Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 70 trang )

TÓM LƯỢC
Thị trường bất động sản bắt đầu hình thành từ năm 1990 và bắt đầu có sự thay
đổi lớn và công khai kể từ khi Luật đất đai ra đời năm 1993. Lịch sử thị trường bất
động sản Việt Nam đã trải qua nhiều những thăng trầm, biến động và chịu không ít
những ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong
điều kiện khó khăn như vậy, công ty vẫn tận dụng được cơ hội và đạt được những
thành công nhất định. Thị trường phân phối bất động sản phát triển ngày càng mạnh
mẽ, giúp đẩy nhanh và kích thích hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty ngày
càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Cùng với sự phát triển đó, sức cạnh tranh trong
lĩnh vực phân phối bất động sản ngày càng tăng, nhu cầu của khách hàng ngày càng
khắt khe và đòi hỏi cao hơn. Các công ty phân phối không ngừng nỗ lực, cố gắng để
nâng cao doanh thu, từ quá trình phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt
động kinh doanh của công ty để làm cơ sở đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động
phân phối và mở rộng thị trường của công ty.
Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư cũng là công ty mới đi vào hoạt
động trong lĩnh vực phân phối bất động sản so với những công ty đã hoạt động lâu đời
trên thị trường hiện nay. Công ty đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, đặc
biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế nói chung và khủng hoảng của thị trường bất
động sản nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, công ty cũng không
khỏi đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách từ phía thị trường vô cùng khốc liệt.
Sau thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của công ty,
tác giả nhận thấy sản phẩm chung cư là hoạt động chủ lực trong phân phối bất động
sản của công ty, tuy nhiên lại diễn ra chủ yếu trên thị trường Hà Nội đầy cạnh tranh và
còn nhiều vướng mắc như hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công ty
Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư”
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu để làm rõ các nội dung sau:
Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất
động sản An Cư.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công công ty cổ phần dịch vụ


bất động sản An Cư và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của
công ty.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất động
sản An Cư.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh môi giới
dịch vụ bất động sản của công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư”
GVHD: TS.GVC Nguyễn Thị Thu Hiền
Bộ môn: Kinh tế vĩ mô
Sinh viên thực hiện: Hoàng Mai Xuân – MSV: 13D160051
Lớp HC: K49F1 – Khoa Kinh tế - Luật
Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan bài luận văn này là công trình do chính tôi
nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kì một bài viết nào đã được công
bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kì một vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm”.
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Người làm cam đoan

Hoàng Mai Xuân

ii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh

môi giới dịch vụ bất động sản của công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư” được
hoàn thành là dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô giáo
Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là cô TS. GVC Nguyễn Thị Thu Hiền và toàn
thể lãnh đạo, nhân viên công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại cùng các thầy cô giáo trong trường,
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế - Luật đã tạo điều kiện cho tác giả được học
tập và rèn luyện, đã dành hết tâm huyết của mình giảng dạy cho tác giả những kiến
thức vô cùng quý báu và những kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trình học tập tại
trường để làm nền tảng giúp tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.GVC Nguyễn Thị
Thu Hiền, cô đã tận tình chỉ bảo, nhắc nhở, động viên và giải đáp những thắc mắc,
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị lãnh đạo, nhân viên trong công
ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư, đặc biệt là Trưởng phòng kinh doanh –
Nguyễn Văn Tuấn, đã tạo điều kiện cho tác giả tiếp xúc với công việc, cung cấp thông
tin và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của tác giả, giúp tác giả hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại công ty và làm khóa luận, do thời gian
không nhiều và bản thân còn nhiều hạn chế về mặt trình độ và nhận thức nên khóa
luận còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Mai Xuân

iii



MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1
Suy thoái kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam
gặp rất nhiều khó khăn, một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ
chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách
thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay
cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.........................................1
Trong bối cảnh phức tạp của môi trường toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục
bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các có sốc. Tăng
trưởng suy giảm trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm
2016 vẫn có những điểm sáng trong điều hành chính sách, cải cách hành
chính mạnh mẽ, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Những yếu tố
này sẽ làm nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm
2017...................................................................................................................1
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn điều chỉnh....................................................1
Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so
với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng
tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và
mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
...........................................................................................................................1
Nguy cơ lạm phát tăng trở lại............................................................................1
Không còn được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài như năm 2015, chỉ số giá
tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2016.
Giá cả các loại hàng hóa cơ bản phục hồi kết hợp với điều chỉnh giá nhóm
dịch vụ giáo dục và y tế đã gây ra sức ép lên lạm phát trong nước...................1
Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015.
Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm
2016, điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng

được nới rộng. Điều này cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm
hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý.................1
Phục hồi cán cân thương mại............................................................................1
Thương mại bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm 2016 khi
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu tăng nhẹ. Tốc độ nhập khẩu giảm mạnh
đã giúp cán cân thương mại dần chuyển sang thặng dư (sau khi thâm hụt nhẹ
năm 2015)..........................................................................................................1
Thị trường tài chính, tiền tệ và tài sản ổn định..................................................1
Về cơ bản, điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2016 là linh hoạt và chặt
chẽ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn bám sát mục tiêu ổn định lạm phát và
iv


thận trọng với mục tiêu này. Tuy nhiên, càng về cuối năm các nhân tố làm
tăng lạm phát xuất hiện càng nhiều, bao gồm sự phục hồi của giá năng lượng
và điều chỉnh giá dịch vụ công..........................................................................1
Để ứng phó với các tác động của suy thoái kinh tế, nước ta đã đưa ra nhiều
biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,
từng bước ổn định và đẩy mạnh tăng trưởng phát triển. Tuy nhiên, nhưng tác
động của suy thoái kinh tế vẫn còn để lại hậu quả kéo dài trong nhiều năm....2
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty
Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư nói riêng phải đối mặt với không ít khó
khăn từ tác động của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau để từng bước ổn định và phát triển. Tuy nhiên, để có cái
nhìn chính xác hơn về sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới doanh nghiệp thì
cần có những nghiên cứu cụ thể để từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm
khắc phục và giúp doanh nghiệp hạn chế những tác động tiêu cực từ suy thoái
kinh tế trong điều kiện kinh tế hiện nay............................................................2
Xuất phát từ thực tế và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần
dịch vụ bất động sản An Cư, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của suy

thoái kinh tế đế hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công
ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận,
với mong muốn có những đóng góp những giải pháp hợp lý nhằm giúp công
ty hoạt động có hiệu quả và hạn chế những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh
tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần An Cư nói riêng và của các
doanh nghiệp nói chung.....................................................................................2
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...........................2
Các vấn đề xoay quanh khủng hoảng, suy thoái kinh tế luôn nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích kinh tế trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Bởi vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này, dưới đây là một số công trình nghiên cứu về suy thoái kinh tế điển hình: 2
- Sách tham khảo...............................................................................................2
+ Tác giả Joseph Eugene Stiglitz, (2010), "Rơi tự do" ....................................2
Tác giả bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng
hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh
sự lặp lại của khủng hoảng. Thông điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can
thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực
ngành nghề nhất định.........................................................................................2
Joseph E. Stiglitz đã có những nhận định và hiểu biết sâu rộng về giai đoạn
biến động này.....................................................................................................2
+ Charles P.Kinleberger và Robert T Z. Aliber, (2009), Hoảng loạn, hỗn loạn
và cuồng loạn: gần 400 năm lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, NXB Trí
Thức. Kinleberger đã tiếp cận chủ đề khủng hoảng theo cách thức khác biệt
v


mà rất ít người lựa chọn. Thay vì liệt kê hàng loạt phương trình toán học phức
tạp, ông lại lý giải các cuộc khủng hoảng xác thực hơn bằng những giai thoại
và ví dụ thực tiễn. Kindleberger chỉ ra quan niệm thông thường cho rằng hành
động của con người là hợp lý và minh chứng một thực tế rằng nạn đầu cơ dẫn

đến sự bất ổn định là hiện tượng rất phổ biến, và rằng rất nhiều cuộc khủng
hoảng lại xuất phát từ những hành vi phi lý của con người, ví dụ như sự điên
cuồng và hoảng loạn. Cuốn sách đề cập đến các cuộc khủng hoảng kinh tế
trong lịch sử: nguyên nhân các cuộc khủng hoảng, cơ chế phát sinh, phạm vi
tác động và ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong lịch sử......................2
+ The Great Crash 1929 (Tên tiếng Việt: Ác mộng đại khủng hoảng, Alpha
Books & NXB Trí Thức phát hành) của John Kenneth Galbraith. ...................3
Galbraith đã kể lại thành công một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử
kinh tế thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhân loại trong thế kỷ
XX. The Great Crash 1929 sẽ giúp ta hình dung một cách đầy đủ nhất về toàn
bộ tiến trình diễn ra biến cố này........................................................................3
+ The Return of Depression Economics and the Crisis 2008 của nhà kinh tế
đoạt giải Nobel Paul Krugman lại đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quan
sáng tỏ về các cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng lớn trong những năm gần đây.
Đó là cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ La tinh trong những năm 1980, một thập kỷ
đình trệ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990, cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở châu Á năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng hiện nay. ..........3
+ Đào Thế Tuấn, (2009), Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu
vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dùng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, Số 370, Tháng 3/2009......................................................3
Bài viết nghiên cứu bản chất, nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2008 từ đó đưa ra các kết luận đúc kết cho xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
thông qua vết xe đổ của chủ nghĩa Tư Bản.......................................................3
+ Trần Đình Thiên, (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt
Nam và giải pháp ứng phó. Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế thế giới - chính sách ứng phó của Việt Nam”. Viện
Kinh tế Việt Nam...............................................................................................3
Nội dung chính của bài nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhân
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tác động của nó tới
kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách đối phó với khủng hoảng dựa

trên các nghiên cứu của cuộc khủng hoảng 2008..............................................3
+ Hồng Phúc, (2012), Suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam Tạp chí
thanh Niên “Phía trước” ngày 27/11/2012, nội dung bài báo nói về những tác
động nguy hiểm của suy thoái kinh tế và các biện pháp can thiệp của chính
phủ, chỉ ra các yếu kém của quản lý nhầ nước…..............................................3

vi


+ Th.S Đinh Tuấn Minh, (2010), Bài nghiên cứu của – Khủng hoảng kinh tế
hiện nay, phân tích và khuyến nghị từ các lý thuyết kinh tế trường phái Áo....4
Nội dung tóm tắt Kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái,
hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng. Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên
nhân dẫn đến suy thoái kinh tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ
góc nhìn của lý thuyết kinh thế trường phái Áo. Dựa trên kinh nghiệm của
cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và các diễn biến gần đây của nền kinh tế
Mỹ......................................................................................................................4
Luận văn và khóa luận:......................................................................................4
+Nguyễn Văn Ý kinh tế- luật Đh thương mại năm 2012. Đề tài “Ảnh hưởng
của suy thoái đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
và tư vấn xây dựng Dũng Nam ”.......................................................................4
+ Phạm Thị Ngân – Khoa kinh tế- luật Đh thương mại năm 2012. Đề tài “Ảnh
hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tuấn
Kiệt”..................................................................................................................4
Nội dung nghiên cứu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến chi phí
doanh thu lợi nhuận của công ty từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế
những ảnh hưởng đó..........................................................................................4
+ Nguyễn Thúy Quỳnh K42E5 Trường ĐH Thương Mại, (2010), Chuyên đề
tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
tới kinh doanh xuất khẩu gạch ngói của công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

sang thị trường các nước châu Á ”....................................................................4
Nội dung tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gạch ngói của công ty Viglacera Hạ Long và
đưa ra các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt
động xuất khẩu..................................................................................................4
+ Bài viết: “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực và tư nhân ở Việt
Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân
hàng” TS. Nguyễn Minh Huệ, Ths, Đặng Thị Thanh Phúc bài viết đăng lên
Website: sbv.gov.vn- 2011.................................................................................4
Nội dung bài viết phân tích vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế
quốc dân, thực trạng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ suy
thoái kinh tế và giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp từ vốn tín dụng
ngân hàng...........................................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................4
Khái quát một số lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và những ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.........................4
Phân tích, đánh giá tác động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh bất động
sản của Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư và đề xuất một số giải
vii


pháp nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái.
...........................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là suy thoái và ảnh hưởng của suy
thoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...........................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................6
- Phạm vi nội dung: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế nói
chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động

sản nói riêng......................................................................................................6
- Phạm vi không gian: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản của công ty cổ
phần dịch vụ bất động sản An Cư trên thị trường bất động sản........................6
- Phạm vi thời gian: Bài khóa luận xem xét, đánh giá thực trạng phát hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư giai đoạn
2013 – 2016; đưa ra quan điểm, định hướng, giải pháp kinh doanh cho công
ty giai đoạn 2017-2020......................................................................................6
5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................6
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................6
Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau đây:
Các báo cáo tài chính và tài liệu công ty từ các phòng ban của công ty cung
cấp (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm nghiên
cứu 2013-2016, báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các
năm ), Tổng cục Thống kê, các tạp chí tài chính. Dữ liệu thứ cấp được cung
cấp dưới dạng các số liệu thống kê công bố hàng năm (bản cứng, hoặc tải về
từ các trang web của đơn vị), các bộ dữ liệu điều tra, các báo cáo tổng hợp
hàng năm, các văn bản chính sách của Nhà nước …........................................6
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................6
Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông
tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung, phân tích, xử lý các thông
tin, dữ liệu thu thập được. Sử dụng bảng báo cáo doanh thu, chi phí lợi nhuận
hàng năm của công ty để so sánh, phân tích sự biến động tăng, giảm giá cả
đến doanh thu, chi phi, lợi nhuận qua các năm. Từ đó, thấy được ảnh hưởng
cửa suy thoái kinh tế đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của công ty.................6
5.2.1 Phương pháp so sánh đối chiếu................................................................6
Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bẳng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc ).
Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí của các năm sau so với
năm trước. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm

viii


hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích ảnh
hưởng suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh dịch vụ công ty qua từng
năm và từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về sự tăng giảm về doanh thu và hiệu
quả hoạt động của công ty qua các năm............................................................6
5.2.2 Phương pháp biểu đồ bảng biếu...............................................................7
Là phương pháp sử dụng các hình vẽ về cung cầu, các đồ thị, biểu đồ thể hiện
mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Thông qua biểu đồ, bảng biểu
sẽ giúp ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để phân tích dựa trên
nguồn dữ liệu thu thập được..............................................................................7
5.2.3 Phương pháp chỉ số..................................................................................7
Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần, %, được tính bằng cách
so sánh hai mức độ của cùng một đối tượng nghiên cứu. Khóa luận sử dụng
phương pháp này để tính các chỉ số về tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi
nhuận, hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây............................................................................................7
Ngoài các phương pháp trên, khóa luận còn dùng một số phương pháp nghiên
cứu khoa học khác như: Phương pháp liệt kê, phương pháp diễn giải…để bài
khóa luận hoàn thiện hơn...................................................................................7
6. Kết cấu khóa luận..........................................................................................7
Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được kết cấu gồm 03 chương:.....................................................................7
Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
dịch vụ bất động sản An Cư..............................................................................7
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công công ty cổ phần dịch
vụ bất động sản An Cư và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh
doanh của công ty..............................................................................................7

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ
bất động sản An Cư...........................................................................................7
CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SUY
THOÁI KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT
ĐỘNG SẢN AN CƯ.............................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về suy thoái và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp................................................................................................................8
3.2.2. Một số kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm
hạn chế ảnh hưởng của suy thoái.....................................................................56

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

hình 1.2: Minh họa kinh tế suy thoái do giảm tổng cung....................................10
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- Quý 1/2017...............22
Hình 2.2 Tăng trưởng kinh tế Quý 1/2017 của Việt Nam theo khu vực.............22
Hình 2.3: Một số chỉ báo công nghiệp Việt Nam giai đoạn Quý 1/2015- Quý
1/2017..................................................................................................................23
Hình 2.4: Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI giai đoạn Quý 1/2013- Quý 1/2017...24
Hình 2.5: Lạm phát Việt Nam giai đoạn Quý 1/2014- Quý 1/2017....................25
Hình 2.6: Cán cân và tăng trưởng thương mại giai đoạn Quý 1/2014- Quý
1/2017..................................................................................................................26
Hình 2.7: Chỉ số bán lẻ giai đoạn Quý 1/2014- Quý 1/2017...............................27
Hình 2.8: Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn Quý 1/2013- Quý 1/2017...............28
Hình 2.9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn Quý 1/2013- Quý 1/2017........28
Hình 2.10: Tỷ giá danh nghĩa (VND/USD) gia đoạn 2016-2017........................29

Hình 2.11: Lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nma giai đoạn Quý 1/2016- Quý
1/2017..................................................................................................................29
Hình 2.12: Tình hình tăng trưởng cung tiền M2, huy động và tín dung Quý 1,
giai đoạn 2015-2017............................................................................................30
Hình 2.13: Diễn biến giá vàng giai đoạn Quý 2/2015- Quý 1/2017....................31
Hình 2.14: Tình hình lao động trong ngành công nghiệp Quý 1, giai đoạn........32
2015-2017............................................................................................................32
Hình 2.15:Cơ cấu dự toán thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2016...........33
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2016....36
Biểu đồ 2.1: Doanh thu phân phối các dòng bất động sản của công ty cổ phần
dịch vụ bất động sản An Cư giai đoạn 2013 – 2016............................................40
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm do công ty An Cư phân phối...............................41
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư
giai đoạn 2013-2016............................................................................................42

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB
BĐS
BTC
CEIC
CN-XD
DNNN
DNNVV
ĐTNN
FDI
Fed

FRED
GDP
IFS
IMF
JLL
KHCN
NMI
NSNN
NH
NHNN
NHTM
OECD
PMI
qoq
TCTK
USD
VCB
VEPI
VEPR
VND
WB
yoy
ytd

Ngân hàng phát triển Châu Á
Bất động sản
Bộ Tài chính
Cơ sở dữ liệu CEIC
Công nghiệp- xây dựng
Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Cơ sở dữ liệu Dự trữ Liên bang
Tổng sản phẩm quốc nội
Thống kê Tài chính Quốc tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Việt Nam
Khoa học công nghệ
Chỉ số phi sản xuất
Ngân sách nhà nước
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng
Thay đổi so với quý trước
Tổng cục Thống kê
Đồng đô la Mỹ
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chỉ số hoạt động kinh tế Việt Nam
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Đồng Việt Nam
Ngân hàng Thế giới
Thay đổi so với cùng kỳ năm trước
Cộng dồn

xi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Suy thoái kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp
rất nhiều khó khăn, một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn
kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế
tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh
của doanh nghiệp
Trong bối cảnh phức tạp của môi trường toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc
lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các có sốc. Tăng trưởng suy
giảm trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn có những
điểm sáng trong điều hành chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Những yếu tố này sẽ làm nền tảng cho sự phục hồi của
nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017
 Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn điều chỉnh.
Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với
cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng
kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà
Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
 Nguy cơ lạm phát tăng trở lại.
Không còn được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài như năm 2015, chỉ số giá tiêu
dùng có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2016. Giá cả các
loại hàng hóa cơ bản phục hồi kết hợp với điều chỉnh giá nhóm dịch vụ giáo dục và y
tế đã gây ra sức ép lên lạm phát trong nước.
Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Trong
khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016, điều này
khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới rộng. Điều này
cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm hàng lương thực - thực phẩm,
năng lượng và do Nhà nước quản lý.
 Phục hồi cán cân thương mại.

Thương mại bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm 2016 khi
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu tăng nhẹ. Tốc độ nhập khẩu giảm mạnh đã giúp
cán cân thương mại dần chuyển sang thặng dư (sau khi thâm hụt nhẹ năm 2015).
 Thị trường tài chính, tiền tệ và tài sản ổn định.
Về cơ bản, điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2016 là linh hoạt và chặt chẽ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn bám sát mục tiêu ổn định lạm phát và thận trọng

1


với mục tiêu này. Tuy nhiên, càng về cuối năm các nhân tố làm tăng lạm phát
xuất hiện càng nhiều, bao gồm sự phục hồi của giá năng lượng và điều chỉnh giá
dịch vụ công.
Để ứng phó với các tác động của suy thoái kinh tế, nước ta đã đưa ra nhiều biện
pháp nhằm hạn chế và khắc phục sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, từng bước ổn
định và đẩy mạnh tăng trưởng phát triển. Tuy nhiên, nhưng tác động của suy thoái
kinh tế vẫn còn để lại hậu quả kéo dài trong nhiều năm.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cổ
phần dịch vụ bất động sản An Cư nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn từ tác
động của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để
từng bước ổn định và phát triển. Tuy nhiên, để có cái nhìn chính xác hơn về sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế tới doanh nghiệp thì cần có những nghiên cứu cụ thể để từ
đó có những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục và giúp doanh nghiệp hạn chế những
tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ thực tế và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần dịch
vụ bất động sản An Cư, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
đế hoạt động kinh doanh môi giới dịch vụ bất động sản của công ty Cổ phần dịch vụ
bất động sản An Cư” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận, với mong muốn có những
đóng góp những giải pháp hợp lý nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả và hạn chế
những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ

phần An Cư nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các vấn đề xoay quanh khủng hoảng, suy thoái kinh tế luôn nhận được rất nhiều
sự quan tâm của các nhà phân tích kinh tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Bởi vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, dưới đây là một số
công trình nghiên cứu về suy thoái kinh tế điển hình:
- Sách tham khảo
+ Tác giả Joseph Eugene Stiglitz, (2010), "Rơi tự do" .
Tác giả bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng
hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp
lại của khủng hoảng. Thông điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can thiệp của chính
phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.
Joseph E. Stiglitz đã có những nhận định và hiểu biết sâu rộng về giai đoạn biến
động này.
+ Charles P.Kinleberger và Robert T Z. Aliber, (2009), Hoảng loạn, hỗn loạn và
cuồng loạn: gần 400 năm lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, NXB Trí Thức.
Kinleberger đã tiếp cận chủ đề khủng hoảng theo cách thức khác biệt mà rất ít người

2


lựa chọn. Thay vì liệt kê hàng loạt phương trình toán học phức tạp, ông lại lý giải các
cuộc khủng hoảng xác thực hơn bằng những giai thoại và ví dụ thực tiễn. Kindleberger
chỉ ra quan niệm thông thường cho rằng hành động của con người là hợp lý và minh
chứng một thực tế rằng nạn đầu cơ dẫn đến sự bất ổn định là hiện tượng rất phổ biến,
và rằng rất nhiều cuộc khủng hoảng lại xuất phát từ những hành vi phi lý của con
người, ví dụ như sự điên cuồng và hoảng loạn. Cuốn sách đề cập đến các cuộc khủng
hoảng kinh tế trong lịch sử: nguyên nhân các cuộc khủng hoảng, cơ chế phát sinh,
phạm vi tác động và ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong lịch sử.
+ The Great Crash 1929 (Tên tiếng Việt: Ác mộng đại khủng hoảng, Alpha

Books & NXB Trí Thức phát hành) của John Kenneth Galbraith.
Galbraith đã kể lại thành công một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử
kinh tế thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhân loại trong thế kỷ XX. The Great
Crash 1929 sẽ giúp ta hình dung một cách đầy đủ nhất về toàn bộ tiến trình diễn ra
biến cố này.
+ The Return of Depression Economics and the Crisis 2008 của nhà kinh tế đoạt
giải Nobel Paul Krugman lại đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quan sáng tỏ về các
cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng lớn trong những năm gần đây. Đó là cuộc khủng
hoảng nợ ở Mỹ La tinh trong những năm 1980, một thập kỷ đình trệ của kinh tế Nhật
Bản trong những năm 1990, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 19971998 và cuộc khủng hoảng hiện nay.
+ Đào Thế Tuấn, (2009), Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu
vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dùng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, Số 370, Tháng 3/2009.
Bài viết nghiên cứu bản chất, nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2008 từ đó đưa ra các kết luận đúc kết cho xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thông qua
vết xe đổ của chủ nghĩa Tư Bản.
+ Trần Đình Thiên, (2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt Nam
và giải pháp ứng phó. Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới - chính sách ứng phó của Việt Nam”. Viện Kinh tế Việt Nam.
Nội dung chính của bài nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhân của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tác động của nó tới kinh tế Việt
Nam, từ đó đưa ra các chính sách đối phó với khủng hoảng dựa trên các nghiên cứu
của cuộc khủng hoảng 2008.
+ Hồng Phúc, (2012), Suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam Tạp chí thanh
Niên “Phía trước” ngày 27/11/2012, nội dung bài báo nói về những tác động nguy
hiểm của suy thoái kinh tế và các biện pháp can thiệp của chính phủ, chỉ ra các yếu
kém của quản lý nhầ nước…

3



+ Th.S Đinh Tuấn Minh, (2010), Bài nghiên cứu của – Khủng hoảng kinh tế hiện
nay, phân tích và khuyến nghị từ các lý thuyết kinh tế trường phái Áo.
Nội dung tóm tắt Kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái,
hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng. Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân
dẫn đến suy thoái kinh tế và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của
lý thuyết kinh thế trường phái Áo. Dựa trên kinh nghiệm của cuộc Đại khủng hoảng
1929-1932 và các diễn biến gần đây của nền kinh tế Mỹ.
Luận văn và khóa luận:
+Nguyễn Văn Ý kinh tế- luật Đh thương mại năm 2012. Đề tài “Ảnh hưởng của
suy thoái đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và tư vấn xây
dựng Dũng Nam ”
+ Phạm Thị Ngân – Khoa kinh tế- luật Đh thương mại năm 2012. Đề tài “Ảnh
hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Kiệt”.
Nội dung nghiên cứu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến chi phí doanh
thu lợi nhuận của công ty từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng đó.
+ Nguyễn Thúy Quỳnh K42E5 Trường ĐH Thương Mại, (2010), Chuyên đề tốt
nghiệp “Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh
doanh xuất khẩu gạch ngói của công ty cổ phần Viglacera Hạ Long sang thị trường các
nước châu Á ”.
Nội dung tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt
động xuất khẩu sản phẩm gạch ngói của công ty Viglacera Hạ Long và đưa ra các giải
pháp để hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu.
+ Bài viết: “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực và tư nhân ở Việt Nam
trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng” TS.
Nguyễn Minh Huệ, Ths, Đặng Thị Thanh Phúc bài viết đăng lên Website: sbv.gov.vn2011.
Nội dung bài viết phân tích vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế
quốc dân, thực trạng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh
tế và giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp từ vốn tín dụng ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Khái quát một số lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và những ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá tác động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh bất động
sản của Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư và đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là suy thoái và ảnh hưởng của suy
thoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế nói chung
và xem xét tác động của nó tới hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản nói riêng.
- Phạm vi không gian: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản của công ty cổ phần dịch
vụ bất động sản An Cư trên thị trường bất động sản
- Phạm vi thời gian: Bài khóa luận xem xét, đánh giá thực trạng phát hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư giai đoạn 2013 – 2016;
đưa ra quan điểm, định hướng, giải pháp kinh doanh cho công ty giai đoạn 2017-2020.
5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau đây: Các
báo cáo tài chính và tài liệu công ty từ các phòng ban của công ty cung cấp (báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm nghiên cứu 2013-2016, báo
cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm ), Tổng cục Thống kê, các tạp
chí tài chính. Dữ liệu thứ cấp được cung cấp dưới dạng các số liệu thống kê công bố
hàng năm (bản cứng, hoặc tải về từ các trang web của đơn vị), các bộ dữ liệu điều tra,

các báo cáo tổng hợp hàng năm, các văn bản chính sách của Nhà nước …
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông
tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung, phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu
thu thập được. Sử dụng bảng báo cáo doanh thu, chi phí lợi nhuận hàng năm của công
ty để so sánh, phân tích sự biến động tăng, giảm giá cả đến doanh thu, chi phi, lợi
nhuận qua các năm. Từ đó, thấy được ảnh hưởng cửa suy thoái kinh tế đến chi phí,
doanh thu, lợi nhuận của công ty.
5.2.1 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bẳng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc ). Tiêu
chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí của các năm sau so với năm trước.
Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua
các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích ảnh hưởng suy thoái kinh tế đến hoạt
động kinh doanh dịch vụ công ty qua từng năm và từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về sự
tăng giảm về doanh thu và hiệu quả hoạt động của công ty qua các năm.

5


5.2.2 Phương pháp biểu đồ bảng biếu
Là phương pháp sử dụng các hình vẽ về cung cầu, các đồ thị, biểu đồ thể hiện
mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Thông qua biểu đồ, bảng biểu sẽ giúp
ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu
thập được.
5.2.3 Phương pháp chỉ số
Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần, %, được tính bằng cách so
sánh hai mức độ của cùng một đối tượng nghiên cứu. Khóa luận sử dụng phương pháp
này để tính các chỉ số về tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh
doanh trong hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.

Ngoài các phương pháp trên, khóa luận còn dùng một số phương pháp nghiên
cứu khoa học khác như: Phương pháp liệt kê, phương pháp diễn giải…để bài khóa
luận hoàn thiện hơn.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất
động sản An Cư.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công công ty cổ phần dịch vụ
bất động sản An Cư và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của
công ty.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ bất động
sản An Cư.

6


CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SUY
THOÁI KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT
ĐỘNG SẢN AN CƯ
1.1. Một số khái niệm cơ bản về suy thoái và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm suy thoái kinh tế
Khái niệm suy thoái kinh tế
Theo Giáo trình kinh tế học vĩ mô: trong vòng từ hai quý liên tiếp trở lên trong
một năm”. “suy thoái kinh tế là sự suy giảm sản lượng GDP của một quốc gia, hoặc
tăng trưởng âm.

Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế (NBER) Hoa Kỳ đưa ra định
nghĩa về suy thoái kinh tế “Suy thoái là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước,
kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái là một hiện tượng kinh tế xảy ra do trên thị trường dòng tiền cung và
cầu mất cân bằng nghiêm trọng, theo đó vừa xảy ra lạm phát, vừa xảy ra giảm phát.
Trên thực tế, suy thoái tác động tiêu cực đến nhiều mặt của kinh tế, xã hội. Trong giai
đoạn này, tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các
doanh nghiệp tăng ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng
kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế
giảm sút. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động kinh doanh đình trệ. Cầu về lao động
trên thị trường giảm mạnh. Trong suy thoái lợi nhuận và doanh thu của doanh
nghiệp cũng giảm. Cầu về vốn giảm làm cho lãi suất thị trường cũng bị giảm trong
thời kỳ suy thoái.
1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về hoạt động kinh doanh, nhưng theo góc độ
pháp lý thì hoạt động kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi (theo Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005).
Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như là hoạt động
thương mại, (theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005) hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn các nhu
cầu của xã hội. Theo cách hiểu định nghĩa mang tính hệ thống này, chúng ta có thể
thấy mối lên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác trong xã hội. Mỗi

7


hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến hệ thống xã hội lớn

hơn, nên hệ thống kinh doanh liên quan đến hệ thống chính tri, kinh tế, luật pháp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả thu
được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt
động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu
hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả
thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại
lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với
lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối
với nhu cầu của thị trường.
1.2. Một số lí thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.1 Một số lí thuyết về suy thoái kinh tế
a, Chu kì phát triển kinh tế
Chu kì kinh tế hay còn gọi là chu kì kinh doanh, là sự biến động GDP thực tế
theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, hồi phục và hưng thịnh. Cũng có những
pha phục hồi thứ yếu nên chu kì kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và
hưng thịnh.
Trước đây, một chu kì kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy
thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại,
khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, sản lượng giảm sút, hoạt động sản xuất bị
ngưng trệ, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, v.v...
không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạnh nền kinh tế
thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
Ở Việt Nam, cho đến đầu thập kỉ 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư
bản chủ nghĩa, khi nói về chu kì kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng,
tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Hiện nay, không thấy còn cách gọi này nữa.

8



Các pha của chu kì kinh tế:
- Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta có
quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quý
luên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
- Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ.
- Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu pha suy thoái mới.
Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kì suy
thoái kinh tế.
b, Biểu hiện của suy thoái kinh tế
- Biểu hiện:
+ Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Thông thường người ta chỉ
nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kì kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau
điểm ngoặt với dấu hiện là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đối chiếu giữa chiều âm và
mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dầu hiệu của suy
thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số biểu hiện thường gặp
của suy thoái:
+ Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các
doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến các nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị và nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP
thực tế giảm sút.
+ Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.

9


+ Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá cả đầu vào của sản xuất

giảm bởi nguyên nhân cầu giảm sút. Giá dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không
nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh và giá cả của chứng khóa thường giảm
theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chi kì kinh doanh. Cầu về
vốn cũng giảm đi làm cho lãi xuất giảm xuống trong thời kì suy thoái.
c, Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế
- Suy thoái kinh tế do tổng cầu giảm:
Sơ đồ AD – AS có thể dùng để minh họa cho nguyên nhân dẫn tới suy thoái do
tổng cầu giảm. Khi các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn, kinh doanh
đình trệ, các doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi
tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp so với sản
lượng tiềm năng. Tiêu dùng giảm, sản lượng giảm kéo theo cầu lao động giảm, tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao từ đó dẫn tới suy thoái kinh tế. Ban đầu, tổng cầu AD tương ứng
với đường AD. Giao điểm của hai đường tổng cầu AD và đường tổng cung AS chính là
điểm cân bằng của nền kinh tế, điểm E. Khi tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển
song song sang trái thành đường AD’ cắt đường AS ở điểm F. F là điểm cân bằng mới
của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.
Hình 1.1: Minh họa kinh tế suy thoái do giảm tổng cầu

P

AD
AD'

AS

''''
P*

p


E
F

Y( sản lượng )
- Suy thoái do tổng cung giảm
AS'cho nguyên nhân này.Ban đầu, tổng cung AS
Sơ đồ AD – AS dùng đểY*minhYAS'
họa
Sản lượng tiềm năng
’ ’
tương ứng với đường AS. Giao điểm của hai đường tổng cầu AD và đường tổng cung
AS chính là điểm cân bằng của nền kinh tế, điểm
AS E. Khi tổng cung giảm, đường AS
AS
AD
AD
dịch chuyển song song sang trái, cắt AD tại điểm F. F là điểm cân bằng mời của nền
kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng giảm và mức giá chung tăng.
hình 1.2: Minh họa kinh tế suy thoái do giảm tổng cung

P
P*P
P*
10
Y YY*Y*

Sảnlượngtiềmnăng
Sản lượng tiềm năng



P

F
E
Y
- Suy thoái do hệ thống tín dụng đổ vỡ.
Sự co lại của thị trường tín dụng, sự đổ vỡ của các thị trường các công cụ phái
sinh như CDS có mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn sự sụp đổ vỡ bong bóng nhà đất rất
nhiều. Trong cho vay nhà đất lẫn trong thị trường nợ việc dùng đòn bẩy tài chính là hết
sưc quan trọng.
- Thiếu sự giám sát chặt chẽ.
Các ngân hàng thương mại chiêu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước,
còn các ngân hàng quản lý lỏng lẻo, không theo kịp hoạt động của tất cả các tổ chức
tài chính ngân hàng dẫn đến những rủi ro không lường. Có tiền, các công ty “thoải
mái” cho khách hàng vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua việc
mua lại các danh mục cho vay vừa mua lại, sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền.
Như vậy, rủi ro trong việc cho vay đã được chuyển từ thế giới đồ tiền mà các chứng
khoán này. Nhờ vậy, chính họ sẽ cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất
động sản ở Mỹ tăng nóng.
- Khủng hoảng niềm tin.
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, trường Đại học tổng hợp Colombia, người dành
được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001, thì cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự sụp
đổ thảm khốc niềm tin. Các ngân hàng đánh đổ lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như
tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt
giá, giá trị tài sản thực của ngân hàng. Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc
độ tin cậy, và độ tin cậy đó nếu bị xuống cấp sẽ làm giảm tổng cầu, gây ra sự sụt giảm
tổng sản phẩm quốc dân.
d, Tác động của suy thoái kinh tế
+ Thất nghiệp tăng.

GDP thực tế giảm thì tỉ lệ thất nghiệp tăng vì khi các doanh nghiệp sản xuất ít
hàng hóa dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng. Trong
mỗi đợt suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng
bắt đầu tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm dần, biến động xung quanh tỉ lệ thất nghiệp tự
nhiên bằng khoảng 5%.

11


+ Biến động kinh tế bất thường và không thể dự báo.
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là: “chu kì kinh doanh”, gắn liền với
những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, thuật ngữ “chu kì kinh doanh’
có thể dẫn tới hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý biến động kinh tế diễn ra theo quy luật, có
thể dự báo được. Trên thực tế, chu kì kinh doanh không hề có tính chất định kì và
không thể dự báo với độ chính xác cao.
+ Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động.
Khi GDP giảm trong thời kì suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty,
tiêu dùng đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và
ô tô ... cũng giảm. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong trong nền kinh tế, nên
nó biểu thị trong số liệu vĩ mô khác nhau và mức độ biến động của các biến số vĩ mô
cũng khác nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong chù kì kinh doanh. Mặc dù
đầu tư chỉ bằng một khoảng 1/7 GDP, nhưng sự suy giảm đầu tư đóng góp vào hai
phần ba mức suy giảm GDP trong thời kì suy thoái. Nói cách khác, khi các điều kiện
kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây
dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.
1.2.2. Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của công ty
a, Mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên đi kèm mục
tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tới những mục tiêu xã hội nhất
định. Định rõ mục tiêu là điều quan trọng trong thành công của tổ chức vì chúng định

rõ hướng đi, cho thấy những ưu tiên, những sự hợp tác cần thiết, là cơ sở cho việc lập
kế hoạch và hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu đặt ra cao hơn mức đã đạt được trong quá
khứ, rõ ràng, hợp lí, phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài của công ty. Các
mục tiêu dài hạn là cơ sở định hướng quan trọng của việc hình thành các chiến lược.
Dài hạn có nghĩa trên một năm, trong khi các mục tiêu ngắn hạn (hàng năm) đặc biệt
quan trọng việc thực hiện các chiến lược. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tính toán phân
bổ các nguồn lực. Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận. Các mục tiêu được thiết lập
cho toàn công ty và cho mỗi bộ phận.
b, Vai trò của hoạt động kinh doanh
Kinh doanh, hiểu theo nghĩa rộng nhất là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả
những tổ chức và hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Chúng ta có thể nâng cao mức sống của mọi người thông
qua các tổ chức giáo dục, các tổ chức xã hội và các tổ chức kinh tế.
Các tổ chức kinh doanh khác với các tổ chức khác ở chỗ chúng sản xuất hàng
hóa, cung cấp các loại dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận nhằm mở rộng hơn nữa hoạt
động kinh doanh.

12


Để đạt được mục đích này các doanh nghiệp phải sản xuất ra những loại hàng
hóa, dịch vụ mà khách hàng cần, nếu không thõa mãn những mong muốn đó của khách
hàng, doanh nghiệp sẽ phá sản.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo đảm cho hàng hóa được bán với giá
phải chăng và có chất lượng thích hợp. Một doanh nghiệp thành công phải luôn phát
hiện được những nhu cầu mới của khách hàng và luôn sẵn sàng thỏa mãn cá nhu cầu
đó. Khách hàng là thượng đế và có quyền quyết định mua hàng, mua với số lượng bao
nhiêu, với giá nào.
Dưới áp lực của cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất
sẽ cố gắng sử dụng có hiệu quả hơn nguyên liệu, thiết bị và lao động để tạo ra nhiều

hàng hóa hơn, chất lượng tốt hơn. Do đó, khi theo đuổi những quyền lợi riêng, tất yếu
doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi ích cho xã hội, bởi các doanh nhân sẽ phải thỏa mãn nhu cầu
của xã hội khi cố gắng thỏa mãn các ham muốn của họ. Trong lúc theo đuổi lợi nhuận
để làm giàu, nhà kinh doanh cũng phải phục vụ người tiêu dùng và phục vụ lợi ích xã
hội. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sản xuất ra những loại hàng
hóa, dịch vụ mà khách hàng cần. Một doanh nghiệp thành công phải luôn phát hiện
những nhu cầu mới của người tiêu dùng và luôn sẵn sàng để thỏa mãn những nhu cầu
đó. Quan niệm này là nền tảng của nền kinh tế thị trường.
c, Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh:
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh
nghiệp không thể kiểm soát được. Môi trường kinh doanh tác động liên tục tới hoạt
động cảu doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa taọ ra cơ hội vừa hạn ché
khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

13


- Môi trường văn hóa xã hội:
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh
hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trong nhóm này tác
động mạnh đến quy mô và cơ cấu thị trường.
Dân số quyết định quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu. Tiêu thức
này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến, thông thường thì dân số càng
lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về tiêu dùng tăng, khối lượng tiêu thụ một
số sản phẩm nào đó lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội kinh
doanh lớn và ngược lại.
Xu hướng vận động của dân số, tỉ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người
già, trẻ ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thỏa mãn nó trên
dòng thị trường các yêu cầu và cách thức đáp ứng của doanh nghiệp. Hộ gia đình và

xu hướng vận động, độ lớn của một gia đình có ảnh hưởng đến số lượng, quy cách sản
phẩm cụ thể... khi sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.
Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động ảnh hướng đến sự xuất hiện cơ hội
mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. Thu nhập và phân bố thu nhập của
người tiêu thụ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản
phẩm. Còn nghề nghiệp của tầng lớp xã hội tức là vị trí của người tiêu thụ trong xác hộ
có hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, họ sẽ đòi hỏi được
thỏa mãn nhu cầu theo địa vị xã hội.
Còn yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa phản ánh quan điểm
và cách thức sử dụng sản phẩm, vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt về nhu cầu tạo ra
cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu cầu.
- Môi trường chính trị pháp luật:
Các yếu tố thuộc chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội kinh
doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào. Sự ổn định của
môi trường chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền
chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị
trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Mức độ
hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến
việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế và công nghệ:
Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ
nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh
doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu
tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

14



×