Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

3=AAu b=E1=BB=81n v=c5=a9ng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.08 KB, 3 trang )

Giải pháp nào cho cây hồ tiêu bền vững trên đất Chư Pưh, Gia Lai
Hoàng Văn Hoan
Trạm Bảo vệ thực vật Chư Pưh
Điện thoại:
059.350.6264- 0969.52.55.99
Những năm gần đây, cây hồ tiêu đang mang lại lợi nhuận lớn cho người nông
dân bởi giá tiêu thụ trên thị trường luôn đạt mức cao, tính đến cuối năm 2014 và đầu
năm 2015 giá hồ tiêu xô đạt đến 200.000 đồng/kg, nhưng hầu như người nông dân
không có hồ tiêu để bán như mấy năm trước đây do diện tích hồ tiêu giảm sút do sâu
bệnh gây ra và gia tăng diện tích già cỗi. Sự phát triển cây hồ tiêu tự phát, ồ ạt không
theo quy hoạch quy trình chọn tạo giống và các biện pháp canh tác củ đã không còn
phù hợp với tốc độ lây lan, tích lũy nguồn nấm bệnh và mức độ lây nhiễm nguồn bệnh
qua đất ngày càng chóng mặt. Phải nói những vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh hầu như
nguồn đất đã nhiễm bệnh, việc cải tạo, phục tráng nguồn giống hiện nay chỉ dành ưu
tiên số 1 cho các nhà nông dân mày mò trong sự may rủi.
Sự buông lỏng và không kiểm soát được nhiều loại phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật, việc sử dụng phân bón các loại và hiệu quả phòng trừ các nhóm thuốc bảo vệ
thực vật hiện nay thì ở mức độ và không kiểm soát được về chất lượng. Việc thanh
kiểm tra chưa thường xuyên, nguồn kinh phí cho kiểm định hầu như không đáp ứng
được thực tế, cuối cùng người nông dân “bơi” trong ứng dụng. Đến nay, các nhà
chuyên môn chưa ai đưa ra được phác đồ điều trị cho cây hồ tiêu như phác đồ điều trị
trong y tế hoặc trong phòng trừ bệnh trên gia súc, gia cầm. Mỗi Trung tâm, Viện nghiên
cứu, mỗi cơ quan chuyên ngành của mỗi tỉnh đưa ra các biện pháp để phòng trừ nhưng
hiệu quả thực tế rất khiêm tốn và người nông dân trong vòng luẩn quẩn không biết nghe
ai để ứng dụng có hiệu quả.
Giải pháp nào cho cây tiêu bền vững
Từ thực trạng hồ tiêu chết qua các năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và
huyện Chư Pưh nói riêng là một bài học đắt giá cho việc trồng hồ tiêu ào ạt, chỉ dựa
trên phép tính lợi nhuận đơn giản, không theo một quy hoạch cộng với hạn chế nhiều
về kỷ thuật của một số bà con nông dân chưa đáp ứng được trong điều kiện dịch bệnh
trên cây hồ tiêu ngày càng phát sinh trên diện rộng mà hầu như người nông dân vẫn còn


thờ ơ trong việc thu gom tiêu hủy những diện tích bị chết qua các năm. Có lẽ người
nông dân tiếp tục thiệt hại cho cuộc chạy đua giá trị kinh tế của cây trồng này trong khi
có những giải pháp canh tác để thực hiện để nhằm giảm bớt thiệt hại nói trên hầu như
chưa được quan tâm.
Trước tình hình đó với gốc độ chuyên môn chúng tôi đề xuất một số giải pháp
cần được chú trọng trong rất nhiều các giải pháp đã từng khuyến cáo.


- Về giống: Trước mắt nên sử dụng 2 giống tiêu chủ lực để trồng đó là giống
Vĩnh Linh và Lộc Ninh trong đó nên quan tâm hơn giống tiêu Vĩnh Linh vì có nhiều ưu
điểm vượt trội hơn các giống tiêu khác. Các cơ quan ngành nông nghiệp từ cấp trung
ương đến địa phương cần quan tâm trong việc phục tráng lại các giống nói trên để hạn
chế sự suy thoái nguồn giống, đây là vấn đề quan trọng mà bà con nông dân quan tâm
nhưng hầu như chưa có động thái gì từ chiến lược của các nhà quản lý và sự say sưa
của các cơ quan khoa học.
- Về xử lý đất và thu gom tiêu hủy: Những diện tích, vùng đất bị tiêu chết nếu
không có động thải thu gom tiêu hủy thì khuyến cáo không nên phát triển trồng tiêu bởi
lẽ sớm muộn gì cây tiêu khó sinh trưởng và phát triển được kể cả việc đưa giống mới
cũng không có ý nghĩa đối với vùng đất nhiễm bệnh. Trong các năm qua các cơ quan
chuyên môn đã có văn bản, các cán bộ kỷ thuật trực tiếp hướng dẫn xuống tận bà con
nông dân có các vườn tiêu chết để thu gom tiêu hủy nhưng kết quả mang lại rất thấp vì
nhiều lý do khác nhau. Để làm được điều này người trồng tiêu phải nhận thức nếu
không thu gom tiêu hủy thì hậu quả của sự phát triển cây tiêu trong tương lại khó bền
vững như đã khuyến cáo nói trên, chúng ta cũng không để cho người trồng tiêu bươn
chải trong việc thu gom mà phải cả hệ thống chính trị vào cuộc phát động các phong
trào như các chiến dịch hiện nay trong đó nồng cốt là Đoàn thanh niên, Hội Nông dân,
Hội phụ nữ…
- Về thay đổi môi trường sống của cây hồ tiêu: Theo chúng tôi đây cũng là mấu
chốt quan trọng, sự phát triển ồ ạt diện tích hồ tiêu kéo theo hệ lụy của nạn phá rừng để
làm trụ tiêu hậu quả của nạn phá rừng có biện chứng với đời sống cây hồ tiêu. Phải

nhận thức được rằng không có cây trồng thân leo nào chịu nỗi 6 tháng mùa khô kéo dài
trong điều kiện khí hậu biến đổi ngày càng khó lường thế mà hầu như trên 80% đến
90% diện tích hồ tiêu hiện có trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Chư Pưh nói riêng
chỉ là cột gỗ, trụ bê tông trơ trọi không có vành đai và cây che bóng trong vườn. Hậu
quả sự coi thường của biện pháp này chỉ là vườn tiêu mới năm thứ 2 trở đi đã xuống
cấp, trơ trọi, tăng chi phí sản xuất hệ lụy nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế và đời
sống của người trồng tiêu. Với quan điểm nếu như không quan tâm giải pháp này thì
chúng ta cần thận trọng phát triển diện tích. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo những
diện tích hiện có cần trồng cây che bóng, chắn gió vành đai và trồng xen bổ sung trong
vườn tiêu ( có thể 2 hàng tiêu bổ sung 1 hàng bóng mát), nếu trồng mới thì bằng mọi
giá phải trồng cây che bóng thành các hàng tiêu xen kẻ với các trụ khác. Qua những
năm theo dõi và thực tế chúng tôi khuyến cáo cần sử dụng cây Muồng đen ( tên khoa
học Cassia ) là cây hợp lý nhất, còn cây keo Cu Ba cây khác chỉ sử dụng làm trồng đai
chắn gió và hàng rào, việc sử dụng làm trụ, choái cũng nên cân nhắc.
- Về giải pháp kỷ thuật canh tác: Đó là trồng tiêu theo hướng trồng cạn, có lên líp
(luống) hoặc phủ màng che cho từng hàng trong mùa mưa để thoát nước tốt trong mùa
mưa, giảm bớt mật độ nấm Phytopthra sp trong vùng rễ. Kỷ thuật trồng tiêu làm bồn
sâu phải nói có lợi thế thuận lợi trong việc tưới nước trong mùa khô nhưng không thể
thoát được nước trong mùa mưa, sự biến đổi khí hậu ngày càng thay đổi, cũng như sự


tích lũy nấm bệnh tại vùng rễ ngày càng nhiều và gia tăng trên diện rộng do vậy hồ tiêu
sẽ chết chỉ là thời gian và tùy thuộc vào khả năng kinh nghiệm phòng trừ của các nhà
vườn. Ứng dụng và đầu tư các loại phân bón hữu cơ, phân bón hưu cơ sinh học, các chế
phẩm sinh học trong việc phòng trừ nấm Phytopthra sp, tuyến trùng rễ hạn chế việc sử
dụng nhiều phân bón hóa học, các dạng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật có tính độc cao
để trừ tuyến trùng, nấm các loại… ở vùng rễ. Chỉ có ứng dụng các giải pháp canh tác
hồ tiêu bền vững theo hướng hữu cơ, sinh học nhằm bảo vệ sự bền vững bộ rễ của cây
tiêu thì khi đó mới thấy được hiệu quả và quyết định tăng diện tích. Thực trạng hiện
nay trong sản xuất cây hồ tiêu của người nông dân đó là di chuyển những trụ tiêu đã

chết ( không qua xử lý) trên vùng đất nhiễm bệnh đến vùng đất mới chưa trồng tiêu để
làm sao chỉ cần thu hoạch được 2 đến 3 năm với giá hiện nay có chút lợi nhuận khi đã
trừ chi phí sản xuất nếu cây tiêu chết vẫn không có vấn đề gi. Theo chúng tôi nghĩ đó là
quan điểm sai lầm và kéo theo nhiều hệ lụy, hậu quả khó lường.
Để làm được những giải pháp nói trên cần xây dựng nhiều mô hình trình diễn và
thực hiện nhiều đề tài dưới dạng làm mô hình để tuyên truyền cho bà con nông dân chỉ
có giải pháp canh tác là nền tảng trong canh tác hồ tiêu bền vững. Ngoài ra xây dựng
nhiều mô hình như phác đồ điều trị ứng dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón phù hợp với cây hồ tiêu tránh trường hợp nhiều thuốc, nhiều phân, nhiều thầy làm
cho người nông dân không định hướng được và không có một giải pháp nào để thực
hiện có hiệu quả..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×