Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề minh họa 2020 số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.06 KB, 13 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 3

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất
tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn.

B. SO2 rắn.

C. H2O rắn.

D. CO2 rắn.

Câu 2. Giấm ăn (gia vị có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn) là dung dịch có nồng độ từ 2 –
5% của chất nào sau đây?
A. Ancol etylic.

B. Axit axetic.

C. Glixerol.

D. Etyl axetat.

Câu 3. Màng bọc thực phẩm PE (polietilen) hiện được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình để bảo quản


thực phẩm. Hiđrocacbon dùng để tổng hợp PE thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankin.

B. Anken.

C. Ankan.

D. Ankađien.

Câu 4. Xenlulozơ trinitrat là chất rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc
súng không khói. Công thức một mắt xích trong phân tử xenlulozơ trinitrat là
A. C6H7O2(OH)3.

B. C6H7O2(OCOCH3)3.

C. C6H7O2(ONO2)3.

D. C6H7O2(OH)(ONO2)2.

Câu 5. Công thức cấu tạo thu gọn của etylamin là
A. CH3NHCH3

B. CH3CH2NH2

C. (CH3)3N

D. CH3NH2

Câu 6. Isoamyl axetat là một este lỏng không màu, tan ít trong nước, có mùi thơm tương tự mùi chuối và
lê; có thể được dùng làm hương liệu dưới dạng dầu chuối. Phân tử khối của isoamyl axetat bằng

A. 130

B. 118

C. 132

D. 116

Câu 7. Phương pháp nhiệt luyện dùng các chất khử (như cacbon, cacbon monooxit, hiđro, các kim loại
hoạt động) để khử ion kim loại trong hợp chất thành kim loại. Oxit nào sau đây bị khử bởi CO ở nhiệt độ
cao?
A. BaO.

B. CuO.

C. Li2O.

D. Al2O3.

Câu 8. Hợp kim nào sau đây siêu nhẹ, được dùng trong vật liệu hàng không?
A. Fe – C.

B. Fe – Cr.

C. Cu – Zn.

D. Li – Al.

Câu 9. Trong cơ thể người, ion Na+ có vai trò chủ yếu trong cân bằng nước, điện giải và là ion cần thiết
để dẫn truyền xung động trong tổ chức thần kinh, cơ. Hằng ngày, cơ thể người cần được bổ sung ion này

từ thức ăn có chứa muối nào?
A. NaNO3.

B. Na2SO4.

C. Na2CO3.

D. NaCl.

Câu 10. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. vôi sống.

B. thạch cao sống.

C. vôi tôi.

D. đá vôi.

Trang 1


Câu 11. Ion kim loại X khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con
người. Ở các làng nghề tái chế ăc qui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì
nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là
A. đồng.

B. magie.

C. chì.


D. sắt.

Câu 12. Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, độ cứng bằng 90% kim cương, được dùng để chế tạo đá
mài, giấy nhám. Corinđon là dạng tinh thể của oxit nào?
A. MgO.

B. Al2O3.

C. Na2O.

D. CaO.

Câu 13. Để sản xuất 100,8 kg vôi sống từ một loại đá vôi (chứa 80% CaCO 3 về khối lượng, còn lại là tạp
chất trơ), người ta phải nung m kg đá vôi đến khối lượng không đổi. Biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân
CaCO3 là 100%, giá trị của m là
A. 180.

B. 225.

C. 144.

D. 230.

Câu 14. Cho 8,4 gam sắt tác dụng vừa đủ với V lít khí oxi (ở đktc), thu được oxit sắt từ. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 4,48.

C. 8,96.


D. 1,26.

Câu 15. Cho amino axit X (công thức có dạng H 2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu
được một muối Y. Biết trong Y, clo chiếm 28,29% về khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong phân tử Y là
A. 7.

B. 6.

C. 8.

D. 9.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam glucozơ cần 2,688 lít O 2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Giá trị của m

A. 3,06.

B. 3,84.

C. 3,15.

D. 3,6.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste.
B. Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
C. Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi.
D. Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các peptit tác dụng với Cu(OH)2 tạo màu tím
B. Anilin không làm đổi màu qùy tím

C. Tơ axetat và tơ visco là tơ nhân tạo
D. Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin
Câu 19. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng và không tan.

B. chỉ có bọt khí bay ra.

C. có kết tủa trắng và bọt khí.

D. có kết tủa trắng rồi tan dần.

Câu 20. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc?
A. CH2=CHCOOH.

B. HOCH2CH2OH.

C. HCOOCH=CH2.

D. CH3COOCH3.

Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế khí NH3 và thử tính khử của NH3 theo sơ đồ sau:
Trang 2


Khí T là
A. NO.

B. N2.


C. N2O.

D. NO2.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây tạo hai muối của sắt?
A. FeO tác dụng với HCl.

B. Fe(OH)3 tác dụng với HCl.

C. Fe2O3 tác dụng với HCl.

D. Fe3O4 tác dụng với HCl.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
B. SiO2 là oxit axit.
C. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
D. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
Câu 24. Hiện nay, dư lượng thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng trên các loại rau quả đang gây
nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, sau tối
thiểu bao lâu mới nên thu hoạch rau, củ, quả để đảm bảo an toàn?
A. 2 giờ.

B. 2 phút.

C. 2 tuần.

D. 2 ngày.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:

(a) Ở thể rắn, glyxin và glucozơ tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực.
(b) Amilopectin trong tinh bột có mạch cacbon phân nhánh.
(c) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(d) Các anđehit đều là chất khử khi tham gia phản ứng tráng bạc.
(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α – aminoaxit.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm H2, C2H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 3,5. Nung nóng X trong bình kín (với
bột Ni xúc tác) một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 5. Dẫn 2,24 lít X (đktc)
vào dung dịch Br2 dư, thấy có m gam Br2 đã phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 4,8.

B. 2,4.

C. 8,0.

D. 4,0.

Câu 27. Từ este X (C4H6O2) thực hiện sơ đồ các phản ứng:

Trang 3



t�
X  NaOH ��
�Y  Z
t�
Y  AgNO3  NH 3  H 2O ��
� E  Ag  NH 4 NO3

E  NaOH ��
� T  C3 H 5O 2 Na   NH 3  H 2O
Z  HCl

��
� G  NaCl

Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Y là anđehit propionic.

B. X có phản ứng tráng bạc.

C. Y và G thuộc cùng dãy đồng đẳng.

D. G có lực axit mạnh hơn axit cacbonic.

Câu 28. Hoàn tan hoàn toàn 0,486 gam Al vào dung dịch chứa a mol NaOH, thu được dung dịch E. Cho
từ từ dung dịch HCl vào E, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol dung dịch HCl được minh họa
theo đồ thị dưới đây.

Giá trị của a là
A. 0,030.


B. 0,024.

C. 0,032.

D. 0,028.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam X vào nước, thu được 0,448
lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa 6,33 gam chất tan. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít khí CO 2 (đktc)
vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,97.

B. 5,91.

C. 3,94.

D. 7,88.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3.
(b) Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng bột Al2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(d) Cho bột Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
(e) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(g) Cho mẩu nhỏ Na vào dung dịch K2SO4 dư.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 3.

B. 5.


C. 6.

D. 4.

Câu 31. Dung dịch X chứa 0,01 mol H 2NCH2COOH; 0,03 mol HCOOC6H5 (phenyl fomat) và 0,02 mol
ClH3NCH2COOH. Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch NaOH 0,5M, đun nóng thu
được dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 220.

B. 200.

C. 120.

D. 160.

Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Trang 4


 O2 ,t �
dung dich FeCl3
CO,t �
T
Fe ���
� X ���
� Y �����
� dung dich Z ��
� Fe  NO3  3

Các chất Y và T có thể lần lượt là

A. Fe3O4, NaNO3.

B. Fe, AgNO3.

C. Fe2O3, HNO3.

D. Fe, Cu(NO3)2.

Câu 33. Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào
nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O 2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng
Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 4,4 gam.

B. 18,8 gam.

C. 28,2 gam.

D. 8,6 gam.

Câu 34. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng phần trăm khối lượng nguyên tố N có trong thành
phần phân bón. Một loại phân đạm gồm NaNO 3 và Ca(NO3)2 được sử dụng làm phân đạm để bón cho cây
trồng, trong đó các nguyên tố kim loại chiếm 25,6% về khối lượng. Độ dinh dưỡng của phân đạm trên là
A. 17,5%.

B. 14,9%.

C. 14,9%.

D. 16,8%.


Câu 35. Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO 2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này
thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm nhất, chúng ta thường nút ống
nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào ?
A. Dung dịch Ba(OH)2.

B. Dung dịch nước vôi trong, Ca(OH)2.

C. Dung dịch xút ăn da, NaOH.

D. Dung dịch potat ăn da, KOH.

Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được
2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. C2H5COOH.

B. CH3COOH.

C. C2H3COOH.

D. C3H5COOH.

Câu 37. Cho các chất: (1) tinh bột, (2) vinyl axetat, (3) triolein, (4) Val-Ala, (5) axit glutamic, (6)
policaproamit. Số chất bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường bazơ là
A. 1.

B. 4.

C. 3.


D. 2.

Câu 38. Cho dãy các chất: FeS, Fe(NO3)2, FeCO3, Fe, FeO. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch
H2SO4 (loãng), thu được chất khí là
A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử
X
Dung dịch Na2SO4 dư
Y
Dung dịch X dư
Z
Dung dịch X dư
Dung dịch X, Y, Z lần lượt là:

Hiện tượng
Kết tủa trắng
Kết tủa trắng tan trong dung dịch HCl dư
Kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư

A. Ba(OH)2, Na2CO3, MgCl2.

B. Ba(OH)2, MgCl2, Al2(SO4)3.


C. MgCl2, Na2CO3, AgNO3.

D. Ba(HCO3)2, K2SO4, NaHCO3

Câu 40. Cho thông tin thí nghiệm 4 chất dưới bảng sau:
Mẫu thử

Nhiệt độ sôi (°C)

Thuốc thử

Hiện tượng
Trang 5


X
-6,3
Khí HCl
Khói trắng xuất hiện
Y
32,0
AgNO3/NH3
Có kết tủa Ag xuất hiện
Z
184,1
Br2
Kết tủa trắng
T
7,70

Na
Không phản ứng
Biết trong X, Y, Z, T có chứa các chất sau: etyl axetat, metylamin, anilin, metyl fomat. Phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Y là metyl fomat

B. T là anilin

C. X là etyl axetat

D. Z là metylamin

Đáp án
1-D
11-C
21-B
31-A

2-B
12-B
22-D
32-B

3-B
13-B
23-C
33-B

4-C
14-A

24-C
34-D

5-B
15-C
25-B
35-B

6-A
16-D
26-A
36-C

7-B
17-A
27-C
37-B

8-D
18-A
28-A
38-C

9-D
19-A
29-C
39-B

10-B
20-C

30-B
40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
H2O rắn là nước đá "ướt" chính hãng.
Còn CO2 rắn là nước đá "khô" (vì đơn giản nó không "ướt" ☺).
Câu 2: Đáp án B
Giấm ăn (gia vị có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn) là dung dịch
có nồng độ từ 2 – 5% của axit axetic.
Chọn B.
Câu 3: Đáp án B
Etilen: CH2=CH2 là monome tổng hợp polime PE (polietilen):
xt,p,t �
nCH 2  CH 2 ���
�   CH 2  CH 2  n 

Etilen CH2=CH2 thuộc dãy đồng đẳng anken.
Câu 4: Đáp án C
Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat:

⇒ Công thức một mắt xích trong phân tử xenlulozơ trinitrat là C6H7O2(ONO2)3.
Câu 5: Đáp án B
Phân tích danh pháp: etyl là tên gốc ankyl CH3CH2–
amin là chức NH2 → cấu tạo tương ứng là CH3CH2NH2.
Câu 6: Đáp án A
isoamyl axetat là este có mùi chuối chín; công thức: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
Trang 6



⇄ CTPT: C7H14O2 ||→ M = 130. Chọn đáp án A. ♥.
Câu 7: Đáp án B
Phương pháp nhiệt luyện dùng điều chế các kim loại trung bình yếu như Fe, Cu,...
t�
☆ Phản ứng: CO + CuO ��
� Cu + CO2.

Câu 8: Đáp án D
Al, Li là kim loại nhẹ (Li nhẹ nhất)
→ hợp kim của Li – Al siêu nhẹ được dùng trong vật liệu hàng không.
Câu 9: Đáp án D
Muối ăn (NaCl - muối natri clorua) cung cấp cho cơ thể chúng ta ion Na+.
Câu 10: Đáp án B
☆ Ghi nhớ:
• CaSO4.2H2O: có đủ nước (.2H2O) là thạch cao sống.
• Từ thạch cao sống, nung lên sẽ bay hơi mất nước:
– Nếu mất một phần nước: CaSO4.H2O hay CaSO4.½H2O thì gọi là thạch cao nung.
– Nếu mất hết nước được muối khan CaSO4 thì gọi là thạch cao khan.
Câu 11: Đáp án C
Các cực ắc qui cũ được làm bằng chì (Pb) → hệ quả từ việc xử lí rác cũng như lượng chì tồn đọng theo
thời gian gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em,...
Câu 12: Đáp án B
Corinđon là dạng tinh thể của nhôm oxit.
Câu 13: Đáp án B
Vôi sống là CaO → 100,8 kg ⇄ 1,8 (kmol).
t�
☆ Phản ứng: CaCO3 ��
� CaO + CO2.

⇒ nCaCO3 cần = 1,8 kmol ⇒ mCaCO3 cần = 1,8 × 100 = 180 kg.

⇒ mđá vôi chứa 80% CaCO3 = 180 ÷ 0,8 = 225 kg.
Câu 14: Đáp án A
t�
Phản ứng: 3Fe + 2O2 ��
� Fe3O4.

Giả thiết: nFe = 8,4 ÷ 56 = 0,15 mol
⇒ Tương ứng theo tỉ lệ: nO2 cần = 0,15 × 2 ÷ 3 = 0,1 mol.
⇒ yêu cầu: V = 0,1 × 22,4 = 2,24 lít.
Câu 15: Đáp án C
Phản ứng: HCl "nhập" vào phân tử amino axit:
H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH.
→ Phân tử Y chứa 1 nguyên tử Cl ⇒ MY = 35,5 ÷ 0,2829 = 125,5.
☆ Phân tích: 125,5 = 35,5 + 3 + 14 + 14n + 45 ⇒ n = 2.
Theo đó, phân tử Y là C3H8NO2Cl có 8 nguyên tử H.
Trang 7


Câu 16: Đáp án D
"Tinh tế - nhẹ nhàng" xử lí như sau:
Glucozơ có công thức C6H12O6 dạng cacbohiđrat là C6(H2O)6.
Rõ H2O không cần O2 để đốt → chỉ xảy ra:
C6 + 6O2 → 6CO2 || nO2 = 0,12 mol.
⇒ nC6 = 0,02 mol ⇄ nglucozơ = 0,02 mol.
Phân tử khối glucozơ là 180 ⇒ m = 0,02 × 180 = 3,6 gam.
Câu 17: Đáp án A
Xem xét các phát biểu:
• A. đúng.!
• B. sai vì bông và tơ tằm là đều thuộc loại polime thiên nhiên.
• C. sai vì poliacrilonitrin tạo từ monome CH2CH(CN) không chứa nguyên tố oxi.

• D. sai vì xenlulozơ trinitrat dùng sản xuất thuốc súng không khói.
Câu 18: Đáp án A
Xét các phát biểu:
☒ A. sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure → không tác dụng với Cu(OH)2 tạo màu tím.
☑ B. đúng vì anilin (C6H5NH2) có tính bazơ yếu, không làm quỳ tím đổi màu.
☑ C. đúng vì tơ axetat và tơ visco được điều chế từ polime thiên nhiên là xenlulozơ.
☆ Quá trình xử lí từ polime → polime khác ⇥ điều chế tơ bán tổng hợp hay nhân tạo.
☑ D. đúng.
Câu 19: Đáp án A
☆ Phản ứng xảy ra: Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3↓ + Na2CO2 + H2O.
→ Hiện tượng quan sát được là có kết tủa trắc (BaCO3) và không tan.
Câu 20: Đáp án C
Loại các đáp án A, B, D vì:
☒ CH2=CHCOOH (axit acrylic) không có khả năng tráng bạc.
☒ HOCH2CH2OH (etylen glicol) không tác dụng được với cả NaOH, AgNO3/NH3.
☒ CH3COOCH3 (este metyl axetat) không có khả năng tráng bạc.
→ chỉ có este HCOOCH=CH2 dạng ankyl fomat HCOOR + AgNO3/NH3 → Ag↓.
Câu 21: Đáp án B
t�
Phản ứng xảy ra: 2NH3 + CuO ��
� Cu + N2 + 3H2O.

⇒ khí T tương ứng là N2.
Câu 22: Đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra:
☒ FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.
☒ Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
Trang 8



☒ Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
☑ Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
Câu 23: Đáp án C
Xem xét - phân tích các phát biểu:
t�
☑ A đúng vì CH4 + 2O2 ��
� CO2 + 2H2O.

☑ B đúng vì Si là phi kim, SiO2 tương ứng là oxit axit.
☒ C sai vì chỉ có HF với phản ứng được với SiO2: 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O.
☑ D đúng vì xảy ra phản ứng CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
Câu 24: Đáp án C
Ít nhất sau 2 tuần kể từ khi phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trường thì người trồng trọt mới nên
thu hoạch rau củ quả để bán cho người tiêu dùng.
Câu 25: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai. Glucozơ tổn tại ở dạng chất kết tinh, không phải ion lưỡng cực.
☑ (b) đúng. amilozơ không phân nhánh, amilopectin phân nhánh.
☑ (c) đúng. Poli(etylen terephtalat) được điều chế từ HOCH2CH2OH và C6H4(COOH)2:

☑ (d) đúng. Ag+ + e → Ag là chất oxi hóa → RCHO → RCH2OH + 2e là chất khử.
☑ (e) đúng. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α – aminoaxit.
Câu 26: Đáp án A
dX/H2 = 3,5 ⇒ MX = 7 → 0,1 mol X ⇄ 0,7 gam.
Trong bình kín: X → Y nên mY = mX = 0,7 gam.
Lại có dY/H2 = 5 ⇒ MY = 10 → nY = 0,7 ÷ 10 = 0,07 mol.
⇥ Δsố mol giảm = ∑nH2 phản ứng = nX – nY = 0,03 mol.
☆ Đọc kỹ quá trình và để ý các phản ứng xảy ra hoàn toàn
→ ∑nBr2 phản ứng = ∑nH2 phản ứng = 0,03 mol.
⇥ Yêu cầu, giá trị của m là m = 0,03 × 160 = 4,8 gam.

Câu 27: Đáp án C
Nhìn nhanh: muối T là C2H5COONa ⇒ E là axit propionic C2H5COOH.
⇒ suy ngược lại Y là anđehit propionic C2H5CHO
⇒ cấu tạo tương ứng của este X là HCOOCH=CHCH3 ⇒ G là HCOOH.
Trang 9


☑ A đúng.
☑ Este X dạng ankyl fomat HCOOR có phản ứng tráng bạc → B đúng.
☒ Y là anđehit, G là axit cacboxylic ⇥ không thuộc cùng dãy đồng đẳng → C sai.
☑ HCOOH có lực axit mạnh hơn H2CO3 → D đúng.
Câu 28: Đáp án A
Đồ thị biểu diễn quá trình phản ứng:

Ta có AC = 4BH = 0,018 × 4 = 0,072 mol; KC = 3KE = 0,08 × 3 = 0,024 mol
⇒ OC = OK + KC = OA + AC ⇒ OA = 0,06 + 0,024 – 0,072 = 0,012 mol.
Tại C: 0,084 mol Cl đi về 0,018 mol AlCl3 + 0,03 mol NaCl
⇒ a = ∑nNaOH = 0,03 mol (theo bảo toàn Na).
Câu 29: Đáp án C
Ba  OH  2 : x
�Na, Ba

 H 2 O ��
��
 H2

�Na 2 O, BaO
�NaOH : y
2x  y  0, 04
       0, 02

2

Bảo toàn nguyên tố H: n H O 
2

2n Ba  OH   n NaOH  2n H2
2

2



2x  y  0, 04
mol
2

2x  y  0, 04
 6,33  2 �0, 02 ��
� 2x  y  0, 09
Bảo toàn khối lượng: 5, 2  18 �
2
171x  40y  6,33 �x  0, 03

��

�
�2x  y  0, 09
�y  0, 03

Nhận xét:


n OH
n CO2

0, 09
ξ��  1; 2 
0, 07


OH  : 0, 09

Y �Na  : 0, 03

Ba 2 : 0, 03

Tạo muối cacbonat và hidrocacbonat.



CO 2  OH  ��
� HCO3


�a    a

a  b  0, 07
a  0, 05




2

CO 2  2OH ��
� CO3  H 2O � �
��

��
a  2b  0, 09 �
b  0, 02
�b    2b      b




Ba 2  CO 32  ��
� BaCO 3 � �


Trang 10


� 0,02 mol ��
n BaCO3 �  Min �
n ,n
� m  197 �0, 02  3,94 gam.
�Ba  CO32 �
Câu 30: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) Đây là phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
t�

2KMnO4 ��
� K2MnO4 + MnO2 + O2.
t�
2KClO3 ��
� 2KCl + 3O2.

☒ (b) CO không khử được Al2O3 → thí nghiệm không xảy ra.
co.mang.ngan
☑ (c) điện phân: 2NaCl + 2H2O �����
� 2NaOH + Cl2↑ + H2↑.

☑ (d) Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2↑.
☑ (e) FeCl2 + 3AgNO3 (dư) → 2AgCl↓ + Ag↓ + Fe(NO3)3.
☑ (g) Lưu ý, Na + H2O → NaOH + ½H2↑.
→ Theo đó, có 5 thí nghiệm sinh ra đơn chất khí.
Câu 31: Đáp án A
Các phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
∙* H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
∙* HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5Ona + H2O.
∙* ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O
Từ giả thiết và các tỉ lệ các phản ứng có

�n

NaOH

 0, 01  2 �0, 03  2 �0, 02  0,11mol

Theo đó, giá trị của thể tích V bằng 0,11 �0,5  0, 22 lít = 220 ml.
Câu 32: Đáp án B

3Fe + 2O2 → Fe3O4.
Fe3O4 + CO → (Fe hoặc FeO) + 4CO2. Nhưng Y có phản ứng với FeCl3 ⇒ Y là Fe ⇒ loại A, C.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Dung dịch Z là FeCl2.
FeCl2 → Fe(NO3)3 ⇒ T có thể là AgNO3 hoặc HNO3. Nhưng đáp án C đã loại nên chỉ còn đáp án B.
FeCl2 + 3AgNO3 → Ag + Fe(NO3)3 + 2AgCl. T có thể là AgNO3.
Câu 33: Đáp án B
Giải: ► Đặt nNaNO3 = x; nCu(NO3)2 = y ⇒ mhỗn hợp = 85x + 188y = 27,3(g).
t


� 2NaNO3 � 2NaNO 2  O 2
� n NO2  2y

Nung: �

to
�n O2  0,5x  0,5y
�2Cu(NO ) � 2CuO  4NO  O

3 2
2
2
o

► Dẫn vào H2O thì: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 || Do còn khí thoát ra ⇒ O2 dư.
⇒ nO2 phản ứng = nNO2 ÷ 4 = 0,5y mol ⇒ nO2 dư = 0,5x = 0,05 mol ||⇒ giải hệ có:
x = y = 0,1 mol ||⇒ mCu(NO3)2 = 0,1 × 188 = 18,8(g) ⇒ chọn B.
Câu 34: Đáp án D
► Cần biết: độ dinh dưỡng của phân đạm tính bằng % khối lượng của nguyên tố N.
Trang 11



Phân tích 100 gam phân đạm trên ⇒ tương ứng mkim loại = 25,6 gam
⇒ Phần còn lại là 74,4 gam gốc NO3– ⇄ 1,2 mol.
→ số mol nguyên tố N là 1,2 mol ⇒ %mN trong phân đạm = 16,8%.
Câu 35: Đáp án B
HD• Để hạn chế các khí độc thoát ra từ ống nghiệm ta phải dùng dung dịch tẩm vào bông tẩm có tính
kiềm.
Vì Ca(OH)2 phản ứng nhanh, hiệu quả, dễ kiếm và rẻ nên Ca(OH)2 thỏa mãn → Chọn B.
Câu 36: Đáp án C
Ta có nCO2  0,12mol và nH 2O  0,1mol , nCH3OH = 0,03 mol
Trong X có m X  mC  mH  mO � mO  1,12g � n O  0,07mol
Gọi số mol của axit, este, ancol lần lượt là x, y, z mol
a  b  0, 03
a  0, 01




��
b  0, 02
Ta có hệ �b  c  0, 03
�2a  2b  c  0, 07 �
c  0, 01


→ 0,01. ( MCxHy + 45) + 0,02. ( MCxHy + 44 + 15) + 0,01. 32 = 2,76 → MCxHy = 27 (C2H3)
Công thức axit là C2H3COOH. Đáp án C.
Câu 37: Đáp án B
Một số lưu ý như sau:

• Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ thủy phân trong môi trường axit, không trong bazơ.
• vinyl axetat; triolein là este, chất béo; thỏa mãn bị thủy phân trong cả 2 môi trường.
• Val-Ala; policaproamit chứa liên kết CO–NH dễ bị thủy phân trong cả môi trường axit và bazơ.
• axit glutamic là amino axit, không bị thủy phân.
→ Theo đó, các chất thỏa mãn yêu cầu là (2); (3); (4) và (6).
Câu 38: Đáp án C
Phân tích:
☑ FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑.
☑ 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O.
☑ FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2↑ + H2O.
☑ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
☒ FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
→ Có 4 chất thỏa mãn yêu cầu.
Câu 39: Đáp án B
Giải: X + Na2SO4 → Kết tủa trắng ⇒ Loại C vì không tạo ↓.
Y + X → Kết tủa có thể tan trong HCl ⇒ Loại D vì ↓ là BaSO4.
Z + X → Kết tủa không tan trong HCl ⇒ Loại A vì ↓ là Mg(OH)2.
Trang 12


Câu 40: Đáp án A
Giải: X + HCl → Khói trắng ⇒ X là metyl amin
Y có phản ứng tráng gương ⇒ Y là metyl fomat
X phản ứng với Br2 → Kết tủa trắng ⇒ Z là anilin
⇒ T là etyl axetat ⇒ Chọn A

Trang 13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×