Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề minh họa 2020 số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.08 KB, 13 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 1

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Khí E (phân tử có chứa một liên kết π) có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây và
làm cho quả xanh mau chín. Tên gọi của E là
A. metan.

B. etilen.

C. nitơ.

D. axetilen.

Câu 2. Hiện tượng nổ tại một số mỏ than là do sự đốt cháy hợp chất hữu cơ E có trong mỏ than khi có
hoạt động gây ra tia lửa như bật diêm, hút thuốc. Tên gọi của E là
A. oxi.

B. hiđro.

C. metan.

D. cacbon monooxit.

Câu 3. Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống


như nhựa cây (gọi là mủ cao su) được dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Polime trong cao su tự nhiên là
A. Polistiren.

B. Poliisopren.

C. Polietilen.

D. Poli(butađien).

Câu 4. Y là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột, phân tử có cấu trúc mạch
cacbon phân nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần
có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A. glucozơ.

B. amilozơ.

C. amilopectin.

D. saccarozơ.

Câu 5. Mùi tanh của cá là mùi của hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá
trước khi nấu nên sử dụng cách nào sau đây?
A. Rửa cá bằng giấm ăn loãng.

B. Rửa cá bằng dung dịch nước muối.

C. Rửa cá bằng dung dịch nước vôi.

D. Rửa cá bằng dung dịch nước tro bếp.


Câu 6. Magarin (margarine) là một loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để có được
bơ nhân tạo từ dầu thực vật ta đã
A. hiđro hóa axit béo lỏng.

B. xà phòng hóa chất béo lỏng.

C. oxi hóa chất béo lỏng.

D. hiđro hóa chất béo lỏng.

Câu 7. Kim loại nào ở điều kiện thường là chất lỏng và được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế?
A. Vonfram.

B. Crom.

C. Thủy ngân.

D. Chì.

Câu 8. Vàng (Au) tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng tự do nhưng quặng vàng thường rất nghèo. Người
ta nghiền quặng trộn vào dung dịch KCN và sục khí O 2 liên tục, vàng sẽ bị hòa tan thành phức chất, sau
đó dùng kim loại X để đẩy vàng (Au) ra khỏi hợp chất. Kim loại X là
A. Ag.

B. Pt.

C. Zn.

D. Be.


Câu 9. Có thể dùng các thùng bằng thép để đựng dung dịch axit nào sau đây?
A. HCl đặc.

B. H2SO4 đặc, nguội.

C. H2SO4 loãng.

D. HNO3 loãng.

Câu 10. Hợp chất nào được dùng để làm bột nở cho bánh kẹo, chất tạo khí trong thuốc sủi bọt, thuốc trị
chứng thừa axit trong dạ dày và hóa chất trong bình cứu hỏa?
Trang 1


A. Na2CO3.

B. NaHCO3.

C. NaCl.

D. NaOH.

Câu 11. Nước ngầm thường bị nhiễm sắt và có màu vàng. Ở nhà máy nước, người ta tạo ra các giàn mưa
(hoặc sục không khí vào nước) để sắt(II) tiếp xúc với không khí, bị oxi hóa và chuyển hết thành kết tủa là
A. Fe(OH)2.

B. Fe(OH)3.

C. FeCO3.


D. FePO4.

Câu 12. Nhôm có tính dẫn điện tốt, khi được sử dụng làm dây dẫn điện ngoài trời, các dây dẫn bằng
nhôm vẫn bền trong không khí ẩm là do nhôm
A. kém hoạt động hóa học.

B. có màng oxit bảo vệ.

C. có màng hiđroxit bảo vệ.

D. không tác dụng với oxi và nước.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam bột Al trong bình Cl2 dư, thu được 26,7 gam AlCl3. Giá trị của m là
A. 2,70.

B. 3,24.

C. 4,05.

D. 5,40.

Câu 14. Hòa tan 6,72 gam Fe bằng dung dịch HCl loãng (dư), thu được V lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của
V là
A. 1,344.

B. 2,688.

C. 1,120.

D. 3,360.


Câu 15. Cho 8,9 gam amino axit X (phân tử có một nhóm NH 2 và một nhóm COOH) tác dụng vừa đủ với
100 ml dung dịch NaOH aM, thu được 11,1 gam muối. Giá trị của a là
A. 1,0M.

B. 1,5M.

C. 2,0M.

D. 0,8M.

Câu 16. Cho 1,8 gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 1,62 gam
Ag. Hiệu suất của phản ứng tráng bạc là
A. 75%.

B. 80%.

C. 55%.

D. 60%.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ nilon-6 và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
B. Tơ visco và tơ xenlulozơ triaxetat đều là tơ nhân tạo.
C. Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm –CO-NH–.
D. Tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp đều thuộc loại tơ hóa học.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng.
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure trong môi trường kiềm.

D. Các peptit không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
Câu 19. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng và không tan.

B. chỉ có bọt khí bay ra.

C. có kết tủa trắng và bọt khí.

D. có kết tủa trắng rồi tan dần.

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn este nào sau đây trong dung dịch NaOH (đun nóng) không thu được ancol?
A. etyl axetat.

B. metyl acrylat.

C. anlyl fomat.

D. vinyl axetat.

Câu 21. Đun nóng dung dịch E gồm hai chất tan (đá bọt giúp điều hòa quá trình sôi), thu được khí T bằng
phương pháp đẩy nước theo sơ đồ hình vẽ dưới đây.
Trang 2


Chất nào sau đây phù hợp với T?
A. SO2.

B. CH3NH2.

C. C2H4.


D. C2H5OH.

Câu 22. Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử?
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.

B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.

C. FeO + CO → Fe + CO2.

D. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc không ăn mòn được thủy tinh.
B. Silic đioxit (SiO2) tan tốt trong dung dịch HCl.
C. Bạc photphat (Ag3PO4) là kết tủa màu vàng, không tan axit nitric loãng.
D. Phân bón nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 24. Khí thải của một nhà máy có chứa các khí: CO 2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ sơ bộ các khí đó một
cách hiệu quả và kinh kế trước khi được xả vào môi trường, cần dẫn mẫu khí này vào lượng dư dung dịch
chất nào sau đây?
A. NaCl.

B. HCl.

C. Ca(OH)2.

D. CaCl2.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Stiren và isopren đều phản ứng cộng với Br2 trong dung dịch.

(b) Triolein và axit oleic đều dễ tan trong nước.
(c) Metyl metacrylat và vinyl xianua đều có phản ứng trùng hợp.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.
(e) Poliisopren và polibutađien đều được dùng chế tạo cao su.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26. Cho 2,12 gam hỗn hợp C2H2, C2H6, C3H8, C4H4 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian
phản ứng thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O 2 (đktc), thu được 3,36 lít
khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,704.

B. 5,376.

C. 4,480.

D. 5,152.

Câu 27. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
t�
(a) X + NaOH ��
� Y+Z
t�
(b) Y (rắn) + NaOH (rắn) ��

� CH4 + Na2CO3
t�
(c) Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ��
� CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.

Chất X là
Trang 3


A. etyl fomat.

B. metyl acrylat.

C. vinyl axetat.

D. etyl axetat.

Câu 28. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na 2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí
CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO 2 không tan trong
nước):

Tỉ lệ của a : b là
A. 4 : 3.

B. 7 : 3.

C. 3 : 4.

D. 3 : 1.


Câu 29. Cho khí O2 đi qua ống sứ đựng cacbon nóng đỏ, thu được m gam hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so
với H2 bằng 18, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 2,16 gam. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X sục vào nước
vôi trong (dư), thu được 4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,6.

B. 10,8.

C. 7,2.

D. 14,4.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng hỗn hợp bột Al dư và Fe2O3 (khí quyển trơ).
(b) Cho mẩu Ba nhỏ vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, tạo sản phẩm khử N+2.
(d) Cho Zn dư vào dung dịch gồm Cr2(SO4)3 và H2SO4 loãng.
(e) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(g) Cho Fe dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm xảy ra sự khử ion kim loại là
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 31. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic; trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối
lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được 8,26 gam muối. Giá
trị của m là

A. 5,60.

B. 6,40.

C. 4,80.

D. 7,20.

Câu 32. Trong công nghiệp sản xuất nhôm hiện nay, đầu tiên quặng boxit được tinh chế bằng cách cho
tác dụng với dung dịch NaOH để hòa tan Al 2O3, đồng thời loại bỏ tạp chất không tan như Fe 2O3 và SiO2.
Tiếp đó, NaAlO2 tạo thành tiếp tục được chuyển hóa thành Al theo sơ đồ: NaAlO 2 → X → Y → Al. Hợp
chất Y là
A. AlCl3.

B. Al2(SO4)3.

C. Al2O3.

D. Al(OH)3.

Trang 4


Câu 33. Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe 3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol
CuO) nung nóng đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là
A. 141,4.

B. 154,6.

C. 166,2.


D. 173,1.

Câu 34. Trong y học, dược phẩm nabica (NaHCO 3) là chất được dùng để trung hòa bớt lượng axit HCl
trong dạ dày. Giả sử V lít dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa sau khi uống
0,336 gam NaHCO3. Giá trị của V là
A. 1,14.10–1.

B. 5,07.10–2.

C. 5,07.10–1.

D. 1,14.10–2.

Câu 35. Nếu không may bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ
cứu?
A. Lau sạch vôi khô bám rồi rửa bằng nước, sau đó rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.
B. Lau khô sạch bột rồi rửa ngay bằng dung dịch amoni clorua 10%.
C. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Câu 36. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai
nhóm chức trong số các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ
lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH 3. Giá trị của
m là
A. 1,50.

B. 2,98.

C. 1,22.


D. 1,24.

Câu 37. Cho vài giọt chất lỏng X tinh khiết vào ống nghiệm có sẵn 2 ml nước lắc đều, sau đó để yên một
thời gian thấy xuất hiện chất lỏng phân thành hai lớp. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh thu được
dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vài ml dung dịch NaOH vào lắc mạnh, sau đó để yên lại thấy chất lỏng
phân thành hai lớp. Trong các chất: phenol lỏng, benzen, anilin, lòng trắng trứng, số chất thoả mãn X là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 38. Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được
dung dịch T và một phần chất rắn không tan.
Cho các chất: Cl2, Cu(NO3)2, KMnO4, H2S. Số chất tác dụng được với T là
A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 39. Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z, mỗi dung dịch chứa một chất tan. Trộn lẫn từng cặp dung
dịch với nhau, kết quả được ghi trong bảng sau:
Dung dịch
X

Y
X
có kết tủa và khí
Y
có kết tủa và khí
Z
có khí
có kết tủa
Chất tan trong 3 dung dịch X, Y, Z lần lượt là các chất nào sau đây?
A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, K2CO3.

B. Ca(HCO3)2, Na2CO3, H2SO4.

C. H2SO4, Ba(HCO3)2, Na2SO4.

D. NaHCO3, Ba(NO3)2, NaHSO4.

Z
có khí
có kết tủa

Trang 5


Câu 40. Các chất rắn: phenol, tripanmitin, saccarozơ, alanin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số
tính chất vật lí được ghi trong bảng sau:
Chất
Nhiệt độ nóng chảy, °C
Tính tran trong nước ở 25°C
Nhận xét nào sau đây là sai?


X
185
Dễ tan

Y
43
Ít tan

Z
45-67
Không tan

A. X thuộc loại hợp chất saccarit.

B. Z có phản ứng với dung dịch brom.

C. Y tan nhiều trong etanol.

D. T tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

T
315
Dễ tan

Trang 6


Đáp án
1-B

11-B
21-C
31-A

2-C
12-B
22-D
32-C

3-B
13-D
23-D
33-B

4-C
14-B
24-C
34-A

5-A
15-A
25-B
35-A

6-D
16-A
26-D
36-C

7-C

17-C
27-C
37-A

8-C
18-C
28-D
38-B

9-B
19-D
29-B
39-A

10-B
20-D
30-B
40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Etilen có công thức phân tử là C2H4 (phân tử có chứa một liên kết π), có tác dụng xúc tiến quá trình hô
hấp của tế bào trái cây và làm cho quả xanh mau chín.
Câu 2: Đáp án C
Metan CH4 là hợp chất hữu cơ trong khí mỏ than.
p/s: CH4 cũng là chất hữu cơ duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D.
Câu 3: Đáp án B
Poliisopren có trong cao su thiên nhiên.
Câu 4: Đáp án C
amilozơ vs amilopectin là 2 thành phần trong tinh bột.

Xét về chữ: aminlozơ ngắn gọn - đơn giản hơn amilopectin
→ amilozơ mạch đơn giản là không phân nhánh
còn amilopectin phức tạp hơn, có mạch cacbon phân nhánh
→ Y là amilopectin.
Câu 5: Đáp án A
Mùi tanh của cá là mùi của hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác.
Trong giấm loãng có axit axetic CH3COOH → khi rửa cá sẽ xảy ra:
CH3COOH + RNH2 → CH3COONH3R.
Phản ứng trung hòa làm mất mùi tanh của cá.
Câu 6: Đáp án D
Bơ rắn (chứa chất béo no), dầu thực vật lỏng (phần lớn chất béo lỏng).
Ngẫm: chất béo lỏng → chất béo no ||⇒ dùng phản ứng hiđro hóa.
t�
Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 ��
� (C17H35COO)3C3H5.

Câu 7: Đáp án C
Nhiệt kế thủy ngân → chọn nhanh C. Thủy ngân (Hg).
Câu 8: Đáp án C
Theo quá trình trên:
• 4Au + 8KCN + O2 + 2H2O → 4K[Au(CN)2] + 4KOH.
Sau đó, dùng bột Zn đẩy Au ra khỏi hợp chất:
• Zn + K[Au(CN)2] → K2[Zn(CN)4] + 2Au.
Trang 7


Câu 9: Đáp án B
Thép là hợp kim của sắt. Sắt bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
⇒ Có thể dùng các thùng bằng thép để đựng dd H2SO4 đặc nguội.
Câu 10: Đáp án B

Hợp chất được nhắc đến là natri bicacbonat NaHCO3.
t�
• Dễ bị nhiệt phân: 2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2↑ + H2O.

→ dùng làm bột nở, hóa chất trong bình cứu hỏa.
• Có tính lưỡng tính: NaHCO3 + H+ → Na+ + CO2↑ + H2O.
→ dùng làm chất tạo khí trong thuốc sủi bọt, thuộc trị chứng thừa axit.
Câu 11: Đáp án B
Sắt là nguyên tố có nhiều trong nước nhưng được tách ra dễ dàng ở dạng kết tủa Fe(OH) 3 màu nâu đỏ khi
nước tiếp xúc với không khí.
Câu 12: Đáp án B
các kim loại như Al, Cr bền trong không khí ẩm do có màng oxit bảo vệ.
Câu 13: Đáp án D
t�
Phản ứng: 2Al + 3Cl2 ��
� 2AlCl3.

Giả thiết mAlCl3 = 26,7 gam ⇒ nAlCl3 = 0,2 mol.
Tương ứng theo tỉ lệ có 0,2 mol Al ⇒ m = 0,2 × 27 = 5,4 gam.
Câu 14: Đáp án B
Phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
Giả thiết mFe = 6,72 gam ⇒ nFe = 0,12 mol.
→ theo tỉ lệ có 0,12 mol H2↑ ⇒ V = 0,12 × 22,4 = 2,688 lít.
Câu 15: Đáp án A
Phân tử X dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon).
Phản ứng: H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O.
8,9 gam giảm so với 11,1 gam là do 1H bị thay bởi 1Na.
⇒ nNaOH = (11,1 – 8,9) ÷ (23 – 1) = 0,1 mol → a = 1,0M.
Câu 16: Đáp án A

 AgNO3 / NH 3
Tỉ lệ tráng bạc: 1.glucozơ �����
� 2Ag↓.

Nghĩa là nếu dùng 1,8 gam glucozơ ⇄ 0,01 mol sẽ tương ứng thu được 0,02 mol Ag.
NHƯNG thực tế chỉ thu được 1,62 gam Ag ⇄ 0,015 mol, nghĩa là phản ứng không hoàn toàn
→ hiệu suất của phản ứng là 0,15 ÷ 0,02 × 100% = 75%.
Câu 17: Đáp án C
➤ tránh nhầm lẫn giữ olon (nitron) và nilon (đọc "na ná" nhau)
Khi tiến hành phản ứng trùng hợp vinyl xianua (thường gọi là acrilonitrin), thu được polime dùng để sản
xuất tơ nitron:
Trang 8


thành phân tơ olon như trên, không chứa nhóm –CO–NH– → chọn đáp án C. ♣.
Câu 18: Đáp án C
Phân tích - xem xét các phát biểu:
☑ A. đúng vì các protein đơn giản được tạo thành từ các α-amino axit.
☑ B. đúng. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng như gạch cua, lòng trắng trứng.
☒ C. sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure.
☑ D. đúng vì liên kết peptit CO–NH kém bền trong cả môi trường axit, bazơ.
Câu 19: Đáp án D
☆ Phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
◈ Lưu ý, dùng dư CO2 nên nhớ ngay câu "nước chảy đá mòn":
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2.
→ Theo đó, hiện tượng quan sát được là có kết tủa trắng rồi sau đó tan dần.
Câu 20: Đáp án D
Các phản ứng thủy phân các chất xảy ra như sau:
• etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH (ancol etylic).
• metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH (ancol metylic).

• anlyl fomat: HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH (ancol anlylic).
• vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO (axetanđehit).
→ TH không thu được anol là đáp án D. ♠.
Câu 21: Đáp án C
Phương pháp đẩy nước yêu cầu khí thu lấy không tan hoặc tan rất ít trong nước.
→ Xem xét: SO2 (oxit axit); CH3NH2 và C2H5OH đều tan tốt trong nước.
⇥ khí phù hợp với T là C2H4 (etilen).
⇒ dung dịch E tương ứng là C2H5OH và xúc tác H2SO4.
(phản ứng xảy ra là đehiđrat hóa: tách nước của ancol → anken).
Câu 22: Đáp án D
Giải: Phương trình chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử là
phương trình phản ứng oxi hóa khử, trong đó sản phẩm chứa hợp chất sắt (III) ⇒ chọn D.
(Loại A và B vì là phản ứng trao đổi, loại C vì thể hiện tính oxi hóa).
Câu 23: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ A sai vì CaF2 + H2SO4 → 2HF + CaSO4 (phương pháp sunfat).
Trang 9


Thành phần của thủy tinh là SiO2 → sau đó: 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O.
☒ B sai vì chỉ có HF hòa tan được SiO2 như đáp án A.
☒ C sai vì Ag3PO4 + 3HNO3 → 3AgNO3 + H3PO4.
☑ D đúng vì phân nitrophotka: nitro (N), phot là photphat (chứa P); ka là kali (chứa K)
→ là hỗn hợp chứa cả 3 nguyên tố này: (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 24: Đáp án C
CO2; SO2; NO2 là các oxit axit; H2S là axit.
⇒ dùng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2: dẫn các khí trên qua sẽ bị giữ lại
→ đây là cách xử lí hiệu quả và kinh tế (do vôi rẻ, thông dụng).
Câu 25: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:

☑ (a) đúng vì stiren là C6H5CH=CH2 và isopren là CH2=C(CH3)CH=CH2
→ đều có phản ứng cộng với dung dịch Br2: –CH=CH– + Br2 → –CHBr–CHBr–.
☒ (b) sai vì triolen là chất béo, ít tan trong nước (nhẹ hơn nước → nổi lên).
☑ (c) đúng vì metyl metacrylat là CH2=C(CH3)COOCH3; vinyl xianua là CH2=CH–CN.
→ các nối đôi sẽ tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime tương ứng (PMM và poliacrilonitrin).
☑ (d) đúng vì tinh bột, xenlulozơ cấu tạo từ các mắt xích C6H10O5, thủy phân cho glucozơ.
☑ (e) đúng. Poliisopren và polibutađien đều được dùng chế tạo cao su.
Câu 26: Đáp án D
Ni,t �
Thật đơn giản: 2,12 gam hỗn hợp ���
�X

Phản ứng trong bình kín nên mX = 2,12 gam; thành phân gồm 2 nguyên tố C và H.
t�
☆ Đốt cháy 2,12 gam X + O2 ��
� 0,15 mol CO2 + ? mol H2O.

Bảo toàn C ⇒ 2,21 = mX = mC + mH = 0,15 × 12 + mH
⇒ mH = 0,32 gam ⇒ nH2O = 0,16 mol (theo bảo toàn H)
⇒ nO2 cần đốt = 0,15 + 0,16 ÷ 2 = 0,23 mol (theo bảo toàn O)
⇒ Yêu cầu V = 0,23 × 22,4 = 5,152 lít.
Câu 27: Đáp án C
CaO,t �
HD• Y (rắn) + NaOH (rắn) ���
� CH4 + Na2CO3

Vậy Y là CH3COONa.
t�
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ��
� CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag


Vậy Z là CH3CHO
t�
X + NaOH ��
� CH3COONa + CH3CHO

Vậy X là CH3COOCH=CH2 → X là vinyl axetat → Chọn C.
Câu 28: Đáp án D
Giải: Vì cho axit vào dung dịch Na2CO3 và NaHCO3.
Trang 10


⇒ H+ chuyển toàn bộ CO32– về HCO3–.
⇒ HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3.
⇒ nNa2CO3 = a = 0,15 mol.
Sau đó: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O.
⇒ ∑nCO2 = ∑nC = 0,35 – 0,15 = 0,2 mol.
⇒ Bảo toàn C ⇒ nNaHCO3ban đầu = 0,2 – 0,15 = b = 0,05 mol.


a 0,15 3

 ⇒ Chọn D
b 0, 05 1

Câu 29: Đáp án B
t�
t�
Phản ứng: C + ½.O2 ��
� CO || C + O2 ��

� CO2.

Giả sử m gam X gồm a mol CO2; b mol CO và còn dư c mol O2.
⇒ m = mX = 44a + 28b + 32c = MX × nX = 36 × (a + b + c).
Lại có ống sứ giảm 2,16 gam là 0,18 mol C ⇒ a + b = 0,18 mol.
Mặt khác, lấy 0,1 mol X + Ca(OH)2 dư → 0,04 mol CaCO3
→ trong 0,1 mol X chứa 0,04 mol CO2 ⇒ tỉ lệ a ÷ (a + b + c) = 0,04 ÷ 0,1

a  b  0,18
a  0,12



44a  28b  32c  36  a  b  c  � �
b  0, 06.
Theo đó, ta có hệ: �


5a  2  a  b  c 
c  0,12


Vậy, giá trị của m = 36 × (a + b + c) = 10,8 gam.
Câu 30: Đáp án B
Xem xét - phân tích các thí nghiệm:
☑ (a) 2Al + Fe2O3 –––to–→ Al2O3 + 2Fe.
☒ (b) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑ || Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.
☒ (c) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
☑ (d) Zn + Cr2(SO4)3 –––mt H+–→ ZnSO4 + CrSO4.
☑ (e) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓ + AgCl↓.

☑ (g) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O.
Sau đó, vì Fe dư nên Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.
◈ Lưu ý: ion kim loại là Mn+; khử ion kim loại là Mn+ + ?e → ...
⇥ ion xuống ion thấp hơn, không nhất thiết phải là xuống hẳn kim loại.
→ các trường hợp thí nghiệm (a), (d), (e), (g) thỏa mãn theo phân tích trên.
Câu 31: Đáp án A
Lấy 80 gam X ⇒ mO trong X = 32 gam ⇄ nO trong X = 2 mol.
⇒ ∑nCOOH = ½∑nO trong X = 1 mol.
Phản ứng: –COOH + KOH → –COOK + H2O.
⇒ mmuối thu được = 80 + 1 × (39 – 1) = 118 gam.
Trang 11


→ Tỉ lệ tương ứng: 80 gam X + KOH → 118 gam muối
m gam X + KOH → 8,26 gam muối.
⇒ m = 80 × 8,26 ÷ 118 = 5,6 gam.
Câu 32: Đáp án C
như ở bookID =ta biết về ứng dụng của NaOH: quá trình
• đầu tiên dùng xút hòa tan hợp chất nhôm: 2NaOH + Al2O3 → NaAlO2 + H2O.
• Sau đó sục CO2 dư vào: NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
t�
• Lọc kết tủa đem nung: 2Al(OH)3 ��
� Al2O3 + 3H2O.

Cuối cùng, điện phân nóng chảy với xúc tác criolit: 2Al2O3 → 4Al + 3O2.
→ Tương ứng chất Y trong sơ đồ chuyển hóa là Al2O3.
Câu 33: Đáp án B
CO dư chỉ khử được Fe3O4; CuO về kim loại thôi, còn Al2O3 và K2O thì không.
Tuy nhiên, ► NOTE phản ứng K2O + CO2 (sinh ra từ CO) → K2CO3.
||→ chính xác x gồm 1,2 mol Fe + 0,2 mol Al2O3 + 0,4 mol Cu và 0,3 mol K2CO3.

||→ Yêu cầu giá trị của x = 154,6 gam. Chọn B. ♦.
p/s: một bài tập tưởng chừng đơn giản nhưng rất dễ mất trọn 0,2 điểm.! cần đánh dấu và nhớ rằng
đây là lần sai đầu tiên cũng là cuối cùng.!
Câu 34: Đáp án A
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
nNaHCO3 = 4.10–3 mol.
nHCl = nNaHCO3 = 4.10–3 mol ⇒ VHCl =

n
= 1,14.10–1 lít.
CM

Câu 35: Đáp án A
Rửa bằng nước để làm mát vết bỏng, sau đó rửa bằng dung dịch NH 4Cl có tính axit yếu để trung hòa hết
kiềm còn dư.
Câu 36: Đáp án C
CHO  2AgNO 3  3NH 3 ��
� COONH 4  2Ag �2NH 4 NO 3
� COONH 4 . Xét số liệu giả thiết:
* COOH  NH 3 ��
n Ag  0, 0375 mol � n NH
4

Mà ngốc muối



NH 4

tạo thành từ tráng bạc


= 0,02 mol => n NH 4

= 0,01875 mol.

tạo thành từ axit

= 0,02 – 0,01875 = 0,00125mol.

So sánh khối lượng của X và muối amoni (CHO với COONH4; COOH với COONH4)
* Khối lượng tăng từ phản ứng tráng bạc = 0, 01875 � 62  29   0, 61875gam
* Khối lượng tăng từ axit = 0, 00125 � 62  45   0, 02125gam
Theo đó, giá trị m  1,86   0, 61875  0, 02125   1, 22 gam
Trang 12


Câu 37: Đáp án A
X tác dụng được với HCl tạo dung dịch đồng nhất → Loại phenol và benzen
X k tác dụng với NaOH nên khi cho NaOH vào chất lỏng vẫn phân thành 2 lớp → Loại lòng trắng trứng
Vậy chỉ có anilin thỏa mãn. Đáp án A
Câu 38: Đáp án B
Thật là thật là chú ý: H2SO4 của chúng ta dùng là loãng dư
⇥ đầu tiên: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
sau đó, Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
⇒ chất rắn không tan một phần là Cu, T gồm CuSO4; FeSO4 và H2SO4 dư.
→ Các chất tác dụng được với dung dịch T gồm:
• 3Cl2 + 6FeSO4 → 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3.
• Cu(NO3)2 cung cấp: NO3– + 3Fe2+ + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
• 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
• H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4.

→ Tổng tất cả là 4 chất.
Câu 39: Đáp án A
X + Y có kết tủa và khí ⇒ loại B, D.
X + Z có khí ⇒ loại C.
Câu 40: Đáp án B
Phân tích:
• Alanin là amino axit, chất rắn dạng ion lưỡng cực +H3NC2H4COO–
→ có nhiệt độ nóng chảy cao nhất; đồng thời dễ tan trong nước ⇒ T là alanin.
• Cũng dễ tan trong nước là đường saccarozơ (đường mía) rất dễ thấy → là X.
• Còn lại, Y và Z là tripanmitin hay phenol?
ta biết chất béo không tan trong nước và có phân tử khối lớn hơn phenol
→ nhiệt độ nóng chảy cao hơn phenol → Y là phenol; Z là tripanmitin.
→ Z là chất béo no, không có phản ứng với Br2 → B sai.

Trang 13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×