Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nhan mot so co 3 chu so voi soco 1 chu so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.37 KB, 5 trang )

Trường Tiểu Học Thạnh Tân B

Chuyên đề Toán lớp 3

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở bậc tiểu học, học sinh được học với chín môn học
khác nhau mà mỗi môn học đều có tầm quan trọng
riêng nhằm để phát triển tư duy cho học sinh một cách
toàn diện.
Nội dung môn Toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ
đề, kiến thức như: số học, đo đại lượng thông dụng, một
số yếu tố ban đầu về đại số, một số yếu tố hình học
và giải toán có lời văn.
Để giúp học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập,
giáo viên cần phải có nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
quan trọng là phương pháp dạy học. Đối với tiểu học tư
duy của các em đang dần dần chuyển từ trực quan sinh
động sang tư duy trừu tượng; tư duy của các em chưa thực
sự hình tượng các vấn đề phức tạp, do vậy việc đọc,
viết số là một trong những vấn đề lại hiệu quả cao
trong việc học toán cho các em.
Ở lớp 3, môn toán có một vò trí rất quan trọng. Nó
giúp cho học sinh phát triển về tư duy lôgic, tưởng tượng,
bồi dưỡng và phát triển trí tuệ cần thiết cho cuộc
sống.
Thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết học sinh lớp 3
đã biết làm phép tính nhân, nhưng vẫn còn một số em
vẫn còn lúng thúng, thiếu chính xác trong làm phép tính
nhân, đặc biệt là nhân số có ba chữ số với số có
một chữ số.
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em thường


vội vàng, hấp tấp, vội vàng làm bài, dẫn đến kết
quả còn nhiều khi bò sai. Bên cạnh đó, cũng còn một
nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lý lứa tuổi. Các
em thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài
của chính mình nên dẫn đến những sai sót giống nhau.
Thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi,
Thực hiện: Nguyễn Thanh Hà
Trang 1


Trường Tiểu Học Thạnh Tân B

Chuyên đề Toán lớp 3

chép lại sao cho giống bài của bạn. Đây là do các em
thiếu cơ sở lý luận, không tin tưởng vào mình.
Vậy làm thế nào để các em có được kiến thức
vững chắc về phép tính nhân? Làm thế nào để các
em biết làm phép tính nhân số có ba chữ số với số
có một chữ số thành thạo và chính xác hơn? Đây là
câu hỏi luôn luôn đặt ra trong tâm trí, đòi hỏi người
giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi và đúc kết những
kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp cụ thể giúp các
em nắm vững chắc kiến thức về môn toán nói chung
và làm phép tính nhân số có ba chữ số với số có
một chữ số nói riêng.
Cho nên, chuyên đề “Biện pháp rèn kỹ năng
cho học sinh làm tính đúng đối với dạng toán
nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
(có nhớ)” sẽ giúp cho học sinh lớp 3 làm phép tính

nhân số có ba chữ số với số có một chữ số được
tốt hơn, chính xác hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Đònh hướng chung của đổi mới PPDH trong
môn Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói
riêng là:

Thực hiện: Nguyễn Thanh Hà
Trang 2


Trường Tiểu Học Thạnh Tân B

Chuyên đề Toán lớp 3

a. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các
hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
b. Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản,
giảm nhẹ lý luận không thiết thực để có điều kiện tổ
chức các hoạt động thực hành và phát triển trí tuệ học
sinh.
c. Coi trọng đúng mức việc sử dụng đồ dùng trực
quan (“ngôn ngữ hình ảnh”) và việc rèn luyện khả
năng diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu (ngôn ngữ nói,
viết).
d. Giáo viên cần cố gắng: không làm thay, nói
thay, nghó thay học sinh; dạy học theo đặc điểm đối tượng;
trân trọng và khuyến khích mọi suy nghó của học sinh;
chuẩn bò tiềm lực để đáp ứng sự phát triển của học

sinh.
e. Giáo viên giúp học sinh tự đánh giá kết quả học
tập.
2. Gợi ý về phương pháp dạy học
- Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học
sinh hoạt động tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ
của bài để tự chiếm lónh kiến thức mới và cần thiết,
đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức
mới và kiến thức cũ.
- Vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong
phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
- Hướng dẫn HS hoạt động.
• GV xác đònh rõ kiến thức, kỹ năng cần hình
thành.
• Chuẩn bò đồ dùng dạy học (đồ vật), mô hình,
hình vẽ, ký hiệu...

Thực hiện: Nguyễn Thanh Hà
Trang 3


Trường Tiểu Học Thạnh Tân B

Chuyên đề Toán lớp 3

• Nêu ra các tình huống có vấn đề, hướng giải
quyết vấn đề.
• Tổ chức cho mỗi HS được hoạt động thật sự
bằng tay trên các đồ vật, mô hình, quan sát
hình ảnh ký hiệu,... để HS tự phát hiện kiến

thức, kỹ năng.
• Hướng dẫn HS mô tả thành lời các hoạt động
và kết quả (kiến thức kỹ năng) thu được.
• Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng
đã thu được thực hành luyện tập ở nhiều hình
thức khác nhau (các dạng bài tập khác nhau).
3. Giúp học sinh làm tốt phép nhân số có ba
chữ số với số có một chữ số:
Thực nghiệm trong bài phép tính nhân dạng toán
“Nhân một số có 3 chữ số với một số có 1 chữ số
(có nhớ)” với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm
dưới sự chỉ đạo của người thầy và sự chủ động của
học sinh, kết hợp với các phương pháp sau:
• Phương pháp phân tích tổng hợp.
• Phương pháp trực quan.
• Phương pháp vui chơi.
• Phương pháp luyện tập thực hành.
• Phương pháp hỏi đáp.
Trước khi làm tính, giáo viên phải cho học sinh nắm
vững quy tắc làm phép nhân như sau: Khi nhân số có 3
chữ số với số có một chữ số ta thực hiện nhân từ
phải sang trái: hàng đơn vò, hàng chục, hàng trăm. Mỗi
lần viết một chữ số ở tích, nhớ giá trò hàng đứng
trước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các trình tự làm
phép tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ
số, rồi giúp học sinh tự luyện tập thực hành theo thành
thạo. Trải qua các bước như sau:
+ Bước 1: Đọc kó đề toán.
Thực hiện: Nguyễn Thanh Hà

Trang 4


Trường Tiểu Học Thạnh Tân B

Chuyên đề Toán lớp 3

+ Bước 2: Nhắc lại nguyên tắc nhân.
+ Bước 3: Thực hiện làm toán.
+ Bước 4: Thử lại kết quả.
Để hình thành cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo
làm toán theo các bùc trên, đòi hỏi người giáo viên
phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
III. KẾT LUẬN:
Giáo viên nghiên cứu kỹ năng để nắm chắc trọng
tâm bài dạy, phương pháp dạy.
Tìm các tư liệu thực tế cuộc sống có liên quan đến
nội dung bài dạy để vận dụng.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bò đồ dùng học tập, và
đồ dùng dạy học.
Phối hợp đồng bộ các phương pháp dạy và học
giữa giáo viên và học sinh.
Giảm nhẹ lý thuyết, tăng thực hành chủ yếu nắm
trọng tâm kiến thức để áp dụng làm bài tập.
Bao quát lớp và quan tâm đến từng đối tượng học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, gây hứng thú cho các em
học tập, tạo không khí lớp học sôi nổi, sinh động và
quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Hà

Trang 5



×