Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ANKEN TÁC DỤNG VỚI H2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.74 KB, 2 trang )

Chuyên đề 6. Hidrocacbon không no
PHẢN ỨNG CỦA ANKEN VỚI HIDRO
Phương trình CnH2n + H2  CnH2n + 2
+ Tỉ lệ phản ứng luôn là 1:1
+ mtpu = mspu => = = (đo cùng điều kiện)

n

+ Số mol sau phản ứng luôn giảm ( vì mất H2 ) → H 2 pu = = ntrước - nsau
VD1. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 8,5. Đun nóng X có xúc
tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước
brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13,6. Xác định CTPT của anken.
Giải:
Y không làm mất màu dung dịch Br2 => Anken phản ứng hết, hỗn hợp Y (ankan, H2dư)
MX=8,5.2=17; MY=13,6.2=27,2
Có mX = mY => = = =
Đặt nX = 8 mol => nY = 5mol => nanken = 8-5=3 mol => nH2/X = 8-3=5 mol
MX = = 17 => n= 3 => CTPT anken C3H6
1. Hiđro hóa hoàn toàn 0,7g một anken cần dùng 246,4cm 3 hiđro (ở 27,3oC và 1 atm). Xác định công
thức phân tử. Viết công thức cấu tạo, biết rằng anken có đồng phân hình học
2. Hidro hóa hoàn toàn 25,2g một anken cần 10,08 lít H 2(đktc). Xác định CTPT của anken. Viết CTCT
của anken biết khí cộng H2O và anken chỉ thu được 1 sản phẩm cộng.
3. Hidro hóa hoàn toàn 16,8g một anken cần 5,376 lít H2(đktc). Xác định CTPT của anken.
4. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối
của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Xác định CTCT của anken.
5. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,125. Đun nóng X có xúc tác
Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối
của Y so với H2 bằng 17,8. Xác định CTPT của anken.
6. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,8. Đun nóng X có xúc tác
Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối


của Y so với H2 bằng 19,67. Xác định CTPT của anken.
7. Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung
nóng thì toàn bộ anken bị hiđro hóa được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4.
a.Tìm công thức phân tử của anken.
b.Suy ra thành phần của hỗn hợp.
VD2. Hỗn hợp khí X chứa etilen và H2. Tỉ khối của X đối với hiđro là 8,8. Dẫn X đi qua chất xúc tác
Ni nung nóng thì thu được hh khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 11. Xác định hiệu suất của phản ứng
hiđro hoá.
Giải: MX=8,8.2=17,6; MY=11.2=22
Hỗn hợp X:
H2
(M=2)
10,4
2
17,6
C2H4 (M=28)
15,6
3
=> Tính hiệu suất theo H2
Có mX = mY => = = =
Đặt nX= 5 mol => nY = 4 mol
Trong hỗn hợp X: nH2 = 2mol ; nC2H4 = 3mol
=> nH2 pu = 5-4= 1mol
H= .100 = 50%
8. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Xác định hiệu suất của phản ứng hiđro hoá.


9. Hỗn hợp khí A chứa etilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni
nung nóng thì thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Xác định hiệu suất của phản ứng hiđro

hoá.
10. Hỗn hợp khí A chứa etilen và H 2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 9,125. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni
nung nóng thì thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 12,167. Xác định hiệu suất của phản ứng
hiđro hoá.
11. Hỗn hợp khí A chứa propilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 9. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni
nung nóng thì thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 14,0625. Xác định hiệu suất của phản ứng
hiđro hoá.
12. Cho hỗn hợp A gồm C 2H4 và H2 qua Ni, được hỗn hợp B có d= 4,5. Nếu cho A qua dung dịch Br 2
dư thì khối lượng bình brom tăng 0,14g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính khối lượng các chất trong A.
b.Tính thể tích dung dịch brom 0,5M tối thiểu cần dùng.
13. Cho hỗn hợp A gồm C 2H4 và H2 qua Ni, được hỗn hợp B có d= 9,4. Nếu cho A qua dung dịch Br 2
dư thì khối lượng bình brom tăng 4,2g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a.Tính khối lượng các chất trong A.
b.Tính thể tích dung dịch brom 0,5M tối thiểu cần dùng.
14. Cho hỗn hợp hiđro và etilen có tỉ khối hơi so với hiđro là 6,2.
a. Tính thành phần % thể tích khí trong hỗn hợp.
b. Cho hỗn hợp trên vào bình kín có bột niken nung nóng làm xúc tác thì sau phản ứng thu được một
hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 7,75. Xác định thành phần % hỗn hợp khí sau phản ứng.
VD3. Cho hỗn hợp X gồm H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni nung nóng thu được hỗn
hợp Y. Biết rằng tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 24,1667. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 80%.
Tìm công thức và gọi tên olefin.
Giải:
MY =24,1667.2=48,3334
Giả sử trong X: nH2 = nanken = 1mol => nX = 2 mol
=> nH2 pu = 1.0,8 = 0,8 mol
=> nY = 2-0,8=1,2 mol
=> my=mX = 1,2.48,3334 = 58 = 14n+2 => n= 4 => CT olefin: C4H8
15. Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp A. Biết rằng tỉ khối
hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 75%.

a.Tìm công thức và gọi tên olefin.
b.Đốt V (lít) hỗn hợp A nói trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua 128g dung dịch H 2SO4 98% sau
thí nghiệm nồng độ dung dịch H2SO4 là 62,72%. Tính V (lít) ở (đktc).
16. Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp A. Biết rằng tỉ khối
hơi của A đối với H2 là 18,333. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 80%.
a.Tìm công thức và gọi tên olefin.
b.Đốt V (lít) hỗn hợp A nói trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua 100g dung dịch H 2SO4 98% sau
thí nghiệm nồng độ dung dịch H2SO4 là 85,664%. Tính V (lít) ở (đktc).
17. Một hỗn hợp X gồm anken A và H2. Khi cho X qua Ni nung nóng làm xúc tác, phản ứng xảy ra
hoàn toàn cho hỗn hợp khí Y. Áp suất P 2 sau phản ứng bằng 2/3 P1trước phản ứng (P1, P2 đo cùng điều
kiện nhiệt độ và thể tích). Biết rằng dX/không khí =0,688, xác định CTPT có thể có của A.
18. Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 2 khí anken A và H 2 có tỉ khối so với He là 4,5, áp suất trong
bình là P1 = 8 atm chứa một ít bột Ni. Nung nóng bình cho phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt
độ ban đầu thu được hỗn hợp khí Y có áp suất P2 =4,923 atm. Xác định CTPT có thể có của A.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×