện đơn giản gồm: một máy phát, đường dây và phụ tải
Mỗi pha của lưới điện có một điện dung đối với đất.. Điện dung mỗi pha đối với

đất phân bố dọc đường dây.( trong lưới điện lớn hơn 1000 V, mối liên hệ điện dung
trội hơn). Để đơn giản chúng ta coi rằng điện dung của ba pha đối với đất đối xứng
và tập trung ở giữa đường dây CA ; CB ; CC
Giữa các dây dẫn các pha khác nhau cũng có điện dung, nhưng giá trị của nó
nhỏ, không ảnh hưởng đến sự phân tích tình trạng làm việc của điểm trung tính nên
không cần chú ý và biểu diễn chúng trên hình vẽ
A

A
I FA

I ptA

ZAB
B

B

C

I FB
CA

I ptB
CB

CC

ICoB


ICoC

UA
I FA

C

 ptA

ZBC

I ptA

A
I ptC

I FC
I CoA

ZAC

Hình 3 – 3 : Sơ đồ lưới điện

I CoA

Hình 3 – 4 : Đồ thị vectơ

Trong tình trạng làm việc bình thường, điện áp của ba pha đối với đất UA ; UB ;
UC đối xứng và bằng điện áp pha của máy phát UF . Do đó, dòng điện diện dung của
các pha IC0A ; IC0B ; IC0C cũng đối xứng với nhau, nghĩa là


32
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


ICoA = ICoB = ICoC = ICo = UF .  . C
Trên hình 3 – 3 các dòng điện ICoA ; ICoB ; ICoC tương ứng vượt trước điện áp UA
; UB ; UC một góc 900. Vì vậy, tổng hình học các dòng điện điện dung chạy trong đất
bằng 0
.
.
.

ICoA + ICoB + ICoC = 0

Dòng điện trong các pha của máy phát điện IFA ; IFB ; IFC bằng tổng hình học
dòng điện phụ tải các pha IptA ; IptB ; IptC và dòng điện điện dung ICoA ; ICoB ; ICoC các
pha tương ứng

.
.
.
IFA = IptA + ICoA

.
.
.
IFB = IptB + ICoB


.
.
.
IFC = IptC + ICoC

Từ hình 3 – 4, ta thấy rằng dòng điện điện dung ảnh hưởng làm giảm góc lệch
pha của dòng điên trong các máy phát, tức là có khả năng tăng hệ số công suất
trong lưới điện
A

II.2. Khi có một pha chạm đất

ICA

U/A

Hình 3 – 5 : Sơ đồ lưới
điện khi pha C chạm đất

U/C

U/B

O
C

B

Iđ,C


ICB

.
UC

.

Iđ,C

/

ICB

.

.

Iđ,C

IC O

.

/

.

CA


CB

CC

ICA

ICB

ICC

/

ICA + ICB

.

-IC

.

.
UB

UA

.

.

.


.

/

ICA

- UC
/

UB

/

O

.

/

UA

- UC

.

- UC

Hình 3 – 6 : Sơ đồ vectơ khi pha C chạm đất
Giả thiết rằng pha C của lưới điện chạm đất trực tiếp

Điện áp đối với đất của pha C bằng 0 (UC = 0)
Điện áp của pha C bằng 0 có thể coi như ở chỗ chạm đất được đặt thêm vào
một điện áp thứ tự không bằng – UC

33
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


.,

.,

Như vậy điện áp mới của các pha đối với đất UA ; UB bằng tổng hình học điện
áp của các pha đối với đất trước khi chạm đất và điện áp thứ tự không
Từ đồ thị vectơ, tính được

U A 

UB 

3 UA

3 UB

U C  0

Tức điện áp đối với đất của pha bị chạm đất bằng không, còn hai pha còn lại
tăng lên 3 lần (bằng điện áp dây Ud).

Dòng điện điện dung của các pha: I’CA, I’CB, I’CC khi chạm đất pha C cũng được
xác định bằng tổng hình học dòng điện I CA, I CB, I CC của các pha ở chế độ bình
thường và dòng chuyển dịch của trung điểm IC0 = – I CC nghĩa là:
I  I - I
I  I - I
I  I - I
B
B
C
C
C
C
A

A

C

Từ đồ thị vectơ, ta tính được
IC  0
3 IA
IB  3 IB
Góc giữa các vectơ ICA ; ICB là 600. Dòng điện dung chạm đất Icđ,C bằng tổng
hình học dòng điện điện dung của các pha không có sự cố ( ICA ; ICB )

IA 

I



cđ -C  - (ICA  ICB )
I cđ-C 

3 ICA  3 I CoA  3 I Co  3

UP
 3 UP  C
XC

Tức là, dòng điện dung trong pha bị chạm đất tăng lên gấp ba lần dòng điện
dung lúc bình thường
Trong đó:
 UP : điện áp pha của thiết bị
  : tần số góc của mạng điện
 C : điện dung giữa các pha với đất
Từ đó thấy rằng Icđ,C phụ thuộc vào điện áp, tần số và điện dung của pha đối
với đất. Điện dung của pha đối với đất lại phụ thuộc cấu tạo và chiều dài
đường dây.
Với tần số công nghiệp 50 Hz , dòng điện điện dung có thể xác định theo các
công thức kinh nghiệm sau
U l
Đối với đường dây trên không
IC  d
350
Đối với đường dây cáp

IC 

Ud l
10


Ud : điện áp dây của thiết bị (kV)
l : chiều dài tổng cộng của các đường dây có nối điện với nhau (km)
Từ đồ thị vectơ, ta xác định được điện áp giữa các pha sau lúc chạm đất

  U
 - U
  U

U
AB
A
B
AB

  U
 - U
  U

U
BC
B
C
BC

  U
 - U
  U

U

CA
C
A
CA

Các biểu thức trên cho ta kết luận rằng: điện áp dây trước và sau khi chạm đất
một pha không thay đổi. Trước lúc chạm đất, điểm trung tính có điện áp bằng không

34
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


nhưng sau lúc chạm đất pha C, điểm C có điện áp bằng không. Do đó điện áp của
điểm trung tính đối với đất sau khi một pha chạm đất sẽ tăng lên bằng điện áp pha
Tóm lại, trong lưới điện có trung điểm cách đất, sau khi chạm đất trực tiếp một
pha thì tình hình lưới điện có những thay đổi, và những điều cần lưu ý sau
Điện áp đối với đất của pha chạm đất bằng không. Còn hai pha kia tăng lên
bằng điện áp dây (Ud)
Dòng điện điện dung tại chỗ chạm đất bằng 3 lần, còn trong hai pha còn lại
tăng gấp  3 lần dòng điện điện dung lúc bình thường
Điện áp dây của thiết bị trước và sau khi chạm đất không thay đổi
Điện áp của điểm trung tính tăng từ không đến điện áp pha
Do dòng điện điện dung sau khi chạm đất rất nhỏ so với dòng điện phụ tải
bình thường và sau khi chạm đất tam giác điện áp không thay đổi nên các
phụ tải (ba pha) vẫn làm việc bình thường
Tuy vậy, đối với lưới điện này, người ta không cho phép làm việc lâu dài với
một điểm chạm đất vì những lý do sau :
a) Sau khi chạm đất, điện áp đối với đất của các pha còn lại tăng lên bằng

điện áp dây Ud , do đó, những chỗ cách điện yếu có thể bị chọc thủng và
dẫn đến ngắn mạch giữa các pha, dẫn đến rơ-le bảo vệ sẽ cắt điện trên
đường dây làm ngưng trệ việc cung cấp điện. Để khắc phục tình trạng đó,
cách điện pha của mạng và các thiết bị đặt trong mạng phải thiết kế chịu
được Ud làm cho giá thành trang thiết bị điện tăng lên
b) Dòng điện điện dung sẽ sinh hồ quang có thể đốt cháy cách điện tại chỗ
chạm đất và dẫn đến ngắn mạch giữa các pha
c) Với một trị số nhất định của dòng điện điện dung, hồ quang có thể cháy
lập lòe, nghĩa là tắt đi cháy lại một cách chu kỳ, làm cho điện áp của các
pha tăng lên 2,5  3 lần Uđm (vì lưới điện là một mạch vòng dao động). Do
đó cách điện các pha không bị chạm đất dễ dàng bị chọc thủng và gây ra
ngắn mạch giữa các pha. Xác xuất lớn nhất để dòng điện hồ quang cháy
lập lòe ứng với dòng điện điện dung lớn khoảng 5  10 (A)
Vì vậy nếu lưới điện không có bảo vệ rơ-le cắt chạm đất một pha, thì phải
có thiết bị kiểm tra cách điện phát hiện một pha chạm đất để kịp thời sửa
chữa. Nếu lưới điện nối trực tiếp với máy phát thì không cho làm việc với
một pha chạm đất kéo dài quá 2 giờ
Trong lưới điện 6  20 kV dự trữ cách điện rất lớn, tuy nhiên cũng chỉ cho
phép làm việc với dòng điện dung IC < 30 (A)
Trong lưới điện 20  35 kV dự trữ cách điện kém, mạng này chỉ cho phép
làm việc với dòng điện điện dung IC < 10 (A)
Theo quy định các lưới điện U  110 kV thường là lưới điện có điểm trung
tính nối đất trực tiếp. Người ta thường nối đất điểm trung tính của lưới điện
U  110 kV tại các trạm biến áp

35
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH



III. LƯỚI ĐIỆN BA PHA CÓ ĐIỂM TRUNG TÍNH NỐI ĐẤT QUA CUỘN DẬP TẮT
HỒ QUANG (CUỘN PETERSON)
Giới thiệu cuộn dập tắt hồ quang

III.1.

Cuộn dập tắt hồ quang thường dùng là loại kháng điện, điện cảm có thể điều
chỉnh được. Cuộn dập tắt hồ quang gồm lõi bằng thép kỹ thuật điện và cuộn dây đặt
trong thùng chứa đầy dầu máy biến áp
Điện cảm cuộn dây LCD được điều chỉnh nhờ
thay đổi số vòng dây hoặc tăng giảm khe hở lõi
thép.
Điện trở của cuộn dây rCD rất nhỏ so với điện
cảm. Trông bề ngoài cuộn dây dập tắt hồ quang
Hình 3 – 7 : Cuộn dập tắt hồ quang
giống máy biến áp một pha
III.2.

Khi có một pha chạm đất trong lưới điện ba pha có trung điểm nối đất
qua cuộn dây dập tắt hồ quang

Để giảm dòng điện điện dung của chạm đất một pha, người ta đặt một thiết bị
bù giữa trung điểm của nguồn hoặc phụ tải (hệ thống có bù dòng điện điện dung
chạm đất) Trong điều kiện làm việc bình thường, điện áp đặt lên cuộn dây dập tắt hồ
quang coi như bằng không (vì điện áp của điểm trung tính gần bằng không). Do đó
trong cuộn dây dập tắt hồ quang không có dòng điện
A
ICA


U/A
C

U/C

O

.

U/B
B

.
IC

ICB

Iđ,C
IL

UC

Iđ,C

CA

CB

CC


IL ICA

ICB

ICC

Hình 3 – 8 : Sơ đồ lưới điện ba pha nối đất
điểm trung tính qua cuộn dập hồ quang

.
IL
Hình 3 – 9
Sơ đồ vectơ lưới
điện ba pha có
điểm trung tính nối
đất qua cuộn dâp
hồ quang, khi có
một pha chạm đất

Khi có một pha chạm đất trực tiếp, điện áp điểm trung tính tăng lên bằng điện
áp pha. Cuộn dây dập tắt hồ quang được đặt dưới điện áp pha và trong nó sẽ có
dòng điện cảm IL chậm pha so với điện áp điểm trung tính một góc 900.
Kết quả là tại chỗ chạm đất sẽ có hai dòng điện : điện cảm IL và điện dung IC
ngược pha nhau. Nếu điều chỉnh IL thích hợp, dòng điện tại chỗ chạm đất bằng
không, hồ quang chập chờn mất đi mà không sợ hiện tượng đốt cháy cách điện hay
qúa điện áp nội bộ

36
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA


TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


Trong thực tế, vận hành do đóng cắt các đường dây nên dòng điện IC thay đổi
và không thể thực hiện được IL = IC để cho dòng điện chạm đất bằng không trong
thời điểm bất kỳ. Mặt khác, người ta muốn rằng dòng điện tại chỗ chạm đất sau khi
bù vẫn còn có một trị số nào đó để cho bảo vệ rơ-le tác động cho tín hiệu báo để
nhân viên vận hành biết và kịp thời sửa chữa
 Nếu cuộn dây dập tắt hồ quang được điều chỉnh ứng lúc toàn bộ các đường
dây đều làm việc mà IC > IL . Lúc chạm đất tại pha một chỗ chạm đất sẽ có dòng
điện bù thiếu: Ib = IC – IL . Hiệu chỉnh như vậy trong khi có đang có một số
đường dây bị cắt mà có chạm đất một pha, dẫn đến IC giảm và Ib giảm theo,
làm cho bảo vệ rơ-le không tác động được, nhân viên vận hành, bảo trì không
nhận biết được để sửa chữa.
 Nếu cuộn dây dập tắt hồ quang được hiệu chỉnh ứng lúc toàn bộ các đường
dây đều làm việc mà IL > IC thì lúc chạm đất một pha, tại chỗ chạm đất sẽ có
dòng điện quá bù Ib = IL – IC.. Hiệu chỉnh như vậy thì trong khi đang có một
đường dây bị cắt mà có chạm đất một pha, dẫn đến IC giảm và Ib tăng lên làm
cho bảo vệ rơ-le khởi động chắc chắn.
Trong thực tế, thường hiệu chỉnh cuộn dập tắt hồ quang sao cho có hiện
tượng quá bù.
Lưới điện ba pha trung tính cách điện hay nối đất qua cuộn dập tắt hồ
quang còn gọi là lưới điện có dòng điện chạm đất bé và cần phải có thiết bị
kiểm tra tình trạng cách điện khi làm việc và cách điện pha được thiết kế bằng
cách điện dây
IV. LƯỚI ĐIỆN BA PHA CÓ ĐIỂM TRUNG TÍNH TRỰC TIẾP NỐI ĐẤT
IV.1. Giới thiệu mạng
A

A


C

O

B

Hình 3 – 10 : Lưới điện có điểm
trung tính nối đất trực tiếp

C

O

B

Hình 3 – 11 : Lưới điện có điểm trung
tính nối đất qua điện kháng nhỏ

IV.2. So sánh ưu khuyết điểm các lưới điện có chế độ làm việc của điểm trung
tính khác nhau
Các lưới điện có U > 35kV đều có trung tính nối đất trực tiếp hoặc nối đất qua
điện kháng nhỏ vì những nguyên nhân sau

37
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH



a) Dòng điện điện dung của các mạng này rất lớn do điện áp cao và chiều dài
đường dây lớn
b) Nhược điểm cơ bản của lưới điện có dòng điện chạm đất bé (dù có dùng cuộn
dây dập tắt hồ quang cũng không thể giải quyết được) là khi chạm đất một pha,
điện áp các pha còn lại tăng lên bằng điện áp dây. Trong khi dự trữ cách điện
của mạng điện áp cao không lớn lắm, nên cách điện dễ dàng bị chọc thủng và
dẫn đến ngắn mạch giữa các pha. Đồng thời việc tăng cách điện trong các
mạng > 35 kV trở nên rất tốn kém so với các lưới điện có điện áp thấp hơn
Ưu điểm của lưới điện có điểm trung tính trực tiếp nối đất là làm cho giá thành
khí cụ điện và cách điện đường dây rẻ hơn vì tiết kiệm được cách điện giữa các
pha với đất, do nối đất trực tiếp nên điện áp của các dây dẫn đối với đất trong
chế độ làm việc bất kỳ không vượt qua điện áp pha
Nhược điểm của lưới điện có điểm trung tính trực tiếp nối đất:
a) Khi chạm đất một pha là ngắn mạch, nên dòng điện rất lớn, dẫn đến việc bảo
vệ rơ-le tác động cắt mạch điện làm cho việc cung cấp điện bị ngưng trệ,
cũng vì vậy trong lưới điện không cần thiết bị kiểm tra cách điện. Nhược
điểm này có thể khắc phục được nhờ gắn bộ tự động đóng lại trên mạng
điện sẽ làm giảm thời gian mất điện của hộ tiêu thụ đến mức thấp nhất vì
kinh nghiệm vận hành cho biết, ngắn mạch một pha trong lưới điện trên
không hầu hết có tính chất tạm thời (thoáng qua) và cách điện tại chỗ hư
hỏng có thể tự phục hồi và ngắn mạch tự mất đi
b) Dòng điện chạm đất một pha, trong nhiều trường hợp cũng rất lớn nên thiết
bị nối đất phức tạp và đắt tiền hơn
c) Dòng điện ngắn mạch một pha có thể lớn hơn dòng điện ngắn mạch ba pha.
Để hạn chế dòng ngắn mạch một pha, phải tăng cường điện kháng thứ tự
không bằng cách giảm số điểm nối đất trung tính trong hệ thống điện hoặc
nối đất trung tính qua điện kháng nhỏ
d) Lưói điện có điểm trung tính trực tiếp nối đất, nối đất qua điện kháng nhỏ,
còn gọi là lưới điện có dòng điện chạm đất lớn
e) Cần nói rõ thêm rằng, các lưới điện có U  1000 (V) đều làm việc với điểm

trung tính nối đất trực tiếp không phải vì nguyên nhân cách điện (cách điện
của lưới điện này tương đối rẻ) mà xuất phát từ vấn đề an toàn cho người.
Các lưới điện này là những lưới điện sinh hoạt, xác suất người chạm phải
những phần mang điện tương đối lớn. Nếu điểm trung tính cách đất, khi có
một pha chạm đất, người chạm phải dây dẫn pha kia phải chịu điện áp dây
rất nguy hiểm. Ngoài ra người ta có thể lấy được điện áp dây Ud và điện áp
pha Up.
Trên lưới điện phân phối có điểm trung tính trực tiếp nối đất, người ta còn bố trí
thêm các dây và các điểm nối đất lập lại, để nhắc lại điện áp bằng không trên dây
trung tính, nhất là khi có sự không cân bằng công suất xuất hiện trên các pha.
Các dây và khoảng cách nối đất lập lại được quy định trong các quy phạm.

38
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


V. TÓM TẮT VÀ ÔN TẬP
TÓM TẮT
1. Lưới điện có dòng chạm đất bé (lưới điện có điểm trung tính không nối đất
hoặc nối đất qua cuộn dập tắt hồ quang) thường sử dụng cho lưới điện có U
≤ 35 kV. Trong lưới điện này, cách điện giữa các pha đối với đất phải là cách
điện cho điện áp dây. Cần phải có thiết bị kiểm tra cách điện trong lưới điện.
Khi có sự cố chạm đất một pha trong lưới điện, phải tìm kiếm và khắc phục
ngay điểm sự cố trong thời gian tối đa 2 giờ. Nếu trong lưới điện điểm trung
tính có nối đất qua cuộn dập tắt hồ quang thì nên điều chỉnh ở trạng thái quá
bù ( IL > IC )
2. Lưới điện có dòng chạm đất lớn (lưới điện có điểm trung tính nối đất trực
tiếp hay nối đất qua điện kháng nhỏ) thường dùng trong lưới điện có U > 35

kV. Khi lưới điện có điểm trung tính nối đất trực tiếp thì giá thành khí cụ điện
và cách điện đường dây rẻ hơn, tiết kiệm được cách điện giữa các pha với
đất. Cần phải có thiết bị tự động đóng lại trên mạng để bảo đảm độ tin cậy
cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Trong các trạm biến áp thường giảm
điểm nối đất để tăng điện kháng thứ tự không trên lưới điện.
3. Lưới điện có U ≤ 1000 V đều làm việc với trung điểm nối đất trực tiếp để bảo
đảm an toàn cho người, và lấy ra hai cấp điện áp : Ud & Up

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Điểm trung tính là………….. ; ký hiệu: … ? Dây trung tính là………… ; ký hiệu: …?
2. Lưới điện có trung điểm cách đất, khi có một pha chạm đất vẫn được phép vận
hành trong thời gian : ………. , lý do là: …………………………………………
3. Lưới điện có U  110kV thường là lưới điện có trung điểm …………………….. Vì
lý do: ………..........................................................................................................
4. Quan sát lưới điện có U  110kV, hãy chỉ ra dây trung tính của lưới điện?
5. Lưới điện hạ áp U  1000V thường có điểm trung tính làm việc theo chế độ nào?
Tại sao? Công dụng của dây nối đất lập lại trong lưới điện?
6. Thế nào là nối đất: làm việc ; an toàn ; bảo vệ trong trạm biến áp? Các điểm nối
đất này có cùng chung một điểm nối đất không?
7. Thế nào là nối đất lập lại trong các lưới điện? Tác dụng của nối đất lập lại? Yêu
cầu trong nối đất lập lại?
8. Thế nào là nối đất điểm trung tính qua điện trở lớn? Ưu – nhược điểm của loại
lưới điện nối đất điểm trung tính qua điện trở lớn?
9. Quan sát hình 3 – 13 ; hình 3 – 14 sẽ thấy các nối đất cho máy biến áp trong trạm
biến áp trung gian. Nêu tác dụng của các nối đất đó? Tại sao không nối luôn vào
vỏ máy biến áp mà phải cách ly dây nối đất với vỏ máy biến áp bằng các sứ cách
điện?

39
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA


TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH


Hình 3 – 12 : Nối đất cho máy biến áp

Hình 3 – 13 : Nối đất cho trung điểm

a. Điện trở nối đất
b. Dao cách ly nối trung điểm đến điện trở nối đất
Hình 3 – 14 : Thiết bị nối đất điểm trung tính qua điện trở nối đất

40
PHẦN ĐIỆN TRONG TBA

TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH



×