Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM ĐINH VIỆT

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM ĐINH VIỆT

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Hồng Thái

THÁI NGUYÊN - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác
và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Học viên
Phạm Đinh Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học
sinh các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” được hoàn thành theo
chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Giáo dục do Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức. Luận văn được hoàn thành, tác giả bày tỏ lòng
biết ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình học tập tại Trường.
Tác giả chân thành cảm ơn các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo
viên, nhân viên, các em học sinh, các bậc phụ huynh các trường THPT, đặc biệt trên
địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành
các nhiệm vụ nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Hồng Thái người trực
tiếp hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song chắc
chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được
các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các nhà

quản lý giáo dục để công trình nghiên cứu của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Phạm Đinh Việt

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm: ..................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG,
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .... 5

1.1.


Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5

1.2.

Khái niệm công cụ ............................................................................................. 6

1.2.1. Khái niệm tệ nạn xã hội ..................................................................................... 6
1.2.2. Khái niệm giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội................................................ 7
1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục ............................................................................... 7
1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội ................................... 8
1.3.

Một số vấn đề lý luận về giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội ......................... 9

1.3.1. Các tệ nạn xã hội có trong nhà trường ............................................................... 9
1.3.2. Mục đích giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường trung học phổ thông.. 11
1.3.3. Nội dung giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học phổ thông.. 11
1.3.4. Con đường giáo dục .......................................................................................... 12
1.4.

Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội .......... 13

iii


1.4.1. Mục tiêu quản lý .............................................................................................. 13
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDPC TNXH trong trường THPT ..................... 13
1.4.3. Biện pháp quản lý ............................................................................................ 15
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDPC TNXH cho học sinh .... 15
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 17

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG,
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG ......................... 18

2.1.

Khái quát về tình hình giáo dục huyện Bảo Lạc, Cao Bằng ............................ 18

2.1.1. Một vài nét khái quát về huyện Bảo Lạc ......................................................... 18
2.1.2. Phát triển giáo dục ở các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ......... 18
2.2.

Mô tả quá trình khảo sát .................................................................................. 20

2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 20
2.2.2. Địa bàn và quy mô khảo sát ............................................................................. 20
2.2.3. Nội dung khảo sát gồm những vấn đề sau ....................................................... 20
2.2.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 21
2.2.5. Phương pháp đánh giá...................................................................................... 21
2.3.

Kết quả khảo sát thực trạng GDPC TNXH trong các trường THPT huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 21

2.3.1. Thực trạng học sinh mắc TNXH ở các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng .......................................................................................................... 21
2.3.2. Thực trạng nhận thức của HS, CBQL, GV, phụ huynh HS về công tác
GDPC TNXH ở các trường THPT huyện Bảo Lạc ......................................... 22
2.3.3. Thực trạng TNXH trong các trườngTHPT huyện Bảo Lạc ............................. 33
2.4.


Thực trạng quản lý hoạt động GDPC TNXH trong các trường THPT
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ........................................................................ 40

2.4.1. Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch quản lý GDPC TNXH trong HS
của nhà trường ................................................................................................. 41
2.4.2. Thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý GDPC
TNXH trong HS của nhà trường ...................................................................... 43
2.4.3. Thực trạng về đánh giá công tác quản lý, GDPC TNXH trong HS của nhà trường... 50

iv


2.5.

Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp quản lý của BGH về hoạt động
GDPC TNXH cho HS các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .......... 52

2.6.

Những khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, GDPC TNXH ở nhà trường....... 54

Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 55
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH
CAO BẰNG .................................................................................................... 56
3.1.

Định hướng xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho

HS các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ..................................... 56

3.2.

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................... 57

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................. 57
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ ............................................ 57
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 57
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 58
3.3.

Các biện pháp quản lý GDPC TNXH cho HS các trường THPT huyện Bảo
Lạc tỉnh Cao Bằng ........................................................................................... 58

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động GDPC TNXH đến cán bộ,
GV, nhân viên, HS nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội ........................ 58
3.3.2. Biện pháp 2: Thành lập ban chỉ đạo GDPC TNXH trong nhà trường............. 61
3.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo GDPC TNXH thông qua các hoạt động dạy học .......... 62
3.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo GDPC TNXH thông qua các hoạt động ngoại khóa ..... 64
3.3.5. Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá hoạt động GDPC
TNXH cho HS.................................................................................................. 68
3.3.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động GDPC TNXH cho HS .............................................................. 69
3.3.7. Biện pháp 7: Đầu tư CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực tài
chính phục vụ hoạt động GDPC TNXH trong nhà trường .............................. 69
3.4.

Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 71


3.5.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ......................... 72

v


3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 72
3.5.2. Quy trình khảo nghiệm .................................................................................... 72
3.5.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý GDPC TNXH ở trường THPT Bảo Lạc ...................................................... 73
3.6.

Kết quả thực tế hiệu quả các biện pháp sau 1 năm triển khai .......................... 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 80
1. Kết luận

............................................................................................................... 80

2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82
PHẦN PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


STT

Chữ viết đầy đủ

1

BGH

Ban Giám hiệu

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD

Giáo dục

6


GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

5

GDPC

Giáo dục phòng chống

7

GV

Giáo viên

8

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

9

HS

Học sinh

10


KT-XH

Kinh tế- xã hội

11

NXB

Nhà xuất bản

12

THPT

Trung học phổ thông

13

TNXH

Tệ nạn xã hội

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng thống kê loại hình, số lượng trường, lớp, HS cấp THPT .............. 18


Bảng 2.2.

Bảng thống kê chất lượng văn hoá .......................................................... 19

Bảng 2.3.

Bảng thống kê kết quả GD hạnh kiểm .................................................... 19

Bảng 2.4.

Bảng cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường THPT .................................... 19

Bảng 2.5.

Quy mô trường lớp, cán bộ GV, số HS năm học 2018 - 2019................ 20

Bảng 2.6.

Thống kê học sinh mắc TNXH so với các huyện khác tỉnh Cao Bằng
năm học 2017-2018 cấp THPT ............................................................... 21

Bảng 2.7.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục đích, ý nghĩa của
công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống TNXH ........................... 23

Bảng 2.8.

Nhận thức của phụ huynh HS về mục đích, ý nghĩa của công tác
GDPC TNXH .......................................................................................... 26


Bảng 2.9.

Nhận thức của HS về mục đích, ý nghĩa của công tác GD, tuyên
truyền phòng, chống TNXH.................................................................... 28

Bảng 2.10. Nhận thức của HS về các TNXH qua các nguồn thông tin..................... 30
Bảng 2.11. Mức độ nhận thức của HS về tác hại của các TNXH ............................. 31
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về mức độ nhận thức của HS về tác hại của
các TNXH ........................................................................................ 33
Bảng 2.13. Đánh giá về các loại TNXH phổ biến trong HS hiện nay của nhà trường .....34
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL nhà trường về mức độ TNXH trong HS nhà
trường hiện nay ....................................................................................... 35
Bảng 2.15. Đánh giá của cán bộ các ban ngành địa phương về mức độ TNXH
trong HS nhà trường hiện nay ................................................................. 36
Bảng 2.16. Địa điểm mà các TNXH thường diễn ra ................................................. 37
Bảng 2.17. Thái độ của HS đối với HS vi phạm TNXH ........................................... 38
Bảng 2.18. Ý kiến của CBQL về nguyên nhân HS rơi vào các TNXH .................... 39
Bảng 2.19. Đánh giá của HS về tầm quan trọng của công tác quản lý của nhà trường..... 41
Bảng 2.20. HS đánh giá về mức độ thực hiện một số biện pháp quản lý nhằm
GDPC TNXH trong của nhà trường ....................................................... 44

v


Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL, cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện một số biện
pháp quản lý nhằm GDPC TNXH của nhà trường ................................. 46
Bảng 2.22. Đánh giá của HS về biện pháp, nội dung hoạt động của nhà trường
trong việc GDPC TNXH trong nhà trường ............................................. 47
Bảng 2.23. Mức độ tham gia của HS đối với các biện pháp quản lý của nhà trường ..... 48

Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL về mức độ tham gia của HS vào các biện pháp
quản lý của nhà trường nhằm phòng, chống TNXH ............................... 49
Bảng 2.25. Ý kiến của HS về các biện pháp xử lý đối với những HS vi phạm vào
các TNXH ............................................................................................... 50
Bảng 2.26. Ý kiến của CBQL về các biện pháp xử lý đối với những HS vi phạm
các TNXH ............................................................................................... 51
Bảng 2.27. Đánh giá của các đồng chí CBQL và GV về hiệu quả của các biện
pháp mà nhà trường đã thực hiện ............................................................ 52
Bảng 2.28. Ý kiến của CBQL, GV và HS về những nguyên nhân ảnh hưởng tới
kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của nhà trường ........................ 53
Bảng 3.1.

Đánh giá về tính cấn thiết của các biện pháp quản lý GDPC TNXH ở
trường THPT Bảo Lạc............................................................................. 74

Bảng 3.2.

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý GDPC TNXH ở
trường THPT Bảo Lạc............................................................................. 75

Bảng 3.3.

Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất .......................................................................................................... 76

Bảng 3.4.

Thống kê HS THPT mắc các TNXH của huyện Bảo Lạc so với các
huyện khác tỉnh Cao Bằng năm học 2018-2019 ..................................... 78


vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1.

So sánh tỷ lệ HS mắc TNXH so với các huyện khác tỉnh Cao
Bằng năm học 2017-2018 ................................................................... 22

Biểu đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .... 77

Biểu đồ 3.2.

So sánh tỷ lệ HS THPT mắc các TNXH của huyện Bảo Lạc so
với các huyện khác tỉnh Cao Bằng năm học 2018-2019 .................... 78

Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 72

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo

nàn, lạc hậu, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vị thế đất
nước ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, khi chúng ta đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường; xây
dựng nhà nước pháp quyền; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế; xây dựng nông thôn mới; tiến hành đô thị hóa; thực hành dân chủ hóa xã hội… sẽ
dẫn đến những hệ quả xã hội không mong muốn, những mặt trái của cơ chế thị trường
cũng bộc lộ, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và len lỏi vào các trường phổ
thông, hiện tượng học sinh sa vào tệ nạn xã hội (TNXH), vi phạm pháp luật, sử dụng,
buôn bán ma tuý, mại dâm, đánh nhau, trộm cắp, lưu hành ấn phẩm đồi trụy,... đã trở
nên phổ biến. Hiện nay, hàng loạt các giải pháp của Chính phủ, các ngành tư pháp, giáo
dục... đã từng bước ngăn chặn TNXH, nhưng chưa thật sự đồng bộ, triệt để nên kết quả
chưa đạt được như mong đợi.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao, có nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa,
có đường biên giới trải dài với Trung Quốc. Đây còn là một tỉnh có nhiều đồng bào dân
tộc ít người, đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển còn
chậm… nên tình trạng TNXH xâm nhập vào học đường càng trở nên cấp bách. Mặc dù
nhà trường đã có nhiều biện pháp phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa
phương trong tuyên truyền giáo dục (GD) học sinh (HS), nhưng hiệu quả còn có nhiều
hạn chế. Một số trường học còn thiếu các biện pháp kiên quyết nên tình trạng HS vi
phạm TNXH còn khá phổ biến. Công tác quản lý và thực hiện GD pháp luật trong các
nhà trường mới chỉ dựa trên các văn bản hướng dẫn và kinh nghiệm riêng. Biện pháp
quản lý và triển khai thực hiện GD pháp luật và giáo dục phòng, chống (GDPC) TNXH
cho HS còn có phần phiến diện, chưa sát thực tế, kém hiệu quả.
Từ những lí do trên, là cán bộ quản lý của trường trung học phổ thông (THPT) tôi
chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường
THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn cao học của mình. Việc
nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần phòng, chống TNXH
cho HS tỉnh Cao Bằng nói chung và HS dân tộc thiểu số huyện Bảo Lạc nói riêng.


1


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ
nạn xã hội cho học sinh trường trung học phổ thông và đánh giá thực trạng công tác
quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường THPT
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh của địa phương trong những năm tới; góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDPC TNXH cho HS các trường THPT tỉnh Cao Bằng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho HS các trường THPT
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
3.3. Khách thể điều tra
- Học sinh THPT ở Cao Bằng.
- Phụ huynh học sinh.
- Giáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT ở Cao Bằng.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phòng, chống TNXH cho HS các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng hiện nay gặp nhiều khó khăn. Nếu xây dựng được các biện pháp phù hợp
với thực tế của nhà trường, đặc điểm của địa phương, tận dụng và phát huy được sức
mạnh của các tổ chức trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội thì có thể nâng cao
hiệu quả giáo dục tuyên truyền phòng, chống TNXH cho HS góp phần xây dựng môi
trường GD an toàn, lành mạnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPC
TNXH cho HS trường THPT.

5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPC TNXH cho HS các trường
THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho HS các trường
THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

2


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý
luận về quản lý giáo dục nói chung và lý luận nghiên cứu khoa học nói riêng.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Xây dựng 04 mẫu phiếu hỏi để lấy ý kiến:
- Phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Bí thư đoàn trường.
- Phiếu hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
- Phiếu hỏi ý kiến học sinh đang học.
- Phiếu hỏi ý kiến phụ huynh học sinh.
Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến của các nhà quản lý giáo dục,
các giáo viên (GV), học sinh, phụ huynh ở các trường THPT nhằm làm rõ thực trạng
phòng chống TNXH cho học sinh).
Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo
Sở giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đã giảng dạy lâu
năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường THPT về biện pháp GDPC TNXH.
6.3. Phương pháp toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu điều tra.
7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động
GDPC TNXH của ban giám hiệu (BGH) các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho học sinh.
Các biện pháp được thực nghiệm tại trường THPT Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc,
tỉnh Cao Bằng.
7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu ở 2 trường THPT của huyện Bảo Lạc gồm:
- Trường THPT Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc.
- Trường THPT Bản Ngà, huyện Bảo Lạc.
8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

3


Chương 1: Cơ sở lí luận của việc quản lí GDPC TNXH cho học sinh THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDPC TNXH cho học sinh các
trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho học sinh các
trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Các tổ chức thế giới như Liên Hiệp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chương
trình kiểm soát ma túy quốc gia của Liên hiệp quốc (UNDCP) đã nhiều lần cảnh báo
và phát động chiến dịch với quy mô toàn cầu, kêu gọi nhân loại chung sức, đồng lòng
chặn đứng và đẩy lùi TNXH, đem lại sự yên bình cho cuộc sống.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDPC TNXH được thể hiện
trong Luật phòng chống ma túy và các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về Giáo
dục - Đào tạo (GD-ĐT). Ở Việt Nam trong những năm gần đây các cơ quan quản lý
nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia… đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phòng chống TNXH và tội phạm dưới nhiều nội dung, góc độ và khía cạnh khác nhau
về TNXH.
Các đề tài điển hình của các tổ chức và các tác giả trên đó là:
- TNXH ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và
đồng nghiệp năm 1994) [23].
- Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo an ninh xã hội và
khắc phục TNXH (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp năm 1994) [24].
- Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng - Năm 1997) [25].
- Mại dâm và phòng chống mại dâm (Bùi Toản - Tạp chí Công an nhân dân số 5
- 1996) [26].
- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn Xuân
Yêm - Tạp chí Công an nhân dân số 6 - 1996) [27].
- Đề tài KX 0414 “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng
chống tệ nạn xã hội và tội phạm” của Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an năm 2000 [17].
- Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, (Nguyễn Xuân Yêm và Phạm
Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003) [22].
- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến đấu mới (Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn
Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003) [28].

5



- Đề tài: Thực trạng và các giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên
hiện nay, (Trần Quốc Thành, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội năm 2000) [15].
- Luận án tiến sĩ luật học (2001), Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội
bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay của Phan Đình Khánh, Học Viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh [10].
- Đề tài: “Thử nghiệm các giải pháp phòng ngừa TNXH trong sinh viên hiện
nay” (Trần Quốc Thành, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội năm 2004) [16].
Trong các nghiên cứu trên đây đều đề cập đến thực trạng TNXH hiện nay xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nhiều tác giả khẳng
định hội nhập quốc tế cũng đưa vào nước ta những TNXH mới du nhập từ bên ngoài
vào. Tệ nạn trên làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, phát triển đất nước. Mọi lực
lượng xã hội phải cùng chung tay để đẩy lùi tệ nạn đó. Trong các nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng thế hệ trẻ là đối tượng rất dễ mắc các TNXH khi từ bên ngoài du nhập vào
Việt Nam. Ngoài việc sử dụng pháp luật để đấu tranh với tệ nạn này, việc giáo dục
phòng chống tệ nạn này trong thanh thiếu niên là hết sức quan trọng.
Hiện nay công tác quản lý hoạt động GDPC TNXH cho HS các trường THPT
của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều
khó khăn, TNXH có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao. Một phần
nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trường THPT
của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chưa có cơ sở lý luận cũng như chưa thực sự đầu
tư đúng mức cho công tác này trong việc quản lý nhà trường. Đề tài của tôi là sự tiếp
nối những nghiên cứu và biện pháp quản lý hoạt động GDPC TNXH cho HS các
trường THPT huyện Bảo Lạc nhằm góp phần đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất
trong công tác phòng chống TNXH xâm nhập vào nhà trường của huyện Bảo Lạc,
tỉnh Cao Bằng; nếu không làm tốt công tác phòng chống, ngăn chặn sớm TNXH xâm
nhập vào nhà trường thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách cho HS.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm tệ nạn xã hội
Theo từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam: “TNXH là hiện tượng

tiêu cực có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng” (dẫn theo
[10, tr.562]). Trong đó:

6


Chuẩn mực xã hội: là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng đồng xã
hội (nhóm tổ chức , giai cấp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuân mẫu hành vi và
hành động cho các thành viên của mình . Chuẩn mực xã hội có thể được thể hiện dưới
dạng ngôn ngữ (pháp luật, nộ i quy, hương ước) hay không có văn bản (đạo đức,
thuần phong mỹ tục). Khoa học xã hội chia chuẩn mực xã hội thành:
- Chuẩn mực bắt buộc: là những chuẩn mực được phổ biến cho toàn xã hội,
bắt buộc mọi người phải thực hiện và gắn với hình phạt nếu ai đó vi phạm, đó
chính là các bộ luật.
- Chuẩn mực mong đợi: là những chuẩn mực được phổ biến cho toàn xã hội
nhưng mang tính đặc thù cho các nhóm xã hội, đó chính là chuẩn mực đạo đức.
Sai lệch xã hội: hành vi của cá nhân hay nhóm người nào đó không phù hợp
với những gì được coi là bình thường của cộng đồng, đi chệch những gì mà số đông
người khác mong muốn trong những hoàn cảnh nhất định.
Sai lệch chuẩn mực xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các quy tắc đã
được xã hội chấp nhận. Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội trái với sự mong đợi của cả
cộng đồng đối lập với những hành vi của những người bình thường.
Tệ nạn xã hội: là hiện tượng biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và
sai lệch chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, có tính lây lan, gây hậu quả nghiêm
trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, gây nguy hại cho cuộc sống của nhân dân.
1.2.2. Khái niệm giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
Phòng, chống TNXH là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn
thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến
hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các TNXH.

Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của
các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị
trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần
chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng chống TNXH trên
địa bàn.
1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Với
các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều khái niệm quản lý giáo dục.

7


Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả
các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường)
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD-ĐT thế hệ trẻ mà
xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động
tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã
hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD
của nhà trường.
* Định nghĩa một cách chung nhất theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục
là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi
trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và
với từng HS” [7].
* GD là một hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động có mục đích, có

chương trình, có kế hoạch có hai chức năng tổng quát: “Ổn định duy trì quá trình
đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH và đổi mới phát triển quá trình
đào tạo đón đầu sự tiến bộ, phát triển KT-XH” [7].
Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong lĩnh vực GD, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn, quản lý là
hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản
lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác GD
theo yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh THPT là
những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường và lực lượng xã hội ngoài
trường đến học sinh nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội, góp phần hình thành phát triển
nhân cách học sinh một cách toàn diện.

8


Mục đích hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường
THPT là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những
phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, ý
thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định
của pháp luật. Giúp học sinh nhận thức được các chủ trương, chính sách của Đảng,
quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội, sống có kỷ cương, nền
nếp, có văn hóa, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái
độ, ý thức trong học sinh.
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
1.3.1. Các tệ nạn xã hội có trong nhà trường
a. Tệ nạn ma túy

Luật phòng ngừa ma tuý được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 nước ta thông
qua ngày 9 tháng 2 năm 2000 quy định:
1. Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [23, tr.5].
Theo Liên hiệp quốc: Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và
nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể cón người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý
thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương
cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng
phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các
cơ quan bảo vệ pháp luật.
Tệ nạn ma túy bao gồm: Sử dụng ma túy (nghiện hút), mua bán ma túy, tàng
trữ ma túy.
b. Tệ nạn mại dâm
Công ước quốc tế về việc loại trừ các hình thức bóc lột tình dục được thông
qua tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 12 năm 1992 định nghĩa: “Mại dâm là những hành
vi nhằm trao đổi tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở giá trị vật chất nhất định
ngoài phạm vi hôn nhân”.

9


Điều 3, chương 1, Pháp lệnh phòng ngừa mại dâm của nước ta đã giải thích rõ:
Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Vì vậy chống tệ nạn mại dâm là chống cả
việc mua dâm, bán dâm và môi giới mại dâm.
Tệ nạn mại dâm làm băng hại đạo đức xã hội, có nguy cơ gây bệnh lây truyền
qua đường tình dục cho cả người bán dâm và người mua dâm và cũng là nguyên nhân

phát sinh, phát triển các loại tội phạm: tham nhũng, cờ bạc, giải trí độc hại, sử dụng
ma túy để kích thích cảm giác...
c. Tệ nạn cờ bạc
Theo Từ điển Tiếng Việt: Cờ bạc là các trò chơi ăn thua bằng tiền.
Hành vi cờ bạc được hiểu là bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền mặt
hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là tài sản, hàng hoá như: vàng, bạc, đất
đai, nhà cửa, xe cộ... Các hình thức đánh bạc có thể là: đánh bài ba cây, tổ tôm, sóc
đĩa, bi a, cá cược ăn tiền hay còn được gọi là cá độ qua các môn thể thao, giải trí như:
bóng đá, chọi gà, các cuộc đua, đấm bốc, giải vật... Người chơi cờ bạc dễ giảm sút
sức khoẻ do thức thâu đêm, suốt sáng, lười lao động, kinh tế gia đình, bản thân khánh
kiệt, vỡ hạnh phúc, nảy sinh nhiều tệ nạn khác.
d. Tệ nạn số đề
Theo Từ điển Tiếng Việt: Số đề là cách đánh bạc dựa vào việc đoán trước hai số
cuối của kết quả giải đặc biệt sổ xố kiến thiết của nhà nước để ăn thua với tỉ lệ 1/ 70.
Ngày nay, số đề còn được chơi với nhiều cách khác nhau. Chơi đề thường dẫn
đến sự ham mê mù quáng, người chơi luôn trong tình trạng luẩn quẩn: được ham
chơi, thua ham gỡ. Điều này khiến người chơi sinh ra thói lười lao động, do ham chơi
quá đà, nhiều người đã gây ra cảnh nhà tan cửa nát, kinh tế suy sụp, vợ chồng con cái
ly tán. Số đề đã trở thành một TNXH gây tác hại to lớn về kinh tế - xã hội, gây mất
trật tự an ninh xã hội.
e. Tệ nạn trò chơi điện tử ăn tiền
Trò chơi điện tử ăn tiền là cách đánh bạc với những chiếc máy tính được cá cược
bằng tiền hay chơi qua mạng Internet dùng tiền thật để đổi lấy tiền ảo, đồ vật ảo.
Trò chơi điện tử lôi cuốn, hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên, học
sinh. Trò chơi điện tử không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng một cách
quá mức tính giải trí của nó lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa
tuổi học sinh không ngờ tới: tốn thời gian, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng tới sức khỏe
và trí óc, đã có không ít trường hợp vì quá mê game mà đột qụy hay suy sụp sức khoẻ
hết sức nguy kịch.


10


f. Tệ nạn trộm cắp
Trộm cắp là hành vi lấy của cải vật chất của người khác một cách lén lút vụng
trộm khi không có người hoặc người có của sơ hở không chú ý đến.
Trộm cắp là một TNXH có từ xa xưa, với những kẻ lười biếng nhưng lại muốn
giầu lên, hoặc những kẻ do ăn chơi quá đà không đủ chi tiêu nên sinh ra trộm cắp để
trang trải nợ nần, ngày nay khi xã hội càng phát triển thì hành vi trộm cắp ngày càng
tinh vi hơn.
1.3.2. Mục đích giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường trung học phổ thông
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm
chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, ý thức
tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của
pháp luật.
Giúp học sinh nhận thức được các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định
của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội, sống và làm việc theo pháp luật, sống
có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó
và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh.
1.3.3. Nội dung giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học phổ thông
1.3.3.1. Giáo dục về nhận thức
- Giáo dục cho các em những hiểu biết cần thiết về TNXH, tình hình vi phạm
TNXH, các nguyên nhân dẫn đến vi phạm TNXH, tác hại của TNXH đối với bản
thân và cộng đồng; mục đích phòng, chống TNXH trong nhà trường.
- Giáo dục học sinh những hiểu biết về pháp luật phòng, chống TNXH.
1.3.3.2. Giáo dục về thái độ
- Giáo dục học sinh có thái độ xa lánh, lên án, tránh xa các TNXH.
- Giáo dục các em ủng hộ những hoạt động phòng ngừa các TNXH.
- Giáo dục các em đồng tình với những chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, của ngành Giáo dục và nhà trường về phòng, chống TNXH.

1.3.3.3. Giáo dục về hành vi
- Giáo dục học sinh nhiệt tình, tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động
phòng ngừa TNXH.
- Giáo dục các em không vi phạm TNXH dưới bất kỳ hình thức nào, không rủ
rê, lôi kéo người khác vào TNXH.

11


- Giáo dục cho các em không vào các trang mạng không lành mạnh, chỉ vào các
trang mạng phục vụ cho học tập; các em tham gia học tiếng Anh trực tuyến, giải toán
trên mạng Intenet, thi học sinh giỏi “Tin học trẻ không chuyên” qua mạng.
- Giáo dục các em tích cực vận động những người thân trong gia đình, bạn bè
tham gia phòng, chống TNXH, phát hiện và tố giác tội phạm, người vi phạm TNXH
trong và ngoài nhà trường.
1.3.4. Con đường giáo dục
GD được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: hoạt động dạy học trên lớp và các
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.3.4.1. Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khoá trên lớp
Nội dung các môn học văn hoá (tự nhiên và xã hội) giúp HS phát triển cả về
đức, trí, thể, mỹ, đặc biệt môn Văn, Sử, Giáo Dục Công Dân có vai trò quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức cho HS, giúp HS hiểu biết về pháp luật, hình thành ý thức
cộng đồng.
Mặt khác, qua nhân cách của thầy cô, (kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm,
tác phong lên lớp...) sẽ để lại trong lòng HS những hình ảnh đẹp của người thầy, và
điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành những tình cảm đạo đức cho HS.
1.3.4.2. Giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
GD qua lao động: Có hai hình thức lao động là lao động tự phục vụ và lao
động công ích. Qua lao động HS có điều kiện vận dụng những điều đã học trên lớp
(học đi đôi với hành) phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tính tự quản, giáo dục học

sinh ý thức tổ chức kỷ luật…
GD qua các hoạt động ngoại khoá: Như tham quan, du khảo, dự các buổi nói
chuyện chuyên đề, cắm trại, văn nghệ, thể dục thể thao… giúp HS mở mang kiến
thức, củng cố cho những điều đã học trong sách vở, tăng cường tình đoàn kết tạo mối
quan hệ bạn bè, giao tiếp xã hội. Qua tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh, HS cảm
thấy gần gũi với thiên nhiên, càng thêm yêu quê hương đất nước.
Vậy hai con đường trên có quan hệ hỗ trợ với nhau, bổ sung cho nhau. Đặc biệt
trong giáo dục đạo đức những giờ học chính khoá HS tiếp thu được những tri thức,
những chuẩn mực đạo đức xã hội, và từ đó hình thành trong các em tình cảm đạo đức,
thì qua những hoạt động ngoại khoá sẽ tạo điều kiện cho những tình cảm đạo đức
được bộc lộ thể hiện qua hành vi đạo đức và hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần
sẽ thành những thói quen đạo đức…

12


1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
1.4.1. Mục tiêu quản lý
Giúp cho những người làm giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cho học
sinh về phòng, chống TNXH. Cụ thể:
Phòng, chống, chặn đứng, không để cho TNXH phát sinh, phát triển lan rộng
trên địa bàn.
Từng bước xóa bỏ dần những nguyên nhân, điều kiện của TNXH góp phần
xây dựng dời sống văn hóa lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm những hành vi hoạt động TNXH góp phần
giữ vững an ning quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDPC TNXH trong trường THPT
1.4.2.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDPC TNXH cho học sinh
Xây dựng kế hoạch là đưa ra cái gì cần phải làm, làm như thế nào, khi nào
làm, và ai làm cái đó; là một quá trình đòi hỏi có tri thức, xác định đường lối và đưa

ra các quyết định trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng.
Muốn kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ
những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể.
Hoạt động phòng, chống TNXH có những đặc trưng riêng biệt. Hiệu trưởng
cần căn cứ các văn bản có tính pháp lý, là căn cứ, cơ sở để xây dựng kế hoạch chung
trong xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, các giải pháp thực hiện phù hợp với điều
kiện thực tế nhà trường. Dựa vào kế hoạch chung của trường, chỉ đạo xây dựng kế
hoạch của tổ chuyên môn, của giáo viên chủ nhiêm lớp, của đoàn thanh niên, công
đoàn về GDPC TNXH cho HS theo các nội dung: GD về nhận thức, thái độ và hành
vi phòng chống TNXH cho HS.
1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDPC TNXH cho học sinh
Tổ chức thực hiện kế hoạch GDPC TNXH cho HS phải xuất phát từ quan điểm
phát huy tính tích cực, chủ động của HS. HS là chủ thể của hoạt động nhận thức và
rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Có như vậy thì
những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong
nhân cách của HS. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDPC TNXH cho HS THPT có liên
quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

13


×