Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tổng hợp Các Ngữ Pháp cơ bản trong Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.39 KB, 40 trang )

Bảng Phân Loại
Đại từ nhân xưng

Túc Từ(Tân Ngữ)

Tính Từ Sở Hữu

Đại Từ Sở Hữu

Đại từ phản thân

I
You

Me
You

My
Your

Mine
Yours

She
He
It
We
They

Her
Him


It
Us
Them

Her
His
Its
Our
Their

Hers
His
Its
Ours
Their

Myself
Yourself (Số ít)
Yourselves( Nhiều)
Herself
Himself
Itself
Ourselves
Themselves

I . Định Nghĩa:
1. Đại Từ Nhân Xưng:
Là một loại đại từ dùng để thay thế cho danh từ chỉ người , vật , sự
việc .
Đại từ nhân xung làm chủ ngữ trong câu .

Ex: Mary lives in a big house . She like her house very much .
Subject
Subject
2. Túc từ :
Túc từ là một dạng của đại từ nhân xung khi đại từ nhân xung là đối
tưỡng tiếp nhận hành động .
Ex : Helen lives next to my house . I often help her in her study.
Subject
Subject
-> O
3. Tính Từ Sở Hữu :
Là một loại tính từ luôn đứng ngay trước một danh từ để chỉ quyền
sở hữu cuae một người hay một vật .
Ex: This is their car.That is my ball.
4. Đại từ sở hữu :
Đại từ sở hữu là một loại đại từ dùng để thay thế cho tính từ sở hữu
kết hợp với danh từ ấy một lần nữa.
Từ câu : This is my car
Có thể nói: This car is mine.
5 Đại từ phản thân:
a) Dùng để làm tân ngữ của động từ nếu tân ngữ này giống với chủ
ngữ của động từ đó
1


Ex: I hurt myself by accident
( Tôi vô tình làm đau bản thân tôi)
b) Dùng đại từ phản thân làm tân ngữ của giới từ nếu tân ngữ này
giống với chủ ngữ .
Ex: They had cook for theselve

( Họ phải tự nấu cho bản thân họ )
********** Đại từ phản thân có thể làm công dụng khác *******
Dùng đại từ phản thân sau giới từ "by" thì sẽ có nghĩa là "một
mình" hoặc "tự làm"
Tom did his homework by himself.
Tom tự làm bài tập về nhà.
Dùng đại từ phản thân ở ngay sau chủ ngữ hoặc cuối câu để
diễn tả ý nhấn mạnh rằng "đích thân chủ ngữ là người thực
hiện hành động gì đó
The manager spoke to me himself.
Đích thân ông quản lý nói chuyện với tôi.

2


Chủ Ngữ Giả
I. Chủ ngữ giả là gì?
Chủ ngữ giả (Dummy subjects) . Trong tiếng anh, đôi khi chúng ta
phải chủ ngữ giả khi trong câu không có chủ ngữ nào phù hợp với
động từ liền đó. Chủ ngữ thật có thể nằm ở nằm ở đâu đó trong câu.
II. Phân loại
Chủ ngữ giả trong tiếng anh được dùng phổ biến và chủ yếu là IT và
THERE.
1. Chủ ngữ giả với it:
- IT thường được dùng như một đại từ để tránh lặp lại danh từ đã đề
cập trước đó trong câu. Đôi khi it còn đứng làm chủ ngữ trước động
từ TO BE chứ không thay cho danh từ nào. Khi đó IT được xem
là chủ ngữ giả.
Ví dụ:
This is my house. It is very beautiful.

(Đây là nhà tôi, nó rất đẹp)
→ it là đại từ thay thế cho danh từ my house đã được nhắc đến
trước đó để tránh sự lặp lại không cần thiết. Trường hợp này it là
chủ ngữ thật.
It is very interesting to read this book.
(Đọc quyết sách này thật thú vị)
→ it ở đây không thay thế cho bất kì danh từ nào, nó chỉ đứng trước
động từ is để làm chủ ngữ cho động từ này. Nên it ở đây là chủ ngữ
giả.
→ Chủ ngữ thật là ‘Reading this book’ (Reading this book is very
interesting.)
- Cách dùng chủ ngữ giả It:
a. Trong các cấu trúc:
It + be + Adj + to do something.
Nó + be + Adj + để làm một cái gì đó.

3


It’s interesting to watch this film.
(Thật thú vị khi xem bộ phim này)
It + be + Adj + that clause.
Nó + be + Adj + mệnh đề đó.
It’s disgusting that he turns his radio too loud.
(Thật khó chịu khi anh ta vặn loa to như thế)
Lưu ý: Nếu trước it + be có find hoặc think (that),
thì be và that có thể được lượt bỏ.
He finds it boring to study at weekend.
≈ He finds that It is boring to study at weekend.
(Anh ta thấy cuối tuần mà phải học thì thật là buồn chán)

It + be + Adj (+) + that + S + (should) + V(bare).
Adj (+) là các tính từ như: important, necessary, urgent,
imperative…. Xem thêm các tính từ dùng trong cấu trúc này tại đây,
Ví dụ:
It’s necessary that he should take the earliest flight to come back
home.
(Điều cần thiết là anh ta nên chọn chuyến bay sớm nhất trở về nhà)
It was recommended that we shouldn’t stay here for too long.
(Đề nghị chúng ta không nên ở đây quá lâu)
It + be/seem + a + noun/ noun clause
Nó + be / seem + a + danh từ / mệnh đề danh từ
It’s a waste of time and money doing it.
(Thật tốn thời gian và tiền bạc để làm điều này)
Lưu ý: Những danh từ được dùng trong cấu trúc này có thể
là nuisance (sự phiền toái, rắc rối); shame (sự đáng tiếc); relief (sự
nhẹ nhõm); mercy (sự may mắn, sung sướng); a good thing (điều
tốt lành).
b. Để diễn tả thời gian, thời tiết, nhiệt độ và khoảng cách.
Ví dụ:
It’s ten o’clock.
(Giờ là 10 giờ)
It’s Sunday.
4


(Nay là chủ nhật)
It’s rained for two days.
(Mưa hai hôm rồi)
It’s three miles to the nearest gas station.
(Bến xe gần nhất cách đây 3 dặm)

c. Để nói về người
► Nói về bản thân mình
- Khi nói chuyện điện thoại
Hi. It’s Thomas (Xin chào. Là Thomas đây)
- Khi người khác không thể thấy chúng ta
[Lyly knocks on door] It’s me. It’s Lyly.
(Lyly gõ cửa: Là tôi đây. Mary đây)
► Nói về người khác
- Chỉ ra người nào đó trong lần đầu tiên gặp hay nói tới
Who’s that? It’s Mr. Hung
(Ai vậy? Là Mr. Hung)
- Khi chúng ta không thể nhìn thấy ai đó, chúng ta hỏi tên họ
Hello. Who is it? (Alo. Ai vậy?)
2. Chủ ngữ giả there:
- There có thể được sử dụng như một chủ ngữ giả. Khi đó, sau động
từ chính sẽ là một cụm danh từ (noun phase).
- Cách sử dụng chủ ngữ giả there:
a. Với số (number) hoặc số lượng (quantity):
Ví dụ:
There are three televisions in my house.
(Nhà tôi có 3 cái TV)
There is a lake near my neighbor.
(Có một cái hồ gần khu tôi sống)
b. Để giới thiệu một chủ đề mới:
Ví dụ:
There is an attack in London, I hope no one is hurt.
(Có một vụ tấn công ở London, tôi hy vọng không có ai bị thương)

5



There would be thousands of planets out there
(Có hàng ngàn hành tinh ở ngoài kia)
c. Để nói về một cái gì đó, ở đâu:
Ví dụ:
There used to be a bookstore next to my grandpa’s house.
(Từng có một hiệu sách kế bên nhà nội tôi)
There are flowers in the gardens.
(Có nhiều hoa trong khu vườn)
d. Với một đại từ bất định hoặc biểu thức chỉ số lượng đi với toV hoặc V-ing hoặc (for) + to-V:
Ví dụ:
There is nothing to eat in the kitchen.
(Trong bếp chả có gì ăn được hết)
There are a lot of task for us to do.
(Có rất nhiều công việc phải làm)

6


Đại từ bất định trong tiếng Anh
I. Định Nghĩa:
Đại từ bất định không xác định một người/vật nào rõ ràng. Khi đại
từ bất định làm chủ từ thì động từ ở số ít. Một số đại từ bất định:
Everybody, Everyone, somebody, anybody, nobody... Đại từ bất định
không xác định một người/vật nào rõ ràng.
Các đại từ bất định.
Everybody
somebody
Anybody
Nobody

Everyone
Someone
Anyone
No one
Everything
Something
Anything
Nothing
- Khi đại từ bất định làm chủ từ thì động từ ở số ít.
- Everybody, everyone = mọi người (=all [the] people)
Ví dụ:
Everybody! Be quiet, please!
Xin mọi người im lặng!
The police questioned everybody in the room.
Cảnh sát hỏi cung mọi người trong phòng.
- somebody, someone, anybody, anyone = một người nào đó.
Some- dùng trong câu khẳng định, any- dùng trong câu hỏi và
câu phủ định.
Ví dụ:
Somebody telephoned.
Ai đó đã điện thoại đến.
There's somebody in the office!
Có người trong văn phòng!
I didn't hear anybody.
7


Tôi không nghe thấy ai cả.
Is there anyone at home?
Có ai ở nhà không?

- everything = mọi cái, mọi vật (all [the] thing)
Ví dụ:
Life's great! I've got everything!
Cuộc đời thật tuyệt diệu! Tôi có mọi thứ!
I won a little at first, then I lost everything.
Ban đầu tôi được một chút, rồi tôi thua hết.
- something, anything = mọi vật, một điều gì. Something dùng
trong câu khẳng định. Anything dùng trong câu hỏi và trong câu
phủ định.
Ví dụ:
"I'm bored!" - "Well, do something!"
"Tôi chán quá!" - "Vậy thì làm việc gì đi!"
I can't promise anything.
Tôi không thể hứa điều gì.
- nobody, no one = không người nào. Nothing = không cái gì.
Các đại từ này không đi với trạng từ phủ định.
Ví dụ:
I'm sure there's nothing here.
Tôi chắc là không có cái gì ở đây.
Who are you telephoning? - Nobody.
Anh đang gọi điện cho ai đó? - Không ai cả.
- some- cũng được dùng trong câu hỏi khi người nói tin chắc câu
trả lời là khẳng định, hay muốn câu trả lời khẳng định.
Ví dụ:
Did you say something?
Lúc nãy anh có nói gì đó phải không?
À Tôi có nghe anh nói gì đó.
Would you like something to eat?
Ông có muốn ăn cái gì không?
Tôi hy vọng là ông sẽ ăn.

- any- không được dùng làm chủ từ trong câu phủ định, phải
dùng no8


Ví dụ:
Sai: Anything didn't happen.
Đúng: Nothing happened.
Không có gì xảy ra.
- any- có thể được dùng trong câu khẳng định: có nghĩa là "bất
kì..."
Ví dụ:
Anyone will tell you the way.
Bất kì ai cũng sẽ chỉ đường cho bạn.
He will eat anything.
Ông ấy sẽ ăn bất cứ cái gì.
If you have anything interesting, let me see it.
Nếu mày có (bất kì) cái gì thú vị, hãy cho tao xem.
- any- cũng được dùng sau IF hay các từ có ý nghĩa phủ định
Ví dụ:
I wonder if she found anything/anybody.
Tôi không biết cô ấy có tìm thấy cái gì/người nào không.
Tell me if you see anything different.
Cho tôi biết nếu anh thấy điều gì khác.
She seldom says anything.
Cô ấy ít khi nói điều gì.
I can do it without anybody's help.
Tôi có thể làm mà không cần ai giúp đỡ.
- Khi nhắc lại một đại từ bất định chỉ người, lối văn trang trọng
sẽ dùng HIS, HIM, HEhoặc HE OR SHE, HIS OR HER, HIM
OR HER (để cho nam nữ bình quyền).

Ví dụ:
Everybody has his dream. Everybody has his or her dream.
Mọi người đều có ước mơ của mình.
Everybody looked after himself (or herself).
Ai cũng tự săn sóc lấy mình.
Nhưng văn nói lại dùng THEY, THEM, THEIR.
Ví dụ:
If anybody telephone, ask them if they can call again tomorrow.
Nếu ai gọi điện thì hỏi xem ngay mai họ có thể gọi lại hay không.
9


Ask anyone. They'll tell you.
Cứ hỏi bất kì người nào. Họ sẽ cho anh biết.
- Tính từ phải đứng sau đại từ bất định. Tính từ ELSE (khác)
chỉ theo sau đại từ bất định, không dùng với một từ nào khác.
Ví dụ:
I need someone practical.
Tôi cần một người có óc thực tiễn.
There's nothing wrong with being popular.
Nổi tiếng thì chẳng có gì sai cả.
- Đại từ bất định chỉ người có thể được dùng trong sở hữu cách.
Ví dụ:
That was nobody's business.
Việc đó chẳng phải của ai.
I would defend anyone's rights.
Tôi sẽ bảo vệ quyền lời của bất kì ai.
Everything has been arranged to everybody's satisfaction.
Mọi thứ đều được sắp xếp cho mọi người đều thỏa mãn.
Lưu ý: ELSE cũng có thể đứng trước 'S

Ví dụ:
Was it someone else's photograph?
Có phải đó là tấm hình của một người nào khác?
No one else's luggage was opened.
Không có hành lý của ai bị mở ra.
Was anyone else's luggage opened?
Hành lý của người khác có bị mở không?

10


ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH
1. Đại từ chỉ định bao gồm các từ this, that, these và those chỉ ra
cụ thể người hoặc vật được nói đến.
Ví dụ.
This is an apple pie.
That is a good idea.
These are my friends.
Those are maple trees.
2. This và these dùng để chỉ người hoặc vật ở gần người nói hoặc
viết.This đi với động từ số ít, bổ nghĩa cho một người hoặc một
vật. These đi với động từ số nhiều, bổ nghĩa cho nhiều người
hoặc vật.
Ví dụ:
This is my brother.
This book belongs to him.
These are my brothers.
These books belong to him.
3. That và those dùng để chỉ người hoặc vật ở xa người nói hoặc
viết. That đi với danh từ số ít và those đi với danh từ số nhiều.

Ví dụ:
That is a computer.
That woman is a professor.
Those are computers.
Those women are professors.
4. Cách dùng đại từ chỉ định có thể được tổng kết như sau:
`
Vị trí chỉ định
Số ít hoặc số nhiều
This
Gần với người nói hoặc viết
Số ít
These Gần với người nói hoặc viết
Số nhiều
That
Xa với người nói hoặc viết
Số ít
Those Xa với người nói hoặc viết
Số nhiều
5. Từ hạn định: This/ that/ these/ those có thể được dùng như từ
hạn định đi với danh từ chỉ người hoặc vật.
Ví dụ:
11


This child: đứa bé này.
That house: cái nhà kia.
Các trường hợp đặc biệt
1. This/ these có thể chỉ những tình huống và kinh nghiệm đang
diễn ra nhưng chỉ mới bắt đầu.

Ví dụ:
I like this music. What is it? Tôi thích loại nhạc này. Nhạc gì vậy?
Watch this. Hãy xem cái này.
This is a police message. Đây là lời nhắn của cảnh sát đấy.
2. That/ those chỉ kinh nghiệm mới kết thúc hoặc đã lùi xa trong
quá khứ.
That was nice. What was it? Cái đó thật thú vị. Nó là cái gì vậy?
Who said that? Ai nói điều đó?
Did you see that? Anh có thấy cái đó không?
3. That có thể chỉ điều gì đã kết thúc.
Ví dụ:
Anything else? Còn gì khác nữa không?
No, that's all, thanks. Không, tất cả chỉ thế thôi, cám ơn.
4. Lưu ý: this morning/ afternoon, this spring/ summer/ autumn
có thể chỉ đến một thời gian đã qua (nếu người nói đang nói vào
lúc cuối ngày/ cuối mùa)
5. Sự chấp nhận và bác bỏ:
This/ these được dùng để chỉ sự chấp nhận hay niềm say mê.
That/ those chỉ sự không ưa thích hay bác bỏ.
Hãy so sánh:
Now tell me about this new boyfriend of yours. Bây giờ hãy cho tôi
biết về cậu bạn trai mới của bạn đi.
I don't like that new boyfriend of yours. Tôi không thích cậu bạn trai
mới của cậu.
6. Qua điện thoại
Qua điện thoại, người Anh thường dùng this để xác định chính
người nói và that để hỏi về người nghe. Nhưng người Mỹ dùng this
hỏi về người nghe.
Ví dụ:


12


Hello. This is Mary. Is that Ruth? Xin chào. Mary đây. Có phải đấy
là Ruth không?
Who is this? Ai đấy?
7. That/ those nghĩa là " the one(s)"
Trong lối văn trang trọng, that và those có thể có từ miêu tả đi theo
với nghĩa " những điều/ cái". Those who....có nghĩa "người mà..."
Ví dụ:
A dog's intelligence is much greater than that of the cat: Trí khôn
của một con chó lớn hơn trí khôn của một con mèo.
Those who can, do. Those who can't, teach. Ai làm được, hãy làm.
Ai không làm được, hãy dạy.
8. This/ that nghĩa là "so"
+) Trong lối văn thân mật, this và that thường được dùng với tính từ
và trạng từ theo cách tương tự như So.
Ví dụ:
If it goes on raining this hard, we'll have to swim to work: Nếu trời
tiếp tục mưa to mãi như thế này, chúng ta phải bơi đi làm mất.
If your boyfriend's that clever, why isn't he rich?: Nếu bạn trai của
bạn thông minh như thế, tại sao cậu ta không giàu?
+) Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có So mới được dùng trước một
mệnh đề.
It was so cold that I couldn't feel my fingers.
Trời lạnh quá đến nỗi tôi tê hết tay.
+) Not at that có thể dùng với nghĩa" không..lắm".
How was the play? Vở kịch ra sao?
Not all that good. Không hay lắm.
9. Các cách dùng khác:

+) Lưu ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong
khi kể chuyện miệng.
Ví dụ:
There was this traveling salesman, you see. And he wanted...
Bạn biết đấy có một người chào hàng. Và ông ta muốn...
+) That/ those có thể hàm ý rằng một kinh nghiệm nào đó quen
thuộc với mọi người; cách dùng này rất thông dụng trong quảng cáo.
Ví dụ:
13


I can't stand that perfume of hers.Tôi không chịu nổi mùi nước hoa
của cô ấy.

14


ĐẠI TỪ TƯƠNG HỖ (Reciprocal Pronouns): Each other – One
another
I . Khởi Đầu
Each other /ˌiːtʃ ˈʌðə(r)/: nhau
One another /ˌwʌn əˈnʌðə(r)/: lẫn nhau
II. Cách dùng , chức năng và khái niệm của đại từ tương hỗ:
1. KN:
– ĐT hỗ tương được dùng trong mối quan hệ giữa 2 hoặc nhiều đối
tượng.
– reciprocal /rɪˈsɪprəkl/ (adj): mang tính tương hỗ, lẫn nhau nên phải
từ 2 đối tượng trở lên.Vì vậy, CHỦ NGỮ và ĐỘNG TỪ bao giờ
cũng ở số nhiều.
Vd: Sue likes Ann and Ann likes Sue

=> Sue and Ann like each other.= Sue và Ann thích nhau.
2.CÁCH DÙNG:
A. EACH OTHER: (lẫn nhau) dùng cho hai người, hai vật:
– Peter and David hate each other.
Peter và David ghét nhau.
– We misunderstood each other.
Chúng ta đã hiểu nhầm nhau.
– How can we meet each other?
Làm sao chúng ta gặp nhau được?
– The two trucks were racing against each other.
Hai xe tải đang đua nhau.
B. ONE OTHER: (lẫn nhau) khi có hơn hai người, hai vật:
– We must respect one another.
Chúng tôi phải tôn trọng lẫn nhau.
– Women met one another there.
Phụ nữ gặp nhau ở đó.
– The cars raced against one another.
Những xe ô tô chạy đua với nhau.
– We all shook hands with one another.
Tất cả chúng tôi đã bắt tay nhau.
– Our neighbours often help one another.
Những người hàng xóm của chúng tôi thường giúp đỡ lẫn nhau
15


3. CHỨC NĂNG:
a. Đại từ hỗ tương đặt liền sau ĐỘNG TỪ (làm tân ngữ bổ
nghĩa cho Động từ):
– They always envy one another.
Họ lúc nào cũng ganh tị lẫn nhau.

– They send each other letters once a week.
Họ gửi thư cho nhau mỗi tuần một lần.
– When will they meet each other?
Họ sẽ gặp nhau vào lúc mấy giờ?
b. Khi có giới từ theo sau động từ, đại từ hỗ tương đặt liền sau
GIỚI TỪ đó:
– We used to live with each other for a while.
Chúng tôi đã từng sống chung với nhau một thời gian.
– They have to compete with each other.
Chúng phải cạnh tranh với nhau.
c. Đại từ hỗ tương cũng có thể đặt theo SỞ HỮU CÁCH:
– I and my brother often wear each other’s clothes
Anh em tôi thường mặc quần áo của nhau.
– They often shared each other’s meal
Họ thường chia sẻ bữa ăn cho nhau.

16


ĐẠI TỪ NGHI VẤN : WHO – WHOM – WHOSE _ WHAT –
WHICH
I. ĐỊNH NGHĨA:
– Đại từ nghi vấn được dùng để đặt câu hỏi.
– Đứng đầu câu hỏi và đi trước động từ.
– Có thể là số ít hoặc số nhiều.
II. ĐẠI TỪ CHỈ NGƯỜI:
1. WHO: ai /những người nào ?
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ:
Eg:
– Who opened the door? =Ai đã mở cửa ra vào?

– Who keeps the goal? =Ai đang giữ khung thành?
– Who is the author? = Ai là tác giả?
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:
– Who did you see at the party?
Cậu đã gặp ai trong buổi liên hoan?
(WHO là tân ngữ của đôngh từ “see” )
-Who did you go to the coffee shop with?
Bạn đã đi uống cà phê với ai?
( WHO là tân ngữ của động từ “go” )
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Who does this book belong to? – It belongs to me!
Sách này của ai vậy? – Nó là của tôi!
( WHO là Tân ngữ của Giới từ “to”)
2. WHOM:ai/những người nào?
a. Làm TÂN NGỮ của Động từ :
Eg:
– Whom did you see at the party?
Cậu đã gặp ai trong buổi liên hoan?
b. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Whom did she marry with?
17


Bà ấy kết hôn với ai?
3. WHOSE : của ai ( chỉ sự sở hữu)
-Làm Chủ ngữ của Động từ:
Eg:

-Whose is the wish? = Điều ước đó là của ai?
-Whose (books) are there? =Những (quyển sách) này là của ai?
III. ĐẠI TỪ CHỈ VẬT:
1. WHAT: cái gì?
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ:
Eg:
– What caused the accident?
Nguyên nhân của tai nạn là gì?
(WHAT là Chủ ngữ của “caused” )
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:
-What did you write at the end of the line? = Ở cuối dòng bạn viết
gì?
(WHAT là Tân ngữ của “write”)
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– What do you pack your clothes in?
Bạn đựng quần áo bằng gì?
(What là Tân ngữ của “in”)
IV. WHICH: nào,cái nào, người nào? (Dùng cho cả người và
vật), mang tính lựa chọn trong số người hoặc vật đã được biết.
a. Làm CHỦ NGỮ của Động từ:
Eg:
-Which is your favorite color?
Màu nào là màu bạn ưa thích nhất?
-Which is cheaper, the bus or the train?
Xe nào rẻ hơn, xe bus hay xe lửa?
( WHICH là Chủ ngữ của “is”)
b. Làm TÂN NGỮ của Động từ:
Eg:

-Which do you like, tea or coffee?
18


Bạn thích uống thứ nào , trà hày cà phê ?
(WHICH là Tân ngữ của “like”)
c. Làm TÂN NGỮ của Giới từ:
Eg:
– Which car do you want me to put them in?
Bạn muốn tôi đặt chúng vào xe nào?
( WHICH là Tân ngữ của “to”)
Bảng Tóm Gọn Của Đại Từ Nghi Vấn
Đại từ nghi vấn Chức năng

Ví dụ

What: cái gì

What is your name?
(Tên của bạn là gì?)
Dùng để đưa ra câu hỏi What time is it?
về người hoặc vật
(Mấy giờ rồi nhỉ?)

Which: cái nào

A: Which pen is yours?
B: It’s blue.
(A: Cái bút nào của bạn
vậy?

+ Sử dụng để đặt câu B: Nó màu xanh)
hỏi về người hoặc vật Which languages did you
+ Đề nghị ai đó chỉ rõ study at school?
người hoặc vật ở một số (Bạn đã học ngôn ngữ
lượng nhất định
nào ở trường thế?)

Who: ai, người
nào

Who did you see at
school?
(Bạn đã gặp ai ở trường
vậy?)
Who was watching TV
last night?
(Ai đã đang xem ti vi tối
Đưa ra câu hỏi về người qua thế?)

19


Whom: ai,
người nào

Đại từ nghi vấn ‘whom’ Whom did she invite?
rất ít khi được sử dụng. (Cô ấy đã mời ai?)
Tuy nhiên, nó được
Of whom are they
dùng cho những câu hỏi speaking?

về người
(Họ đang nói về ai thế?)

Whose: của ai

Whose bag is this?
(Chiếc cặp này là của ai
vậy?)
Khi muốn xác định tính Whose song are you
sở hữu của người nào listening?
đó với cái gì ta thường (Bài hát bạn đang nghe
đặt câu hỏi với ‘whose’ của ai thế?)

20


Đại từ quan hệ & Mệnh đề quan hệ
I. Định nghĩa
- Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi
các đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that ) hay các trạng
từ quan hệ như (where, when, why). Mệnh đề quan hệ đứng ngay
đằng sau danh từ, đại từ trong mệnh đề chính để bổ sung ý nghĩa
cho danh từ, đại từ ấy,phân biệt danh từ đại từ ấy với các danh từ đại
từ khác. Chức năng của nó giống như một tính từ do vậy nó còn
được gọi là mệnh đề tính ngữ.
II. Các đại từ quan hệ
1, Who: Là đại từ quan hệ chỉ người làm chủ ngữ, đứng sau tiền
ngữ chỉ người để làm chủ ngữ cho động từ đứng sau nó.
-Theo sau who là một động từ
Eg: The man who is sitting by the fire is my father.

->That is the boy who helped me to find your house.
2, Whom:
- Là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ
người để làm tân ngữ cho động từ đứng sau nó.
-Theo sau whom là một chủ ngữ
Eg: The woman whom you saw yesterday is my aunt.
->The boy whom we are looking for is Tom.
Eg:This is the book. I like it best.
3, Which:
- Là đại từ quan hệ chỉ vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ
sau nó.
-Theo sau which có thể là một động từ hoặc một chủ ngữ.
=> This is the book which I like best.
The hat is red. It is mine.
=> The hat which is red is mine.
- Khi which làm tân ngữ, ta có thể lược bỏ which
Eg: The dress (which) I bought yesterday is very beautiful.
4, That:
Là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật, có thể được dùng thay
cho Who, Whom, Which trong mệnh đề quan hệ thuộc loại
Restricted Clause (Mệnh đề xác định)
21


Eg: - That is the book that I like best.
- That is the bicycle that belongs to Tom.
- My father is the person that I admire most.
- I can see the girl and her dog that are running in the park.
* Các trường hợp thường dùng “that”:
- khi đi sau các hình thức so sánh nhất

- khi đi sau các từ: only, the first, the last
- khi danh từ đi trước bao gôm cả người và vật
- khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số
lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody,
someone, something, somebody, all, some, any, little, none.
Ex: - He was the most interesting person that I have ever met. It was
the first time that I heard of it.
These books are all that my sister left me.
She talked about the people and places that she had visited.
* Các trường hợp không dùng that:
- trong mệnh đề quan hệ không xác định
- sau giới từ
5, Whose:
- Là đại từ quan hệ chỉ người, thay cho tính từ sở hữu. Whose cũng
được dùng cho of which.
-Theo sau Whose luôn là 1 danh từ.
Eg: - The boy is Tom. You borrowed his bicycle yesterday.
=> The boy whose bicycle you borrowed yesterday is Tom.
- John found a cat. Its leg was broken.
=> John found a cat whose leg was broken.
III. Các trạng từ quan hệ
1, When: là trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau tiền ngữ chỉ
thời gian, dùng thay cho at, on, in + which, then
Eg: May Day is the day when people hold a meeting. (= on which)
I’ll never forget the day when I met her. (=on which)
That was the time when he managed the company. (= at which)
2. Where: là trạng từ quan hệ chỉ nơi trốn, thay cho at, on, in +
which; there
Eg: - That is the house where we used to live. (= in which)
22



- Do you know the country where I was born?
- Hanoi is the place where I like to come.
3. Why: là trạng từ quan hệ chỉ lí do, đứng sau tiền ngữ “the
reason”, dùng thay cho “for the reason”
Eg: - Please tell me the reason why you are so sad. (= for which)
- He told me the reason why he had been absent from class the day
before.
IV. Các loại mệnh đề quan hệ: có ba loại mệnh đề quan hệ
1. Mệnh đề quan hệ xác định ( restrictive relative clause)
- Mệnh đề quan hệ xác định dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng
trước, là bộ phận quan trọng của câu,nếu bỏ đi mệnh đề chính không
có nghĩa rõ ràng.
Eg The girl who is wearing the blue dress is my sister.
The book which I borrowed from you is very interesting.
2. Mệnh đề quan hệ không xác định (non- restrictive relative
clause )
- Mệnh đề quan hệ không xác định dùng để bổ nghĩa cho danh từ
đứng trước,là phần giải thích thêm, nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn
còn nghĩa rõ ràng.
- Mệnh đề quan hệ không xác định thường được ngăn với mệnh đề
chính bởi các dấu phẩy. Danh từ đứng trước thường là tên riêng
hoặc trước các danh từ thường có các từ như: this, that, these, those,
my, his her…đứng trước.
- Không được dùng that trong mệnh đề không xác định.
Eg My father, who is 50 years old, is a doctor.
This girl, whom you met yesterday, is my daughter.
3. Mệnh đề quan hệ nối tiếp.
- Mệnh đề quan hệ nối tiếp dùng để giải thích cả một câu, trường

hợp này chỉ dùng đại từ quan hệ which và dùng dấu phẩy để tách hai
mệnh đề. Mệnh đề này luôn đứng ở cuối câu.
Eg: - He admires Mr Brown, which surprises me.
- Mary tore Tom’s letter, which made him sad.

23


Động Từ Bất Quy Tắc
*******************************************************************

1. Động từ bất quy tắc có V1 tận cùng là “eed” thì V2, V3 là “ed”
Example:
feed (V1) → fed (V2) → fed (V3): nuôi dạy
bleed (V1) → bled (V2) → bled (V3): (làm) chảy máu
breed (V1) → bred (V2) → bred (V3): sanh, nuôi dạy
overfeed (V1) → overfed (V2) → overfed (V3): cho ăn quá
2. Động từ bất quy tắc có V1 tận cùng là “ay” thì V2, V3 là “aid”
Example:
say (V1) → said (V2) → said (V3): nói
lay (V1) → laid (V2) → laid (V3): đặt để
inlay (V1) → inlaid (V2) → inlaid (V3): cẩn, khảm
gainsay (V1) → gainsaid (V2) → gainsaid (V3): chối cãi
mislay (V1) → mislaid (V2) → mislaid (V3): để thất lạc
waylay (V1) → waylaid (V2) → waylaid (V3): rình rập, ngóng chờ
3. Động từ bất quy tắc V1 có tận cùng là “d” thì là “t”
Example:
bend (V1) → bent (V2) → bent (V3): uốn cong
send (V1) → sent (V2) → sent (V3): gởi
4. Động từ bất quy tắc V1 có tận cùng là “ow” thì V2 là “ew”, V3 là

“own”
Example:
Blow (V1) → blew (V2) → blown (V3): thổi
Crow (V1) → crew (V2) → crown (or crewed) (V3): (gà) gáy
Foreknow (V1) → foreknew (V2) → forekown (V3): biết trước
Know (V1) → knew (V2) → known (V3): hiểu biết
Grow (V1) → grew (V2) → grown (V3): mọc, trồng
Throw (V1) → threw (V2) → thrown (V3): liệng, ném, quăng
5. Động từ bất quy tắc V1 có tận cùng là “ear” thì V2 là “ore”, V3 là
“orn” (động từ hear ngoại lệ)
Example:
bear (V1) → bore (V2) → borne (V3): mang, chịu (sanh đẻ)
swear (V1) → swore (V2) → sworne (V3): thề thốt
tear (V1) → tore (V2) → torne (V3): xé rách
24


6. Động từ bất quy tắc V1 có nguyên âm “i” thì V2 là “a”, V3 là “u”
Example:
begin (V1) → began (V2) → begun (V3): bắt đầu
drink (V1) → drank (V2) → drunk (V3): uống
sing (V1) → sang (or sung) (V2) → sung (V3): hát
sink (V1) → sank (V2) → sunk (V3): chuồn, lôi đi
spring (V1) → sprang (V2) → sprung (V3): vùng
ring (V1) → rang (V2) → rung (V3): rung (chuông)
7. Động từ bất quy tắc có V1 tận cùng là “m” hoặc “n” thì V2, V3
giống nhau và thêm “t”
Example:
Burn (V1) → burnt (V2) → burnt (V3): đốt cháy
Dream (V1) → dreamt (V2) → dreamt (V3): mơ, mơ mộng

Lean (V1) → leant (V2) → leant (V3): dựa vào
Learn (V1) → learnt (V2) → learnt (V3): học
Mean (V1) → meant (V2) → meant (V3): ý nghĩa, ý muốn nói
Bảng Động Từ bất Quy Tắc
V1

V2

V3

Nghĩa

abide

abode/ abided abode/ abided

lưu trú, lưu lại

Arise

Arose

arisen

phát sinh

awake

Awoke


awoken

Đánh thức,
thức

Be

was/ were

been

thì, là, bị, ở

bear

Bore

borne

mang, chịu
đựng

become

Became

become

trở nên
25



×