Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề minh họa 2020 số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.15 KB, 15 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 5

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Từ photphat tự nhiên chứa Ca 3(PO4)2, qua chế biến hóa học thu được phân lân supephotphat có
chứa thành phần cung cấp dinh dưỡng là
A. (NH2)2CO.

B. Ca(H2PO4)2.

C. NH4NO3.

D. KCl.

Câu 2. Theo tiêu chuẩn quốc tế, một đơn vị cồn bằng 10 mL etanol nguyên chất và mỗi người được
khuyến cáo không nên uống quá 14 đơn vị cồn trong một tuần. Trung bình một ngày, mỗi người chỉ nên
đưa vào cơ thể tối đa bao nhiêu mL etanol?
A. 20.

B. 140.

C. 70.

D. 40.


Câu 3. Cây bông là cây trồng lấy sợi quan trọng ở các nước nhiệt đới. Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu
trong công nghiệp dệt với các đặc tính tự nhiên như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí. Thành
phần chủ yếu của sợi bông là
A. protein.

B. xenlulozơ.

C. poliisopren.

D. poliacrilonitrin.

Câu 4. Trên thế giới, mía là loại cây được trồng với diện tích rất lớn, cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ
yếu cho sản xuất đường (còn lại từ củ cải đường). Cacbohiđrat trong đường mía thuộc loại
A. monosaccarit.

B. polisaccarit.

C. đisaccarit.

D. lipit.

Câu 5. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. H2N[CH2]6NH2.

B. CH3NHCH3.

C. C6H5NH2.

D. CH3CH(CH3)NH2.


Câu 6. Thủy phân hoàn toàn hợp chất nào sau đây trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì thu được
ancol đa chức?
A. metyl acrylat.

B. tristearin.

C. phenyl axetat.

D. vinyl axetat.

Câu 7. Phương pháp chung để điều chế kim loại nhóm IA và IIA trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch.

B. điện phân nóng chảy.

C. nhiệt luyện.

D. thủy luyện.

Câu 8. Ion Mg2+ (Z = 12) đóng vai trò quan trọng của cơ thể: tham gia cấu trúc tế bào, tham gia tổng hợp
protein và tổng hợp chất sinh năng lượng ATP. Tổng số electron ở lớp vỏ của ion Mg2+ là
A. 10.

B. 12.

C. 8.

D. 14.

Câu 9. Trong tự nhiên, hợp chất Y tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn và là thành phần chính của vỏ và

mai các loài ốc, sò, hến, mực. Trong công nghiệp và đời sống, Y được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây
dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, làm chất phụ gia trong ngành thực phẩm và y học. Hợp chất Y là
A. CaSO4.

B. Ca(OH)2.

C. CaCO3.

D. Ca3(PO4)2.

Câu 10. Nước ta có nguồn quặng boxit trữ lượng lớn ở Tây Nguyên đang được khai thác để sản xuất
nhôm. Thành phần hóa học chủ yếu của quặng boxit là
Trang 1


A. Al2O3.2SiO2.2H2O. B. Al2O3.2H2O.

C. K2O.Al2O3.6SiO2.

D. 3NaF.AlF3.

Câu 11. Crom được mệnh danh là nguyên tố của màu sắc do tạo ra được các hợp chất với số oxi hóa
thường gặp là +2, +3 và +6 với màu sắc phong phú. Ở điều kiện thường, chất rắn nào sau đây có màu đỏ
thẫm?
A. Cr2O3.

B. K2Cr2O7.

C. Na2CrO4.


D. CrO3.

Câu 12. Tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp bột Fe và bột S trong khí quyển trơ. Sản phẩm tạo thành
trong thí nghiệm trên là
A. FeS.

B. FeS2.

C. Fe2S3.

D. Fe3S.

Câu 13. Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thu
được 2,8 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,4.

B. 4,0.

C. 3,6.

D. 3,0.

Câu 14. Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.

B. 13,44.

C. 6,72.

D. 4,48.


Câu 15. Từ 18 kg glyxin ta có thể tổng hợp được protein với hiệu suất 76% thì khối lượng protein thu
được là
A. 16,38 kg.

B. 10,40 kg.

C. 18,00 kg.

D. 13,68 kg.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam xenlulozơ bằng khí O 2, thu được H2O và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Giá
trị của m là
A. 9,0.

B. 8,1.

C. 13,2.

D. 9,6.

Câu 17. Quá trình nào sau đây giữ nguyên mạch cacbon của polime?
A. Đepolime hóa polistiren.

B. Thủy phân xenlulozơ.

C. Hiđrocloro hóa poliisopren.

D. Thủy phân tơ nilon-6,6.


Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch alanin không làm quỳ tím chuyển màu.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Câu 19. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng rồi tan dần.

B. có bọt khí thoát ra.

C. có kết tủa trắng.

D. có kết tủa trắng và bọt khí.

Câu 20. Este X điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của X là
A. CH3COOCH3.

B. C2H5COOCH3.

C. CH3COOC2H5.

D. C2H5COOC2H5.

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí T rồi dẫn vào cốc đựng dung dịch AgNO 3 trong NH3
như sau:

Trang 2


Kết thúc thí nghiệm, trong cốc thu được kết tủa màu vàng. Phản ứng nào sau đây phù hợp với mục đích

thí nghiệm?
A. Thủy phân Al4C3.

B. Thủy phân CaC2.

C. Cho Zn tác dụng với axit H2SO4 loãng.

D. Cho CaCO3 tác dụng với axit HCl.

Câu 22. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) clorua?
A. Đốt cháy dây Fe trong khí Cl2.

B. Cho Fe dư vào dung dịch FeCl3.

C. Cho Fe vào dung dịch HCl.

D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong phòng thí nghiệm, khí NH3 được điều chế bằng cách đun nóng muối NH 4Cl với Ca(OH)2
(rắn).
B. Trong phòng thí nghiệm, H3PO4 được điều chế bằng cách cho HNO3 đặc, nóng tác dụng với P.
C. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.
Câu 24. Hiện nay, xử lí rác thải sinh hoạt là một vấn đề lớn đối với nhiều thành phố và các tiện ích, túi
nilon sau khi sử dụng đã trở thành rác thải bền, khó bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường lâu dài. Để bảo
vệ môi trường, người tiêu dùng được khuyến nghị nên thay túi nilon bằng loại túi giá rẻ và dễ bị phân hủy
nào sau đây?
A. Túi da.


B. Túi vải.

C. Túi giấy.

D. Túi nhựa.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với dung dịch Br2.
(b) Xenlulozơ triaxetat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo.
(c) Phân tử peptit mạch hở luôn chứa ít nhất một nhóm amino và một nhóm cacboxyl,
(d) Glucozơ và saccarozơ trong dung dịch đều phản ứng với Cu(OH)2.
(e) Este và chất béo đều dễ tan trong nước ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26. Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 2,24 lít X vào dung dịch Br 2 dư, có 25,6 gam
Br2 phản ứng và còn lại 0,448 lít khí. Đốt cháy 2,24 lít X bằng khí O 2 dư, thu được 9,68 gam CO 2. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đều đo ở đktc. Hai hiđrocacbon trong X là
A. etan và propin.

B. butan và axetilen.

C. metan và butađien. D. propan và axetilen.
Trang 3



Câu 27. Từ hợp chất hữu cơ X (C 6H10O4, mạch hở), thực hiện các phản ứng sau (xảy ra theo đúng tỉ lệ số
mol):
(a) X + 2NaOH X1 + X2 + X3
(b) 2X1 + H2SO4 (loãng, dư) → X4 + Na2SO4
t�
(c) X4 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ��
� X5 + 2Ag + 2NH4NO3

(d) 2X2 + Cu(OH)2 → X6 + 2H2O
CaO,t �
(e) X3 + NaOH ���
� CH4 + Na2CO3

Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2OOCCH2CH3.

B. HCOOCH2CH(CH3)OOCCH3.

C. HCOOCH2CH2CH2OOCCH3.

D. CH3OOCH2CH2OOCCH3.

Câu 28. Cho từ từ dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch chứa x mol Ba(AlO 2)2, sự phụ thuộc của khối
lượng Al(OH)3 vào thể tích dung dịch HCl được minh họa theo đồ thị sau.

Giá trị của x là
A. 0,012.


B. 0,008.

C. 0,014.

D. 0,016.

Câu 29. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và
0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H 2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11
gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung
hòa. Giá trị của m là
A. 2,79.

B. 3,76.

C. 6,50.

D. 3,60.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau trong khí quyển trơ:
(a) Cho lá Zn vào dung dịch gồm CrCl3 và HCl loãng
(b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn hỗn hợp khí H2 và CO dư đi qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho lá Al vào dung dịch gồm H2SO4 loãng và CuSO4.
(e) Nung nóng hỗn hợp bột Al dư và Cr2O3 trong khí quyển trơ.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch FeSO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2.

B. 3.


C. 4.

D. 5.

Trang 4


Câu 31. Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được
hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO 2 và 0,03 mol Na2CO3. Nếu làm
bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 3,48.

B. 2,34.

C. 4,56.

D. 5,64.

Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
dung dich X
 Dung dich Y
 dung dich Z
NaOH ����
� Fe  OH  2 �����
� Fe 2  SO 4  3 �����
� BaSO 4

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl 3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.


B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.

C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.

D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.

Câu 33. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu
được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
• Phần thứ nhất đem cô cạn thu được 67,48 gam muối khan.
• Phần thứ hai làm mất màu vừa hết 46 ml dung dịch KMnO4 0,5M.
Giá trị của m là
A. 55,12.

B. 58,42.

C. 56,56.

D. 60,16.

Câu 34. Giả thiết phản ứng tổng hợp glucozơ ở cây lương thực như sau:
as
6CO 2  6H 2 O ����
� C6 H12 O6  6O2 �
clorophin

H  2800 kJ / mol

Nếu trong một ngày, trên 1 m2 trồng cây lương thực nhận được từ Mặt Trời 25200 kJ và có 1% được hấp
thụ ở quá trình quang hợp thì khối lượng glucozơ tạo ra là
A. 18,0 gam.


B. 16,2 gam.

C. 36,0 gam.

D. 32,4 gam.

Câu 35. Khí sunfurơ có mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp...) và là tác nhân chính gây ra mưa
axit. Trong phòng thí nghiệm, lượng khí sunfurơ dư thừa được xử lí bằng cách sục vào dung dịch
A. NaCl.

B. Ca(OH)2.

C. H2SO4.

D. HCl.

Câu 36. Hỗn hợp 4 este đều có công thức C 8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa
với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp
muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình
tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 240.

B. 120.

C. 190.

D. 100.

Câu 37. Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, glyxin, Gly-Val,

etilenglicol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 7.

Câu 38. Cho dãy gồm các chất: Al, Al4C3, K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, CrO3, K2Cr2O7, Cr2O3, NaHCO3,
Ca(H2PO4)2. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH (loãng, dư) là
A. 6.

B. 8.

C. 7.

D. 5.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Trang 5


Mẫu thử
Thuốc thử
X
Dung dịch KI và hồ tinh bột
Y
Dung dịch NH3
Z

Dung dịch NaOH
T
Dung dịch H2SO4 loãng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Hiện tượng
Có màu xanh tím
Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan.
Có kết tủa keo, sau đó kết tủa tan
Từ màu vàng chuyển sang màu da cam

A. ZnCl2, AlCl3, Fe2(SO4)3, K2Cr2O7.

B. FeCl3, CuCl2, AlCl3, K2CrO4.

C. Al(NO3)3, BaCl2, FeCl2, CrCl2.

D. FeCl3, AgNO3, AlCl3, K2Cr2O7.

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
X
Y
Z
T

Thí nghiệm
Tác dụng với Cu(OH)2
Quì tím ẩm
Tác dụng với dung dịch nước brom

Tác dụng với dung dịch brom

Hiện tượng
Hợp chất màu tím
Quì chuyển thành màu xanh
Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng
Dung dịch mất màu

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin.
C. Gly-Ala-Ala, metylamin, acrilonitrin, anilin.
D. Metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin.

Trang 6


Đáp án
1-B
11-D
21-B
31-C

2-A
12-A
22-C
32-C

3-B
13-D

23-C
33-C

4-C
14-A
24-C
34-B

5-B
15-B
25-B
35-B

6-D
16-B
26-D
36-C

7-B
17-C
27-B
37-A

8-A
18-A
28-C
38-C

9-C
19-B

29-B
39-B

10-B
20-A
30-C
40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Supephotphat có 2 loại:
◈ Supephotphat đơn là hỗn hợp của Ca(H 2PO4)2 và CaSO4(thạch cao). Công thức
Ca(H2PO4)2.2CaSO4.
◈ Supephotphat kép chỉ chứa Ca(H2PO4)2; trong thành phần của supephotphat kép không có lẫn
thạch cao → tỉ lệ P2O5 cao hơn.
→ thành phần cung cấp dinh dưỡng (P2O5) của phân lân supephotphat rõ là Ca(H2PO4)2.
Câu 2: Đáp án A
Quy đổi tiêu chuẩn:
1 đơn vị cồn ⇄ 10 mL (8 gam) etanol nguyên chất.
→ 14 đơn vị cồn ⇄ 140 mL (112 gam) etanol nguyên chất.
1 tuần có 7 ngày nên trung bình mỗi ngày chỉ nên đưa vào cơ thể không quá 20 ml.
p/s: nếu sử dụng rượu mạnh khoảng 40o chẳng hạn thì tương ứng thể tích là 350 ml
Hình dung đơn giản là một tuần chỉ được sử dụng không quá 1 chai C2 hay cocacola bé.
Câu 3: Đáp án B
Sợi bông là tơ thiên nhiên, có thành phần chủ yếu là xenlulozơ (≈ 95%).
Câu 4: Đáp án C
Tên gọi khác của các đường quen thuộc:
glucozơ: đường nho; fructozơ: đường mật ong;
mantozơ: đường mạch nha; saccarozơ: đường mía,...
Câu 5: Đáp án B

Bài học bậc amin:

→ tương ứng CH3NHCH3: đimetylamin là amin bậc hai.
Câu 6: Đáp án B
thủy phân chất béo (phản ứng xà phòng hóa) thu được gilxerol là ancol đa chức:
Trang 7


◈ (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
Còn lại, các chất khác thủy phân xảy ra các phản ứng như sau:
☒ metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH.
☒ phenyl axetat: CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5ONa.
☒ vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.
Câu 7: Đáp án B
Muốn điều chế kim loại kiềm từ các chợp chất, cần phải khử các ion của chúng: Mn+ + ne → M.
Vì ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải dùng dòng điện (phương pháp điện phân). Thêm nữa, các
kim loại kiềm phản ứng với nước nên không thể dùng phương pháp điện phân dung dịch được → Theo
đó, phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ là điện phân nóng chảy oxit, hiđroxit hay muối tương
ứng, quan trọng nhất là muối halogenua.
Câu 8: Đáp án A
► yêu cầu là electron ở lớp vở của ion Mg2+:
Cấu hình electron của Mg2+ là: 1s22s22p6.
Tổng có 10 electron
Câu 9: Đáp án C
CaSO4 là thạch cao; Ca(OH)2 là vôi tôi; Ca3(PO4)2 là canxi photphat
CaCO3: đá vôi → chính là hợp chất Y.
Câu 10: Đáp án B
Thành phần hóa học và tên quặng nhôm tương ứng:
◈ Al2O3.2SiO2.2H2O: cao lanh.


◈ Al2O3.2H2O: boxit.

◈ K2O.Al2O3.6SiO2: mica

◈ 3NaF.AlF3: criolit.

Câu 11: Đáp án D
CrO3 (crom trioxit: Cr+6) là chất rắn có màu đỏ thẫm.

Câu 12: Đáp án A
t�
Fe + S ��
� FeS (sắt (II) sunfua).

Trang 8


☆ Cùng khả năng khử của kim loại Fe, khả năng oxi hóa: Cl2 > O2 > S
→ sản phẩm tương ứng khi cho Fe phản ứng với các phi kim:
t�
◈ Fe + Cl2 ��
� FeCl3
t�
◈ Fe + O2 ��
� Fe3O4
t�
◈ Fe + S ��
� FeS.

Câu 13: Đáp án D

Phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑.
Giả thiết nH2 = 2,8 ÷ 22,4 = 0,125 mol ⇒ theo tỉ lệ: nMg = 0,125 mol.
→ yêu cầu: m = mMg = 0,125 × 24 = 3,0 gam.
Câu 14: Đáp án A
t�
Giải: Ta có phản ứng: CuO + CO ��
� Cu + CO2

⇒ nCO pứ = nCuO = 32 ÷ 80 = 0,4 mol.
⇒ VCO = 0,4 × 22,4 = 8,96 lít
Câu 15: Đáp án B
Phản ứng: nH2NCH2COOH → protein + (n – 1)H2O.
Thật chú ý: protein là chuỗi polipeptit ⇒ n rất lớn → 1 n.

⇒ nH2O = nglyxin = 18 ÷ 75 = 0,24 mol.
Theo đó, với hiệu suất phản ứng là 76% thì khối lượng protein thu được là
m = (18 – 0,24 × 18) × 0,76 ≈ 10,40 gam.
Câu 16: Đáp án B
xenlulozơ có công thức phân tử là (C6H10O5)n.
Giải đốt: (C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.
Giả thiết: nCO2 thu được = 0,3 mol ⇒ m = 0,3 ÷ 6 × 162 = 8,1 gam.
Câu 17: Đáp án C
phản ứng hiđrocloro hóa poliisopren cộng phân tử HCl vào nối đôi C=C,
không ảnh hưởng đến mạch cacbon ⇒ thỏa mãn yêu cầu:
 HCl
( CH 2  CH  CH  CH 2 ) k ��
� C5k H8k ���
� C5k H8k 1Cl
|
CH3


Câu 18: Đáp án A
Phản ứng màu biure giữa dung dịch lòng trắng trứng và Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím, không phải màu
vàng (khi thay Cu(OH)2 bằng dung dịch axit nitric HNO3 đặc thì mới xuất hiện màu kết tủa màu vàng).
Câu 19: Đáp án B
Phản ứng xảy ra: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O.
→ Hiện tượng quan sát được là có bọt khí (CO2↑) thoát ra.
Câu 20: Đáp án A
Trang 9


Este X có dạng RCOOCH3.
MX = MR + 59 = 2,3125 × 32 = 74. MR = 15. ⇒ R là -CH3.
Vậy este X là CH3COOCH3.
Câu 21: Đáp án B
☆ Kết tủa màu vàng với AgNO3/NH3 → khí T là axetilen.
◈ điều chế T: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
◈ thử tính chất T: C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3.
Các thí nghiệm còn lại:
điều chế metan: Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4↑.
điều chế hiđro: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.
điều chế CO2: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
Câu 22: Đáp án A
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
◈ 2Fe + 3Cl2 –––to–→ 2FeCl3.
◈ Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
◈ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
◈ Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Câu 23: Đáp án C
Phân tích các phát biểu:

☑ A. Trong phòng thí nghiệm, khí NH 3 được điều chế bằng cách đun nóng muối NH 4Cl với Ca(OH)2
(rắn), phản ứng xảy ra: 2NH4Cl + Ca(OH)2 → 2NH3 + CaCl2 + 2H2O.
☑ B. Trong phòng thí nghiệm, H3PO4 được điều chế bằng cách dùng HNO 3 đặc, nóng oxi hóa photpho
(P), phản ứng xảy ra: P + 5HNO3 (đặc) → H3PO4 + 5NO2 + H2O.
☒ C. Thành phần chính của supephotphat đơn gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Còn của supephotphat kép chỉ gồm một muối Ca(H2PO4)2 thôi.
(đơn – một và kép – hai ở đây là chỉ số giai đoạn xử lí trong sản xuất chứ không phải số lượng).
☑ D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa,
phản ứng xảy ra: NH4NO2 → N2↑ + 2H2O.
Câu 24: Đáp án C
túi da, vải, nhựa rất khó phân hủy.
Chỉ có túi giấy (thành phần xenlulozơ) dễ bị phân hủy.
Câu 25: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai vì ancol benzylic không phản ứng được với dung dịch Br2.
☑ (b) đúng, xenlulozơ triaxetat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo là tơ axetat.
☑ (c) đúng, peptit: đầu N chứa nhóm amino; đầu C chứa nhóm cacboxylic.
Trang 10


☑ (d) đúng, đó là tính chất của ancol đa chức → glucozơ và saccarozơ tạo phức chất màu xanh đặc
trưng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
☒ (e) sai vì este và chất béo không tan trong nước.
→ Như vậy, có 3/5 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án D
X gồm hiđrocacbon không no Y và hiđrocacbon no Z
Giả thiết: nZ = 0,02 mol; nX = 0,1 mol ⇒ nY = 0,08 mol.
Lại có: 25,6 gam Br2 ⇄ 0,16 mol. Tỉ lệ: nBr2 = nZ = 0,16 ÷ 0,08 = 2 : 1.
→ hiđrocacbon không no Y chứa 2 liên kết πC=C trong phân tử.
t�

Giải đốt: 0,1 mol X ��
� 0,22 mol CO2.

0,1 mol X gồm 0,08 mol CnH2n – 2 (n ≥ 2) và 0,02 mol CmH2m + 2.
→ có phương trình nghiệm nguyên: 0,08n + 0,02m = 0,22 ⇄ 4n + m = 11.
Thấy ngay n < 3; điều kiện: n ≥ 2 nên n = 2; tương ứng m = 3.
Vậy, hai hiđrocacbon trong X là C2H2 (axetilen) và C3H8 (propan).
Câu 27: Đáp án B
Các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ số mol nên:
Từ (e) → X3 là CH3COONa; từ (b) → X1 là muối.
Theo đó, X2 là ancol, từ (d) ⇒ X2 là ancol đa chức.
Lại để ý: X1 → X4 có phản ứng tráng bạc ⇒ X4 là HCOOH.
☆ Phân tích X có 6C; 4O nên ancol có 3C và 2 chức.
để (d) xảy ra thì 2 nhóm chức OH của X2 phải liền kề
→ cấu tạo của X2 là CH3CH(OH)CH2OH.
⇥ Cấu tạo của X là HCOOCH2CH(CH3)OOCCH3
và một đồng phân nữa là CH3COOCH2CH(CH3)OOCCH.
Câu 28: Đáp án C
Đồ thị biểu diễn số mol Al(OH)3 theo số mol HCl như sau:

Dựa vào đồ thị, ta có: b = EH = OH = 0,012 mol ⇒ FK = 0,012 mol.
Lại có KB = 3KF ⇒ KB = 0,036 ⇒ OB = OK + KB = 0,112.
Theo đó, AI = OB ÷ 4 = 0,028 mol ⇒ 2x = 0,028 → x = 0,014.
Câu 29: Đáp án B
Trang 11


Đặt a, b, c là số mol Al; Na và BaO � n H2  1,5a  0,5b  0, 085  1
Kết tủa gồm Al(OH)3 (x mol) và BaSO4 (c mol) � 78x  233c  3,11 2 
2

1

3
Dung dịch Z chứa SO4  0, 03  c  , Cl  0,1 , Na  b  , Al  a  x 

Bảo toàn điện tích: 3  a  x   b  2  0, 03  c   0,1  3 
mmuối = 27  a  x   23b   0, 03  c  .96  0,1.35,5  7, 43  4 
(1) (2) (3) (4) � a  0, 04;b  0, 05;c  0, 01; x  0, 01 � m X  3,76
Câu 30: Đáp án C
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:


moi.truong.H
☒ (a) Zn + 2CrCl3 �����
� ZnCl2 + 2CrCl2.

☑ (b) 3AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl + Ag↓ + Fe(NO3)3.
t�
☑ (c) (CO; H2) + CuO ��
� Cu + (CO2; H2O).

☑ (d) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Sau đó xảy ra ăn mòn điện hóa: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑.
☑ (e) Al + Cr2O3 → Al2O3 + Cr (phản ứng nhiệt nhôm).
☒ (g) Na + H2O → NaOH + ½H2↑;
sau đó FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4.
→ như vậy, có 4 thí nghiệm thu được kim loại.
Câu 31: Đáp án C
có ∑nNaOH phản ứng = 2nNa2CO3 = 0,06 mol > 0,05 mol ⇒ Y là este của phenol;
còn X là một este bình thường. có nX = 0,04 mol và nY = 0,01 mol.

☆ phản ứng: 0,05 mol X, Y + NaOH → hỗn hợp chất hữu cơ Z + H2O.
đốt Z → 0,03 mol Na2CO3 + 0,12 mol CO2 ||⇒ ∑nC trong Z = 0,03 + 0,12 = 0,15 mol.
⇒ ∑nC trong X và Y = 0,15 mol ⇒ số Ctrung bình X, Y = 0,15 ÷ 0,05 = 3.
⇒ X phải là HCOOCH3 (vì Y là este của phenol, CY ≥ 7).
có 0,04 mol HCOOCH3 ⇒ CY = (0,15 – 0,04 × 2) ÷ 0,01 = 7 → Y là HCOOC6H5.
vậy, làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn gồm 0,05 mol HCOONa và 0,01 mol C6H5ONa.
⇒ m = 0,05 × 68 + 0,01 × 116 = 4,56 gam.
Câu 32: Đáp án C
Quan sát nhanh 4 đáp án:
◈ để thu được Fe(OH)2 thì dung dịch X tương ứng là FeCl2:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
◈ Để từ Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 thì cần dùng H2SO4 đặc, nóng:
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)2 + SO2 + 6H2O.
→ đáp án C đúng. Tương ứng dung dịch Z là BaCl2, thỏa mãn:
Trang 12


3BaCl2 + Fe2(SO4)3 → 2FeCl3 + 3BaSO4↓.
Câu 33: Đáp án C
Fe3O4 = FeO.Fe2O3 ⇒ quy m gam hỗn hợp gồm 2a mol FeO và 2b mol Fe2O3.
→ dung dịch X gồm 2a mol FeSO4; 2b mol Fe2(SO4)3 và còn dư H2SO4.
☆ Giải phần 2: bảo toàn electron ta có: nFe2+ = 5nKMnO4 ⇒ nFe2+ = 0,115 mol.
(rõ hơn: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 3MnSO4 + 8H2O).
Tương ứng a = 0,115 mol (chú ý chia đôi X thành hai phần bằng nhau nhé.!)
☆ Giải phần 1: muối gồm a mol FeSO4 và b mol Fe2(SO4)3.
⇒ 152a + 400b = 67,48 gam, biết a → b = 0,125 mol.
Vậy, yêu cầu m = 72 × (2a) + 160 × (2b) = 56,56 gam.
Câu 34: Đáp án B
Giả thiết: ΔH = 2800 kJ/mol. Trước đó, cần rõ:
6 mol CO2 + 6 mol H2O → 1 mol glucozơ + 6 mol O2 thì cần cung cấp 2800 kJ nhiệt.

Mặt trời cung cấp 25200 kJ và chỉ 1% tương ứng 252 kJ được hấp thụ
⇒ số mol glucozơ tạo thành = 252 ÷ 2800 = 0,09 mol
→ khối lượng glucozơ tạo thành = 0,09 × 180 = 16,2 gam.
Câu 35: Đáp án B
khí sunfurơ: SO2 là một oxit axit
→ để xử lí lượng dư thừa cần sục vào dung dịch Ca(OH)2 (có tính bazơ)
⇥ vì khi đó xảy ra phản ứng: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.
→ SO2 được giữ lại và xử lí, không để bay ra ngoài gây ô nhiễm.
Câu 36: Đáp án C
☆ Thủy phân: 16,32 gam E + ? mol NaOH → 18,78 gam muối + ?? gam ancol Y + ??? gam H2O.
Rút gọn E gồm: este thường dạng RCOOR' (a mol) và este của phenol dạng R"COOC6H4R"' (b mol).
Với tỉ lệ phản ứng thủy phân: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.
R"' + 2NaOH → R"COONa + R"'C6H4ONa + H2O (*).
Rút ra từ các phương trình: ∑nNaOH phản ứng = 2nH2O ở (*) + nR'OH = a + 2b.
Lại có: a mol R'OH + Na → R'ONa + ½.H2↑
⇒ macnol R'OH = mbình tăng + mH2↑ = (3,83 + a) gam.
Theo đó, BTKL: 16,32 + (a + 2b) × 40 = 18,78 + (3,83 + a) + 18b
Mà nE = a + b = 16,32 : 136 = 0,12 mol

(1)
(2)

Giải hệ (1) và (2) được a = 0,05 mol và b = 0,07 mol
→ nNaOH phản ứng = a + 2b = 0,19 mol → V = 0,19 lít ⇄ 190 ml.
Câu 37: Đáp án A
Các phản ứng hóa học có thể xảy ra:
◈ isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH → CH3COONa + (CH3)2CHCH2CH2OH.
Trang 13



◈ phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
◈ glyxin: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
◈ gly-val: Gly-Val + 2NaOH → Gly-Na + Val-Na + H2O.
◈ triolein: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3.
Còn lại, các chất glucozơ, saccarozơ và etilenglicol không phản ứng.
Câu 38: Đáp án C
Các chất tác dụng và phản ứng xảy ra tương ứng là:
◈ 2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑.
◈ Al4C3 + 4KOH + 4H2O → 4KAlO2 + 3CH4↑.
◈ K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: Al2(SO4)3 + 8KOH → 2KAlO2 + 3K2SO4 + 4H2O.
◈ CrO3 + 2KOH → K2CrO4 + H2O.
◈ K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O.
◈ 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O.
◈ 3Ca(H2PO4)2 + 12KOH → Ca3(PO4)2 + 4K3PO4 + 12H2O.
Chỉ có Cr2O3 không phản ứng được với dung dịch KOH loãng.
(Cr2O3 cần điều kiện dung dịch KOH đặc, nóng).
Câu 39: Đáp án B
Phân tích hiện tượng:
◈ Màu xanh tím và hồ tinh bột → X + KI tạo ra I2.
Quan sát 4 đáp án thì chỉ có FeCl3 thỏa mãn: FeCl3 + KI → FeI2 + I2 + KCl.
→ Loại A và C, B hoặc D đúng → cho biết Z là AlCl3.
◈ thật vậy: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
sau đó, NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O.
◈ Y + NH3 cho kết tủa màu xanh → là màu đồng(II) hiđroxit.
CuCl2 + 2NH3 + H2O → Cu(OH)2 + NH4Cl.
sau đó: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan)
◈ Còn lại: 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O.
→ dung dịch K2CrO4 màu vàng chuyển dần thành màu da cam K2Cr2O7.
Câu 40: Đáp án B
Quan sát và sử dụng 4 đáp án để loại trừ.

◈ Z + Br2/H2O → kết tủa trắng ||→ Z là anilin.

Trang 14


→ đáp án đúng là B. Tương ứng với
◈ T là acilonitrin: CH2=CHCN + Br2 → CH2Br–CHBr–CN.
◈ Y là metylamin có tính bazơ, làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
◈ X là Gly-Ala-Ala, tripeptit có phản ứng màu biure.

Trang 15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×