Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập học kỳ tài chính Thế nào là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách có ý nghĩa thế nào? Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thực tiễn chứng minh luật ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.98 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


MỞ BÀI
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Nguồn thu cho ngân sách nhà nước là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động
kinh tế của nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,…. Do đó, việc
công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước rất quan trọng, đảm bảo việc sử
dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình trạng
tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Việc công khai cũng chính là việc hiện thực hóa
quyền giám sát của công dân với những công việc quan trọng của đất nước, mà cụ
thể hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước của các cá nhân cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Đề 2: “Thế nào là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân
sách? Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách có ý nghĩa thế nào?
Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thực tiễn chứng minh luật ngân
sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt
động ngân sách nhà nước” để đi sâu tìm hiểu hoạt động công khai ngân sách nhà
nước.

NỘI DUNG
I, Các vấn đề lí luật về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách:
1.
Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách:
Khoản 1 điều 8 luật Ngân sách nhà nước 2015 đã quy định rõ: “ Ngân sách
nhà nước được quản lý thống nhất, tập tring dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công
khai, minh bạch, công bằng, có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp ”
Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín. Minh bạch là
làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhằm lẫn được.


Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính
đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Việc nhà nước có
đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu hay không
phụ thuộc nhiều vào tính minh bách của ngân sách. Điều này cũng rất quan trọng


đối với nhà tài trợ, những người hiển nhiên sẽ không hài lòng nếu sau khi hỗ trợ tài
chính cho một quốc gia lại không có đủ thông tin về việc sử dụng nó vào đâu, như
thế nào? Những nhà đầu tư cũng cần có sự minh bạch về ngân sách để có thể đưa
ra các quyết định đầu tư, cho vay…
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật phòng chống tham nhũng năm 2005
(Sửa đổi, bổ sung năm 2012): “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố,
cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.”
Công khai ngân sach là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông
tin tài chinh như: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách; tình hình thực
hiện ngân sách và quyết toán; kết quả thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nhà
nước ( trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
dự trữ quốc gia) của các dự toán ngân sach theo từng lĩnh vực. Việc công khai
được thực hiên thông qua những hình thức pháp luật quy định như: công bố tại kỳ
họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm’;
thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiên thông tin đại chúng;
… Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết tài chính của các
đơn vị dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước
thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành
2.

Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách:

Nguyên tắc công khai minh bách chính là một trong những nguyên tắc quan

trọng của hoạt động ngân sách. Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của
cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực
hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy
động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của
pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm
sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Việc thực hiện Luật NSNN đã tạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN
thông nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính sách thu ngân sách, định mức
phân bổ chỉ NSNN, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NSNN do Trung
ương thống nhất ban hanh, áp dụng trong phạm vi cả nước, thu ngân sách được tập


trung vào kho bạc nhà nước và thực hiện phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân
sach theo Luật định.
Dự toán ngân sach được xây dựng từ cơ sở, được tổng hợp trinh Quốc hôi,
HĐND các cấp ở địa phương xem xét, quyết định. Do vậy, đã đảm bảo quản lý
NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai minh bach, thúc đẩy phát triển kinh
tế- xã hội, chỉ an sinh xã hội, đầu tư cho kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tích
cực; đảm bảo quốc phòng, an ninh
Công khai, minh bạch kết quả kiểm toán cũng giúp người dân tham gia
giám sát các hoạt động của Chính phủ tốt hơn. Họ có thể đánh giá mức độ đạt được
của các cam kết từ phía Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội
xét trên khía cạnh những con số về kinh tế, ngân sách.
Hiện nay, chúng ta đang ra sức nỗ lực đấu tranh phòng chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực nhưng đạt kết quả thấp. Trong đó có nguyên nhân việc cấp, quản
lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách của một số cơ quan nhà nước còn mập mờ, thiếu
minh bạch. Điều này đã tạo kẽ hở cho những người có chức, có quyền trong quản
lý ngân sách nhưng thoái hóa biến chất có điều kiện, cơ hội để thực hiện hành vi
chiếm đoạt, lãng phí.
Công khai kết quả kiểm toán góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành

quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức tham gia quản lý, sử dụng tiền, tài sản,
ngân sách nhà nước và các cá nhân có liên quan. Công khai thông tin kết quả kiểm
toán liên quan trực tiếp đến uy tín của cá nhân lãnh đạo và tập thể đơn vị được
kiểm toán. Đây là yếu tố có tác động gây áp lực cả bên trong và bên ngoài đối với
các đơn vị trong nỗ lực tuân thủ pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó,
kết quả kiểm toán công khai thể hiện cả những mặt tích cực và những yếu kém của
đơn vị được kiểm toán, nêu cụ thể vi phạm và xác định rõ trách nhiệm của một số
cá nhân – là kênh thông tin giúp công tác phòng chống tham nhũng lãng phí trong
quản lý sử dụng ngân sách.
II – Nguyên tắc công khai trong hoạt đọng ngân sách nhà nước theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước 2015
1.
Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước theo
quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015


Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 25/6/2015 (Luật NSNN 2015), có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 đã
sử đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng với mục tiêu là nâng cao tính minh
bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN; kiểm soát chặt chẽ hoạt
động thu, chỉ ngân sách; nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính –
NSNN bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… Theo đó, các quy định về
công khai minh bạch ngân sách đã có những sửa đổi, bổ sung rõ ràng, minh bạch
hơn. Cụ thể:


Đối tượng công khai:

Theo quy định tại khoản 1 điều 15 luật NSNN 2015, đối tượng công khai
ngân sach nhà nước bao gồm:

-

Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân

-

Dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết

dân;
định;
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước;
Quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân
dân phê chuẩn
Dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sach của các đơn
vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các
chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà
nước.
Theo quy định trên, các cấp ngân sach nhà nước, các đơn vị dự toán ngân
sách, các tổ chức được ngân sach nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản có sử dụng vốn ngân sach nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có
nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của
nhân dân được cấp có thẩm quyền cho pháp thành lập theo quy định của pháp luật
phải thực hiện công khai số liệu thu – chi ngân sách.
Ngoài ra, theo khoản 2 điều 15 luật NSNN đã bổ sung việc công khai thủ tục
ngân sach nhà nước. Theo đó các cơ quan thu, cơ quan tài chính và kho bạc nhà
nước thực hiện hoạt động công khai các quy định về quy trinh, thủ tục kê khai, thu,


nôp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán
ngân sách nhà nước.



Nội dung công khai:

Nội dung công khai ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 1 điều 15 gồm:
Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước
trinh Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền
quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sach
nhà nước;
Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số
liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ
quốc gia.
Về nội dung công khai, Luật NSNN 2015 đã bổ sung một số quy định về nội
dung:
Thứ nhất, công khia dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội giám
sát công tác quản lý ngân sach từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với việc công khai dự toán
ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giúp cho công tác
công khai minh bạch ngân sach phù hợp với thông lệ Quốc tế, đặc biệt là Chỉ số
Ngân sách mở(OBI) của tổ chức quan hệ đối tác ngân sach quốc tế IBP, yêu cầu
cao việc công khai ngân sach từ khâu dự thảo ngân sach trình Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp.
Thứ hai, công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách, cùng với báo cáo
thuyết minh, giải trinh ngân sách. Việc bổ sung thêm nội dung công khai tình hình
thực hiện ngân sách giúp cho việc theo dõi thông tin công khai được liên tục từ
khâu lâp dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sach; đồng thời, các báo
cáo thuyết minh về dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân scah đi kèm với
số liệu công khai ngân sách, giúp cho việc công khai gắn với minh bạch và tăng
cường trách nhiệm giải trinh của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng

ngân sach nhà nước.


Thứ ba, kết quả thực hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán: Việc công
khai báo cáo kết quả kiểm toán, cũng như kết quả thực hiện các khuyến nghị của
kiểm toán giúp cho việc thực hiện các khuyết nghị kiểm toán được nghiêm túc và
tăng cường giám sát của người dân đối với việc thực hiện các khuyết nghị, kết luật
của cơ quan kiểm toán nhà nước.


Hình thức công khai:

Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số
hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan . tổ chức, đơn
vị, các nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với công khai thủ tục ngân sách, việc công khai được thực hiên bằng các
hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ
quan.


Thời gian công khai ngân sách :

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật NSNN 2015, thời gian công
khai ngân sách nhà nước đã được rút ngắn so với quy định của luật cũ :
Báo cáo dự toán ngân sach nhà nước phải được công khai chậm
nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, ủy ban
nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân.
Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm

quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có
thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán NSNN, kết quả thực hiện các kiến
nghị của kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể
từ ngày văn bản được ban hành. (thay vì quy ddibhj 60 ngày như cũ)
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sach nhà nước hằng quý, 06
tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và
06 tháng.
Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hằng năm được công khai
khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau’’.

Trách nhiệm công khai ngân sách:


Bộ tài chính thực hiện công khai những nội dung theo quy định đối với ngân
sách nhà nước và ngân sách trung ương. UBND cấp tỉnh thực hiện công khai hoặc
giao Sở tài chính thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với ngân sách
cấp tỉnh và địa phương. UBND cấp huyện thực hiện công khai hoặc giao cho
Phòng tài chính – Kế hoạch thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với
ngân sach cấp huyện. UBND cấp xã thực hiện công khai các nội dung ngân sách xã
và các hoạt động tài chính khác ở xã.
Nguyên tắc công khai ngân sách còn được đề cấp đến trong hoạt động giám
sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Theo đó, việc thực hiện công khai ngân
sach nhà nước thuộc một trong những nội dung của hoạt động giám sát ngân sach
nhà nước của cộng đồng.
Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội
dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách
nhà nước;

b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15
của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng
đồng.
2. Thực tiễn thực hiện hoạt động công khai ngân sách nhà nước hiện
nay

Việc công khai ngân sách theo quy định của Luật NSNN 2015 bước đầu đã
phát huy được tác dụng; công tác kiểm tra nội bộ, cấp trên với cấp dưới được tăng
cường và từng bước phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể, quần chúng nhân
dân, người lao động, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Đồng thời, đã tạo được kênh thông tin
quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về tài chính – ngân
sách của các tổ chức, cá nhân, được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng
hộ.


Kết quả khảo sát ngân sách của Việt Nam cho thấy : chỉ số công khai ngân
sách mở cửa Việt Nam công bố cho năm 2015( OBI2015) là 18 điểm trên tổng
điểm 100. Mức điểm này gần như không thay đổi so với đánh giá năm 2012 (19
trên 100 điểm) và thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình toàn cầu (45 điểm).
Điều này cho thấy công chúng được cung cấp ít thông tin về ngân sách. Tuy nhiên,
so sánh với các nước trong khu vực, mức độ minh bạch ngân sách của Việt Nam
cao hơn Trung Quốc ,Campuchia, Myanma nhưng thấp hơn nhiều nước Đông Nam
Á khác như Philipin, Indonexia, Malaixia và Thái Lan, trong đó đặc biệt Philipin
đạt mức minh bạch tốt đáng kể (65 điểm).
Điểm xếp hạng ba trụ cột của xếp hàng công khai ngân sach của Việt Nam
có những thay đổi đáng ghi nhận. Sự tham gia của công chúng đối với các vấn đề
ngân sách đạt 42/100 điểm thứ hạng và ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, ở trụ cột này,

Việt Nam xếp cao hơn mức trung bình 25 điểm của toàn cầu và tốt hơn phần lớn
các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
Về trụ cột giám sát về ngân sách của cơ quan lập pháp và kiểm toán, Việt
Nam được đánh giá là đầy đủ với điểm 61/100 điểm đối với cơ quan lập pháp và
75/100 điểm thứ hạng đối với cơ quan kiểm toán. Trong 8 tài liệu ngân sách chủ
chốt cần được công khai, trong kỳ OBI2015, Việt Nam đã công bố thêm Tài liệu
Ngân sách dánh cho công dân và tăng tính phù hợp của báo cáo ngân sach trong kỳ
(báo cáo quý). Tuy nhiên, dự thảo dự toán ngân sách vẫn chưa được công bố. Hơn
nữa, báo cáo giữa kỳ (6 tháng) vẫn chưa được coi là Báo cáo giữa kỳ theo thông lệ
quốc tế vì chưa có các thông tin định lượng về dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo tài
chính cho giai đoạn tiếp theo của kỳ ngân sách. Báo cáo kiểm toán nhà nước công
bố chậm hơn quy định của thông lệ quốc tế ( không muộn hơn 18 tháng kể từ khi
kết thức năm tài chính ).
Luật Ngân sách nhà nước đã phân định rõ vai trò, quyền hạn giữa quốc hội
và HĐND các cấp; quy định rõ, công khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và
nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ
trách nhiệm và nâng cao quyền chủ động, trách nhiệm, quản lý, sử dụng ngân sách
của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách. Việc công bố công khai sô liệu
thu, chi ngân sách nhà nước ngày càng được tăng cường.Ngoài việc quy định công
bố công khai số liệu dư toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội
và HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn, còn mở rộng nội dung công khai ngân
sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí; công
khai các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản
đóng góp của nhân dân: các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn
ngân sách nhà nước; công khai các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các
cá nhân, dân cư….


Việc công khai quy trình ngân sách, công khai dự toán, thực hiện dự toán và
quyết toán ngân sách, công khai kết quả kiểm toán ngân sách hằng năm cũng được

đẩy mạnh. Dự toán ngân sach được công khai từ các định hướng chính sách ngân
sách của Nhà nước đối với năm lập dự toán ngân sách; công khai số liệu dự toán
sau khi được Quốc hội và HĐND các cấp phê duyệt. Theo đó, hàng quý, Bộ tài
chính thực hiện công khai số liệu ngân sach nhà nước theo mẫu báo cáo thông kê
tài chính Chính phủ. Số liệu về thực hiện ngân sách hằng năm được công khai 2
lần, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 11 của năm đó và lần thứ 2 vào thời điểm
tháng 5 của năm sau. Các số liệu quyết toán ngân sách và báo cáo kiểm toán cũng
được công khai theo quy định. Bên cánh đó, với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những nội dung
công khai ngân sach của các cấp ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên chính những trang thông tin
điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương,…..
Đặc biệt, Luật NSNN 2015 đã bám sát quy đinh tại điều 55 của Hiến pháp
năm 2013, đó là “ NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài
chính công khác do nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả,
công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. NSNN gồm ngân sách trung
ương và ngân sach địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo,
bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán
và do luật định”. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại điều 70, đó là: Quyết định
chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các
thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ
công, nợ chính phủ, quyết định dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương,
phê chuẩn quyết toán NSNN.
Có thể thầy, sự ra đời của Luật NSNN 2015 nhấn mạnh tính công khai, minh
bạch của NSNN và vai trò của giám sát NSNN. So với luật NSNN năm 2002, các
quy định trong luật 2015 có riêng điều 15 để quy định về nội dung, hình thức, thời
hạn công khai quá trình lập dự toán, dự thảo ngân sách, dự toán, chấp hành, quyết
toán, kết quả kiểm toán NSNN. Luật NSNN 2015 đã luật hóa các vẫn đề liên quan
đến công khai, minh bạch ngân sách; công khai, minh bạch được xem là một trong

nguyên tắc quản lý ngân sách( điều 8) và đặc biệt, việc công khai được nhấn mạnh
tại điều 15” Công khai ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách nhà nước của
cộng đồng”. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai,phạm
vi công khai, hình thức công khai và trách nhiệm phải thực hiện cong khai. Điều đó
chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong toàn bộ các khâu của quy
trình ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong


kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan. Công khai, minh bạch NSNN là điều kiện cần để nâng cao hiệu
quả của NSNN và tăng cường khả năng giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí,
kém hiệu quả do sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách
gây ra.
Tuy nhiên, Luật mới có những ưu điểm, nhưng việc thực thi luật mới bước
đầu vẫn gặp nhưng trở ngại, bất cập. Công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều
những bất cập. Hạn chế chủ yếu vẫn laf các số liệu thống kê, công khai còn hạn
chế. Hiện nay, các quy định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định về nội
dung công khai, đối tượng công khai, trách nhiệm công khai, thời hạn và hình thức
công khai mà chưa chú trọng đến chất lượng của công khai. Điều này dẫn đến tình
trạng các đối tượng, mặc dù không công khai số liệu sai sự thật do đã có chế tài xử
lý với hành vi này, nhưng lại công khai những số liệu chung chung, chưa cụ thể,
nhiều số liệu còn nhập nhằng
Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu quả
thực tế thật sự ấn tượng, chưa tạo được nhưng chuyển biến tích cực trong hoạt
động của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do
công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở việc công khai số liệu mà chưa
gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những số liệu chưa rõ ràng, phát
hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của pháp luật.
3.


Một số đề xuất kiến nghị:

Pháp luật mới ban hành tức là còn cả một chặng đường dài để thử thách và
xem xét hiệu quả thực hiện. Để luật NSNN 2015 nói chung và các quy định về
nguyên tắc công khai ngân sách nhà nước nói riêng được đảm bảo thực thi có hiệu
quả, Quốc hội, chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng
và ban hành thêm các văn bản hướng dẫn. Xem xét các văn bản đã cũ nhưng vẫn
còn hiệu lực, liệu các quy định đó còn thích hợp không?Có tương thích với quy
định của luật mới hay không?
Để nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch ngân sách nhà nước, cần:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp
cũng như thanh toán ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền
hạn với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao
giải quyết công việc.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với
thông lệ quốc tế để sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung


ương và ngân sách địa phương; nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân
sách hiện hành phù hợp với thông lê quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ chức
quản lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu,
mua sắm của chính phủ. Việc nâng cao chất lượng chi tiêu của Chính phủ sẽ góp
phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dung và
củng cố lòng tin của nhân dân. Cơ chế giám sát ngân sách nhà nước của công đồng
là một quy định mới, quy định này cần được thực hiện, phổ biến triệt để đối với tất
cả các cấp ngân sách. Cần gắn chặt công tác công khai hoạt động ngân sách với
hoạt động chất vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của công tác
công khai ngân sách.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công
khai tài chính – ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về
tình hình công khai ở địa phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát
trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước
KẾT LUẬN
Công khai ngân sách nhà nước là biện pháp nhằm công khai, minh bạch các
khoản chi từ NSNN, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập
thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá
trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp
thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả
ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy công khai, minh
bạch trong hoạt động ngân sách là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa
tham nhũng. Qua bài luận ta có thể thấy được mục đích cũng như nội dung của
việc công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN, song song với đó là sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý và sử dụng NSNN. Từ đó thúc đẩy kinh tế
phát triển , thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách nhà nước 2015
2. Luật Ngân sách nhà nước 2002
3. />dDocName=MOFUCM107928&_afrLoop=83462302780869877#!
%40%40%3F_afrLoop%3D83462302780869877%26dDocName
%3DMOFUCM107928%26_adf.ctrl-state%3Dxf9y2cnt8_4
4. Công khai, minh bạch ngân sách nhà nước ( Thời báo tài chính số ra
07/04/2015 – PV Hồng Trâm)
5. Công bố báo cáo chỉ số công khai ngân sách 2015 (OBI 2015)
6. Giáo trình Luật tài chính đại học luật Hà Nội
7. />8. Một số trang wed , tạp chí online khác




×