Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề minh họa 2020 số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.57 KB, 13 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 02

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí,
có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2.

B. O3.

C. N2.

D. CO.

Câu 2. Etylen glicol được sử dụng rộng rãi làm chất chống đông trong công nghiệp thực phẩm. Dầu ăn
được pha thêm etylen glicol sẽ không bị hóa rắn vào những ngày trời rét, nhiệt độ xuống thấp. Etylen
glicol có tác dụng chống đông là do có
A. nhiệt độ sôi cao.

B. nhiệt độ sôi thấp.

C. nhiệt độ đóng băng cao.

D. nhiệt độ đóng băng thấp.


Câu 3. Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề vất vả đã được dân gian đúc kết trong câu: “Nuôi lợn ăn cơm
nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Con tằm sau khi nhả tơ tạo thành kén tằm được sử dụng để dệt thành những
tấm tơ lụa có giá trị kinh tế cao, đẹp và mềm mại. Tơ tằm thuộc loại tơ nào sau đây?
A. Tơ tổng hợp.

B. Tơ nhân tạo.

C. Tơ thiên nhiên.

D. Tơ hóa học.

Câu 4. Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo, thu được ancol nào?
A. Etylen glicol.

B. Metanol.

C. Etanol.

D. Glixerol.

Câu 5. Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành
kết tủa trắng?
A. H2NCH2COOH.

B. CH3NH2.

C. CH3COOC2H5.

D. C6H5NH2 (anilin).


Câu 6. Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau?
A. Phân hủy mỡ.

B. Thủy phân mỡ trong kiềm.

C. Phản ứng của axit với kim loại.

D. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên.

Câu 7. Trong công nghiệp, crom được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện. Kim loại nào sau đây
được dùng để khử Cr2O3 thành Cr?
A. Ag.

B. Cu.

C. Al.

D. Fe.

Câu 8. Hiện nay, trong số hơn 110 nguyên tố hóa học đã biết, có gần 90 nguyên tố là kim loại. Tính chất
hóa học đặc trưng của các kim loại là
A. tính dẫn điện.

B. tính dẻo.

C. tính dẫn nhiệt.

D. tính khử.

Câu 9. Hóa chất quan trọng đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric, được sử dụng để nấu xà phòng, sản xuất

chất tẩy rửa, bột giặt, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm là
A. NaCl.

B. Na2CO3

C. NaOH.

D. Na2SO4.

Câu 10. Kim loại nào là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất (đóng góp khoảng 8% khối lượng), tồn
tại trong tự nhiên ở dạng đất sét, quặng boxit, quặng criolit?
Trang 1


A. Na.

B. Mg.

C. Ag.

D. Al.

Câu 11. Quặng manhetit và hematit là hai loại quặng sắt phổ biến trong tự nhiên. Ở Việt Nam, quặng
hematit có nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh. Thành phần chủ yếu của quặng hematit là
A. Fe2O3.

B. Fe3O4.

C. FeCO3.


D. FeS2.

Câu 12. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn
vào mặt ngoài của ống thép những tấm kim loại
A. chì.

B. đồng.

C. kẽm.

D. bạc.

Câu 13. Đun nóng este E với dung dịch NaOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm có
chứa ancol. Este nào sau đây thỏa mãn tính chất của E?
A. CH3CH2COOCH=CH2.

B. CH3COOC(CH3)=CH2.

C. CH3COOCH2CH=CH2.

D. CH3COOCH=CHCH3.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 3,45 gam natri vào nước thu được 400 ml dung dịch NaOH a (M). Giá trị của
a là
A. 0,75.

B. 0,375.

C. 0,25.


D. 0,15.

Câu 15. Nhúng một đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,45M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy
đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô và đem đi cân thì thấy khối đinh sắt tăng thêm m gam. Giá trị
của m là
A. 5,76.

B. 0,48.

C. 0,72.

D. 2,88.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amino axit X (công thức có dạng H 2NCnH2nCOOH) bằng V lít khí O2
vừa đủ, thu được 6,72 lít khí CO2. Biết thể tích các khí được đo ở đktc, giá trị của V là
A. 10,64.

B. 16,8.

C. 6,72.

D. 8,4.

Câu 17. Khử glucozơ bằng hiđro với hiệu suất 80% thì thu được 1,82 gam sobitol. Khối lượng glucozơ là
A. 2,25 gam.

B. 1,44 gam.

C. 22,5 gam.


D. 14,4 gam.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ visco là tơ bán tổng hợp.

B. Tơ xenlulozơ triaxetat là tơ hóa học.

C. Tơ nilon-6,6 là tơ nhân tạo.

D. Sợi bông, tơ tằm đều là tơ thiên nhiên.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch alanin không làm quỳ tím chuyển màu.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Câu 20. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng và không tan.

B. chỉ có bọt khí bay ra.

C. dung dịch trong suốt, không có kết tủa.

D. có kết tủa trắng rồi tan dần.

Trang 2


Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 sau khi điều chế có lẫn hơi HCl và hơi nước lần lượt được dẫn
qua bình đựng dung dịch NaCl bão hòa (để giữ HCl) và bình đựng dung dịch E (để giữ H 2O) theo sơ đồ

như sau:

Dung dịch chất nào sau đây phù hợp với E?
A. NaOH.

B. Ba(OH)2.

C. FeCl2.

D. H2SO4 đặc.

Câu 22. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 23. Cho các phát biểu về NH3 và NH4+ như sau:
(a) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3;
(b) NH3 và NH4+ đều tác dụng được với ion OH–;
(c) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3;
(d) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 24. Một mẫu nước thải nhà máy có chứa các ion kim loại nặng: Hg 2+, Pb2+. Để xử lí sơ bộ nước thải
trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại trên với chi phí thấp, cần cho vào mẫu nước chất nào sau đây?
A. CaO.

B. NaCl.

C. HCl.

D. KOH.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(hexametylen ađipamit) kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
(b) Lysin và axit glutamic đều có mạch cacbon không phân nhánh.
(c) Phân tử amilozơ và amilopectin đều chứa liên kết α – 1,4 – glicozit
(d) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với dung dịch NaOH loãng.
(e) Triolein và natri oleat đều không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Nung nóng V lít X (đktc)

với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H 2 bằng 11. Biết Y phản ứng tối đa với
4,0 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của V là
A. 0,672.

B. 1,344.

C. 1,680.

D. 3,360.

Trang 3


Câu 27 D. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C 6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được
sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số
công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 28. Hoàn tan hoàn toàn 0,486 gam Al vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch E. Cho từ
từ dung dịch NaOH vào E, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol dung dịch NaOH được minh
họa theo đồ thị dưới đây.

Giá trị của a là
A. 0,060.


B. 0,070.

C. 0,064.

D. 0,072.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước, thu được 1,12 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 190 ml dung dịch H 2SO4 1M, thu được 27,96 gam kết
tủa trắng. Giá trị của m là
A. 23,64.

B. 15,76.

C. 21,90.

D. 39,40.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.
(c) Hòa tan P2O5 vào dung dịch NaOH dư.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch K2Cr2O7.
(g) Hòa tan CrO3 vào dung dịch NaOH dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối trung hòa là
A. 5.

B. 3.


C. 2.

D. 4.

Câu 31. Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH
(dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn
với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2.

B. 165,6.

C. 123,8.

D. 171,0.

Câu 32. Cho sơ đồ phản ứng sau:
+ HCl
+ NaOH

CO ,t ° cao
M 
→ MCl2 →
M ( OH ) 2 
→ MO 
→M

Trang 4


Kim loại M là

A. Mg.

B. Ca.

C. Cu.

D. Fe.

Câu 33. Hòa tan 1,39 gam muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. Thêm từ
từ từng giọt dung dịch KMnO 4 0,1 M vào dung dịch X, lắc đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện màu tím thì
dừng lại. Thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng là bao nhiêu ml?
A. 5ml

B. 10ml

C. 15ml

D. 20ml

Câu 34. Để xác định hàm lượng H2S trong không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2
lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy tính
hàm lượng (mg/l) của khí H2S trong mẫu không khí này
A. 0,0240

B. 0,0510

C. 0,0480

D. 0,0255


Câu 35. Một học sinh làm thí nghiệm với axit nitric đặc do không cẩn thận nên đổ axit ra tay. Học sinh đó
nên xử lí theo cách nào sau đây là tốt nhất?
A. Chạy ra vòi nước của phòng thí nghiệm để rửa nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch natri bicacbonat
B. Chạy ra vòi nước của phòng thí nghiệm để rửa nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch natri hiđroxit
C. Tìm lọ natri bicacbonat rửa rồi sau đó rửa lại bằng nước.
D. Tìm lọ natri hiđroxit rửa rồi sau đó rửa lại bằng nước.
Câu 36. Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng
nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam
Ag.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H 2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (M Y <
MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo
ete của Y bằng 50%.
Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
A. 40%.

B. 60%.

C. 30%.

D. 50%.

Câu 37. Cho dãy các chất: (1) butađien, (2) triolein, (3) metyl metacrylat, (4) stiren, (5) axit oleic. Ở điều
kiện thường, số chất tác dụng với dung dịch Br2 là
A. 5.

B. 3.

C. 4.


D. 2.

Câu 38. Cho dãy các chất sau: Fe(NO 3)2, Cu(NO3)2, Al, Fe, ZnCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với
dung dịch NaOH là:
A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 39. Cho các chất khí: clo, hiđrosunfua, sunfurơ và cacbonic được kí hiệu ngẫu nhiên (không theo thứ
tự) là X,Y,Z,T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Z, T
Y
X

Thuốc thử
Nước vôi trong
Dung dịch (CH3COO)2Pb
Dung dịch KI và hồ tinh bột

Hiện tượng
Nước vôi trong vẩn đục
Kết tủa màu đen
Xuất hiện màu xanh tím
Trang 5



Z,Y
Nước brom
Các khí X,Y, Z, T lần lượt là:

Nước brom mất màu

A. clo, hiđrosunfua, cacbonic và sunfurơ.

B. clo, hiđrosunfua, sunfurơ và cacbonic.

C. sunfurơ, hiđrosunfua, cacbonic và clo.

D. sunfurơ, hiđrosunfua, clo và cacbonic.

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở
bảng sau:
Mẫu thử
X
Y, Z
Y, T

Thuốc thử
Nước brom
Cu(OH)2
Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Hiện tượng
Có kết tủa trắng
Tạo thành dung dịch màu xanh lam

Tạo thành kết tủa màu trắng bạc

Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là:
A. Phenol, glucozơ, glixerol, etyl axetat.
B. Anilin, glucozơ, glixerol, etyl fomat.
C. Phenol, saccarozơ, lòng trắng trứng, etyl fomat.
D. Glixerol, glucozơ, etyl fomat, metanol.

Trang 6


Đáp án
1-D
11-A
21-D
31-A

2-D
12-C
22-D
32-D

3-C
13-C
23-B
33-B

4-C
14-B
24-A

34-D

5-D
15-C
25-B
35-A

6-B
16-D
26-C
36-B

7-C
17-A
27-A
37-A

8-D
18-C
28-B
38-C

9-C
19-A
29-C
39-B

10-D
20-A
30-D

40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
than chứa cacbon (C), khi đốt trong phòng kín → điều kiện thiếu khí O2

→ sẽ xảy ra phản ứng: 2C + O2 
→ 2CO.

Khí CO độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể dẫn tới tử vong.
Câu 2: Đáp án D
Etylene glicol nguyên chất đóng băng ở khoảng – 12oC
là một chất có nhiệt độ đóng băng thấp. → chọn đáp án D.
Thêm nữa: khi trộn với nước hay dầu ăn, ... hỗn hợp không dễ kết tinh,
và do đó điểm đóng băng của hỗn hợp giảm xuống nhiều nữa
||→ etylen glicol được dùng làm chất giảm điểm đóng băng.
Câu 3: Đáp án C
Bài học phân loại tơ:

⇒ Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 4: Đáp án C
Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo
→ đây là quá trình lên men rượu:
enzim
C6 H12 O 6 
→ 2C 2 H 5OH + 2CO 2 ↑
30°

→ ancol tương ứng thu được là etanol.
Câu 5: Đáp án D

Anilin và brom tác dụng với Br2/H2O ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng:

Trang 7


Câu 6: Đáp án B
Xà phòng có thể được điều chế bằng cách thủy phân mỡ trong môi trường kiềm
Câu 7: Đáp án C
Trong công nghiệp, crom được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm:
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr.
Câu 8: Đáp án D
Kim loại: M → Mn+ + ne
→ tính khử là tính chất hóa học đặc trưng của kim loại.
Câu 9: Đáp án C
Xem bài các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.!
NaOH là hóa chất quan trọng đứng hàng thứ 2 sau axit sunfuric H2SO4.
ứng dụng: nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chất quặng nhôm,...
Câu 10: Đáp án D
Al là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất (đóng góp khoảng 8% khối lượng), tồn tại trong tự nhiên ở
dạng đất sét, quặng boxit, quặng criolit.
Câu 11: Đáp án A
Một số quặng sắt thông dụng:
Xiđerit: FeCO3.

Hematit nâu: Fe2O3.nH2O.

Manhetit: Fe2O3.

Pirit sắt: FeS2.


Câu 12: Đáp án C
Gắn ngoài ống thép những tấm kim loại bằng kẽm
→ giúp bảo vệ thép theo phương pháp điện hóa
⇥ Zn là vật "hi sinh" bị ăn mòn.
p/s: Tuy nhiên tốc độ ăn mòn khá chậm, kém nên một thời gian dài mới cần thay lá kẽm khác nhé.!
Câu 13: Đáp án C
Các phản ứng thủy phân xảy ra theo các phương trình sau:
• CH3CH2COOCH=CH2 + NaOH → CH3CH2COONa + CH3CHO (anđehit axetic).
• CH3COOC(CH3)=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3COCH3 (axeton).
• CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH2=CHCH2OH (ancol anlylic).
• CH3COOCH=CHCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3CH2CHO (anđehit propylic)
||→ chỉ có TH đáp án C là cho sản phẩm có ancol → chọn C. ♣.
Trang 8


Câu 14: Đáp án B
Phản ứng: Na + H2O → NaOH + ½H2↑.
Giả thiết: mNa = 3,45 gam ⇒ nNa = 0,15 mol
→ tương ứng thu được 0,15 mol NaOH, mà V = 400 ml ⇄ 0,4 lít
⇥ a = CM = n ÷ V = 0,15 ÷ 0,4 = 0,375M.
Câu 15: Đáp án C
Phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Đinh sắt → Fe dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn mà nCuSO4 = 0,09 mol
⇥ Δmthanh sắt tăng = 0,09 × (64 – 56) = 0,72 gam.
Câu 16: Đáp án D
đốt 0,1 mol H2NCnH2nCOOH → 0,3 mol CO2
⇒ bảo toàn nguyên tố cacbon ta có: n + 1 = 0,3 ÷ 0,1 = 3 ⇒ n = 2.
→ tương ứng X là C3H7NO2. Giải phản ứng đốt cháy:

C3H7NO2 + O2 

→ 3CO2 + 3,5H2O + ½.N2.

Theo bảo toàn H có 0,35 mol H2O ⇒ theo bảo toàn nguyên tố oxi:
∑nO2 cần để đốt = 0,3 + 0,35 ÷ 2 – 0,1 = 0,375 mol
→ tương ứng giá trị của V là V = 0,375 × 22,4 = 8,4 lít.
Câu 17: Đáp án A
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2[CHOH]4CH2OH
nglucozơ = nsobitol =

1,82
100
= 0,01 mol. mglucozơ = 0,01 × 180 ×
= 2,25 gam.
182
80

Đáp án A.
Câu 18: Đáp án C

⇒ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp → chọn đáp án C. ♣.
Câu 19: Đáp án A
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ A sai. lòng trắng trứng có thành phần protein + Cu(OH)2
là phản ứng màu biure cho hợp chất màu tím.
◈ Thêm: protein + HNO3 → hợp chất màu vàng.
☑ B đúng vì alanin H2NCH(CH3)COOH có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH.
Trang 9


☑ C đúng vì anilin + Br2 → kết tủa 2,4,6-tribromanilin màu trắng.

☑ D đúng vì axit glutamic là H2NC3H5(COOH)2 có 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2.
Câu 20: Đáp án A
H2CO3 có tính axit mạnh hơn H2SiO2
⇥ xảy ra phản ứng: CO2 + 2H2O + Na2SiO3 → 2NaHCO3 + H2SiO3↓.
Cần lưu ý: axit H2SiO3 là kết tủa màu trắng không tan.
Câu 21: Đáp án D
Phân tích: bình (1) dùng dung dịch NaCl nhằm giữ lại khí HCl,
đồng thời cũng hạn chế khả năng tan của khí Cl2.
→ Khí thoát ra bình (1) là Cl2 có lẫn H2O
→ bình (2) chứa chất E là H2SO4 đặc để giữ H2O lại.
Câu 22: Đáp án D
Đọc - nhẩm: "khử cho - o (oxi hóa) nhận".
Phân tích: Fe → Fe2+ + 2e || Cu2+ + 2e → Cu
→ Fe cho e nên Fe là chất khử → xảy ra sự oxi Fe (sắt bị oxi hóa).
Tương ứng ngược lại, Cu2+ là chất oxi hóa, xảy ra sự khử Cu2+.
Câu 23: Đáp án B
Phân tích các phát biểu:
(a) đúng. Số oxi hóa của H cố định là +1 nên dễ dàng suy luận ra của N trong các chất đều là –3.
(b) sai. Chỉ có NH4+ + OH– → NH3↑ + H2O còn NH3 không phản ứng được với OH–.
(c) Lưu ý: hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết
cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử:

Theo đó, cộng hóa trị của nitơ trong NH3 bằng 3 và trong NH4+ bằng 4 → phát biểu (c) sai.
(d) đúng (như có phân tích ở phát biểu (c)).
→ Như vậy, có 2 trong 4 phát biểu là đúng.
Câu 24: Đáp án A
CaO vừa hiệu quả vừa có chi phí thấp:
khi hòa tan vào nước: CaO + H2O → Ca(OH)2
Sau đó: các ion kim loại như Pb2+ + Ca(OH)2 → Ca2+ + Pb(OH)2↓.
Câu 25: Đáp án B

Xem xét - phân tích các phát biểu:

Trang 10


☑ (a) đúng vì poli(hexametylen ađipamit) chính là tơ nilon-6,6 chứa liên kết CO–NH kém bền với cả
nhiệt, axit và kiềm.
☑ (b) đúng: cấu tạo lysin là H2N[CH2]4CH(NH2)COOH; axit glutamic là HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH.
☑ (c) đúng. Chuối liên kết α – 1,4 – glicozit tạo mạch dài cho amilozơ và amilopectin; riêng
amilopectin có liên kết α – 1,6 – glicozit rẽ nhánh → làm mạch polime phân nhánh.
☒ (d) sai. ancol benzylic C6H5CH2OH không tác dụng được với NaOH.
☒ (e) sai vì muối natri oleat tan dễ dàng trong nước.
→ có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án C
Lấy 6 mol khí X gồm 1 mol C2H2; 2 mol C2H4 và 3 mol H2.
Ni,t °
☆ Phản ứng: X 
→ Y ||⇒ mY = mX = 88 gam.

mà MY = 11 × 2 = 22 ⇒ nY = 4 mol
→ ∑nH2 phản ứng = Δnkhí giảm = nX – nY = 2 mol.
Lại có: ∑nπ trong X = 1 × 2 + 2 × 1 = 4 mol ⇒ ∑nπ trong Y = 4 – 2 = 2 mol
→ Tương ứng nBr2 phản ứng với Y = 2 mol ⇄ mBr = 320 gam.
Lập tỉ lệ: 6 mol X → Y sau đó phản ứng với 320 gam Br2.
? mol X → Y sau đó phản ứng với 4,0 gam Br2.
⇒ nX = 4 × 6 ÷ 320 = 0,075 mol ⇒ V = 0,075 × 22,4 = 1,68 lít.
Câu 27: Đáp án A
X không tráng bạc → không có HCOO. Xét 2 TH:
• X tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức: (COOC2H5)2;
(CH2COOCH3)2 và CH3CH(COOCH3)2.

• X tạo bởi axit đơn chức và ancol hai chức: (CH3COO)2C2H4
(chú ý (HCOO)2C4H8 không thỏa mãn như phân tích ban đầu)
⇒ tổng 4 đồng phân thỏa mãn → chọn đáp án A. ♥.
Câu 28: Đáp án B
Biểu diễn đồ thị số mol kết tủa theo số mol NaOH:

E thuộc cạnh BC nên KC = KE = 0,01 ⇒ OC = OK + KC = 0,088.
⇒ OH = OC – HC = 0,088 – 0,018 = 0,07 mol.
Trang 11


mà tại H, kết tủa Al(OH)3 cực đại, toàn bộ Cl đi về NaCl
⇒ a = ∑nHCl = 0,07 mol.
Câu 29: Đáp án C
Giải: Quy hỗn hợp thành: Na, Ba và O với số mol lần lượt là a b và c.
+ PT bảo toàn e: a + 2b – 2c = 0,05×2 = 0,1 (1).
+ PT theo số mol H2SO4 đã pứ: a + 2b = 0,19×2 = 0,38 (2).
+ Vì nBaSO4 = 0,12 < nSO42– = 0,19 mol ⇒ ∑nBa = 0,12 mol.
⇒ PT theo số mol Ba là: b = 0,12 (3).
+ Giải hệ (1) (2) và (3) ⇒ nNa = 0,14, nBa = 0,12, nO = 0,14.
⇒ m = 21,9 gam ⇒ Chọn C
Câu 30: Đáp án D
Tiến hành các thí nghiệm, phương trình hóa học tương ứng xảy ra là:
☒ (a) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3 (muối axit).
☑ (b) Ba(OH)2 (dư) + NaHCO3 → BaCO3↓ (muối trung hòa) + NaOH + H2O.
☑ (c) P2O5 + 6NaOH (dư) → 2Na3PO4 (muối trung hòa) + 3H2O.
☒ (d) CO2 (dư) + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3 (muối axit).
☑ (e) 2KOH + K2Cr2O7 → 2K2CrO4 (muối trung hòa) + H2O.
☑ (g) CrO3 + 2NaOH (dư) → Na2CrO4 (muối trung hòa) + H2O.
→ Kết thúc, có tất cả 4 thí nghiệm thu được muối trung hòa.

Câu 31: Đáp án A
NaOH
Giải: Đặt nAla = x; nGlu = y ||► Xét thí nghiệm 1: -COOH 
→ -COONa.

||⇒ tăng giảm khối lượng: x + 2y = 30,8 ÷ 22 = 1,4 mol.
► Xét thí nghiệm 2: -NH2 + HCl → -NH3Cl. Bảo toàn khối lượng:
x + y = 36,5 ÷ 36,5 = 1 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,6 mol; y = 0,4 mol.
||► m = 0,6 × 89 + 0,4 × 147 = 112,2(g) ⇒ chọn A.
Câu 32: Đáp án D
Suy luận: kim loại M phản ứng được với HCl → loại Cu.
CO khử được oxit MO nên loại Mg, Ca ⇒ M là Fe. Các phản ứng xảy ra:
• Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
• FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.

• Fe(OH)2 
→ FeO + H2O (bình kín)

• FeO + CO 
→ Fe + CO2.

Câu 33: Đáp án B
Số mol FeSO 4 .7H 2O =

1,39
= 0, 005
278

Phương trình hóa học:
Trang 12



10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2SO 4 → 5Fe 2 ( SO 4 ) 3 + K 2SO 4 + 8H 2O + 2MnSO 4
Câu 34: Đáp án D
phản ứng xảy ra: Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓màu đen + 2HNO3.
||→ 0,3585 gam chất kết tủa màu đen là 1,5 × 10–6 mol H2S
||→ 2 lít không khí chứa 0,051 × 10–3 gam H2S ⇄ 2 lít chứa 0,051 mg H2S.
hàm lượng mg/l của khí H2S trong mẫu là 0,051 ÷ 2 = 0,0255. Chọn đáp án D. ♠.
Câu 35: Đáp án A
khi bị bỏng, cần chạy ra vòi nước lạnh để làm mát vết bỏng,
đồng thời rửa trôi bớt phần axit HNO3.
Sau đó, cần dùng natri bicacbonat (NaHCO3) vào để:
NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2 + H2O.
Không nên dùng NaOH vì xút ăn da, dùng lượng không hợp lý lại gây hại.
Câu 36: Đáp án B
Giải: ► Xét 1 phần ⇒ mhỗn hợp anđehit = 20,8 ÷ 2 = 10,4(g).
GIẢ SỬ không chứa HCHO ⇒ nhỗn hợp = nAg ÷ 2 = 0,5 mol.
⇒ Mtrung bình hỗn hợp = 10,4 ÷ 0,5 = 20,8 ⇒ loại
⇒ hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO với số mol là 0,2 và 0,1.
► X gồm 0,2 mol CH3OH (Y) và 0,1 mol C2H5OH (Z).
Đặt hiệu suất tạo ete của Z = x ⇒ nZ phản ứng = 0,1x mol.
nY phản ứng = 0,2 × 0,5 = 0,1 mol || 2 ancol → 1 ete + 1H2O.
||⇒ nH2O = nancol phản ứng ÷ 2 = (0,05 + 0,05x) mol.
Bảo toàn khối lượng: 32.0,1 + 46.0,1x = 4,52 + 18.(0,05 + 0,05x)
||⇒ x = 0,6 = 60%
Câu 37: Đáp án A
Câu 38: Đáp án C
Câu 39: Đáp án B
Câu 40: Đáp án B
Giải: X + nước brom ⇒ Kết tủa ⇒ Loại D.

Y và T có phản ứng tráng gương ⇒ Loại A và C.

Trang 13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×