Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

BÁO CÁO THIẾT KẾ MƠ HÌNH CSA MƠ HÌNH TRỒNG MỚI GIỐNG CAM SÀNH SẠCH BỆNH, THÂN THIỆN VỚI MƠI TRƯỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 64 trang )

DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI – WB7
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới ở Việt Nam (VN-IAIP)
-------------------------------------

Hợp phần 3:
Hỗ trợ nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu
TỈNH HÀ GIANG
-----------------------------------------BÁO CÁO THIẾT KẾ MÔ HÌNH CSA
MÔ HÌNH TRỒNG MỚI GIỐNG CAM SÀNH SẠCH BỆNH, THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ
TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN
Đơn vị lập (Liên danh tư vấn)
1- Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Địa chỉ: Km 7, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
2- Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc
Địa chỉ: Số 1512, đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Hà Giang, 2017
1


DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI – WB7
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới ở Việt Nam (VN-IAIP)
-------------------------------------

Hợp phần 3:
Hỗ trợ nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu
TỈNH HÀ GIANG
-----------------------------------------BÁO CÁO THIẾT KẾ MÔ HÌNH CSA
MÔ HÌNH TRỒNG MỚI GIỐNG CAM SÀNH SẠCH BỆNH, THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ


TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN
Đơn vị lập (Liên danh tư vấn)
3- Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Địa chỉ: Km 7, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
4- Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc
Địa chỉ: Số 1512, đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐẠI DIỆN LIÊN DANH
TƯ VẤN

2


MỤC LỤC
1. TÓM TẮT THIẾT KẾ................................................................................................1
1.1. Tên mô hình, địa điểm, quy mô..................................................................................1
1.2. Tóm tắt về chi phí (chi tiết phần phụ lục)...................................................................1
1.3. Phân bổ nguồn tài chính.............................................................................................1
1.4. Kế hoạch mua sắm.....................................................................................................1
1.5. Tiến độ xây dựng........................................................................................................1
1.6. Tổ chức thực hiện.......................................................................................................2
2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CSA.......................................................................................2
1.7. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC THIẾT KẾ MÔ HÌNH...............................................2
1.8. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÀ HIỆN TRẠNG HỆ
THỐNG TƯỚI TIÊU/HẠ TẦNG NỘI ĐỒNG TẠI MÔ HÌNH........................................4
Đặc điểm nơi thực hiện mô hình...................................................................................4
Hiện trạng về đất đai, đặc điểm thổ nhưỡng/nông hóa.................................................5

Hiện trạng hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng nội đồng.................................................6
Phân tích đánh giá những khó khăn thuận lợi về sản xuất nông nghiệp và hiện trạng
đất đai, hệ thống tưới tiêu và hạ tầng nội đồng.................................................................7
1.9. ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI ÍCH CỦA CÁC MÔ HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN ĐƯỢC
CHỌN 8
Những lợi ích thu được khi thực hiện mô hình/phương thức canh tác mới...................8
Những yêu cầu cần cải thiện khi áp dụng các mô hình mới..........................................9
3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH CSA.....................10
3.1. THỜI VỤ ÁP DỤNG TRONG MÔ HÌNH..............................................................10
3.2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC SẼ ÁP DỤNG TRONG CÁC MÔ HÌNH. 10
3.2.1. Biện pháp canh tác chung.................................................................................10
3.2.2. Biện pháp canh tác chi tiết................................................................................11
3.3. TỔNG HỢP CÁC LOẠI VẬT TƯ THIẾT BỊ CHO VIỆC THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG CANH TÁC CỦA MÔ HÌNH.............................................................................23
4. TÓM TẮT NỘI DUNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU, HẠ TẦNG NỘI
ĐỒNG CỦA CÁC KHU MẪU.......................................................................................5
4.1 . CĂN CỨ ĐỀ XUẤT HẠ TẦNG NỘI ĐỒNG CỦA CÁC KHU MẪU.....................5
4.1.1 Các tiêu chí của dự án.........................................................................................5
4.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu mô hình.................................................................5
4.1.3. Tập quán canh tác..............................................................................................5
4.2. THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN NỘI ĐỒNG CỦA KHU MẪU........................................6
4.2.1. Luận giải chung về quy mô, kích thước mô hình.................................................6
4.2.2. Sơ đồ mặt bằng và ranh giới địa chính...............................................................6
3


4.2.3. Khảo sát cao độ, bình đồ khu mô hình................................................................6
4.3. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH......................................7
4.3.1 Tính toán nhu cầu nước cho cây cam..................................................................7
4.3.2. Xác định nguồn nước tưới.................................................................................11

4.3.3. Lựa chọn phương án và quy mô đầu tư.............................................................11
4.3.4. Tính toán hệ thống tưới cho mô hình................................................................14
4.4.1. Đập dâng..........................................................................................................23
4.4.2. Bể trữ nước.......................................................................................................24
4.4.3. Hệ thống tuyến đường ống cấp nước................................................................25
Tuyến ống chính, ống nhánh......................................................................................26
4.4.4. Giải pháp tưới nhỏ giọt.....................................................................................26
4.5. DỰ TOÁN............................................................................................................... 28
4.5.1. Đơn giá.............................................................................................................28
4.5.2. Dự toán khối lượng, đơn giá và dự toán chi phí...............................................28
5. QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ...................................................................30
5.1. QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ........31
5.1.1. Quản lý, vận hành và bảo trì các hệ thống thủy lợi nội đồng và các thiết bị tưới
tiêu
31
5.1.2. Vận hành và bảo trì các thiết bị nông nghiệp...................................................34
5.2. QUẢN LÝ/GIÁM SÁT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ
CHỨC XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG..............................................................................34
5.2.1. Cơ chế và vai trò giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức..........34
5.2.2. Chi phí và cơ chế tài chính...............................................................................34
5.3. CÁC KHÓA TẬP HUẤN THỰC HIỆN MÔ HÌNH CSA.......................................35
6. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN CÁC
KHU MẪU VÀ ĐỐI CHỨNG......................................................................................35
7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................35

4


DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH


5


BÁO CÁO THIẾT KẾ MÔ HÌNH CSA
1. TÓM TẮT THIẾT KẾ

1.1. Tên mô hình, địa điểm, quy mô
- Tên mô hình: Mô hình trồng mới cam sành thân thiện với môi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Địa điểm thực hiện: xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Quy mô thực hiện: 22,6 ha
- Số hộ tham gia: 34 hộ
1.2. Tóm tắt về chi phí (chi tiết phần phụ lục)
o Chi phí hỗ trợ cho vật tư nông nghiệp và các thiết bị sản xuất nông nghiệp: 2,900
tỷ đồng; phân bổ kinh phí thực hiện xây dựng mô hình theo các năm (phụ lục 3);
o Chi phí hệ thống tưới tiêu và cơ sở hạ tầng nội đồng: 5,724 tỷ đồng.
1.3. Phân bổ nguồn tài chính
Bảng 1 - : Phân bổ tài chính

Hạng mục
Nguồn tài chính từ dự án (tỷ đồng)
Đóng góp của nông dân (tỷ đồng)
Tổng (tỷ đồng)

Sản xuất
nông nghiệp
2,900
0,557
3,457


Hệ thống tưới tiêu
và cơ sở hạ tầng
5,724
5,724

Tổng
8,624
0,557
9,181

1.4. Kế hoạch mua sắm
Vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy móc phục vụ xây dựng mô hình như giống cây
trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, máy làm cỏ, máy cắt cành, dụng cụ làm đất, cưa cắt cành
bằng tay, cuốc.. được mùa sắm và cung ứng cho các hộ dân bắt đầu từ quý III năm 2017.
1.5. Tiến độ xây dựng
Bảng 1 - : Tiến độ xây dựng

TT
1
2
3

4
5
6

Nội dung
Thiết kế vườn, dọn
thực bì
Đào hố, bón lót

Đánh giá thực trạng
vườn (dinh dưỡng,
sâu bệnh, dự tính các
kỹ thuật bổ sung giúp
cây sinh trưởng tốt).
Trồng cây con và cây
trồng xen
Cắt tỉa
Bón phân: Lần 1; 2;

Thời gian bắt đầu
Tháng 8/2017

Thời gian hoàn thành
Tháng 8/2017

Tháng 8/2017
Định kỳ 3 tháng/lần

Tháng 8/2017
Định kỳ 3 tháng/lần

Tháng 8/2017

Tháng 8/2017

Định kỳ 3 tháng/lần
Định kỳ 3 tháng/lần
Hàng năm: Tháng 12 năm Hàng năm: Quý 1; 2; 3;
1



3; Và 4.

7

8

9
10

trước đến tháng 01 năm sau
(sau thu hoạch); Tháng 02-3;
Tháng 6-7; Và tháng 9-10.
Quản lý sâu bệnh hại Định kỳ quan sát vườn: 1015 ngày/lần vào các tháng 01
– 9. Và 25-30 ngày/lần vào
các tháng 10 – 12.
Quản lý nước
Định kỳ theo dõi thời tiết,
xác định mức độ thiếu thụt
hoặc dư thừa nước của từng
thời kỳ sinh trưởng, phát
triển của cây trong năm.
Quản lý cỏ dại
Tháng 01 hàng năm
Chăm sóc khác
Định kỳ theo dõi giải quyết
các vấn đề phát sinh, như:
Thiếu hụt dinh dưỡng cục
bộ, thời tiết thay đổi bất

thường. …
- Phần thủy lợi và cơ sở hạ tầng:

Và quý 4.

Kết thúc sau khi xử lý
sâu bệnh phát sinh theo
quy trình.
Sau khi cây được cung
cấp đủ nước (đảm bảo
độ ẩm đất tối ưu) theo
từng thời kỳ sinh trưởng,
phát triển trong năm.
Quý 1 hàng năm
Sau khi thực hiện các
biện pháp khắc phục
theo quy trình.

Bảng 1 - : Kế hoạch xây dựng

TT
1
2
3
4
5

Hạng mục
Đập dâng
Các tuyến ống

Bể trữ nước
Hệ thống tưới
Các hạng mục khác

Thời gian bắt đầu
Tháng 02/2018
Tháng 03/2018
Tháng 04/2018
Tháng 04/2018

Thời gian hoàn thành
Tháng 03/2018
Tháng 04/2018
Tháng 05/2018
Tháng 05/2018
Tháng 06/2018

1.6. Tổ chức thực hiện
o Tổ chức giám sát: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, UBND
huyện Vị Xuyên, UBND xã Trung Thành.
o Tổ chức vận hành và bảo dưỡng: Đơn vị trúng thầu gói thầu xây lắp, cung ứng vật
tư công trình
o Tập huấn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang, Tư vấn CSA có nhiệm vụ hỗ
trợ tập huấn
2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH CSA
1.7. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC THIẾT KẾ MÔ HÌNH
Thiết kế mô hình CSA “Trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi
trường và thích ứng với BĐKH” tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên căn cứ theo các
văn bản pháp lý:
2



Các văn bản pháp luật
- Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
Các căn cứ về lĩnh vực nông nghiệp
- Quyết định số 918/QĐ-BNN-TC ngày 05/5/2014 của Bộ NN&PTNT Quy định
tạm thời nội dung, mức hỗ trợ và mức chi cho các hoạt động khuyến nông sử dụng
nguồn ngân sách Trung ương;
- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT quy định về Định mức xây dựng cho mô hình khuyến nông trồng trọt;
- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BNN-BTC ngày 15/11/2010 về Hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông
Các căn cứ liên quan đến dự án
- Quyết định số 1805/QĐ-TTg ngày 04-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt danh mục dự án "Cải thiện nông nghiệp có tưới", vay vốn ngân hàng thế giới;
- Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT ngày 18-10-2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả
thi) dự án "Cải thiện nông nghiệp có tưới" do WB tài trợ;
- Sổ tay thực hiện dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới theo quyết định số
3016/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/12/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về hướng dẫn

thực hiện dự án Cải thiện Nông nghiệp có tưới;
- Quyết định số 776/BNN-TT ngày 27/1/2016 về việc điều chỉnh mô hình CSA
thuộc Hợp phần 3 Dự án WB7;
- Điều khoản tham chiếu (TOR) về Tư vấn thiết kế và hỗ trợ thực hành Nông
nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang;
- Căn cứ nội dung, biên bản cuộc họp ngày 24/2/2016 giữa nhóm tư vấn CSA,
chính quyền địa phương, HTX Hương Cam và các hộ nông dân trong khu quy hoạch về
xây dựng quy trình kỹ thuật, phương án tưới tiết kiệm và cách thức tổ chức sản xuất của
HTX.
3


1.8. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VÀ HIỆN TRẠNG
HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU/HẠ TẦNG NỘI ĐỒNG TẠI MÔ HÌNH
Trung Thành là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Có tọa
độ 22 34’09’’B – 104o57’56’’Đ. Địa phận của xã tiếp giáp với:

Phía Bắc giáp thị trấn Việt Lâm, xã Ngọc Linh.
o



Phía Đông giáp xã Bạch Ngọc.



Phía Nam giáp xã Đồng Tiến & Đồng Tâm (Bắc Quang).




Phía Tây giáp xã Tân Thành (Bắc Quang), xã Việt Lâm.

Xã Trung Thành có diện tích tự nhiên là 63,03 km², được chia thành các thôn bản:
Chung, Trung Sơn, Bản Tàn, Đồng, Minh Thành, Tấng, Thủy Lâm, Hai Buồng, Khuổi
Lái.
Đặc điểm nơi thực hiện mô hình
Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu có diện tích 22,6 ha được bố trí trên vùng đất đồi thấp có
sườn thoải và một phần chân núi thuộc thôn Bản Tàn, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên,
không chủ động được nước tưới, được giao cho 34 hộ dân canh tác. Trước đây, diện tích
đất này chủ yếu dùng để trồng các loại cây màu như đỗ, lạc, ngô... Mô hình được xác
định như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Bạch Ngọc;
+ Phía Tây giáp với thôn Đồng của xã Trung Thành;
+ Phía Nam giáp với thị trấn Nông trường Việt Lâm;
+ Phía Bắc giáp với thôn Trung Sơn của xã Trung Thành.

Hình 2 - : Khu vực dự kiến thực hiện mô hình CSA tại xã Trung Thành

Kỹ thuật canh tác: Người dân trong khu vực dự kiến lựa chọn xây dựng mô hình
chưa có nhiều kinh nghiệm về canh tác cam sành. Trong tổng số 34 hộ trong diện được
lựa chọn chỉ có 4 – 5 hộ là đã trồng cam sành được từ 2 – 3 năm gần đây. Trước đây,
người dân chỉ có kinh nghiệm trong trồng các loại cây như lúa, ngô, lạc và một số loại
4


cây khác như cỏ voi chăn nuôi. Các kiến thức được ứng dụng từ tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong trồng trọt còn hạn chế, trình độ canh tác của người dân còn thấp. Ngoài ra,
các vật dụng lao động hỗ trợ sản xuất cho người dân nơi đây còn nhiều thô sơ và lạc hậu.
Trong trồng trọt, người dân chủ yếu sử dụng các loại phân hóa học tổng hợp, sử dụng

thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất
và khoa học dẫn đến tình trạng suy thoái đất, môi trường, làm giảm chất lượng nông sản.
Nguồn nước tưới: Mô hình CSA dự kiến thực hiện chưa được xây dựng hệ thống
tưới tiêu và hệ thống kênh mương nội đồng. Nguồn nước tưới ở nơi đây chủ yếu là từ
nước mưa tự nhiên.
Đặc điểm đất đai (địa hình, thủy văn bao gồm thời tiết, lượng mưa, lũ lụt và hạn
hán, v..v...) khu vực dự kiến lựa chọn mô hình tại thôn Bản Tàn, xã Trung Thành nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều, mùa
đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 180C – 250C. Lượng mưa trung bình
ở nơi đây khá lớn, khoảng từ 3.000 – 4.000 mm/năm.
Nhìn chung về đặc điểm đất đai, khí hậu xã Trung Thành khá thích hợp để phát
triển cây cam sành và thực tế sản xuất những cây trồng này cũng là những cây trồng chủ
lực để phát triển kinh tế của hộ dân nơi đây.
Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cam sành tại khu vực dự kiến thực hiện mô hình
CSA là chưa có, người dân chủ yếu sử dụng các công cụ lao động thô sơ trong suốt quá
trình canh tác, từ làm đất, tạo đường đồng mức, gieo trồng, bón phân, phun thuốc trừ sâu
bệnh, thu hoạch và bảo quản.
Tổ chức nông dân: Hợp tác xã Hương Cam vừa mới được thành lập nên khả năng
hoạt động, chỉ đạo và gắn kết người dân còn hạn chế. Chưa có sự liên kết đầu vào cho
sản xuất và đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, chưa có kết nối giữa các nhà đầu tư và
các nhà thu mua sản phẩm.
Hiện trạng về đất đai, đặc điểm thổ nhưỡng/nông hóa
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã tính đến hết năm 2015 là 63,03 km 2. Trong đó,
diện tích trồng cây ăn quả là khoảng hơn 300 ha, chủ yếu là cam quýt chiếm tới 240 ha;
cây lương thực: 400 ha; cây chè: 115 ha; cây cao su: 380 ha.
Bảng 2 - : Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương

TT
Loại đất
Diện tích (ha)

1
Đất trồng cây cam quýt
240
2
Đất trồng cây lương thực
400
3
Đất trồng cây chè
115
4
Đất trồng cây cao su
380
- Tại khu vực dự kiến xây dựng mô hình: Toàn bộ diện tích đất thuộc mô hình đều
là đất dốc (độ dốc từ 10 – 25 o), nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh
hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 18 0C – 250C, lượng mưa trung
bình khoảng 3.000 – 4.000 mm/năm. Một số năm có hiện tượng thời tiết bất thường ảnh
5


hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả như: mưa đá, lũ lụt, rụng quả vào năm 2014;
mưa nhiều vào thời điểm những tháng đầu năm.
Bảng 2 - : Kết quả phân tích mẫu đất tại địa điểm thực hiện mô hình
TT


hiệu
mẫu

1


Mẫu 1

2

Mẫu 2

3

Mẫu 3

4

Mẫu 4

5

Mẫu 5

6
7
8
9
10

Mẫu 6
Mẫu 7
Mẫu 8
Mẫu 9
Mẫu
10


Chỉ tiêu Thử nghiệm
pH OM
KCl (%)

Nts
(%)

Pts
(%)

5,4
4
4,4
6
3,9
4
4,3
3
5,2
5
3,8
9
5,0
2
4,5
3
3,5
8
4,6

2

1,1

0,09
2

0,078

0,8

0,114

1,0

0,07
3

0,7

0,108 0,102

1,1

Kts
Ca2+
Mg2+
As
Bo
Cd

Cu
(%) (lđl/100g) (lđl/100g) (mg/L) (ppm) (mg/L) (mg/L)
0,3
5
0,2
9
0,3
3
0,4
3

3,75

0,95

1,83

6,34

0,08

32,04

6,14

2,02

3,21

7,16


0,42

28,46

2,82

3,18

2,53

4,73

1,01

30,35

2,74

2,15

1,62

8,05

0,62

31,23

0,084 0,085 0,27


4,53

1,36

2,58

6,52

0,37

29,32

0,9

0,10
5

6,08

3,52

2,26

5,42

1,05

27,64


1,2

0,086

3,26

0,85

3,12

3,85

0,24

30,12

0,082 0,26

5,62

1,73

3,04

6,34

0,58

29,32


0,06
9

2,74

2,46

3,21

8,15

1,03

26,86

5,21

0,95

2,53

6,52

0,74

30,75

0,9
1,1
0,8


0,09
1
0,10
3

0,09
3
0,06
9

0,10
3
0,07
5

0,108 0,102

0,3
1
0,3
5

0,3
7
0,4
5

Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực được lựa chọn xây dựng mô hình tại xã
Trung Thành, huyện Vị Xuyên cho thấy có độ pHKCL từ 3,58 – 5,44 là tương đối thấp,

đất chua, cần phải bón bổ sung vôi để nâng cao độ pH lên khoảng từ 5,5 – 6,5 để thích
hợp cho cây cam phát triển. Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) trong đất từ 0,7 – 1,2% là
rất thấp, vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất bằng phương pháp bón phân
vi sinh, các loại phân có nguồn gốc sinh học hoặc chứa vi sinh vật có lợi cho đất. Hàm
lượng N, P, K, Ca, Mg tổng số tương đối thấp, cần bón bổ sung phân vô cơ vào những
giai đoạn phát triển của cây để kích thích cây ra lộc khỏe, ra nhiều hoa, nâng cao khả
năng đậu quả và độ lớn, tích lũy của quả. Hàm lượng các nguyên tốt As, Bo, Cd, Cu ở
ngưỡng cho phép. Như vậy, nếu áp dụng biện pháp canh tác theo tiến bộ khoa học kỹ
thuật, khu vực dự kiến thực hiện mô hình CSA tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên là
nơi phù hợp để trồng cây cam sành Hà Giang.
Hiện trạng hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng nội đồng
Khu vực dự án hệ thống thủy lợi, tưới tiêu sơ sài, thiếu đồng bộ, có một vài tuyến
kênh dẫn nước phục vụ tưới cho khoảng 20ha ruộng lúa thuộc thôn Bản Tàn đã được
cứng hóa. Phần diện tích tưới cho hơn 20ha cây cam và cây ăn quả khác sử dụng nguồn
nước được dẫn từ thác Bản Tàn về thông qua đường ống HDPE vào các bể trữ gia đình,
6


sau đó người dân sẽ thực hiện tưới cho cây trồng bằng thủ công hoặc máy bơm gia đình.
Nguồn nước từ khu vực dự án dồi dào nhưng do thiếu đập dâng nước tạo nguồn và hệ
thống các biện pháp tưới khoa học, thông minh nên năng suất cây trồng, đặc biệt là các
cây cam và cây ăn quả khác còn thấp. Hệ thống đường giao thông nội đồng đã được
cứng hóa nhưng mặt cắt nhỏ, đường vào vị trí thác nước xây đập dâng là đường đất, gồ
ghề, khó đi.
Phân tích đánh giá những khó khăn thuận lợi về sản xuất nông nghiệp và hiện
trạng đất đai, hệ thống tưới tiêu và hạ tầng nội đồng
a) Thuận lợi:
- Địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, đa số đường đi lại trong xã đã được
“cứng hóa”, thuận tiện cho việc giao thương, tiêu thụ sản phẩm, liên kết sản xuất, đây là
một lợi thế không nhỏ cho sản xuất quy mô và bền vững.

- Xã có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Với hơn 60% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đây được coi là nguồn lao
động dồi dào để tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có khả năng cạnh
tranh.
- Mô hình CSA được lựa chọn gồm 34 hộ thực hiện (diện tích trung bình là sấp sỉ
0,67 ha/hộ), tương đối thuận tiện lợi để áp dụng sản xuất theo quy trình đồng nhất, áp
dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào canh tác cam sành và mở rộng sau khi kết thúc dự
án.
- Người dân trồng cam trong khu vực lựa chọn thực hiện mô hình có nhu cầu sản
xuất cam theo hướng hàng hóa, thâm canh cao, người dân sẵn sàng hiến đất để xây dựng
các công trình và có khả năng đầu tư cao vào sản xuất đồng bộ.
- Điều kiện thổ những ở khu được lựa chọn có tầng đất dày, gồm 2 loại đất chính:
đất thịt nặng, đất thịt nhẹ chia đều ở các khu rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây
cam sành Hà Giang.
- Thương hiệu cam sành Hà Giang đã và đang được chính quyền địa phương chú
trọng phát triển. Vì vậy, việc phát triển vùng trồng cam theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu là rất phù hợp với chính sách địa phương.
b) Khó khăn cần giải quyết:
- Tập quán canh tác của người dân nơi đây còn bảo thủ và lạc hậu.
- Địa hình đa số là đồi núi và bị chia cắt nên gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất.
- Hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng còn thô sơ hoặc chưa có, đa số hệ thống
giao thông nội đồng đều là đường đất do người dân tự phát.
- Trình độ canh tác và đầy tư vào sản xuất của người dân còn chưa đồng đều.
- Giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, chưa khai thác
lợi thế cạnh tranh trên địa bàn.
7


- Mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế, hầu như các hộ dân

đều sản xuất tự phát. Chưa phát triển được mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
- HTX Hương Cam mới được thành lập nên hoạt động còn nhiều hạn chế. Khả
năng về liên kết thị trường, điều hành các hoạt động nông nghiệp, thủy lợi, đảm bảo đầu
vào và đầu ra cho sản phẩm của người sản xuất còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
1.9. ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI ÍCH CỦA CÁC MÔ HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
ĐƯỢC CHỌN
Những lợi ích thu được khi thực hiện mô hình/phương thức canh tác mới
- Về thực hiện chủ trương: Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh
phù hợp với định hướng của địa phương và Đề án Phát triển cam sành của tỉnh Hà Giang
là: Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên
canh quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao trong canh tác, sử dụng giống sạch bệnh, nâng
cao tính bền vững trong canh tác cam.
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính: Mô hình thâm
canh cam theo hướng VietGap, IPM, giúp giảm lượng phân bón và thuốc hóa học từ đó
giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, khi áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt sẽ làm giảm
lượng khí metal trong quá trình sản xuất, khai thác phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ
vi sinh,… giảm tác động xấu đến môi trường, giúp thích ứng với BĐKH.
- Về lợi ích kinh tế - xã hội khác: Tăng cường mối liên kết nông dân - nông dân
và giữa các bên liên quan, nâng cao tính chủ động của người nông dân và tính cạnh tranh
của sản phẩm cam;
Tăng số lượng nông dân có nhận thức và biết ứng dụng các thực hành CSA lên
20%, trong đó có ít nhất 50% số nông dân trực tiếp hưởng lợi và tham gia các hoạt động
dự án là phụ nữ.
- Về hệ số sử dụng đất: Có thể sử dụng các phần đất trồng giữa các băng, hàng
cam để trồng xen cây dược liệu chịu bóng, làm tăng hiệu quả kinh tế thông qua tăng diện
tích cây trồng/đơn vị diện tích...
- Về liên kết sản xuất/kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Mô
hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh sẽ làm giảm nguy cơ thất bại do thoái hóa
giống, đảm bảo cho người dân có thu hoạch khi cây đến chu kỳ kinh doanh, tăng cường

liên kết giữa nhà cung ứng vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Khối lượng nước sẽ tiết kiệm so với cách tưới truyền thống, về sử dụng các
công trình tưới/tiêu các hạ tầng nội đồng lâu bền.
- Về khả năng nhân rộng mô hình: Hiện nay khả năng kết nối giữa người nông
dân ngày một nâng cao. Do vậy, khả năng nhân rộng mô hình tại các vùng trồng cam
trọng điểm của tỉnh là rất khả quan.
8


Những yêu cầu cần cải thiện khi áp dụng các mô hình mới
Lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội rất lớn khi thực hiện mô hình trồng mới
giống cam sành sạch bệnh. Nhưng để thực hiện thành công tại xã Trung Thành, huyện Vị
Xuyên cần giải quyết một số khâu sau:
- Hỗ trợ nâng cao năng lực điều hành, liên kết sản xuất của HTX Hương Cam, áp
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất từ khâu làm đất, trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh...
- Nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất cam sành theo VietGAP, trong đó
tập trung vào ứng dụng kỹ thuật mới vào các khâu: thiết kế tạo lô, băng cho mô hình; sử
dụng phân bón hiệu quả, ưu tiên tự tạo phân hữu cơ tại chỗ; Quản lý dịch hại theo IPM;
Quản lý nước hiệu quả theo nhu cầu từng giai đoạn cụ thể của cây; Cắt tỉa, tạo tán đúng
kỹ thuật
- Nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của
các biện pháp tưới tiết kiệm, tưới kết hợp bón phân qua tưới.
- Nâng cao hiểu biết và năng lực tổ chức, liên kết 4 nhà đối với chuỗi sản xuất,
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm bền vững.
- Kỹ thuật canh tác:
+ Hiện nay tập quán canh tác cam của người dân tại khu được lựa chọn xây dựng
mô hình thường theo hướng quảng canh, tự phát, thiếu khoa học kỹ thuật, trong khi biện
pháp canh tác thủ công gây tốn nhiều công lao động. Do đó, cần phải áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để giảm thiểu công lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào.

+ Giảm lượng phân đạm, bón cân đối tỷ lệ NPK trong canh tác cam không những
tiếp kiệm được kinh phí đầu vào mà còn giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, tăng
hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích. Ngoài ra còn giúp làm giảm bốc hơi khí CO,
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, giảm thiểu BĐKH.
+ Giảm thiểu hoặc không dùng thuốc trừ cỏ trong thâm canh cam, áp dụng kỹ
thuật trồng xen để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm thiểu cỏ và cây dại
cạnh tranh dinh dưỡng đối với cây trồng chính.
+ Áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước tưới và đồng thời tạo điều
kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam.
+ Áp dụng ICM trong thâm canh cam, giúp quản lý tổng hợp cây trồng từ các
khâu giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh,… đảm bảo cây trồng được sinh
trưởng phát triển tốt.
+ Đốn tỉa, tạo tán: Người dân trồng cam thường ít khi đốn tỉa tạo tán cho cây dẫn
đến khi bước vào thời kỳ kinh doanh cây thường có bộ khung tán không đồng nhất,
nhiều cành yếu kém, tán dậm dạp, nhiều sâu bệnh. Áp dụng các quy trình đốn tỉa tạo tán
sẽ cải thiện được những vấn đề này.
9


- Thủy lợi: Để cải thiện hệ thống tưới tiêu cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống kênh
tưới, kênh tiêu, cống tiêu thoát nước, các cụm chia nước. Ngoài ra cần cứng hóa đường
giao thông nội đồng nhằm khép kín hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ quá trình vận
chuyển, canh tác, thu hoạch…
3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH CSA
3.1. THỜI VỤ ÁP DỤNG TRONG MÔ HÌNH
Bảng 3 - : Thời vụ chăm sóc, thực hiện các khâu kỹ thuật trong mô hình

Công việc
Thiết kế mô hình
Đào hố, bón lót

Trồng cây con và cây trồng xen
Bón phân

Quản lý cỏ dại
Quản lý dịch hại

Bổ sung dinh dưỡng qua lá
Tỉa cành thường xuyên

Thời vụ
Thực hiện 1 lần vào tháng 8 năm 2017
Tháng 08/2017
Tháng 8/2017
Hàng năm thực hiện bón 4 lần vào các tháng: 12 năm
trước – 01 năm sau; Tháng 4; Tháng 8 – 9 và Tháng
11.
Định kỳ vào tất cả các tháng trong năm, kết hợp với
trồng cây che phủ đất để hạn chế cỏ dại
Thường xuyên theo dõi vườn, nhận diện dịch hại; Xác
định mật độ, tần suất xuất hiện, mức độ gây hại, tỷ lệ
hại… Trồng cây trồng xen để hạn chế một số loại côn
trùng môi giới gây bệnh.
Bổ sung khi thấy xuất hiện triệu chứng thiếu hụt
Sau mỗi đợt lộc hoặc định kỳ 2 tháng/lần.

3.2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC SẼ ÁP DỤNG TRONG CÁC MÔ HÌNH
3.2.1. Biện pháp canh tác chung
* Mô hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh được áp dụng theo quy trình
VietGap với các bước cụ thể như sau:
- Chuẩn bị đất trồng (từ 01/08 – 05/08): Đất trồng cây cần được dọn sạch thảm

thực bì, thu gom các loại rác thải, phế phụ phẩm từ các hình thức canh tác trước đó. Xử
lý hoặc tiêu hủy các nguồn có nguy cơ lây bệnh cho mô hình.
- Đào hố, bón lót (từ 05/8 – 10/8): Hố trồng có khoảng cách 4 x 4m, hố có chiều
rộng 70 x 70 x 70cm. Sau khi bón lót xong, lấp đầy hố bằng lớp đất mặt đã đào lên.
- Trồng cây con (từ 20/08 – 30/08): Sau khi đã bón phân lót thì tiến hành trồng
cây con. Cây con được đặt thẳng đứng, vào giữa hố trồng, mặt bầu (giá thể) bằng với mặt
hố.
- Bón phân cho cây cam, chia làm 4 đợt trong 1 năm: (Khi bón phân cần kết hợp
với làm cỏ)
+ Bón lót: ngay sau khi đào hố, bón toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh, lân và vôi
bột.
10


+ Bón thúc lần 1: 30 % lượng Đạm Ure + Kali
+ Bón thúc lần 2: 40% lượng Đạm Ure + Kali
+ Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng phân còn lại
- Bón phân cho cây ổi trồng xen: Toàn bộ lượng phân bón cho cây ổi được chia
làm 4 phần, bón tương ứng 4 lần trong năm vào các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10
trong năm.
- Tưới nước: Theo nhu cầu vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng
- Cắt tỉa, tạo tán: Thường xuyên theo dõi, quản lý cây trồng, cắt tỉa, tạo tán, vặt
mầm dại, các cành bị sâu bệnh hại cho cây.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên kiểm tra vườn cam, phát hiện sâu bệnh
kịp thời.
* Một số lưu ý:
- Sử dụng nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.
- Không sử dụng các loại phân hữu cơ chưa hoai mục hoặc nước giải tươi để tưới.
Các loại phân hữu cơ (phân chuồng) cần được ủ hoai mục
- Phòng trừ sâu bênh: Áp dụng quy trình IPM phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất.

Ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ giới và các loại thuốc phòng trừ có nguồn gốc sinh
học.
- Khi áp dụng thuốc cần đảm bảo nguyên tác 4 đúng: Đúng lúc, đúng thời điểm,
đúng thuốc và đúng nồng độ.
- Khi buộc phải áp dụng thuốc hóa học cần sử dụng các loại thuốc có trong danh
mục theo thông tư 03/2015 của Bộ NN và PTNT.
3.2.2. Biện pháp canh tác chi tiết
a) Trồng cây giống cam Sành và cây trồng xen
- Thực trạng sản xuất: Người dân trong khu vực dự kiến lựa chọn mô hình thường
trồng theo tập quán canh tác cũ, thiếu khoa học. Khi trồng mới giống cam sành sạch
bệnh cần thiết kế lô, băng dõ dàng theo các đường đồng mức. Tạo hệ thống kênh mương
tưới tiêu, đường nội đồng để dễ dàng vận chuyển vật tư, phân bón...
- Cơ sở khoa học và thực tiễn kỹ thuật sẽ đưa vào áp dụng: theo tính toán mật độ
cam sành phù hợp nhất tại Hà Giang là khoảng cách 4 x 4 m. Với mật độ này cây cam
sành sẽ cho năng suất cao nhất; Quản lý cây trồng cũng dễ dàng hơn (từ quản lý dịch hại,
tỉa cành, tạo tán, thu hoạch và các quản lý khác trong áp dụng IPM, VietGAP ….); Có
nhiều không gian lộc mang quả và lá dự trữ dinh dưỡng để nuôi quả; Giảm nhẹ sự tấn
công của côn trùng và bệnh hại; Số lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng ít hơn so
với mật độ dày; Giảm số công lao động khi thực hiện chăm sóc vườn.
Đồng thời, trồng bổ sung cây trồng xen có khả năng chịu bóng sẽ góp phần: nâng
cao hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích, giảm hiện tượng xói mòn đất, và tạo thêm công ăn
việc làm cho người dân.
11


- Kỹ thuật sử dụng:
+ Giống cây trồng được sử dụng: cam sành của tỉnh Hà Giang có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, hoàn toàn sạch sâu bệnh nguy hiểm (đặc biệt là một số bệnh như Greening
hoặc Tristeza). Được sản xuất tại những cơ sở có thẩm quyền như Trung tâm Khoa học
kỹ thuật giống cây trồng Đạo Đức; Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Rau hoa quả Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc...

+ Trồng cây với khoảng cách 4 x 4 m theo đường đồng mức, tương đương với mật
độ 600 cây/ha. Đối với những khu vực có độ dốc trên 20 0 cần làm ruộng bậc thang, tạo
các lô, băng bằng phẳng rồi mới trồng cây.
+ Xác định nhu cầu phù hợp tiến hành trồng cây xen ổi với tỷ lệ 1:1 so với cây
cam nhằm mục đích xua đuổi rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh Greening).
b) Quản lý dinh dưỡng
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật sẽ đưa vào áp dụng:
Dựa trên nguyên tắc: Quá trình sản xuất lấy đi bao nhiêu thì trả lại cho đất bấy
nhiêu. Vì vậy, việc thực hiện bón phân sẽ căn cứ vào lượng dinh dưỡng cây lấy đi của
đất (dựa vào năng suất của năm trước để định lượng phân bón cho năm sau) và các hao
hụt khác (xói mòn, bốc hơi…) trong quá trình sản xuất để bổ sung cho đất.
Đồng thời quan sát trực tiếp so sánh triệu chứng thiếu hụt hoặc dư thừa cục bộ,
kết hợp sử dụng kỹ thuật chuẩn đoán dinh dưỡng lá và phân tích thành phần dinh dưỡng
đất sẽ giúp cho người sản xuất biết được chính xác yếu tố dinh dưỡng và liều lượng thiếu
hụt cần bổ sung hoặc dư thừa cần điều chỉnh cho từng giai đoạn cụ thể. Song hành là các
biện pháp điều chỉnh hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân đối giúp cây cam sinh
trưởng và phát triển tốt. Từ đó giảm lãng phí sử dụng phân, giảm chi phí, tăng hiệu quả
sản xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp giảm ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, việc sử dụng công nghệ mới vào việc tái tạo các phụ phẩm trong quá
trình sản xuất nông nghiệp thành phân bón an toàn tại chỗ, sẽ góp phần làm tăng thêm
chuỗi kinh tế, giảm chi phí phân bón, giảm phát thải … Từ đó hiệu quả kinh tế được tăng
thêm, ô nhiễm giảm xuống và tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.
- Kỹ thuật sử dụng:
+ Thực hiện bón phân theo sản lượng quả năm trước, lượng phân bón đa lượng
cần bổ sung được tính toán qua bảng sau:
Bảng 3 - : Liều lượng phân bón đa lượng cần bón cho cây cam

Tuổi cây
Vôi bột
Phânvi

N
P2O5
K2O
(năm)
(Kg/cây)
sinh(kg/cây)
(g/cây)
(g/cây)
(g/cây)
1–3
2
2–3
50 - 150
50 - 100
60
4–6
2
3–5
200 - 250
150 - 200
120
+ Đối với các yếu tố trung lượng và vi lượng sẽ được cung cấp thông qua bón
phân chuồng hoai mục hoặc lượng phân hữu cơ vi sinh tương đương.
Phân được chia thành 4 lần bón, như sau:
12


Bón phân lần 1: bón toàn bộ lượng phân chuồng, phân vi sinh, vôi bột, lân;
Bón phân lần 2: bón 30% đạm + 30% kali;
Bón phân lần 3: bón 40% đạm + 40% kali;

Bón phân lần 4: toàn bộ lượng phân còn lại.
Lịch canh tác trong năm thứ nhất: Bón lần 1 vào tháng 7; lần 2 vào tháng 10.
Lịch canh tác trong năm thứ 2: Bón lần 1; 2; 3; 4 lần lượt vào các tháng 1; 2; 6; 10
trong cùng năm.
+ Đối với hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa cục bộ yếu tố dinh dưỡng nào đó:
Thực hiện quan sát thực tế tại vườn, đánh giá sự thiếu hụt hoặc dư thừa của yếu tố dinh
dưỡng nào đó theo trực quan và đưa ra biện pháp, liều lượng bổ sung hoặc hạn chế hợp
lý. Trong trường hợp, có sự nghi ngờ về sự trùng lặp triệu chứng thì lấy mẫu lá phân tích
để khẳng định lại. Việc xác định triệu chứng thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng sẽ được xác
định như sau:
* Xác định sự thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng quan trọng trên cây cam sành,
thông qua quan sát trực tiếp triệu chứng biểu hiện trên lá, quả:
i) Triệu chứng thiếu hụt hoặc dư thừa yếu tố đạm (N):
Khi cây thiếu đạm (N): Triệu chứng chính
là các lá già ở gần gốc cây có màu vàng
hoặc xanh nhạt đều, cành nhỏ. Bị thiếu
đạm nghiêm trọng gây lá rụng sớm hơn
bình thường, sinh trưởng của cây bị đình
trệ và quả bị rụng làm giảm năng suất
(Hình 3-1).
Hình 3 - : Triệu chứng cây bị thiếu đạm

Khi cây thừa đạm (N): Triệu chứng chính
là sự sinh trưởng quá mức của lộc hè/lộc
thu với lá dày, rộng quá mức, màu lục
sẫm. Thừa đạm dẫn đến làm quả lớn, vỏ
quả dày, chất lượng quả kém, hàm lượng
chất khô hoà tan tổng số thấp (quyết định
vị ngon) làm chậm sự chuyển màu và bảo
Hình 3 - : Triệu chứng cây thừa đạm

quản ngắn (Hình 3-2).
ii) Triệu chứng thiếu hụt hoặc dư thừa yếu tố lân (P):

13


Triệu chứng thiếu lân biểu hiện lá nhỏ, có
màu đồng (màu nâu đỏ), mất vẻ bóng đặc
trưng. Bị thiếu lân nặng sẽ gây khô mép
lá, rụng nhiều, cành nhỏ héo khô; quả thô,
sần sùi, vỏ dầy, có chứa ít nước và nước
rất chua... (Hình 3-3).
Thừa lân, không gây ra bất kỳ tổn thất nào
về năng suất, chất lượng trái cây, nhưng
có thể có tác động làm thiếu kẽm trong
Hình 3 - : Triệu chứng thiếu lân trên cây
cây và giảm hiệu quả sản xuất.
cam sành (Bên trái: Quả đủ lân, vỏ cùi
mỏng, tép mọng nước; Bên phải: Quả
thiếu lân, vỏ cùi dày, lõi rỗng và tép khô).
iii) Triệu chứng thiếu hụt hoặc dư thừa yếu tố kali:
Triệu chứng chính của thiếu kali là quả
nhỏ có lượng đường và độ axít thấp. Lá
nhỏ, cong queo, màu nâu vàng, lộc non
héo và chết (Hình 3-4).
Tình trạng thừa kali sẽ gây hiện tượng
thiếu magnê (Mg). K và Mg là 2 nguyên
tố dinh dưỡng đối kháng nhau. Khi kali có
hàm lượng cao sẽ làm giảm sự hút Mg
bình thường. Tình trạng thừa kali sẽ có

ảnh hưởng nghịch đối với quả: vỏ quả thô,
xù xì và độ axít cao.
iv) Triệu chứng thiếu hụt magie:

Hình 3 - : Triệu chứng thiếu kali trên cây
cam

Khi bị thiếu magiê trầm trọng, có
thể gây hiện tượng lá rụng sớm.
Toàn bộ phiến lá có thể bị chết, trừ
gân lá chính và phần phiến lá phía
cuống vẫn còn màu xanh. Phần lá
còn màu xanh giống hình chữ V
ngược. Quả từ cây bị thiếu magiê
nói chung nhỏ, có hàm lượng Hình 3 - : Triệu chứng thiếu Mg trên cây cam
(Phần lá màu xanh có hình chữ V ngược).
đường và độ axít thấp (Hình 3-5).
v) Triệu chứng thiếu kẽm:

14


Triệu chứng thiếu kẽm nhẹ là sự
xuất hiện các đốm biến vàng giữa
các gân ở lá non ngọn lộc , lá già
vẫn bình thường. Khi bị thiếu kẽm
trầm trọng lá non trở nên nhỏ hẹp,
với sự ngắn lóng và các đốm biến
vàng phát triển rộng ở phần giữa
các gân lá. Triệu chứng này giống

với triệu chứng bệnh Greening.
Gây giảm năng suất (Hình 3-6).
vi) Triệu chứng thiếu sắt:

Hình 3 - : Triệu chứng thiếu Zn trên cây cam

(Biến vàng ở giữa các gân lá non).

Giống triệu chứng thiếu kẽm, thiếu
măngan, chỉ khác những lá non ở phần
dưới tán cây thường biểu hiện rõ. Thiếu
sắt trong trường hợp nhẹ, gân lá có
màu xanh tối, xuất hiện ở lá non. Trong
trường hợp thiếu sắt trầm trọng, lá non
dần dần chuyển sang màu vàng, các lá
non phát triển sau nầy sẽ trở nên trắng,
cây có thể rụng lá chết cành. Thiếu sắt
Hình 3 - : Triệu chứng thiếu Fe
thường xuất hiện ở cây ăn quả có múi
trồng trên đất thoát nước kẽm hoặc đất
có pH cao hoặc đất kiềm (Hình 3-7).
vii) Triệu chứng thiếu hụt hoặc thừa Bo:
Triệu chứng thiếu bo xuất hiện nhiều
trong các năm khô hạn, đặc biệt trên đất
đá vôi. Thiếu bo làm cho ống phấn ở
hoa kém phát triển, dẫn đến không thụ
phấn được và hậu quả là cây đậu ít quả.
Thiếu bo làm cho quả có hình dạng
không bình thường và cứng như đá.
Những quả như thế rất ít nước (Hình 38).


Hình 3 - : Triệu chứng quả cam bị thiếu B

15


Khi bón nhiều bo có thể gây hiện tượng
ngộ độc cho cây. Triệu chứng ngộ độc
thường thấy ở trên lá già: sự táp lá hoặc
biến màu vàng nhạt của mép lá và đầu
ngọn lá. Có thể xuất hiện các đốm nâu
nhỏ trên phiến lá. Lá ở trên cây bị ngộ
độc nặng do bo có thể rụng hoặc héo đến
khi cây chết (Hình 3-9).

Hình 3 - : Triệu chứng cây ngộ độc B

* Xác định sự thiếu hụt hoặc dư thừa dinh dưỡng cụ bộ thông qua phân tích dinh
dưỡng lá:
Bên cạnh việc xác định sự thiếu hụt hoặc dư thừa cục bộ các yếu tố dinh dưỡng
chính thông qua quan trắc trực tiếp, có thể xác định mức độ thiếu hụt hoặc dư thừa dinh
dưỡng bằng phương pháp phân tích dinh dưỡng lá. Thông qua kết quả phân tích, tiến
hành so sánh với bảng thang dinh dưỡng sau:
Bảng 3 - : Thang dinh dưỡng lá của cây cam

Nguyên tố
Nitrogen (%)

Thiếu
< 2,2


Thấp
2,2 – 2,4

Tối thích
2,5 – 2,7

Cao
2,8 – 3,0

Thừa
> 3,0

Phosphorus (%)
Potassium (%)
Calcium (%)
Magnesium (%)
Chlorine (%)
Sodium(%)
Manganese (ppm)
Zinc (ppm)
Copper (ppm)
Iron (ppm)
Boron (ppm)

< 0,09
< 0,7
< 1,5
< 0,2
....

....
< 17
< 17
<3
< 35
< 20

0,09 – 0,11
0,7 – 1,1
1,5 – 2,9
0,20 – 0,29
....
....
18 – 24
18 – 24
3–4
35 – 59
20 – 35

0,12 – 0,16
1,2 – 1,7
3.,0 – 4,9
0,30 – 0,49
< 0,2

0,17 – 0,30
1,8 – 2,4
5,0 – 7,0
0,50 – 0,70
0,20 – 0,70

0,15 – 0,25
101 – 300
101 – 300
17 – 20
121 – 200
101 – 200

> 3,0
> 2,4
> 7,0
> 0,7
> 0,7
> 0,25
> 300
> 300
> 20
> 200
> 200

Molybden (ppm)

< 0,05

0,06 – 0,09

0,1 – 1,0

....
25 – 100
25 – 100

5 – 16
60 – 120
36 – 100

> 5,0
2,0 – 5,0
(Nguồn: Alva và Tucker, 1999)

c) Quản lý ẩm độ (nước):
- Thực trạng sản xuất: Hàng năm hầu như lượng mưa phân phối không đều, vì vậy
nhiều thời điểm thiết yếu về nước của cây cam bị khô hạn. Người dân địa phương phần
lớn đều chưa thực hiện được các biện pháp tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây vào các giai
đoạn thiết yếu đó. Hoặc có sử dụng một số phương thức tưới, nhưng chưa hợp lý nên
lượng nước cung cấp chưa đúng liều lượng cũng như chưa phù hợp với thời điểm cần
cung cấp.
16


Vì vậy, ảnh hưởng xấu của việc quản lý độ ẩm (nước) đến sản phẩm quả đối với
cây cam sành tại địa phương còn rất lớn.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật sẽ đưa vào áp dụng:
Xác định độ ẩm của đất bằng trương lực kế (đơn vị tính “Bars” = 0,987atm hay
tương đương cột nước 1kg/cm2).
Nhu cầu về nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của vườn cam được xác định như
sau:
+ Thời kỳ phát triển chồi mới: Thời kỳ này, yêu cầu độ ẩm của đất đạt mức tối
hảo, bất cứ một thiếu hụt nước nhỏ nào cũng làm cho lá chồi ngắn lại. Thiếu nước
nghiêm trọng đưa đến bộ lá kém phát triển, hoa không trổ hoàn toàn, quả đậu ít và rụng
quả nhiều. Nếu giai đoạn này, trời không mưa việc cung cấp nước và duy trì độ ẩm đất
tốt là cần thiết. Chỉ số đọc ở trương lực kế cần đạt từ 30 – 60 Cbar.

+ Thời kỳ phát triển quả (cuối giai đoạn rụng quả sinh lý): Sau khi rụng sinh lý
quả còn lại bắt đầu phát triển và lá của chồi mới mọc đầy đặn. Thời kỳ này kéo dài cho
đến cuối giai đoạn phát triển quả, cây cần rất nhiều nước (đặc biệt là khi nhiệt độ ngoài
trời cao). Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến tiến trình quang tổng hợp, và lượng nước cần
cho quả cũng rất cao ở giai đoạn này. Chỉ số đọc ở trương lực kế cần đạt từ 60 – 90 Cbar.
+ Thời kỳ quả chín: Ở giai đoạn này, không chỉ số lượng mà chất lượng quả còn
quan trọng hơn. Một ẩm độ đất cao sẽ làm kích thích cây phát triển thân lá, gây ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng quả và sự tượng hoa sơ khai vụ sau. Để hạn chế việc
này và để cải thiện tốt vụ mới, đất nên giữ vừa khô, không cần phải tưới nước.
+ Thời kỳ sau thu hoạch: Sau khi quả được thu hoạch, cây cần một ít nước để duy
trì sự phát triển. Một lượng nhỏ nước sẽ giúp gia tăng tiến trình quang hợp trong lá, thúc
đẩy sự phân hóa hoa để tránh hiện tượng bị khủng hoảng thiếu nước và dinh dưỡng.
- Cơ sở của biện pháp tưới: Một trong những vấn đề mà người dân trồng cam sành
ở xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đang phải đối mặt là nước tưới. Việc
tưới nước không những ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng mà còn làm
giảm chất lượng của sản phẩm quả, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh
tranh của sản phẩm.
- Kỹ thuật sử dụng:
Xác định độ ẩm đất bằng trương lực kế: Khi đất bị thấm nước và bão hòa nước
tức ở trạng thái nước tự do, lực hút của đất lúc đó bằng 0.atm. Sau một hoặc hai ngày
nước thoát rút, trạng thái đất lúc đó đạt ở mức “thủy dung ngoài đồng” và lực hút tương
ứng 0,33 atm. Nếu lực hút đạt xuống còn 15 atm (-15 bar), lúc đó đất ở trạng thái “điểm
héo thường xuyên”.
- Phương pháp tưới: Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt với nguyên lý cơ bản là đưa
nước đến từng gốc cây ở dạng các giọt nước thông qua các vòi tưới nhỏ giọt. Lượng
nước qua các vòi tưới được điều chỉnh bằng hệ thống điều khiển lượng nước nên cung
17


cấp cho các gốc cây cùng liều lượng, không phụ thuộc vòi tưới ở gần hay ở xa nguồn

nước. Người điều khiển hệ thống tưới có thể chủ động lượng nước tưới từ vài lít/gốc đến
hàng nghìn lít/gốc trong một lần tưới, tùy thuộc yêu cầu cung cấp nước ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau. Thông qua hệ thống tưới, có thể kết hợp bón phân và thuốc
phòng trừ sâu bệnh, giúp việc quản lý chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ động và hiệu
quả.
d) Quản lý dịch hại:
- Thực trạng sản xuất: Cây cam sành tại Hà Giang hiện tại đang có sự xuất hiện
gây hại của một số đối tượng dịch hại chính sau:
+ Côn trùng: Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuway.), thường phát sinh vào
mùa mưa, lúc bắt đầu ra đọt non hoặc trổ bông; Bọ xít xanh vai nhọn (Rhynchocoris
humeralis Thunb), bọ xít vai nhọn tấn công khi trái còn rất nhỏ; Rệp muội bông (Aphis
gossypii Glover) ; Rệp muội cam màu xanh (Aphis citricola Van der Goot); Rệp muội
cam màu đen (Toxoptera aurantii Fonsc.); Rệp sáp giả cam (Planococcus citri Risso) ;
Rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.); Rệp sáp vảy đỏ (Aonidiella aurantii Mask.) ;
Rệp sáp vảy trắng (Unaspis citri Comst.) ; Xén tóc xanh đục cành (Chelidonium
argentatum Dallas.), các loại rệp thường phát sinh quanh năm, vào những thời điểm khô
hanh, trời nắng, rệp sẽ dùng vòi để trích hút nhựa từ cây, lá non, quả non...; Bọ trĩ màu
vàng (Scirtothrips dorsalis Hood.), thời điểm khô hạn, nắng nóng rất thích hợp cho bọ trĩ
phát triển; Ruồi đục quả phương Đông (Bactrocera dorsalis), ruồi đục phát triển hầu như
quanh năm, thời tiết khô, nóng là điều kiện tốt để ruồi đục sinh sôi và phát triển. …
+ Nhện hại: Nhện đỏ cam (Panonychus citri Mc Gregor); Nhện rám vàng
(Phyllocoptruta oleivora Ashmead); Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks).
Nhện thường phát sinh vào những thời điểm nắng nóng, khô hạn, mưa lớn sẽ làm giảm
mật độ nhện hại trên cây cam. Nhện đỏ có thể phát sinh quanh năm, nhất làm vào vụ
đông xuân.
+ Bệnh hại: Bệnh chảy gôm, thối rễ (Phytophthora citricola Sawada.); Bệnh đốm
dầu (Mycosphaerella citri Whiteside.); Bệnh phấn trắng (Oidium tingitanium Cater.);
Bệnh thán thư (Collectotrichum gloeosporioides Penz.); Bệnh đốm tảo (Cephaleuros
virescenns Kunze.); Bệnh lớp muội đen (Capnodium citri Berkeley et Desmazieres.);
Bệnh nấm muội đen (Meliola citri); Bệnh loét cam (Xanthomonas campestris pv. Citri

Hasse Dye); Bệnh vàng lá greening (Liberobacter asiaticum); Bệnh tàn lụi hay bệnh
tristeza (Closterovius); Bệnh thối quả màu xanh (Penicillium digitatum Sacardo và
Penicillium italicum Wehmer); Bệnh hại có thể phát sinh quanh năm, khi cây bị bệnh rất
khó hoặc không có cách chưa, cần phòng tránh sớm…
Nhận thức của người dân về đối tượng, quy luật phát sinh gây hại, cũng như các
biện pháp phòng trừ an toàn còn rất hạn chế. Vì vậy, phương thức phòng trừ chính của
người dân là: sử dụng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật phổ rộng phun định kỳ.
18


Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh học, chi phí phòng trừ cao, nhiều khi mất lòng tin
của người tiêu dùng về sản phẩm quả sản xuất ra và đặc biệt là rất ô nhiễm môi trường.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật sẽ áp dụng:
Việc nhận biết đối tượng, quy luật phát sinh gây hại của chúng, cũng như hiểu
biết về các biện pháp phòng trừ an toàn… sẽ giúp cho người sản xuất giảm số lần sử
dụng thuốc, tăng lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn, giảm ô nhiễm môi
trường, đảm bảo sức khỏe người sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế… góp phần ổn định
bền vững sản xuất hàng hóa.
- Kỹ thuật sử dụng: Thực hiện phòng trừ các đối tượng dịch hại theo Quy trình
quản lý dịch hại tổng hợp trên cây cam (IPM) (Phụ lục kèm theo).
- Biện pháp chống tái nhiễm cho vườn cam sành được thực hiện đồng thời với
các biện pháp canh tác khác như: Sử dụng giống sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Bón phân cân đối, hợp lý theo quy
trình VietGAP. Trồng xen ổi xua đuổi rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuway.) – tác
nhân lây truyền bệnh Greening. Phòng trừ rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) –
tác nhân lây truyền bệnh Tristeza. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây cam sành.
Thường xuyên cắt tỉa, tạo bộ khung tán hợp lý cho cây trồng. Thường xuyên quan sát,
theo dõi vườn, loại bỏ những cây có biểu hiện nhiễm bệnh hay nguồn có nguy cơ lây
bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.
e) Cắt tỉa, tạo tán

- Thực trạng sản xuất: Hầu hết người dân trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Giang
nói chung đều để tán cây phát triển một cách tự nhiên, hoặc cắt tỉa chưa hợp lý. Điều này
dẫn đến hình dạng tán không đồng đều, sự giao tán làm cho vườn trở nên dày đặc, dịch
hại phát sinh và phát triển nhanh, chất lượng quả thấp, nhiều cây có khuynh hướng
không cho quả nhiều năm liền.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật sẽ sử dụng: Bằng việc cắt tỉa hợp lý sẽ
duy trì được sức sống cũng như năng suất, chất lượng quả của vườn cam. Cụ thể, cắt tỉa
tạo tán hợp lý sẽ:
+ Làm tăng diện tích lá hữu hiệu và thúc đẩy sự quang hợp bằng cách tăng sự hấp
thụ ánh sáng và không khí của lá.
Nếu những cành trên cây được điều chỉnh và phân bổ hướng mọc hợp lý sẽ nhận
được nhiều ánh sáng và khoảng không gian để phát triển, điều này giúp cho việc sử
dụng nước và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây được hữu hiệu. Nói cách khác, cắt tỉa
cành, tạo tán hợp lý sẽ cải thiện được năng suất và chất lượng quả.
+ Cắt tỉa cành, tạo tán hợp lý sẽ tạo ra kích thước và hình dạng phù hợp cho cây.
Khi đó, người sản xuất dễ dàng kiểm soát và chăm sóc vườn tốt hơn. Việc cắt tỉa cành
còn làm tăng sức chịu đựng của cây đối với những điều kiện bất thuận khác, cũng như
duy trì sự cân bằng giữa cành mang và không mang quả.
19


+ Thông qua việc cắt tỉa cành để loại bỏ những cành sâu, bệnh, giúp cấy nhận
được nhiều ánh sáng và không khí. Thường xuyên cắt tỉa cành sẽ giúp người sản xuất
kiểm soát được dịch hại trong vườn.
- Kỹ thuật sử dụng:
Đối với vườn cây thuộc dự án đang ở thời kỳ sản xuất kinh doanh, nên việc thực
hiện cắt tỉa, tạo tán theo quy trình (từ lúc bắt đầu trồng) là không thể. Tuy nhiên, có thể
thực hiện dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
Tạo khung hình cho tán cây:
- Bước 1: Xác định vị trí các cành

khung (cành cấp 1).
- Bước 2: đánh dấu lựa chọn 3 – 4
cành khung phân bố đều ra các
hướng, mập khỏe, không sâu bệnh.
- Bước 3: Cắt bỏ các cành cấp 1 còn
lại (chú ý cắt sát thân) (Hình bên: để
lại các cành số 1, 2, 3 và 4; Cắt bỏ các
cành số 5, 6 … còn lại).
Chú ý: vị trí của cành khung thấp nhất
yêu cầu cách mặt đất tối thiểu 40cm,
và khoảng cách giữa các cành khung
từ 20 – 30cm.
Hình 3 - : Định hình khung cho tán cây cam
Cắt tỉa cành:
Sau khi định hình khung tán, tiến
hành cắt bỏ những cành vượt, cành
đan xen, cành nạng, cành mọc xuống,
cành sâu bệnh ….(Hình 12)
Thời gian cắt tỉa: tiến hành cắt tỉa tập
trung vào thời điểm sau thu hoạch và
định kỳ cắt bỏ cành vượt, cành sâu
bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong
năm (nếu thấy xuất hiện trong vườn
khi kiểm tra).
Chú ý:
- Nên chọn những ngày không mưa để
tiến hành cắt tỉa;
- Nếu cành cắt lớn, sau khi cắt cần
dùng vôi bôi kín vết cắt trên thân cành


Hình 3 - : Cắt tỉa cành cây cam
20


×