Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 15 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC tập trung vào các tỉnh Sơn La và Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 67 trang )

Dự án: Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng
nông thôn các tỉnh MNPB

Báo cáo kỹ thuật – Đội Đánh giá TTDBTT - Hợp phần UNDP

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CƠ SỞ HẠ
TẦNG NÔNG THÔN 15 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
tập trung vào các tỉnh Sơn La và Bắc Kạn

Hà Nội, 7/2015
i


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................. vi
Lời cảm ơn ................................................................................................................................. 1
Tóm tắt ....................................................................................................................................... 2
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 3
1.1

Bối cảnh ............................................................................................................................ 3

1.2

Mục tiêu ............................................................................................................................ 3

1.3


Phạm vi của nghiên cứu ..................................................................................................... 4

1.4

Các khái niệm.................................................................................................................... 4

Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU VỰC MNPB ...................... 5
2.1

Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 5
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................... 5
2.1.2 Đặc điểm khí hậu ...................................................................................................... 5
2.1.3 Dự báo BĐKH .......................................................................................................... 6

2.2

Hiểm họa khí hậu .............................................................................................................. 6
2.2.1 Bão, áp thấp nhiệt đới ............................................................................................... 6
2.2.2 Lũ lụt ........................................................................................................................ 6

2.3

Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng do thiên tai......................................................................... 7

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG ..................... 8
3.1

Khung khái niệm ............................................................................................................... 8

3.2


Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ...................................................................... 9
3.2.1 Liệt kê cơ sở hạ tầng và tiêu chí lựa chọn .................................................................. 9
3.2.2 Chỉ số và trọng số TTDBTT...................................................................................... 9
3.2.3 Chuẩn hóa số liệu.................................................................................................... 13
3.2.4 Tình trạng dễ bị tổn thƣơng ..................................................................................... 16
3.2.5 Phân tích độ nhạy của trọng số ................................................................................ 17

Chƣơng 4. THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH ................................................................. 18
4.1

Thu thập số liệu ............................................................................................................... 18
4.1.1 Đánh giá cấp vùng .................................................................................................. 18
4.1.2 Đánh giá cấp tỉnh .................................................................................................... 18
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn............................................................................................. 18

4.2

Phân tích số liệu .............................................................................................................. 19
4.2.1 Các chỉ số về xã hội ................................................................................................ 19
ii


4.2.2 Nhóm chỉ số đặc trƣng tính chất cơ học và kỹ thuật ................................................ 21
Chƣơng 5. TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC ....................................................................................................................... 31
5.1

TTDBTT của đƣờng giao thông nông thôn ...................................................................... 31


5.2

TTDBTT của công trình kè ............................................................................................. 33

5.3

TTDBTT của hồ chứa...................................................................................................... 33

5.4

TTDBTT của đập dâng .................................................................................................... 33
5.4.1 Chỉ số dễ bị tổn thƣơng của tỉnh .............................................................................. 33

5.5

TTDBTT của kênh .......................................................................................................... 35

5.6

Độ nhạy của trọng số ....................................................................................................... 35

5.7

Ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội đến TTDBTT của công trình cơ sở hạ tầng .................. 36

Chƣơng 6. TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở CÁC TỈNH SƠN
LA VÀ BẮC KẠN ................................................................................................................... 38
6.1

TTDBTT của đƣờng giao thông nông thôn ...................................................................... 38


6.2

TTDBTT của công trình kè ............................................................................................. 40

6.3

TTDBTT của hồ chứa...................................................................................................... 41

6.4

TTDBTT của đập dâng .................................................................................................... 43

6.5

TTDBTT của kênh .......................................................................................................... 43

6.6

Nhận xét chung ............................................................................................................... 46

Chƣơng 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 47
7.1

Kết luận........................................................................................................................... 47

7.2

Kiến nghị ........................................................................................................................ 47


PHỤ LỤC 1.............................................................................................................................. 49
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................. 60

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB
APMB
BĐKH
BQLDA
CAM
CPMU
DARD
DONRE
ĐTX
ĐX
GEF
GTNT
ICEM
IDMC
IMHEN
IPCC
IWRM
KH&HTQT
KTTV
MARD
MNPB
MONRE

MTQG
O&M
PCLB
PPMU
QLXDCT
TCTL
TDBB
TDBTT
UNDP
VAWR

Ngân hàng Phát triển châu Á
Ban Quản lý các dự án nông nghiệp
BĐKH
Ban quản lý dự án
Phƣơng pháp thích ứng với BĐKH
Ban Quản lý dự án trung ƣơng
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
Đƣờng thôn xóm
Đƣờng xã
Quỹ Môi trƣờng Toàn cầu
Giao thông nông thôn
Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi trƣờng quốc tế
Công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi
Viện Khoa học Khí tƣợng, Thuỷ văn và Biến đối khí hậu
Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc
Vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế, Tổng cục thủy lợi, MARD
Khí tƣợng thủy văn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Mục tiêu Quốc gia
Vận hành và Bảo trì
Phòng chống lụt bão
Ban Quản lý dự án cấp tỉnh
Cục quản lý Xây dựng công trình, MARD
Tổng cục thủy lợi
Trung du Bắc bộ
Tính dễ bị tổn thƣơng
Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc
Viện khoa học thủy lợi Việt Nam

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vùng MNPB ............................................. 6
Bảng 3.1: Trọng số ................................................................................................................... 10
Bảng 3.2: Mô tả các chỉ số và trọng số dễ bị tổn thƣơng cho từng loại cơ sở hạ tầng và cấp đánh
giá ............................................................................................................................................ 10
Bảng 3.3: Chỉ số liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng ................................................................ 13
Bảng 3.4: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu của đƣờng .................................................................. 14
Bảng 3.5: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu kè ............................................................................... 14
Bảng 3.6: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu hồ chứa ...................................................................... 15
Bảng 3.7: Giá trị chỉ số về các loại vật liệu của đập dâng .......................................................... 15
Bảng 3.8: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu của kênh..................................................................... 15
Bảng 3. 9: Giá trị chỉ số đối với những thiệt hại các hạng mục của đập tràn .............................. 16
Bảng 3. 10: Giá trị chỉ số cho năm xây dựng TCXD ................................................................. 16

Bảng 5. 1: Bộ trọng số khác nhau ............................................................................................. 35
Bảng 7. 1: TTDBTT của cơ sở hạ tầng tại 15 tỉnh MNPB ......................................................... 48
Bảng 7. 2: TTDBTT của cơ sở hạ tầng tỉnh Sơn La................................................................... 48
Bảng 7. 3: TTDBTT của cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 48

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ khu vực vùng dự án ........................................................................................... 5
Hình 4.1: So sánh các chỉ số xã hội ở 15 tỉnh MNPB (hình trên); các huyện trong tỉnh Sơn La
(hình giữa) và tỉnh Bắc Kạn (hình dƣới) ................................................................................... 20
Hình 4.2: Tỷ lệ vật liệu làm đƣờng ở 15 tỉnh MNPB (hình trên); huyện trong tỉnh Sơn La (hình
giữa) và tỉnh Bắc Kạn (hình dƣới)............................................................................................. 22
Hình 4.3: Tỷ lệ công trình phụ trên đƣờng ở 15 tỉnh MNPB (đánh giá cấp vùng) ...................... 23
Hình 4.4: Tỷ lệ công trình phụ trên đƣờng của các huyện trong tỉnh Sơn La (hình trên) và Bắc
Kạn (hình dƣới) ........................................................................................................................ 23
Hình 4.5: Tỷ lệ về tuổi của kè ở 15 tỉnh MNPB ........................................................................ 25
Hình 4.6: Thiệt hại của kè ở 15 tỉnh MNPB .............................................................................. 26
Hình 4.7: Tỷ lệ về vật liệu của kè ở 15 tỉnh MNPB ................................................................... 26
Hình 4.8: Tỷ lệ về tuổi của hồ chứa ở 15 tỉnh MNPB ................................................................ 27
Hình 4.9: Tỷ lệ về tuổi của đập dâng ở 15 tỉnh MNPB .............................................................. 28
Hình 4.10: Tỷ lệ về vật liệu của đập dâng ở 15 tỉnh MNPB....................................................... 29
Hình 4.11: Tỷ lệ về vật liệu của kênh ở 15 tỉnh MNPB ............................................................ 30
Hình 5. 1: TTDBTT của đƣờng GTNT ở các tỉnh MNPB ......................................................... 32
Hình 5.2: Độ dốc địa hình (%) ở các tỉnh MNPB ...................................................................... 32
Hình 5. 3: TTDBTT của công trình kè ở các tỉnh MNPB .......................................................... 33
Hình 5. 4: TTDBTT của hồ chứa ở các tỉnh MNPB .................................................................. 34
Hình 5. 5: TTDBTT của đập dâng ở các tỉnh MNPB................................................................. 34
Hình 5. 6: TTDBTT của kênh ở các tỉnh MNPB ....................................................................... 35

Hình 5. 7: Phân tích độ nhạy của chỉ số tính dễ tổn thƣơng của các hồ chứa đến các trọng số
đƣợc sử dụng cho mức độ rất quan trọng. ................................................................................. 36
Hình 5. 8: Ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội đến TTDBTT của cơ sở hạ tầng: TTDBTT cơ học
(V_phys), và TTDBTT tổng thể của công trình cơ sở hạ tầng khi có tính đến ảnh hƣởng của các
yếu tố xã hội (V_total) .............................................................................................................. 37
Hình 6. 1: TTDBTT của đƣờng giao thông nông thôn tỉnh Sơn La ............................................ 39
Hình 6. 2: TTDBTT của đƣờng giao thông nông thôn tỉnh Bắc Kạn.......................................... 39
Hình 6. 3: TTDBTT của công trình kè tỉnh Sơn La ................................................................... 40
Hình 6. 4: TTDBTT của công trình kè tỉnh Bắc Kạn ................................................................. 41
Hình 6. 5: TTDBTT của hồ chứa tỉnh Sơn La .......................................................................... 42
Hình 6. 6: TTDBTT của hồ chứa tỉnh Bắc Kạn ......................................................................... 42
Hình 6. 7: TTDBTT của đập dâng tỉnh Sơn La ......................................................................... 44
Hình 6. 8: TTDBTT của đập dâng tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 44
Hình 6. 9: TTDBTT của kênh tỉnh Sơn La ................................................................................ 45
Hình 6. 10: TTDBTT của kênh tỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 45
vi


Lời cảm ơn

Đơn vị tƣ vấn xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân đã đóng góp cho báo cáo
đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía
Bắc.
Trƣớc hết, chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các ông/bà Trần Văn Lam, Hoàng Thu Hà,
Hoàng Thị Kim Cúc, Nguyễn Gia Vƣợng, Bùi Việt Hiền, Marcello Arosio, và Jenty KirschWood là thành viên của Ban quản lý dự án (CPMU) và Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp quốc
(UNDP) về những đóng góp giá trị, mang tính xây dựng và kịp thời trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu đánh giá.
Đơn vị tƣ vấn xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến các chuyên gia tƣ vấn quốc tế về biến đổi khí hậu,
bà Ujala Qadir và ông Mark Tadross, đã trợ giúp và hƣớng dẫn đơn vị tƣ vấn trong việc xây
dựng phƣơng pháp cũng nhƣ thực hiện nhiệm vụ này.

Chúng tôi xin cảm ơn các nhóm tƣ vấn khác của dự án về kinh tế, kỹ thuật cơ sở hạ tầng nông
thôn, chính sách cũng nhƣ nhân viên của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trƣờng (ICEM) đã
tích cực tham gia thảo luận, xây dựng và những chia sẻ thông tin quý báu.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Sở, Ban, Ngành tại 15 tỉnh vùng dự án cũng nhƣ các
Phòng, Ban tại 20 huyện, thị của tỉnh Sơn La và Bắc Kạn về những giúp đỡ, chia sẻ thông tin, dữ
liệu và kinh nghiệm với đơn vị tƣ vấn; và cũng chân thành cám ơn các cơ quan thuộc Bộ NN &
PTNT, Bộ GTVT và Bộ TN & MT, và đặc biệt là các nhà tài trợ quốc tế trong nỗ lực làm rõ hơn
bối cảnh và thách thức của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

1


Tóm tắt

Do tác động của BĐKH (BĐKH), các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa lớn gây lũ quét, sạt
lở đất, xói lở kè và vv... ngày càng tăng cả về tần suất và cƣờng độ, dẫn đến những tác động xấu
đến hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, đặc biệt là ở các tỉnh MNPB, với đặc trƣng địa hình có độ
dốc cao và thƣờng xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Hầu hết các cơ sở hạ tầng ở khu vực phía
Bắc đã đƣợc thiết kế và xây dựng đã lâu và trong quá trình thiết kế, thi công đã chƣa tính đến
những thay đổi về khí hậu; do vậy chúng đƣợc coi là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất và
có thể không có khả năng chịu đƣợc các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra trong tƣơng
lai. Việc lƣợng hóa mức độ tổn thƣơng của hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ giúp các nhà hoạch định
chính sách đề xuất các chiến lƣợc thích ứng, năng lực ứng phó cũng nhƣ sự phù hợp của việc
phân bổ nguồn lực cho việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nhƣ việc nâng cao nhận thức
và đời sống xã hội của nhân dân trong vùng chịu tác động của BBĐKH.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng tính dễ bị tổn thƣơng (TTDBTT) của các loại cơ sở hạ
tầng khác nhau (đƣờng giao thông nông thôn, công trình kè, hồ chứa, đập dâng, và kênh), tại 15
tỉnh MNPB và có đánh giá chi tiết ở các tỉnh Sơn La và Bắc Kạn. Phƣơng pháp để đánh giá
TTDBTT đã đƣợc xây dựng dựa trên các dữ liệu và thông tin mà đƣợc coi là có tính khả thi
trong việc thu thập tại thực địa trong phạm vi thời gian nghiên cứu và các nguồn lực sẵn có.

TTDBTT của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc mô tả bao gồm tính dễ bị tổn thƣơng về
mặt cơ học (bên trong) và môi trƣờng xung quanh (bên ngoài). Tính dễ bị tổn thƣơng bên trong
có liên quan trực tiếp đến các tính chất và đặc điểm kỹ thuật của hệ thống cơ sở hạ tầng, còn tính
dễ bị tổn thƣơng bên ngoài thƣờng là liên quan đến các yếu tố pháp lý, thể chế, xã hội và kinh tế.
Một trọng số sẽ với mức độ quan trọng tƣơng ứng sẽ đƣợc gán cho mỗi chỉ số sử dụng để đánh
giá TTDBTT. Các chỉ số TTDBTT đƣợc xác định cho từng công trình cơ sở hạ tầng sau đó đƣợc
tính trung bình cho mỗi tỉnh (đối với đánh giá khu vực) và huyện (đối với đánh giá cấp tỉnh).
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các cơ sở hạ tầng trong khu vực đƣợc xây dựng bằng vật liệu
địa phƣơng (ví dụ nhƣ đất, sỏi, đá, vv) và có thời gian làm việc đã lâu với khả năng phục hồi
thấp (hoặc phơi lộ lớn) trƣớc các hiểm họa thiên nhiên. Ngoài ra, khu vực MNPB có tỷ lệ hộ
nghèo và dân tộc thiểu số cao và cho thấy mức độ nhạy cảm hơn trƣớc những tác động bất lợi
của BĐKH. Ngân sách cho vận hành và duy tu bảo trì (O&M) còn thiếu cùng với việc đóng góp
từ cộng đồng đối với hệ thống cơ sở hạ tầng là rất thấp đã làm giảm khả năng ứng phó của hệ
thống.
Kết quả là, TTDBTT đã đƣợc xác định cho các loại cơ sở hạ tầng ở các phạm vi địa lý khác nhau.
Có thể thấy rằng, khoảng 30% các công trình cơ sở hạ tầng thuộc nhóm có nguy cơ tổn thƣơng
rất cao; các cơ sở hạ tầng ở các tỉnh có địa hình cao hơn (Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Kạn) dễ bị tổn thƣơng hơn so với những tỉnh có địa hình thấp, nằm ở châu thổ
sông Hồng (Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên). Kết quả đánh giá cấp tỉnh cho thấy
cơ sở hạ tầng ở các huyện trong tỉnh Sơn La, trong đó các huyện Phù Yên, Thuận Châu, Vân Hồ
và Bắc Yên dễ bị tổn thƣơng hơn; tƣơng tự nhƣ vậy, các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới
và Pắc Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn dễ bị tổn thƣơng cao hơn so với ở các huyện còn lại. TTDBTT
cao hơn của các công trình cơ sở hạ tầng là do ảnh hƣởng về mặt cơ học (ví dụ vật liệu có cƣờng
độ chịu lực thấp) cũng nhƣ các yếu tố xã hội khác (ví dụ nhƣ đóng góp của cộng đồng trong việc
vận hành và bảo trì công trình cơ sở hạ tầng là rất ít). Cùng với việc phân tích rủi ro (ở bƣớc tiếp
theo của dự án), đây đƣợc cho là những thông tin cơ bản mà có thể đƣợc sử dụng để xây dựng
các bản đồ nguy cơ rủi ro. Xác định các khu vực có nguy cơ rủi ro sẽ là thông tin hữu ích cho các
cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng, và cộng đồng, trong quá trình ban hành các chính
sách, lập kế hoạch thích ứng với BĐKH.


2


Chƣơng 1. GIỚI THIỆU
1.1

Bối cảnh

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã coi BĐKH là một trong những thách thức lớn
nhất trong thiên niên kỷ này và đã xây dựng các chiến lƣợc nhằm thích ứng với BĐKH cũng nhƣ
giảm thiểu tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội, môi trƣờng và hệ sinh thái. Các
hoạt động bao gồm các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH1, Kế hoạch hành
động quốc gia về BĐKH trong giai đoạn 2012-20202. Ngoài những nỗ lực của chính phủ, các tổ
chức quốc tế nhƣ Chƣơng trình phát triển LHQ (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tích
cực hỗ trợ chính phủ, các Bộ và các đơn vị liên quan khác trong việc phân tích và đánh giá tác
động của BĐKH trong các lĩnh vực, môi trƣờng và hệ sinh thái trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về tác động của BĐKH còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cả về
số lƣợng của các nghiên cứu đƣợc thực hiện và trọng tâm của ngành và khu vực. Chẳng hạn, tính
đến thời điểm hiện tại, chƣa có nghiên cứu nào về hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trong khu
vực miền núi phía Bắc (MNPB) - nơi mà các yếu tố cơ sở hạ tầng đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng
nhất bởi BĐKH. Vì vậy, đánh giá TTDBTT cho hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trong khu vực
này là điều cần thiết để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định trong việc lập thứ
tự ƣu tiên giải quyết các chiến lƣợc thích ứng.
Khung khái niệm để đánh giá TTDBTT cho hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc dựa vào
những hƣớng dẫn tại báo cáo "Quản lý rủi ro các hiện tƣợng cực đoan và thảm hoạ để nâng cao
thích ứng với BĐKH", Báo cáo đặc biệt của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC)3. Để phù hợp
với bối cảnh của nghiên cứu này, TTDBTT của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc mô tả
bao gồm tính dễ bị tổn thƣơng về mặt cơ học (bên trong) và môi trƣờng xung quanh (bên ngoài).
1.2


Mục tiêu

Là một phần của dự án "Tăng cƣờng khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn
các tỉnh MNPB" đƣợc thực hiện bởi Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp
với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ
NN&PTNT), mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá TTDBTT của hệ thống cơ sở hạ
tầng nông thôn ở các tỉnh MNPB, nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và ngƣời ra quyết
định trong việc đề xuất và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH. Để đạt đƣợc các mục
tiêu của nghiên cứu này, các nội dung sau đây sẽ cần đƣợc thực hiện:
o Xây dựng đƣợc phƣơng pháp đánh giá TTDBTT phù hợp có tính đến khả năng có thể thu
thập đƣợc các dự liệu cần thiết trong phạm vi về thời gian và nguồn lực của dự án;
o Tổ chức hội thảo tham vấn với sự tham gia của các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế về
BĐKH và thích ứng nhằm hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá, kế hoạch thực hiện và các
sản phẩm dự kiến;
o Điều tra, thu thập dữ liệu và thông tin (bao gồm cả thông tin xã hội) cho từng loại cơ sở
hạ tầng trong khu vực nghiên cứu tại các cơ quan và các tổ chức từ trung ƣơng đến địa
phƣơng có liên quan;
o Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin của các chỉ số đƣợc lựa chọn và tính toán
TTDBTT của từng công trình cơ sở hạ tầng;

1

Quyết định số 158/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của
Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02 tháng 12 năm 2008.
2
Quyết định 1474/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trong giai đoạn
2012-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 05 tháng 10 năm 2012.
3
IPCC, 2012: Quản lý rủi ro các hiện tƣợng cực đoan và thảm hoạ để nâng cao thích ứng với BĐKH. Báo cáo đặc
biệt của các nhóm I và II của Ban Liên chính phủ về BĐKH. Cambridge University Press, Cambridge, Anh, và New

York, NY, USA, 582 pp.

3


o Tiến hành phân tích độ nhạy của các trọng số và ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội;
o Cung cấp các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách để xây dựng các chiến lƣợc
thích ứng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đối với hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn
theo các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực này.
1.3

Phạm vi của nghiên cứu
o Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc đánh giá trong báo cáo đánh giá TTDBTT này bao gồm:
đƣờng giao thông nông thôn, công trình kè, hồ chứa, đập dâng và kênh.
o Nghiên cứu này bao gồm hai đánh giá ở 2 quy mô địa lý khác nhau. Thứ nhất là tập trung
vào 15 tỉnh MNPB (đƣợc gọi là đánh giá cấp khu vực), bao gồm: Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Thứ hai là đánh giá chi tiết cho
hai tỉnh (đƣợc gọi là đánh giá cấp tỉnh) Sơn La và Bắc Kạn.

1.4

Các khái niệm

Các định nghĩa đƣợc sử dụng trong báo cáo này đƣợc trích từ một nghiên cứu gần đây đƣợc xây
dựng bởi UNDP và Bộ TN&MT "Báo cáo đặc biệt của Việt Nam trong Quản lý rủi ro các hiện
tƣợng cực đoan và thảm hoạ để nâng cao thích ứng với BĐKH" đƣợc gọi là SREX Việt Nam,
năm 20154. Tuy nhiên, một trong những số đó đƣợc điều chỉnh để phù hợp với mục đích của báo
cáo này.
Mức độ phơi lộ trƣớc hiểm họa: Mức độ phơi lộ minh họa sự hiện diện (vị trí) của hệ thống cơ

sở hạ tầng ở những nơi có thể chịu những ảnh hƣởng bất lợi bởi các hiện tƣợng tự nhiên và vì thế
có thể là đối tƣợng có thể sẽ chịu những tổn hại, mất mát, hƣ hỏng tiềm tàng trong tƣơng lai.
Khả năng chống chịu: Đó là khả năng của con ngƣời, tổ chức, hệ thống sử dụng các kĩ năng,
nguồn lực và cơ hội sẵn có để vƣợt qua các điều kiện bất lợi mà có ảnh hƣởng tới hệ thống cơ sở
hạ tầng.
BĐKH: Là sự thay đổi của khí hậu vƣợt ra khỏi trạng thái trung bình đã đƣợc duy trì trong một
khoảng thời gian dài, thƣờng là một vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do quy trình tự
nhiên bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do tác động của con ngƣời
đến các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất.
Rủi ro thiên tai: Rủi ro thiên tai là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về ngƣời, tài sản, công
trình, môi trƣờng sống, các hoạt động kinh tế, xã hội.
Các hiểm họa: Là bất kỳ sự kiện, hiện tƣợng tự nhiên hoặc do con ngƣời có khả năng gây ra
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tài sản và gây tổn thất về kinh tế, xã hội và tàn phá
môi trƣờng.
Tác động: Ảnh hƣởng đến hệ thống tự nhiên và con ngƣời. Trong báo cáo này, thuật ngữ 'tác
động' đƣợc dùng để chỉ những tác động đến các hệ thống tự nhiên và con ngƣời của các sự kiện
vật lý, thiên tai và BĐKH
Danh mục cơ sở hạ tầng: Một danh sách các đƣờng giao thông nông thôn, công trình kè, hồ
chứa, đập tràn và các kênh đã đƣợc lựa chọn để đƣa vào đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.
Tính dễ bị tổn thƣơng: Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho
cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự nhiên gây ra.
Các trọng số: Một giá trị gán cho các biến trong phạm vi mô hình đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
để biểu thị tầm quan trọng của biến đó.
4

Báo cáo đặc biệt của Việt Nam trong Quản lý rủi ro các hiện tƣợng cực đoan và thảm hoạ để nâng cao thích ứng
với BĐKH - Tóm tắt cho hoạch định chính sách, Nhà xuất bản Tài nguyên, Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam, tháng
1 năm 2015.

4



Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN KHU VỰC MNPB

2.1

Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 15 tỉnh MNPB gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà
Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Yên Bái. Địa hình vùng trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đồi
núi, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố rải rác dọc theo thung lũng các sông lớn. Trên phạm
vi toàn vùng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích tự nhiên (gần 14%),
trong khi đó đất lâm nghiệp chiếm tới 42% so với tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, 15 tỉnh
thuộc vùng trung du, miền núi Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ
tầng yếu kém, kinh tế - xã hội kém phát triển, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá chậm, điểm
xuất phát thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc,... và là một trong những khu vực nghèo nhất
cả nƣớc (diện tích chiếm tới 36,2%, dân số chiếm gần 20% so với toàn quốc nhƣng dân số đô thị
chỉ bằng 9,3% và giá trị sản xuất công nghiệp chỉ bằng có 3,4% so với cả nƣớc), có 7 tỉnh gồm
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai và Bắc Kạn đƣợc Nhà nƣớc xếp vào
loại khó khăn5.

Hình 2.1: Sơ đồ khu vực vùng dự án
2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Miền bắc Việt nam chia làm 2 vùng khí hậu là vùng Tây-Bắc và Đông-Bắc. 15 tỉnh MNPB đều
nằm trong hai vùng này. Vùng Tây-Bắc bao gồm 6 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện
Biên, Sơn La và Hoà Bình. Vùng Đông-Bắc gồm có 9 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang,
Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Nhìn chung, khu vực
miền núi Bắc chịu ảnh hƣởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, cụ thể là mùa mƣa (nóng) và mùa

khô (lạnh). Theo báo cáo gần đây (SREX Việt Nam, 2015), khu vực này đã có sự sụt giảm đáng
kể và tăng số ngày lạnh và ngày nóng trong giai đoạn 1961-2010 tƣơng ứng. Tổng lƣợng mƣa
cũng giảm ở các khu vực phía Bắc. Về phân bố lƣợng mƣa, các tỉnh ở phía đông bắc có mƣa
5

Báo cáo điều tra dòng chảy kiệt các tỉnh MNPB, Trung tâm KTTV Quốc Gia, 2008.

5


nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa mƣa, so với phía Tây Bắc là phía đông bắc thƣờng bị ảnh hƣởng
bởi các cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Mặc dù hiện tƣợng mƣa cực đoan có xu hƣớng tăng trong
giai đoạn 1961-2010 tại Việt Nam. Ở khu vực MNPB, hầu hết các cơn bão nghiêm trọng gây
mƣa lớn đang giảm. Về tình hình hạn hán, thấy rằng số lƣợng của những ngày khô liên tục tăng
trong giai đoạn 1961-2010 ở khu vực MNPB.
2.1.3 Dự báo BĐKH
Cùng với sự nóng lên toàn cầu lớn hơn dự kiến trong thế kỷ này, khí hậu cực đoan sẽ trở nên
nghiêm trọng hơn và thƣờng xuyên hơn. Sau đây là một phát hiện quan trọng về dự báo khí hậu
cực đoan trong thế kỷ 21 cho khu vực phía Bắc đƣợc thể hiện trong báo cáo Việt Nam SREX
(2015). Dự kiến số ngày nóng và số lƣợng sóng nhiệt có xu hƣớng tăng lên đáng kể, khoảng 6070 ngày so với thời kỳ 1980-1999. Đối với các hiện tƣợng mƣa cực đoan, tần suất mƣa lớn dự
báo sẽ tăng trong thế kỷ 21, dẫn đến nguy cơ cao về lũ lụt và sạt lở đất ở các khu vực MNPB. Dự
báo cho thấy số ngày có lƣợng mƣa lớn hơn 50 mm trong thế kỷ thứ 21 dự kiến sẽ cho thấy một
xu hƣớng tăng ở miền Bắc, đặc biệt là ở phía Tây Bắc. Về lƣợng mƣa cực đoan trong tƣơng lai,
lƣợng mƣa lớn nhất 1 ngày đƣợc dự báo sẽ tăng ở hầu hết các khu vực phía Bắc. Trong khi đó,
lƣợng mƣa lớn nhất 5 ngày cho thấy có sự gia tăng nhỏ trong một số khu vực ứng với kịch bản
phát thải khí nhà kính cao. Số lƣợng bão đổ bộ vào khu vực có xu hƣớng giảm; Tuy nhiên,
cƣờng độ (tốc độ gió và lở đất) là rất có khả năng làm tăng một cách đáng kể. Hạn hán cũng có
khả năng tăng trong thế kỷ 21 ở một số nơi trong khu vực, do lƣợng mƣa giảm và tỷ lệ bốc hơi
cao hơn.
2.2


Hiểm họa khí hậu

2.2.1 Bão, áp thấp nhiệt đới
Khi bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh MNPB, chúng thƣờng gây ra mƣa lớn và gió
mạnh, sau đó dẫn đến lũ lụt nặng nề và lũ quét ở các khu vực miền núi. Theo báo cáo thƣờng
niên của Ủy ban Trung ƣơng phòng chống lụt bão, trong những năm gần đây tình hình đổ bộ của
các cơn bão và áp thấp nhiệt đới của các tỉnh MNPB đƣợc nêu trong bảng 2.1 dƣới đây.
Bảng 2.1: Thống kê các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vùng MNPB
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Số trận bão
3
3
3
3
2
4
1

Số lƣợng áp thấp nhiệt đới
6
5

4
6
6
6
2

Tháng
8, 9
6-9
6
8, 9
6, 8
6, 8, 11
6

Tháng
8, 9
6, 9
7, 8
6, 9
6, 9
6, 11
6, 7

Trong giai đoạn 1951 - 2009, mỗi năm trung bình khoảng 2,15 cơn bão ảnh hƣởng tới các tỉnh
MNPB. Trong giai đoạn 1980-2009, số lƣợng bão đổ bộ vào miền Bắc cao hơn so với con số
trung bình của giai đoạn 1951-2009. Tại miền Bắc các cơn bão vừa và nhỏ thƣờng xảy ra trong
tháng Bảy. Trong giai đoạn 1951-2009, hầu hết các cơn bão mạnh đã xuất hiện vào tháng Tám.
2.2.2 Lũ lụt
Lũ quét là một dạng phổ biến của thiên tai ở hầu hết các tỉnh miền núi nhƣ là hậu quả của các

trận mƣa dữ dội (gây ra bởi bão/lốc xoáy hoặc áp thấp nhiệt đới) kết hợp với địa hình dốc. Hầu
hết các trận lũ quét xảy ra ở vùng sâu vùng xa đều có dân cƣ thƣa thớt. Tuy nhiên, một số trận lũ
quét xảy ra gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản của nhân dân, đặc biệt là những ngƣời sống
trong thung lũng khi lũ quét tràn qua. Sau đây là một số liệu thống kê của lũ quét điển hình trong
khu vực:
6




Trận lũ quét ngày 14/10/1978 tại sông Công thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên làm
chết 40 ngƣời và 210 nhà bị cuốn trôi,



Trận lũ quét ngày 27/6/1990 tại dòng Mƣờng Lay, Mƣờng Chà thuộc tỉnh Lai Châu cũ
(nay thuộc tỉnh Điện Biên) đã làm chết 104 ngƣời và bị thƣơng 300 ngƣời.



Trận lũ quét ngày 27/7/1991 trên suối Nậm La thuộc tỉnh Sơn La làm 21 ngƣời chết và
5.000 ha lúa hoa màu bị hƣ hại.



Từ 31/8-2/9 năm 2012 xảy ra lũ quét tại Lào Cai: 13 ngƣời chết cuốn trôi nhiều của cải
và hoa màu;




Trận lũ quét 11/5/2013, tại suối A Quy Kim Sơn, Bảo Yên (Lào Cai) do mƣa có cƣờng
độ lớn, toàn trận khoảng 50mm. Theo thống kê, trận lũ quét làm 4 ngƣời chết, trong đó bị
cuốn trôi 1 gia đình có 3 ngƣời.

Lũ sông: Trong ba thập kỷ qua, lũ sông ở khu vực phía Bắc có xu hƣớng ngày càng tăng về đỉnh
lũ và tần suất, ngoại trừ tại một số địa điểm ở hạ lƣu của đồng bằng sông Hồng, nhƣ Hà Nội,
trạm Phả Lại nơi có mực nƣớc giảm đi là do các tác động điều tiết của hồ chứa chống lũ trên
sông Hồng (SREX Việt Nam, 2015)
Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng do thiên tai

2.3

Lũ lụt, bão và áp thấp nhiệt đới là những thảm họa chính gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và
thiệt hại cho các công trình cơ sở hạ tầng (bao gồm các công trình kiểm soát phòng chống lụt
bão). Dƣới đây là một số tác động của thiên tai và BĐKH đối với cơ sở hạ tầng nông thôn:
Đối với công trình thủy lợi:


Đê, kè sông, kênh tƣới - thoát nƣớc thƣờng bị xói mòn và hƣ hỏng do thiên tai. Đê điều
và kênh bị hƣ hỏng sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.



Mƣa lớn, lũ lụt bất thƣờng vƣợt quá khả năng của các công trình thủy lợi (lũ vƣợt thiết
kế) sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời dân sống ở vùng hạ lƣu các hồ chứa.



Chậm lũ và điều tiết lũ là các giải pháp đặc biệt để bảo vệ đê điều. Tuy nhiên, thiên tai
nhƣ mƣa lớn, bão, lũ lụt, sẽ gây ra sự cố cho các công trình đầu mối dẫn đến các sự cố

của các công trình phòng chống lụt bão. Trong trƣờng hợp này, giải pháp đặc biệt để bảo
vệ đê điều không thể đƣợc áp dụng. Nhƣ vậy hệ thống đê điều bảo vệ hàng triệu ngƣời và
cây trồng sẽ có nguy cơ hỏng hóc và rủi ro cao.



Hệ thống kênh thƣờng đi qua khu vực rộng lớn và vì vậy chúng dễ bị tổn thƣơng hơn bởi
vì các kênh đƣợc xây dựng đã lâu và có nền móng phức tạp (ví dụ nhƣ nền đất yếu), cho
thấy sự mất ổn định của các con kênh.



Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), thiệt hại do thiên tai
đến ngành nƣớc - bao gồm cả hệ thống thủy lợi và các công trình phòng chống thiên tai chiếm một phần lớn trong tổng chi phí tài chính liên quan đến các thảm họa tự nhiên
trong thập kỷ qua. Một trong những lý do cho những chi phí cao là yếu tố rủi ro thiên tai
không đƣợc tích hợp vào thiết kế hệ thống thủy lợi, xây dựng và quản lý (bao gồm cả
hoạt động và bảo trì).

Đối với đƣờng giao thông nông thôn: Mạng lƣới đƣờng nông thôn ở MNPB đƣợc xây dựng
trên địa hình dốc lại tồn tại nhiều đới dứt gãy. Chúng dễ bi tổn thƣơng trƣớc những tác động bất
lợi của điều kiện tự nhiên và điều kiện khai thác thực tế. Có nhiều loại hình hƣ hại khác nhau đã
xảy ra đối với các bộ phận khác nhau của công trình đƣờng GTNT bao gồm mặt đƣờng, nền
đƣờng và công trình thoát nƣớc. Các hƣ hỏng xảy ra thƣờng gắn liền với sự tác động của các
nhân tố khí hậu nhƣ mƣa lớn, mƣa kéo dài, lũ và lũ quét. Các nhân tố này dƣờng nhƣ càng tăng
trong điều kiện BĐKH.
7


Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG

3.1

Khung khái niệm

Khung khái niệm cho các đánh giá TTDBTT đƣợc trích từ các nghiên cứu gần đây đƣợc thực
hiện trong Báo cáo đặc biệt của các nhóm I và II của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC). Kết
quả báo cáo “Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với
BĐKH”, gọi tắt là báo cáo SREX, là đầu vào quan trọng cho tất cả Báo cáo đánh giá lần thứ 5
(AR5) của IPCC. Báo cáo này tổng hợp những kiến thức cập nhật mới nhất và kinh nghiệm quốc
tế về thích ứng với BĐKH.
Nhƣ hình 3.1, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, về mặt tự nhiên cho thấy chúng luôn bị phơi lộ
trƣớc hiểm họa liên quan đến khí hậu. TTDBTT của hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc xác định là
hàm số của những tổn thƣơng cơ học (bên trong) của hệ thống cơ sở hạ tầng và năng lực ứng phó
(bên ngoài). Trong khi tính dễ bị tổn thƣơng bên trong đƣợc hiểu nhƣ khả năng chống chịu về
mặt cơ học của hệ thống cơ sở hạ tầng trƣớc các hiểm họa liên quan đến khí hậu, ví dụ, vật liệu
xây dựng chất lƣợng cao cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng thấp và ngƣợc lại; khả năng ứng phó
đƣợc hiểu là theo kiểu ngƣợc lại với các tổn thƣơng, khả năng ứng phó thấp hơn có nghĩa là dễ bị
tổn thƣơng cao hơn và ngƣợc lại. Các tổn thƣơng cơ học phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của cơ
sở hạ tầng trong khi tính dễ bị tổn thƣơng bên ngoài bị ảnh hƣởng bởi một loạt các yếu tố nhƣ
hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng, phát triển kinh tế xã hội, quản lý, v.v...

Hình 3.1 Mô hình khái niệm 6
6

Dự án: Tăng cƣờng khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh MNPB – Phƣơng pháp đánh
giá TTDBTT và xây dựng bản đồ rủi ro, Ujala Qadir, 2014

8



Có lẽ cũng không cần thiết để phân biệt các chỉ số dễ bị tổn thƣơng cơ học và khả năng ứng phó
khi thực hiện tính toán tính dễ bị tổn thƣơng. Mục đích đƣa ra những định nghĩa này là để minh
họa ảnh hƣởng khác nhau khi xây dựng khung khái niệm; Tuy nhiên, để đơn giản hóa thì chỉ cần
gọi là chỉ số dễ bị tổn thƣơng trong quá trình tính toán, đánh giá TTDBTT của hệ thống cơ sở hạ
tầng.
3.2

Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng

3.2.1 Liệt kê cơ sở hạ tầng và tiêu chí lựa chọn


Liệt kê cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn (đƣờng, công trình kè, công trình thủy lợi) và các thuộc tính của nó
(thông tin) cần đƣợc liệt kê cho từng cấp đánh giá (cấp tỉnh và cấp huyện).


Tiêu chí lựa chọn

Với thực tế là số lƣợng các công trình cơ sở hạ tầng là khá lớn, và nhiều công trình (những công
trình nhỏ) không có thông tin, vì thế không phải tất cả các công trình cơ sở hạ tầng sẽ đƣợc lựa
chọn để đánh giá. Do đó cần lựa chọn các công trình cơ sở hạ tầng có đủ thông tin để đánh giá
TTDBTT. Sau đây là các phƣơng pháp dùng để tuyển chọn các công trình cơ sở hạ tầng cho báo
cáo này:
Đường giao thông nông thôn: Đƣờng GTNT có chiều dài lớn hơn 4 km sẽ đƣợc lựa chọn đánh
giá TTDBTT bởi vì rất khó để thu thập thông tin về đƣờng GTNT nhỏ ở địa phƣơng. Ví dụ,
đƣờng làng, thôn xóm.
Công trình kè: Tất cả công trình kè đƣợc quản lý bởi các Sở, Ban, Ngành ở địa phƣơng (trừ các
công trình đƣợc quản lý bởi các đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang vì lý do an ninh quốc phòng), sẽ

đƣợc lựa chọn.
Hồ chứa: Hồ chứa với dung tích nhỏ hơn 3 triệu mét khối sẽ đƣợc lựa chọn để đánh giá
TTDBTT bởi vì các hồ chứa nhỏ đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng nhiều hơn do đa số các đập nhỏ đã
đƣợc xây dựng khá lâu và công tác duy tu bảo trì không đầy đủ. Trong khi đó, các hồ chứa lớn
luôn nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ chính quyền trung ƣơng và hiện nay các đập này thuộc
Chƣơng trình quốc gia về đánh giá an toàn đập của Bộ NN & PTNT.
Đập dâng: Lựa chọn những công trình cung cấp nƣớc tƣới cho hơn 5 ha. Những công trình khác
quá nhỏ nên không có đủ thông tin để đánh giá.
Kênh: Chỉ chọn những kênh tƣới chính từ các hồ chứa đã đƣợc lựa chọn ở trên để đánh giá
TTDBTT, các kênh nhánh cấp 2 sẽ không đƣợc xem xét vì không có đủ thông tin.
3.2.2 Chỉ số và trọng số TTDBTT
Các chỉ số thể hiện TTDBTT đã đƣợc xác định cho từng loại cơ sở hạ tầng dựa trên các thông tin
và dữ liệu đƣợc cho là có thể thu thập đƣợc tại thực địa cho mỗi cấp đánh giá (khu vực và cấp
tỉnh). Các chỉ số và trọng số đã đƣợc thống nhất sau các cuộc thảo luận giữa nhóm nghiên cứu
đánh giá tổn thƣơng và các chuyên gia tƣ vấn quốc tế. Danh mục các chỉ số và trọng số tƣơng
ứng với các đánh giá TTDBTT của cơ sở hạ tầng cấp khu vực và cấp tỉnh sau đó đã đƣợc hoàn
chỉnh dựa trên kết quả rút ra từ hội thảo tham vấn về phƣơng pháp đánh giá bao gồm các chuyên
gia (BĐKH, đƣờng giao thông, thủy lợi, vv...), nhà quản lý.
Sự ảnh hƣởng của từng chỉ số dễ bị tổn thƣơng trƣớc những tai biến liên quan đến khí hậu là
khác nhau. Vì vậy các chỉ số đƣợc lựa chọn sau đó đƣợc phân loại thành ba nhóm đại diện cho
các mức độ rất quan trọng, quan trọng, và ít quan trọng. Mỗi mức độ quan trọng ban đầu sẽ đƣợc
gán cho một trọng số; và sau này chúng sẽ đƣợc xác định dựa trên kết quả phân tích độ nhạy.
Bảng 3.1 trình bày mức độ quan trọng mà nhóm nghiên cứu (bao gồm cả các chuyên gia tƣ vấn
quốc tế) đề nghị cho trọng số với các tầm quan trọng khác nhau; Bảng 3.2 trình bày các danh
9


sách chỉ số và ý nghĩa của chúng, và trọng số tƣơng ứng cho từng loại cơ sở hạ tầng và cấp đánh
giá.
Bảng 3.1: Trọng số

Rất quan trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

0.5

0.3

0.2

Bảng 3.2: Mô tả các chỉ số và trọng số dễ bị tổn thƣơng cho từng loại cơ sở hạ tầng và cấp
đánh giá
(Ghi chú: VI, I, LI thể hiện mức độ rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng của các chỉ số; R
và P biểu thị đánh giá cấp khu vực và cấp tỉnh theo thứ tự)
1. ĐƢỜNG GIAO THÔNG
1. Vật liệu của đường (VI,R,P): Cho biết độ bền tƣơng đối và khả năng của con đƣờng chống
chịu đƣợc các mối hiểm họa.
2. Số công trình phụ trên đường (LI,R,P): Giả thiết ở đây là càng nhiều công trình trên đƣờng thì
càng dễ bị tổn thƣơng. Bởi vì khi đó các con đƣờng đi qua các khu vực có địa hình chia cắt
nhiều, sẽ cần phải bảo trì nhiều hơn, và có một số lƣợng lớn các yếu tố phơi lộ tiếp xúc với các
hiện tƣợng nguy hiểm cho nên xác suất dẫn đến hƣ hỏng chức năng của hệ thống là cao hơn so
với các con đƣờng có ít công trình trên đƣờng.
3. Số lượng xã bị chia cắt với đường chính mỗi năm (I,P): Chỉ số này đƣợc sử dụng bởi vì rất ít
thông tin có sẵn về các con đƣờng thƣờng xuyên bị chia cắt trong khu vực. Mặc dù điều này
dƣờng nhƣ là một chỉ số về mối nguy hiểm, nó đƣợc đƣa ra ở đây vì giả định rằng trong bƣớc
tiếp theo của nghiên cứu khi lập bản đồ rủi ro sẽ không xem xét đến mức độ phơi lộ của cơ sở hạ
tầng. Thay vào đó, các bản đồ thƣờng đƣa ra một trong hai yếu tố sự phơi lộ của dân số hoặc
kinh tế xã hội. Do đó, để đảm bảo rằng những thiệt hại do thiên tai đƣợc phản ánh trong nghiên

cứu này, chúng tôi đã đƣa ra chỉ số này ở đây.
4. Các thiệt hại trong quá khứ (I,P): Thiệt hại trong quá khứ đƣợc sử dụng để chỉ ra tính dễ bị
tổn thƣơng trong khu vực. Những nguyên nhân thiệt hại liên quan đến các yếu tố khác nhau,
trong đó bao gồm một số hoặc tất cả những nguyên nhân sau đây: lở đất, lũ quét, thiết kế kém,
xây dựng kém, thiếu bảo trì, vv... Các giả định đối với chỉ số này là các thông tin thiệt hại cho
biết tính dễ bị tổn thƣơng chứ không phải phạm vi, tần suất và cƣờng độ của các mối hiểm họa.
Lý do về việc sử dụng chỉ số này ở đây cũng giống nhƣ đối với chỉ số các xã bị chia cắt nhƣ đã
mô tả ở trên.
5. O&M (I,R,P): Ngân sách theo kế hoạch hàng năm cho vận hành và bảo trì các con đƣờng thể
hiện năng lực của tổ chức trong việc lập kế hoạch, quản lý và duy tu công trình cơ sở hạ tầng.
Giả định là ngân sách theo kế hoạch cao hơn, thì khả năng tài chính của tổ chức đó cao hơn.
6. Tỷ lệ hộ nghèo (LI,R,P): Tại các khu vực nông thôn của khu vực phía Bắc, cộng đồng tham
gia rất nhiều trong việc quản lý, bảo trì và sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng. Các cộng đồng mà
có tỷ lệ của các hộ gia đình nghèo cao hơn thì ở thế bất lợi và dễ bị tổn thƣơng hơn do thiếu khả
năng đóng góp về mặt tài chính để sửa chữa và bảo trì công trình cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, chỉ số
nghèo đói cũng có thể phản ánh mặt bằng giáo dục, trình độ học vấn và các yếu tố năng lực ứng
phó chủ chốt khác do có mối liên hệ giữa nghèo đói và cơ hội. Thông tin một cách chính xác về
xã có đƣờng đi qua là không có. Tuy nhiên, vị trí của điểm đầu và cuối của con đƣờng có thể
đƣợc xác định. Nhƣ vậy, trung bình của hai yếu tố này sẽ đƣợc sử dụng để xác định mức độ
10


nghèo đói. Giả định này dự kiến sẽ không khác quá xa so với thực tế, nhƣ sự thay đổi của tỷ lệ
đói nghèo trên toàn xã trong phạm vi cùng một huyện không phải là rất cao.
7. Tỷ lệ dân tộc thiểu số (LI,R,P): Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa đến nay vẫn
còn rất nhiều khó khăn, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn đến khả năng chịu đƣợc những cú
sốc và đóng góp hiệu quả vào sự phục hồi của các công trình cơ sở hạ tầng thấp. Trong khi tỷ lệ
hộ nghèo của Việt Nam đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao và khoảng cách giữa họ đã tăng lên. Hơn nữa, tiếp cập của các
nhóm dân tộc thiểu số với các dịch vụ công thƣờng là rất hạn chế, hiện có sự khác biệt về xã hội

và việc bị hạn chế khi tiếp cận thị trƣờng sẽ tiếp tục làm giảm các cơ hội có thể có sẵn cho họ để
thích ứng với BĐKH. Cũng nhƣ các mối liên kết khí hậu- sinh kế, rủi ro thiên tai và thể chế
chính sách, thì vẫn còn tồn tại những nguyên nhân cơ bản khác của tổn thƣơng khí hậu.
8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LI,R,P): Độ tuổi lao động đƣợc quy định của chính phủ
Việt Nam là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và 15-55 đối với nữ. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động phản ánh năng lực của ngƣời dân đóng góp vào các dự án cộng đồng nhƣ phát triển và sửa
chữa công trình cơ sở hạ tầng. Ngƣợc lại với những đặc tính của hai chỉ số trƣớc đó, tỷ lệ dân số
trong độ tuổi làm việc cao hơn thì năng lực của cộng đồng để đối phó với các mối nguy hiểm
liên quan đến khí hậu cao hơn.
2. CÔNG TRÌNH KÈ
1. Vật liệu của kè (VI,R,P): Vật liệu của kè thể hiện sự chống chịu tƣơng đối và thể hiện khả
năng của các công trình kè chống chịu đƣợc các mối nguy hiểm, đặc biệt là lũ quét, lũ sông.
2. Tuổi của kè (VI,R,P): Tuổi của kè (áp dụng tƣơng tự cho các công trình cơ sở hạ tầng khác)
đƣợc tính bằng cách lấy năm 2014 trừ đi năm xây dựng. Tuổi của kè nói lên tình trạng hiện tại
của nó và giả định rằng kè đƣợc xây dựng càng lâu thì tính dễ bị tổn thƣơng càng cao. Điều này
đặc biệt đúng đối với các tỉnh MNPB do thiếu các hoạt động duy tu bảo trì thƣờng xuyên (O&M)
3. Tiêu chuẩn thiết kế (VI,R,P): Đã có những nâng cấp quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế đối
với kè và hệ thống tƣới (hồ chứa, đập dâng, kênh mƣơng). Có thể lấy ví dụ nhƣ sau: theo tiêu
chuẩn cũ (TCXDVN-285-2002) thì một công trình thuộc nhóm công trình cấp 3 thì cũng với
công trình đó theo tiêu chuẩn mới (QCVN04:05-2012) sẽ thuộc nhóm công trình cấp 2 có quy
mô lớn hơn. Do vậy, công trình cơ sở hạ tầng cũ dễ bị tổn thƣơng hơn so với các công trình đƣợc
thiết kế và thi công theo các tiêu chuẩn mới. Mặc dù tuổi của công trình cơ sở hạ tầng đã đƣợc
xem xét ở trên; tuy nhiên, vẫn cần thêm chỉ số này để cho thấy công trình cơ sở hạ tầng đƣợc
thiết kế thi công theo tiêu chuẩn nào.
4. Thiệt hại (VI,R,P): đƣợc định nghĩa giống với đƣờng giao thông.
5. O&M (I,R,P): đƣợc định nghĩa giống với đƣờng giao thông.
6. Số lần kiểm tra công trình (I,P): Công trình kè là cơ sở hạ tầng rất quan trọng để bảo vệ con
ngƣời, môi trƣờng sống, tài sản, cơ sở hạ tầng và đất sản xuất khi có lũ lụt. Việc kiểm tra thƣờng
xuyên hệ thống đê kè trƣớc mùa mƣa bão thƣờng đƣợc thực hiện hàng năm. Những hoạt động
này có thể giúp xác định những hƣ hỏng tiềm tàng của các cơ sở hạ tầng để kịp thời khắc phục

sửa chữa. Nhƣ vậy công trình kè đựợc kiểm tra thƣờng xuyên hơn sẽ ít bị tổn thƣơng hơn.
7. Đóng góp của cộng đồng (LI,P): Chỉ số này đƣợc bổ sung dựa trên thực tế là sau thiên tai thì
hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng cần phải sửa chữa, nâng cấp, khi đó cộng đồng đƣợc huy
động để tham gia thực hiện các công việc này.
11


8. Tỷ lệ hộ nghèo (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng7
9. Tỷ lệ dân tộc thiểu số (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng
10. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ
tầng
3. HỒ CHỨA
1. Vật liệu hồ chứa (VI,R,P): Vật liệu của đập thể hiện độ bền tƣơng đối và khả năng của các đập
nƣớc có thể chịu đƣợc các mối nguy hiểm, lũ lụt, tràn đỉnh, thấm, trƣợt, v.v...
2. Tuổi của hồ chứa (VI,R,P đƣợc định nghĩa giống với công trình kè.
3. Tiêu chuẩn thiết kế (I,R,P): đƣợc định nghĩa giống với công trình kè.
4. Số lần hồ chứa dừng hoạt động (VI,R,P): Tổng số các hƣ hỏng của các hồ chứa sẽ giúp xác
định các hồ chứa cực kỳ dễ bị tổn thƣơng và đây là thông tin có thể thu thập tại thực địa vì hầu
hết cán bộ quản lý công trình thủy lợi tại địa phƣơng đƣợc cho là nắm bắt đƣợc thông tin này.
5. Số lần đập tràn bị thiệt hại (I,R,P): Thông tin về thiệt hại của một hồ chứa là khó xác định vì
có rất nhiều hạng mục của hồ chứa đã bị hƣ hỏng, và thƣờng không có hồ sơ lƣu trữ. Tuy nhiên,
thông tin về số lần đập tràn bị thiệt hại là rất quan trọng và là biện pháp đơn giản cần thiết để
đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Chúng tôi sử dụng thiệt hại của đập tràn nhƣ một chỉ số phản ánh
mức độ tổn thƣơng trong quá khứ bởi vì chúng tôi cho rằng chỉ số này có thể đƣợc thu thập một
cách dễ dàng vì những thiệt hại cho đập tràn thƣờng do các yếu tố khí tƣợng thuỷ văn, nhƣ mƣa
to dẫn đến ngập lụt, sạt trƣợt đất.
6. O&M (I,R,P): đƣợc định nghĩa giống với đƣờng giao thông.
7. Đóng góp của cộng đồng (LI,P): đƣợc định nghĩa giống với công trình kè.
8. Tỷ lệ hộ nghèo (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.
9. Tỷ lệ dân tộc thiểu số (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.

10. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ
tầng.
4. ĐẬP
1. Vật liệu của đập (I,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
2. Tuổi của đập (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
3. Tiêu chuẩn thiết kế (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
4. Đóng góp của cộng đồng (LI,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
5. Tỷ lệ hộ nghèo (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.
7

Một số các chỉ số (ví dụ các chỉ số về xã hội) không thể có riêng cho một loại CSHT, mà đƣợc tính theo đơn vị
hành chính (tỉnh, huyện). Do vậy, các loại CSHT đều có chung các chỉ số này.

12


6. Tỷ lệ dân tộc thiểu số (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.
7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ
tầng.
5. KÊNH
1. Vật liệu của kênh (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
2. Tuổi của kênh (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
3. Tiêu chuẩn thiết kế (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với công trình kè.
4. Số lần kênh bị thiệt hại (VI,R,P): tƣơng tự nhƣ đối với hồ chứa.
5. Tỷ lệ hộ nghèo (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.
6. Tỷ lệ dân tộc thiểu số (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ tầng.
7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (LI,R,P): giống nhau cho tất cả các công trình cơ sở hạ
tầng.

3.2.3 Chuẩn hóa số liệu

Tất cả các chỉ số và trọng số đƣợc lựa chọn sẽ đƣợc sử dụng để xác định TTDBTT của các công
trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do thực tế việc đánh giá bao gồm hai loại chỉ số: liên tục và rời
rạc. Điều này tạo ra tính không nhất quán khi so sánh các chỉ số và vì vậy cần phải đƣợc chuẩn
hóa về cùng một loại.
3.2.3.1 Chỉ số liên tục
Đối với các chỉ số liên tục, giá trị chuẩn hóa bằng giá trị của chỉ số trừ đi giá trị nhỏ nhất của chỉ
số chia cho hiệu số của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chỉ số, nhƣ đƣợc thể hiện trong
phƣơng trình 1; và danh mục thống kê các chỉ số liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng đƣợc trình
bày trong Bảng 3.3.
I

I  I min
I max  I min

(1)

Trong đó:

I - Giá trị của chỉ số sau khi đƣợc chuẩn hóa
I - Giá trị của chỉ số trƣớc khi đƣợc chuẩn hóa

I min - Giá trị nhỏ nhất của chỉ số trƣớc khi đƣợc chuẩn hóa
I max - Giá trị lớn nhất của chỉ số trƣớc khi đƣợc chuẩn hóa
Bảng 3.3: Chỉ số liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng
Chỉ số

Loại cơ sở hạ tầng
Công trình kè Hồ chứa Đập dâng

Đƣờng


Tuổi

x
13

x

x

Kênh
x


Thiệt hại

x

Số lƣợng xã bị chia cắt mỗi năm

x

x

x

Số lần hồ chứa bị dừng hoạt động

x


Số lần đập tràn bị thiệt hại

x

Vận hành và duy tu bảo trì (O&M)

x

x

Số lần kiểm tra

x

x

Số công trình phụ trên đƣờng

x

Tỷ lệ hộ nghèo

x

x

x

x


x

Tỷ lệ dân tộc thiểu số

x

x

x

x

x

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động

x

x

x

x

x

x

x


Đóng góp của cộng đồng
3.2.3.2 Chỉ số rời rạc

Tất cả các chỉ số rời rạc đã đƣợc gán một giá trị chuyển đổi. Các giá trị đã đƣợc quyết định dựa
trên ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn khí hậu và cơ sở hạ tầng trong nƣớc và quốc tế. Các giá trị
đƣợc gán cho từng loại chỉ số rời rạc đƣợc trình bày trong các phần tiếp theo.
Vật liệu của đường: Vật liệu của đƣờng giao thông nông thôn tại các tỉnh MNPB chủ yếu là bê
tông, nhựa đƣờng, sỏi, hoặc bằng đất. Mỗi loại vật liệu đƣợc gán cho một mức độ dễ bị tổn
thƣơng và tƣơng ứng là các giá trị chuyển đổi, Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu của đƣờng
Loại vật liệu

Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số

Bê tông mác cao

Rất thấp

0.1

Bê tông

Thấp

0.3

Nhựa đƣờng

Trung bình


0.5

Sỏi

Cao

0.7

Đất

Rất cao

0.9

Vật liệu của kè: Các công trình kè tại các tỉnh phía MNPB đƣợc xây dựng bằng đá đổ, bê tông,
rọ đá, hoặc kết hợp bê tông và rọ đá. Giá trị chuyển cho vật liệu kè đƣợc nêu trong Bảng 3.5 dƣới
đây.
Bảng 3.5: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu kè
Loại vật liệu

Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số
14


Bê tông mác cao

Rất thấp

0.1


Bê tông

Thấp

0.3

Đá xây

Trung bình

0.5

Rọ đá

Cao

0.7

Đá đổ

Rất cao

0.9

Vật liệu của hồ chứa (đập): Đập ở khu vực phía Bắc chủ yếu đƣợc xây dựng bằng vật liệu địa
phƣơng nhƣ đất, đá; và một vài trong số chúng đƣợc làm bằng vật liệu có cƣờng độ cao hơn nhƣ
bê tông. Bảng 3.6 dƣới đây trình bày các giá trị chuyển đổi ứng với các mức dễ bị tổn thƣơng
khác nhau.
Bảng 3.6: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu hồ chứa
Loại vật liệu


Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số

Bê tông mác cao

Rất thấp

0.1

Bê tông

Thấp

0.3

Đá xây

Trung bình

0.5

Đá đổ

Cao

0.7

Đất

Rất cao


0.9

Vật liệu của đập dâng: Các đập dâng thƣờng đƣợc làm bằng bê tông hoặc đá xây ở khu vực
MNPB. Bảng 3.7 dƣới đây trình bày các giá trị chuyển đổi cho vật liệu của đập dâng.
Bảng 3.7: Giá trị chỉ số về các loại vật liệu của đập dâng
Loại vật liệu

Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số

Bê tông mác cao

Rất thấp

0.1

Bê tông

Thấp

0.3

Đá xây

Trung bình

0.5

Gạch xây


Cao

0.7

Đá đổ

Rất cao

0.9

Vật liệu của kênh: Kênh thông thƣờng đƣợc làm từ bê tông, gạch xây, đá hoặc đất. Nhƣ vậy,
kênh sẽ thuộc vào một trong những chỉ số rời rạc và giá trị chỉ số của các vật liệu tƣơng ứng
đƣợc thể hiện trong Bảng 3.8 dƣới đây
Bảng 3.8: Giá trị chỉ số cho loại vật liệu của kênh
Loại vật liệu

Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số

Bê tông mác cao

Rất thấp

0.1

Bê tông

Thấp

0.3


15


Gạch xây

Trung bình

0.5

Đá xây

Cao

0.7

Đất

Rất cao

0.9

Số lần đập tràn đã bị hư hỏng: Trong thực tế, rất khó để thu thập một số lƣợng chính xác số lần
đập tràn đã bị hƣ hỏng. Để đơn giản hóa hơn nữa các phƣơng pháp tiếp cận, các thông tin về hƣ
hỏng của tràn xả lũ có thể nhƣ sau: Đã bao nhiêu lần đập tràn (s) của các hồ chứa đã không hoạt
động trong 5 năm qua?
Bảng 3. 9: Giá trị chỉ số đối với những thiệt hại các hạng mục của đập tràn
Phân loại

Xác định


Tính dễ bị tổn thƣơng

Giá trị chỉ số

Không bao giờ

0

Rất thấp

0,1

Hiếm

1-2 lần

Thấp

0,3

Thỉnh thoảng

3-6 lần

Trung bình

0,5

Thƣờng xuyên


6-9 lần

Cao

0,7

Hàng năm

10 lần

Rất cao

0,9

Năm mà tiêu chuẩn thiết kế được ứng dụng: Kể từ khi tiêu chuẩn thiết kế đầu tiên đƣợc áp dụng
cho các hệ thống thủy lợi, nó đã đƣợc sửa đổi và cập nhật nhƣ là một kết quả của sự đổi mới
trong phƣơng pháp thiết kế và công nghệ vật liệu cùng với những thay đổi trong điều kiện khí
tƣợng thuỷ văn. Việc nâng cấp tiêu chuẩn thiết kế nhằm mục tiêu xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng có khả năng chống chịu trƣớc các hiểm họa tự nhiên tốt hơn. Bảng 3.10 trình bày các giá
trị chuyển đổi của các năm khi tiêu chuẩn mới về thiết kế các công trình thủy lợi đƣợc ban hành.
Bảng 3. 10: Giá trị chỉ số cho năm xây dựng TCXD
Năm ứng dụng TCTK Tính dễ bị tổn thƣơng Giá trị chỉ số
2012

Rất thấp

0.1

2002


Thấp

0.3

1990

Trung bình

0.5

1976

Cao

0.7

Trƣớc 1976

Rất cao

0.9

3.2.4 Tình trạng dễ bị tổn thương
Để tính đƣợc TTDBTT của các công trình cơ sở hạ tầng, các phƣơng trình dƣới đây đã đƣợc sử
dụng. Phƣơng trình 3 mô tả TTDBTT của một loại cơ sở hạ tầng (ví dụ công trình kè) trong một
phạm vi địa lý nhất định (X). Đó là giá trị trung bình của TTDBTT của các công trình kè trong
phạm vi địa lý đó. Cách tính tƣơng tự sẽ đƣợc thực hiện đối với các loại cơ sở hạ tầng còn lại ở
các quy mô địa lý khác nhau.
VX 


(VX1  VX2  ...  VXN )
N

(3)

Trong đó:
16


- V: Tình trạng dễ bị tổn thƣơng
- X: tỉnh/huyện
- N: Tổng số công trình cơ sở hạ tầng của tỉnh/huyện X
Phƣơng trình 4 biểu diễn cách tính TTDBTT của một công trình cơ sở hạ tầng cụ thể (ví dụ nhƣ
một đoạn kè) trong một phạm vi địa lý nhất định (X). Đây là tổng của chỉ số I nhân với mỗi
trọng số w.
VX1  w1 * I1  w2 * I 2  ...  wN * I N

(4)

Trong đó:
- V: Tình trạng dễ bị tổn thƣơng
- X: tỉnh/huyện
- N: Tổng số các chỉ số dễ bị tổn thƣơng
- I: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng
- w: Trọng số ứng với các chỉ số dễ bị tổn thƣơng
Cần lƣu ý rằng, tổng của tất cả các trọng số đƣợc áp dụng để xác định TTDBTT của một công
trình cơ sở hạ tầng phải bằng 1, nhƣ đƣợc trình bày ở phƣơng trình 5.

w1  w2  ...  wN  1


(5)

3.2.5 Phân tích độ nhạy của trọng số
Nhƣ đề cập trƣớc đó, các trọng số ban đầu đƣợc xác định dựa trên kinh nghiệm hoặc tham khảo
ý kiến các chuyên gia cũng nhƣ những khuyến nghị từ các nghiên cứu trƣớc đây. Do đó, rất cần
thiết phải tiến hành phân tích độ nhạy để kiểm tra ảnh hƣởng của trọng số dựa trên các kết quả
tính toán TTDBTT. Các giá trị trọng số khác nhau đƣợc sử dụng để kiểm tra kết quả tính toán bị
ảnh hƣởng nhƣ thế nào. Nếu có những tác động lớn do yếu tố chủ quan thì phƣơng pháp đánh giá
cần đƣợc điều chỉnh lại cho phù hợp, hoặc đƣa ra các khuyến nghị về hạn chế của việc đánh giá
cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài việc phân tích độ nhạy của trọng số, ảnh hƣởng của các yếu
tố xã hội về TTDBTT của các công trình cơ sở hạ tầng cũng cần đƣợc kiểm tra.

17


Chƣơng 4. THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

4.1

Thu thập số liệu

4.1.1 Đánh giá cấp vùng
Công tác thực địa tại các tỉnh MNPB để thu thập thông tin và dữ liệu về hệ thống cơ sở hạ tầng
nông thôn đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 12/11/2014 đến 25/11/2014. Nhằm
nâng cao sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành tại địa phƣơng, trƣớc đó đơn vị tƣ vấn cũng đã gửi
công văn xuống các tỉnh thông qua Bộ NN&PTNT để đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu, thông tin
đƣợc dễ dàng. Đơn vị tƣ vấn đã chia đoàn công tác thành 5 nhóm để đi thực địa tại các Sở, Ban,
Ngành liên quan ở từng tỉnh. Cụ thể nhƣ sau:



Nhóm 1: Bắc Kạn và Sơn La



Nhóm 2: Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Cao Bằng



Nhóm 3: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang



Nhóm 4: Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai



Nhóm 5: Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu

Các hoạt động chính của đoàn công tác tại địa phƣơng bao gồm:


Giới thiệu mục đích và các chỉ số cần thực hiện khảo sát phục vụ đánh giá TTDBTT của
hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn do tác động của BĐKH;



Thống nhất phƣơng thức thu thập dữ liệu dựa trên các bộ chỉ số đã xây dựng cho: (i)
Đƣờng giao thông nông thôn, (ii) Hồ chứa, (iii) Công trình kè, (iv) Đập dâng, và (v)
Kênh tƣới;




Xác định nguồn thông tin, dữ liệu; đơn vị cung cấp thông tin, dữ liệu;



Xác định thông tin, dữ liệu có thể thu thập; trong trƣờng hợp chƣa có đủ thông tin (thông
tin, dữ liệu cần phải tổng hợp, điều tra), đoàn tƣ vấn đã xác định các đơn vị liên quan để
phối hợp cung cấp những thông tin còn thiếu để đảm bảo rằng số liệu sẽ đƣợc bổ sung và
hoàn thiện.

4.1.2 Đánh giá cấp tỉnh
Đối với hai tỉnh Sơn La và Bắc Kạn, việc đi thực địa để thu thập số liệu và thông tin liên quan
đƣợc chia làm 2 đợt. Trƣớc khi tiến hành thực địa, đơn vị tƣ vấn cũng đã gửi công văn xuống các
huyện thông qua Sở NN&PTNT để thống nhất việc chia sẻ dữ liệu và thông tin liên quan.


Đợt 1 (từ ngày 22/12/2014 đến 25/12/2014): đi thực địa tại tất cả các huyện của tỉnh Bắc
Kạn. Đoàn công tác đƣợc chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 đi các huyện Chợ Mới, Bạch Thông,
Ba Bể và Chợ Đồn; Nhóm 2 đi các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Pắc Nặm và TX Bắc Kạn;



Đợt 2 (từ ngày 12/01/2015 đến 16/01/2015) đi thực địa tại tất cả các huyện của tỉnh Sơn
La. Đoàn công tác đƣợc chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 đi các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai
Sơn, Mƣờng La và TP Sơn La; Nhóm 2 đi các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Yên
Châu, Mộc Châu và Vân Hồ; Nhóm 3 đi các huyện Sốp Cộp và Sông Mã.

4.1.3 Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi


18


-

Ban Quản lý Trung ƣơng dự án “Tăng cƣờng khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở
hạ tầng các tỉnh MNPB” đã luôn hỗ trợ đơn vị tƣ vấn trong việc thu thập số liệu liên quan
tại cấp trung ƣơng cũng nhƣ tại các địa phƣơng của khu vực dự án;

-

Các Ban quản lý dự án của các Sở NN&PTNT tại các địa phƣơng, các Sở, Ban, Ngành
liên quan tại các tỉnh, huyện trong vùng dự án đã tích cực phối hợp với đơn vị tƣ vấn
trong việc cung cấp số liệu, thông tin phục vụ công tác đánh giá TTDBTT, nhất là các số
liệu về công trình thủy lợi nhƣ hồ chứa, kênh, đập, kè, v.v... Các số liệu hiện trạng, thông
số kỹ thuật cho các công trình thủy lợi là tƣơng đối đầy đủ;

-

Các chuyên gia quốc tế của UNDP, các chuyên gia trong nƣớc của Ban quản lý dự án
cũng đã theo sát và giúp đỡ tận tình đơn vị tƣ vấn trong việc lập phƣơng pháp đánh giá
TTDBTT của cơ sở hạ tầng nông thôn trong suốt quá trình thực hiện dự án (thu thập số
liệu, tính toán, phân tích và đánh giá).
b) Khó khăn

4.2

-


Số liệu thu thập đƣợc tại địa phƣơng không cùng định dạng chuẩn nên cần rất nhiều thời
gian để chỉnh lý và hiệu đính;

-

Việc thu thập số liệu về O&M của tất cả các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đã gặp
nhiều khó khăn đối với đánh giá câp vùng; rút kinh nghiệm từ đó, đơn vị tƣ vấn đã thay
đổi hình thức phỏng vấn (sử dụng các câu hỏi gián tiếp) để thu thập thông tin về O&M
đối với các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn cho đánh giá chi tiết tại tỉnh Sơ La và Bắc
Kạn; tuy nhiên thông tin về O&M cũng chỉ là số liệu chung cho từng huyện;

-

Các chỉ tiêu về kinh tế xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ dân tộc thiểu số, tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động) không có cho từng công trình mà chỉ có số liệu chung cho từng tỉnh hay
từng huyện.
Phân tích số liệu

4.2.1 Các chỉ số về xã hội
Chỉ số xã hội, trong đó có "tỷ lệ hộ nghèo”, "tỷ lệ dân tộc thiểu số" và "tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động", đƣợc thu thập cho mỗi tỉnh (đánh giá cấp vùng) và huyện (đánh giá cấp tỉnh cho Sơn
La và Bắc Kạn). Những chỉ số này cho thấy năng lực của cộng đồng địa phƣơng để ứng phó với
các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu.
Tỷ lệ hộ nghèo: Thông tin về tỷ lệ hộ nghèo đƣợc thu thập tại thực địa cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo là
khá cao ở các khu vực MNPB, nhƣ có thể thấy trong hình 4.1 và Bảng 4.1 (Phụ lục 1), tỉnh Lai
Châu có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (chiếm 52% tổng dân số của tỉnh); tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất ở
tỉnh Vĩnh Phúc (5.6%).
Hai tỉnh Sơn La, Bắc Kạn thuộc trong nhóm có tỷ lệ cao (41,7%) và thấp (26,06%) tƣơng ứng.
Nhƣ vậy tỉnh Bắc Kạn có khả năng ứng phó tốt hơn so với tỉnh Sơn La. Đối với hai tỉnh này, tỷ
lệ hộ nghèo là khác nhau giữa các huyện. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, huyện Vân Hồ có tỷ lệ

nghèo cao nhất (57,28%), huyện Mộc Châu có tỷ lệ nghèo thấp (17,91%). Trong khi đó, các
huyện trong tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn; Huyện Na Rì có tỷ lệ nghèo cao nhất
(29,8%) và thành phố Bắc Kạn có thấp nhất (14,4%).
Tỷ lệ dân tộc thiểu số: Thống kê (Hình 4.1 và Bảng 4.1, Phụ lục 1) ở các tỉnh MNPB cho thấy,
tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số lớn (hơn 90%); tỷ lệ dân tộc thiểu
số của các tỉnh Lạng Sơn Lai Châu, Sơn La, Hà Giang thấp hơn (khoảng 80%). Trong khi đó,
Vĩnh Phúc la là tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số thấp nhất trong 15 tỉnh (chỉ có 5,4% dân số toàn
tỉnh), cho thấy khả năng ứng phó tốt hơn với BĐKH.
Đối với tỉnh Sơn La, dân tộc thiểu số ở huyện Mai Sơn có tỷ lệ cao (94%) và huyện Mộc Châu
có tỷ lệ thấp (57,05%). Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất (98%).
19


×