Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.19 KB, 61 trang )

TÓM LƯỢC
Nền kinh tế phát triển với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi
các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Trong đó, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là hoạt động quan trọng góp phần
tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững
nên được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Với khuôn khổ của khóa luận này, đề tài đi sâu nghiên cứu về nâng cao sức cạnh
tranh nhóm sản phẩm trần nhôm trong những năm gần đây của Công ty TNHH
Austrong Việt Nam. Về lý thuyết, bài khóa luận đã tổng hợp được những lý thuyết cơ
bản cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu
thực trạng nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trần nhôm của doanh nghiệp.
Về thực tiễn, trên cơ sở vận dụng phương pháp thu thập số liệu và tiến hành phân
tích, đề tài đã khái quát được thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm
của doanh nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu; đánh giá được những thành công và
tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho Austrong Việt Nam như các giải pháp
nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực; mở
rộng hệ thống kênh phân phối, tăng cường các hoạt động xúc tiến quang bá; đồng thời
kiến nghị Nhà nước tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi nâng cao sức cạnh
tranh cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

1


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như công ty tạo điều kiện thuận
lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành
đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của
Quý thầy cô, doanh nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường,


Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo
điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Thạc sĩ Đặng Hoàng Anh đã giành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và
nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài
khóa luận một cách tốt nhất.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kinh
doanh Công ty TNHH Austrong Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình
thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù em đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, do vậy em rất mong
nhận được sự góp ý, nhận xét đóng góp của Quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Oanh

2


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận....................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan...................................................2

3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu..................................................................3
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp..................................................................................5
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................6
1.1 Một số khái niệm liên quan đến nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp............................................................................................................................ 6
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm........................................................................................6
1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh......................................................................................7
1.1.3 Khái niệm về sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.........8
1.2 Vai trò, nội dung, nguyên tắc và các chỉ tiêu của nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm....................................................................................................................... 8
1.2.1 Vai trò nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm..................................................8
1.2.2 Nội dung của nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.......................................9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm..............................10
1.2.4 Nguyên tắc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.................16
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm....................17
1.3.1 Nhân tố bên trong...............................................................................................17
1.3.2 Nhân tố bên ngoài..............................................................................................21

3


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
TRẦN NHÔM CỦA CÔNG TY TNHH AUSTRONG VIỆT NAM.......................25
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm
trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam................................................25
2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Austrong Việt Nam. 25
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty

TNHH Austrong Việt Nam..........................................................................................27
2.2 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH
Austrong Việt Nam....................................................................................................32
2.2.1 Phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công
ty TNHH Austrong Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đánh giá.................................32
2.2.2 Phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công
ty TNHH Austrong Việt Nam qua các công cụ cạnh tranh.......................................37
2.3 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu..............................................................40
2.3.1 Thành công đạt được.........................................................................................40
2.3.2 Các mặt còn hạn chế..........................................................................................41
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại...........................................................................................41
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
TRẦN NHÔM CỦA CÔNG TY TNHH AUSTRONG VIỆT NAM.......................43
3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của
Công ty TNHH Austrong Việt Nam..........................................................................43
3.1.1 Quan điểm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty
TNHH Austrong Việt Nam..........................................................................................43
3.1.2 Định hướng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty
TNHH Austrong Việt Nam..........................................................................................44
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty
TNHH Austrong Việt Nam........................................................................................45
3.2.1 Cải tiến mẫu mã theo hướng đa dạng và phong phú........................................45
3.2.2 Cải tiến chất lượng sản phẩm theo hướng bền vững........................................46
3.2.3 Tìm kiếm thị trường, tăng dần thị phần, giữ uy tín về chất lượng với bạn hàng
khó tính....................................................................................................................... 47

4


3.2.4 Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối.......................................................47

3.2.5 Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu.................................................48
3.2.6 Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật...................................48
3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................................49
3.3 Các kiến nghị với việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công
ty TNHH Austrong Việt Nam....................................................................................49
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước....................................................................49
3.3.2 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.......................................................51
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2016..............26
Bảng 2.2 : Doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhóm sản phẩm trần nhôm của Công ty
TNHH Austrong Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016......................................................33
Bảng 2.2 Sản lượng nhóm sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt
Nam giai đoạn 2012 – 2016.........................................................................................34

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thị phần nhóm sản phẩm trần nhôm theo sản lượng của Công ty TNHH
Austrong Việt Nam trên thị trường nội địa giai đoạn 2012 – 2016..............................35
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu nhóm sản phẩm trần nhôm
của Công ty TNHH Austrong Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016..................................36
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH
Austorng Việt Nam 2013–2016..................................................................................37


7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
1
ASEAN

Từ nghĩa đầy đủ
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

2
3
4
5
6
7
8

TNHH
ISO 9000:2000
NXB
TS
TNHH
TSCĐ
WTO


Trách nhiệm hữu hạn
Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở từ vựng
Nhà xuất bản
Tiến sĩ
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Tổ chức thương mại thế giới

9
10

TSNH
SP

(World Trade Organization)
Tài sản ngắn hạn
Sản phẩm

11

VCSH

Vốn chủ sở hữu

12

VTC

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện
Việt Nam


13

TCT

Tổng công ty

14

KCN

Khu công nghiệp

15

NHNN

Ngân hàng nhà nước

16

NHTM

Ngân hàng thương mại

17

TCTD

Tổ chức tín dụng


18

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

19

GTGT

Giá trị gia tăng

20

BKHĐT

Bộ kế hoạch đầu tư

21

FTA

Hiệp định thương mại tự do

22

TT-BTC

Thông tư – Bộ tài chính


23

GDCK

Giao dịch chứng khoán

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành
hoạt động vô cùng quan trọng, đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của
nó sản xuất ra phải được tiêu thụ, chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp được bán, được
tiêu thụ thì doanh nghiệp mới bù đắp nổi chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, đồng thời
thu được lợi nhuận để tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất.
Hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế thế giới mang lại rất nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới.
Việc nước ta tham gia vào rất nhiều tổ chức kinh tế thương mại lớn như WTO,
ASEAN,.. và ký kết nhiều hiệp định đối tác song phương và đa phương với các quốc gia
trên thế giới tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước bước vào sân chơi mới với
nhiều cơ hội về thị trường, tiếp cận được những phương thức quản lý mới, công nghệ
mới, có nhiều cơ hội để hợp tác với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh những thuận lợi
thì các doanh nghiệp trong nước cũng gặp phải không ít khó khăn cũng như thách thức
khi sự bảo hộ của chính phủ giảm dần, sự non kém về cung cách quản lý, nguồn nhân
lực trình độ thấp, nguồn tài chính giới hạn…so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận. Vì vậy vấn đề đặt ra
là làm thế nào để các doanh nghiệp hoạt động thành công, làm ăn có lãi trong điều kiện

môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay đều hoàn toàn phụ
thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm thì mới
có thể thu hồi vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tiêu thụ
được sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không thu hồi được vốn và không có lợi nhuận, hoạt
động tái sản xuất kinh doanh không được thực hiện dẫn đến thua lỗ và phá sản.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc hội nhập
kinh tế toàn cầu kinh tế nước ta chịu tác động của nhiều yếu tố. Do đó các doanh
nghiệp trong nước cần phải tìm ra các giải pháp, các chiến lược kinh doanh phù hợp để
nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Trong đó giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là một trong những giải
pháp hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp
phải phân tích thị trường, tìm ra lợi thế của công ty để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Có thể nói trần nhôm là một sản phẩm khá mới và hiện nay đang được rất nhiều
người tiêu dùng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng.


Một trong những thương hiệu trần nhôm nổi tiếng nhất tại Việt Nam là Austrong.
Các sản phẩm của Austrong Việt Nam đã được tin tưởng sử dụng tại nhiều dự án lớn
trong nước và quốc tế. Trần nhôm Austrong được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế
cao, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn việc sử dụng các loại trần treo thông thường,
nhưng độ bền của công trình được lâu dài hơn, thi công trần nhôm đơn giản, không mất
chi phí và thời gian lau chùi, bảo dưỡng đồng thời tạo được dáng vẻ hiện đại.
Thương hiệu trần nhôm thứ hai phải kể đến là trần nhôm Aluking. Aluking là các
tấm trần nhôm có thống sơn tĩnh điện, với hợp kim nhôm chất lượng tốt nhất, độ bền
cao giúp nâng cao yếu tố sinh thái, bảo vệ môi trường, phong cách hiện đại, rất tiện
nghi và sang trọng, đạt các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Trần nhôm giá rẻ AluKing
được sản xuất từ nguyên liệu Nhôm hợp kim cán nóng, mác 1001H24, 3003H24 đạt
tiêu chuẩn quốc tế, giúp cho sản phẩm trần nhôm AluKing không bị cong vênh, co
ngót và có độ ổn định cao.

Trần nhôm Aluminium Composite được làm từ hợp kim nhôm composite nhẹ, có
độ bền màu cao, có khả năng chống cháy, chống thấm cho tường, chống ăn mòn, bền
hóa học cao, kháng mài mòn và khả năng tiêu âm tốt. Tấm trần nhôm Composite được
ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống chúng ta như làm bảng biển, pano trong quảng
cáo, ốp mặt tiền, trang trí nội thất nhà, làm thân tàu, vỏ máy,… Cũng giống như những
loại trần nhôm khác, Aluminium Composite có nhiều màu sắc khác nhau và tính bền
màu nên được nhiều người tiêu dùng ccưa chuộng.
Trần nhôm là sản phẩm chủ yếu và quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và
kinh doanh của Austrong Việt Nam. Mặc dù đã có những kết quả sản xuất kinh
doanh tốt nhưng hiện nay trong nước xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp cũng sản
xuất và kinh doanh loại sản phẩm này, vì thế qua quá trình thực tập tiếp cận tình
hình thực tế tại Công ty TNHH Austrong Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “ Nâng
cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam” để
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Liên quan tới nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm có rất nhiều công trình nghiên
cứu, qua việc tìm hiểu sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan:
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị An, Khoa Kinh tế – Đại học
Thương mại, năm 2007, với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt
hàng thủy tinh và gốm xây dựng của Việt Nam trên thị trường nội địa”. Đề tài này đã
nói về thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng của Việt Nam
trên thị trường nội địa, trên cơ sở đó thấy được những thành tựu cũng như những mặt


còn tồn tại, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thủy
tinh và gốm xây dựng của Việt Nam trên thị trường nội địa.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đoàn Thị Thùy, Khoa Kinh tế – Đại học
Thương mại, năm 2011 với đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo Việt
Nam trên thị trường nội địa (lấy công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà làm đơn vị nghiên
cứu)”. Đề tài đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về cạnh tranh trên thị trường

đồng thời đánh giá được thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty, phân
tích những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đề tài cũng đưa ra được một
số giải pháp và kiến nghị đối với nhà nước giúp công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có thể
nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty mình trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hồng, Khoa thương mại quốc
tế – Đại học thương mại, năm 2010 với đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm của công ty may Chiến Thắng”. Luận văn đã hệ thống hóa được các khái niệm
và những vấn đề có liên quan đến đề tài, đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá thực
trạng sức cạnh tranh sản phẩm của công ty may Chiến Thắng, từ đó đề tài đã đưa ra
được những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cho công ty may Chiến
Thắng trên thị trường Hà Nội.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên thì còn có nhiều công trình khác cũng
nghiên cứu về đề tài “nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm”. Nhìn chung, các công trình
đó đã hệ thống được các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh, sức cạnh tranh của sản
phẩm, thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp nghiên cứu và đã đưa ra
được các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp đó.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Để thấy rõ được thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm từ đó đề ra những
biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục được những tồn tại trong việc nâng cao sức
cạnh tranh sản phẩm cửa Trần Nhôm của công ty, khóa luận đi sâu nghiên cứu và giải
quyết một số câu hỏi sau :
Thứ nhất, hàng hóa là gì? Cạnh tranh là gì? Sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh
tranh là gì?
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm có vai trò như thế nào và bao
gồm những nội dung, nguyên tắc gì?
Thứ ba, các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm là gì?
Thứ tư, tình hình kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản
phẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam trong giai đoạn gần đây như
thế nào?



Thứ năm, thực trạng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty
TNHH Austrong Việt Nam? Thành công đạt được, các mặt hạn chế và nguyên nhân
tồn tại?
Thứ sáu, quan điểm phát triển, định hướng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm
trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam hiện nay là gì?
Thứ bảy, giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm cho doanh
nghiệp và các kiến nghị đối với việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cho doanh
nghiệp?
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản
phẩm Trần Nhôm.
4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận : Làm rõ các khái niệm và quan điểm về sức cạnh tranh và nâng
cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Mục tiêu thực tiễn : Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động và nâng cao sức
cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam, qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trần nhôm cho
doanh nghiệp.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu về Công ty TNHH Austrong Việt Nam tại thị trường trong nước.
- Phạm vi thời gian
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Trần
Nhôm của Công ty trong khoảng thời gian từ 2012 - 2016, đồng thời đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh cho mặt hàng này của doanh nghiệp giai đoạn từ nay cho
tới năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài khóa
luận sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp. Đây
là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sổ sách, báo chí,
internet… cùng các số liệu báo cáo của công ty, chủ yếu là các số liệu kế toán liên
quan tới tình hình kinh doanh các loại hàng hóa của công ty, các báo cáo kinh doanh,
doanh thu của công ty từ năm 2012 tới năm 2016. Qua đó tổng hợp thống kê doanh thu


của mặt hàng trần nhôm, cũng như quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt
hàng này tại thị trường nội địa. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho
nội dung chương 2 và chương 3 của đề tài khóa luận.
5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê: Để thực hiện tổng kết số liệu, em đã thống kê các số liệu
thu thập được qua công tác thu thập số liệu thành dạng bảng. Từ các bảng số liệu, quan
sát và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
trần nhôm trên địa bàn cả nước.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Sau khi đã thống kê số liệu dưới dạng bảng và
sắp xếp phù hợp, em đã tiến hành so sánh đối chiếu số liệu qua các năm vào các thời
điểm cụ thể để làm nổi bật nên tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
trần nhôm trên địa bàn cả nước qua các năm. Qua đó thấy được khả năng cạnh tranh
của mặt hàng này trong thời gian qua.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để
phân tích tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic và phương pháp triển
khai, quy nạp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mở đầu thì khóa luận được kết cấu gồm 3 chương :
CHƯƠNG 1 : Một số lý luận về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2 : Thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Trần Nhôm của công

ty TNHH Austrong Việt Nam (giai đoạn 2012 – 2016)
CHƯƠNG 3 : Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Trần Nhôm của công
ty TNHH Austrong Việt Nam














×