Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề minh họa 2020 số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.09 KB, 14 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 6

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Phân kali cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng dưới dạng ion K +, có tác dụng thúc đẩy nhanh
quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu hạn của cây. Chất
nào sau đây được dùng làm phân kali?
A. Ca3(PO4)2.

B. (NH2)2CO.

C. KCl.

D. NH4Cl.

Câu 2. Axetilen khi cháy tỏa nhiệt mạnh, tạo ngọn lửa sáng có thể đạt đến nhiệt độ 3000 oC, được dùng
trong đèn xì oxi - axetilen. Số liên kết π trong một phân tử axetilen là
A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.


Câu 3. Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế
kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất
cao su tự nhiên.

Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là
A. Polistiren.

B. Poliisopren.

C. Polietilen.

D. Poli(butađien).

Câu 4. Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không
phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là
A. Fructozơ.

B. Amilopectin.

C. Xenlulozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

B. H2NCH2CH2COCH2COOH.

C. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.


D. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.

Câu 6. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng là do chất béo trong dầu thực vật chứa
chủ yếu
A. gốc axit béo no.
C. gốc axit thơm.

B. gốc axit béo không no.
D. gốc axit vòng no.

Câu 7. Các dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp (như nồi, xoong, chảo) thường được chế tạo từ kim loại
(hoặc hợp kim) do kim loại có tính chất vật lí đặc trưng là
A. tính dẫn điện.

B. tính dẻo.

C. tính dẫn nhiệt.

D. ánh kim.
Trang 1


Câu 8. Nhúng một thanh Zn vào dung dịch gồm muối T và H 2SO4 loãng thì có xảy ra sự ăn mòn điện hóa
của Zn. Muối nào sau đây phù hợp với T?
A. CuSO4.

B. Na2SO4.

C. Al2(SO4)3.


D. MgSO4.

Câu 9. Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại
thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên?
A. Freon.

B. Metan.

C. Cacbon monooxit. D. Cacbon đioxit.

Câu 10. Kim loại nào là kim loại phổ biến thứ hai trên vỏ Trái Đất (sau nhôm) và có tính nhiễm từ, được
ứng dụng chế tạo nam châm?
A. Na.

B. Mg.

C. Al.

D. Fe.

Câu 11. Giống với lưu huỳnh, kim loại nào sau đây cũng tạo được oxit ứng với hóa trị cao nhất là một
oxit axit?
A. Natri.

B. Crom.

C. Magie.

D. Canxi.


Câu 12. Các đại dương là những kho muối vô tận với nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng quí báu.
Trong thành phần nước biển, hai nguyên tố kim loại có nhiều nhất là
A. natri và magie.

B. đồng và kẽm.

C. nhôm và sắt.

D. vàng và bạc.

Câu 13. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí oxi tinh khiết, người ta tiến hành nhiệt
phân 3,16 gam KMnO4, thu được 0,168 lít khí O2 (ở đktc). Hiệu suất của quá trình điều chế oxi là
A. 70,00%.

B. 75,00%.

C. 80,00%.

D. 85,00%.

Câu 14. Khối lượng bột sắt cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,72 lít khí clo (đktc) là
A. 12,2 gam

B. 14,2 gam

C. 13,4 gam

D. 11,2 gam

Câu 15. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 11,7 gam valin (HOOCCH(NH 2)CH(CH3)2) cần vừa

đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100.

B. 150.

C. 200.

D. 50.

Câu 16. Thuỷ phân hoàn toàn 2,565 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho
toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị
của m là
A. 1,62.

B. 2,16.

C. 4,32.

D. 3,24.

Câu 17. Dãy nào sau đây gồm các polime thiên nhiên có nguồn gốc thực vật?
A. xenlulozơ, sợi bông, cao su thiên nhiên.
B. polietilen, poli(vinyl axetat), poliacrilonitrin.
C. polibutađien, polistiren, poli(metyl metacrylat).
D. tơ tằm, len, poli(phenol fomanđehit).
Câu 18. Trimetylamin là chất chủ yếu gây nên mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè. Tính chất, đặc điểm
nào sau đây là sai về trimetylamin?
A. Có công thức phân tử là C3H9N.

B. Là amin bậc ba.


C. Có tên thay thế là N,N-đimetylmetanamin. D. Ở điều kiện thường là chất lỏng.
Trang 2


Câu 19. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng.

B. có bọt khí bay ra.

C. có sủi bọt khí và có kết tủa.

D. không xuất hiện kết tủa.

Câu 20. Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. cô cạn ở nhiệt cao.

B. hiđro hóa (xúc tác Ni).

C. xà phòng hóa.

D. làm lạnh.

Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, một số axit dễ bay hơi được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa axit
sunfuric đặc và muối rắn tương ứng theo hình vẽ dưới đây.

Muối nào sau đây không phù hợp với mục đích thí nghiệm?
A. NaCl.

B. CaF2.


C. NaNO3.

D. Na2S.

Câu 22. Phương trình hoá học nào sau đây được viết sai?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.

D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2.

Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2;

(b) Đốt cháy NH3 trong không khí;

(c) Cho Si vào dung dịch KOH;

(d) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 1.

B. 2.

C. 3.


D. 4.

Câu 24. Hiện nay, xử lí rác thải sinh hoạt là một vấn đề lớn đối với nhiều thành phố và vùng nông thôn
Việt Nam. Việc nào sau đây cần được tiến hành tại các hộ gia đình để giúp cho quá trình xử lí rác tại các
nhà máy đạt hiệu quả?
A. Phân loại rác thải.

B. Đào hầm chứa rác.

C. Vứt rác bừa bãi.

D. Xây lò đốt rác.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(b) Nước mía và nước ép củ cải đường có chứa nhiều saccarozơ.
(c) Các amin bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(d) Thủy phân metyl acrylat thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
Trang 3


(e) Poli(phenol fomanđehit) và polistiren đều có chứa vòng benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.


Câu 26. Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn X bằng O 2, thu được số mol CO2
bằng số mol H2O. Nung nóng V lít X (đktc) có xúc tác Ni, thu được 0,8V lít khí Y (đktc). Cho Y tác dụng
với dung dịch Br2 dư thì có tối đa 7,68 gam Br2 phản ứng. Giá trị của V là
A. 1,792.

B. 1,344.

C. 2,016.

D. 1,120.

Câu 27. Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen). Tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương
trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):

X + kNaOH 
→ 2Y + Z + 2H2O

(1)

Z + H2SO4 
→ T + Na2SO4

(2)

Y + HCl 
→ E + NaCl

(3).


Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở thể lỏng, a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
B. Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Công thức phân tử của Z là C7H6O2Na2.
D. Giá trị của k trong phương trình (1) là 3.
Câu 28. Hoà tan hoàn toàn a mol Al vào 150 mL dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Thêm từ từ
dung dịch NaOH 2M vào T, sự phụ thuộc số mol kết tủa Al(OH) 3 vào thể tích dung dịch NaOH được
minh họa trên đồ thị dưới đây.

Mối liên hệ giữa a và b là
A. a = 4b.

B. 2a = 3b.

C. a = 2b.

D. a = 3b.

Câu 29. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO 2 (đktc) vào 250 mL dung dịch gồm Ba(OH) 2 0,1M và NaOH
0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh
ra thì vừa hết V mL. Giá trị của V là
A. 50.

B. 25.

C. 100.

D. 75.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch gồm HCl và FeCl3 dư.
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
(c) Nung hỗn hợp bột Al dư và Fe3O4 trong khí quyển trơ.
(d) Cho mẩu nhỏ Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
Trang 4


(e) Dẫn khí H2 dư đi qua ống sứ đựng PbO nung nóng.
(g) Cho Mg vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm có tạo ra kim loại là
A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp M gồm ancol X, axit cacboxylic Y và este Z (đều no, đơn
chức, mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O 2 (đktc), sinh ra 11,2 lít
CO2 (đktc). Công thức của Y là
A. HCOOH.

B. CH3CH2COOH.

C. CH3CH2CH2COOH. D. CH3COOH.

+ Br2 + NaOH
+ NaOH du
→ X →

Y
Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hoá: CrCl3 

(X, Y là các hợp chất của crom). Các chất X và Y lần lượt là
A. NaCrO2 và CrBr3.

B. Na2CrO4 và Na2Cr2O7.

C. NaCrO2 và Na2CrO4.

D. Na2CrO4 và CrBr3.

Câu 33. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3)
tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl,
thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M

A. Al.

B. Na.

C. Ca.

D. K.

Câu 34. Trong một ca sản xuất ở nhà máy, 784 m 3 không khí (đktc) được thổi vào lò chứa than nung đỏ,
toàn bộ lượng than trong lò đã phản ứng, thu được hỗn hợp khí than khô X gồm CO, CO 2, O2 và N2. Tỉ
khối của X so với H2 bằng 14,28. Lấy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X sục vào nước vôi trong (dư), thu được 0,6
gam kết tủa. Giả thiết: than chứa 84% cacbon về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ), thành phần không
khí gồm 20% O2 và 80% N2 về thể tích. Nếu giá than là 24.000 đồng/kg thì nhà máy đã đầu tư bao nhiêu
tiền than cho ca sản xuất trên?

A. 1,92 triệu đồng.

B. 3,60 triệu đồng.

C. 1,80 triệu đồng.

D. 3,84 triệu đồng.

Câu 35. Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau
đầu, chóng mặt, tổn thương phổi, tim... Để an toàn trong khi thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta
thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây lên miệng ống nghiệm ?
A. Dung dịch Na2CO3.

B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. Dung dịch HCl.

D. Nước.

Câu 36. Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy
hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO 2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác
dụng với dung dịch NaOH dư thì khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu
cơ no Q (có phản ứng tráng bạc) và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 6,08.

B. 6,18.

C. 6,42.


D. 6,36.

Trang 5


Câu 37. Cho dãy các chất: glucozơ, Gly-Gly-Gly, metyl axetat, saccarozơ, Ala-Ala. Số chất trong dãy hòa
tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là
A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 38. Cho các cặp chất:
(1) dung dịch FeCl3 và Ag;

(2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3;

(3) S và H2SO4 (đặc nóng);

(4) CaO và H2O;

(5) dung dịch NH3 + CrO3;

(6) S và dung dịch H2SO4 loãng.

Số cặp chất có xảy ra phản ứng là
A. 5.


B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Chuyển thành màu xanh
Y
Dung dịch H2S
Không hiện tượng
Z
Đun nóng
Kết tủa trắng
T
Dung dịch NaHSO4
Sủi bọt khí
Câu 40. Các dung dịch: saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ, anbumin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử
X
I2
T
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Z
AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng
Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là
A. X, Y, Z, T.

B. Z, X, T, Y.

C. Y, X, Z, T.

Hiện tượng
Có màu xanh tím
Có màu tím
Kết tủa Ag
D. Z, X, T, Y.

Trang 6


Đáp án
1-C
11-B
21-D
31-D

2-A
12-A
22-D
32-C

3-B

13-B
23-D
33-D

4-C
14-D
24-A
34-D

5-A
15-A
25-D
35-B

6-B
16-D
26-B
36-A

7-C
17-A
27-D
37-C

8-A
18-D
28-A
38-B

9-D

19-A
29-A
39-D

10-D
20-B
30-D
40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Phân kali, cung cấp K+ cho cây trồng thì đương nhiên phải chứa nguyên tố K → rõ trong 4 đáp án thỏa
mãn chỉ có KCl.
Câu 2: Đáp án A
axetilen là HC≡CH có chứa 2 liên kết π trong phân tử.
Câu 3: Đáp án B
Polime thiên nhiên có trong mủ cao su là poliisopren.
Câu 4: Đáp án C
Xenlulozơ là chất rắn, dạng sợi màu trắng,
phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn
và thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ:

[ C6 H10O5 ] n

axit
+ nH 2 O →
nC6 H12O6


glucozo

Câu 5: Đáp án A
Phân tích nhanh các đáp án:
☒ B sai vì H2NCH2CH2COCH2COOH không chứa liên kết peptit CO–NH.
☒ C sai vì chứa 2 liên kết peptit ⇒ là tripeptit, không phải đipeptit nữa.
☒ D sai vì CO–NH không phải là liên kết peptit
(do H2NCH2CH2COOH không phải là α-amino axit).
→ Chỉ có đáp án A thỏa mãn. Đipeptit có tên là Gly-Ala.
Câu 6: Đáp án B
Bài học:
◈ chứa gốc axit béo no → chất béo ở trạng thái rắn (mỡ, bơ,...)
◈ chứa gốc axit béo không no → chất béo ở trạng thái lỏng (dầu,...)
Câu 7: Đáp án C
Nấu nướng bằng nồi xoong chảo là dùng nhiệt để chế biến thức ăn
→ liên quan đến các kim loại có tính dẫn nhiệt tốt.
Câu 8: Đáp án A
Dãy điện hóa: Na > Mg > Al > Zn > Cu → muối T là CuSO4.
Trang 7


Vì chỉ có CuSO4 thì mới bị Zn đẩy ra khỏi dung dịch theo phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
khi đó, 3 điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa: 2 cực kim loại Cu-Zn;
tiếp xúc nhau trong dung dịch H2SO4 dẫn điện
→ xảy ra ăn mòn điện hóa của Zn.
Câu 9: Đáp án D
Vì trong không khí có chứa cacbon đioxit (CO2)
→ sẽ phản ứng chậm với vôi sống (CaO) tạo đá vôi:
CO2 + CaO → CaCO3.
Câu 10: Đáp án D
Fe là kim loại đặc biệt với tính nhiễm từ, chế tạo nam châm.

☆ Al là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất.
Câu 11: Đáp án B
Kim loại crom tạo được oxit với hóa trị cao nhất là CrO3.
Đây là một oxit axit, tác dụng với nước thu được hai axit: H2CrO4 và H2Cr2O7.
Câu 12: Đáp án A
Natri (Na) và magie (Mg) là hai nguyên tố kim loại có nhiều nhất trong nước biển.
Câu 13: Đáp án B

Phản ứng: 2KMnO4 
→ K2MnO4 + MnO2 + O2.

Giả thiết: nKMnO4 = 3,16 ÷ 158 = 0,02 mol; nO2 = 0,0075 mol.
Theo phương trình phản ứng, nKMnO4 cần dùng = 2nO2 = 0,0075 × 2 = 0,015 mol.
⇒ Hiệu suất của phản ứng là H = 0,015 ÷ 0,02 × 100% = 75,00%.
Câu 14: Đáp án D
Phản ứng xảy ra: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
Giả thiết nCl2 = 0,3 mol ⇒ nFe cần dùng = 2nCl2 ÷ 3 = 0,2 mol.
→ tương ứng khối lượng sắt cần dùng là 0,2 × 56 = 11,2 gam.
Câu 15: Đáp án A
Phản ứng HCl "nhập" vào phân tử valin → tạo muối:
(CH3)2CHCH(NH2)COOH + HCl → (CH3)2CHCH(NH3Cl)COOH.
Đơn giản hơn, nHCl = nVal = 11,7 ÷ 117 = 0,1 mol ⇒ V = 0,1 ÷ 1 = 0,1 lít ⇄ 100 ml.
Câu 16: Đáp án D
+ AgNO3 / NH3
Giải: ► Saccarozơ → sản phẩm 
→ 4Ag.

||⇒ nAg = 4nsaccarozơ = 0,03 mol ⇒ m = 3,24(g)
Câu 17: Đáp án A
xenlulozơ, sợi bông thuộc loại tơ thiên nhiên:


Trang 8


cao su thiên nhiên (poliisopren) thuộc loại cao su thiên nhiên, lấy từ mủ cây cao su

⇒ Dãy: xenlulozơ, sợi bông, cao su thiên nhiên thuộc loại polime nguồn gốc thực vật.!
Câu 18: Đáp án D
trimetylamin có cấu tạo là (CH3)3N.
→ công thức phân tử tương ứng là C3H9N ⇥ A đúng.
→ 3H của NH3 bị thay thế hết bởi 3 nhóm CH3 → B đúng.
→ tên thay thế là N,N-đimetylmetaanamin → C đúng.
metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là 4 amin khí ở điều kiện thường
⇥ phát biểu D sai.
Câu 19: Đáp án A
Phản ứng: Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.
⇒ hiện tượng quan sát được là có kết tủa CaCO3 màu trắng.
Câu 20: Đáp án B
Giải: Phản ứng hidro hóa được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dâu)
thành mỡ rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sãn xuất xà phòng
Câu 21: Đáp án D
Hình vẽ bố trí thí nghiệm điều chế axit bằng phương pháp sunfat.
Phương pháp này dùng điều chế một số axit dễ bay hơi như:
◈ NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl↑.
◈ CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑.
◈ NaNO3 + H2SP4 → NaHSO4 + HNO3↑.
Trường hợp Na2S không thỏa mãn do H2S sinh ra có tính khử;
sẵn H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh → xảy ra:
Trang 9



3H2S + H2SO4 → 4S + 4H2O.
Câu 22: Đáp án D
giống như Fe, Cr tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng thu được Cr(II).
☆ Phản ứng: Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑.
Câu 23: Đáp án D
Thực hiện các thí nghiệm, các phản ứng hóa học xảy ra:

◈ (a) 2Cu(NO3)2 
→ 2CuO + 4NO2 + O2.

◈ (b) 4NH3 + 3O2 
→ 2N2 + 6H2O.

◈ (c) Si + 2KOH + H2O → K2SiO3 + 2H2.


◈ (d) H2O + C 
→ CO + H2 || 2H2O + C 
→ CO2 + 2H2 (thu được hỗn hợp khí than ướt).

→ cả 4 thí nghiệm đều tạo ra đơn chất.
Câu 24: Đáp án A
để xử lý rác thải hiệu quả ⇒ cần phân loại
Bởi mỗi loại rác có một tính chất riêng cần có những biện pháp xử lí riêng.
Câu 25: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai vì protein thành phần nguyên tố có N, còn chất béo thì không.
☑ (b) đúng ⇒ saccarozơ còn được biết đến là đường mía, hay đường củ cải.
☒ (c) sai vì như anilin C6H5NH2 là amin bậc I nhưng có lực bazơ < NH3.

☒ (d) sai vì metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + H2O ⇄ CH2=CHCOOH + CH3OH
cả hai sản phẩm thu được là axit acrylic và ancol metylic đều không tráng bạc được.
☑ (e) đúng. stiren C6H5CH=CH2 và phenol C6H5OH đều chứa vòng benzen.
→ Như vậy, chỉ có 2 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án B

Giải đốt X 
→ CO2 và H2O cùng số mol

⇒ Trong X, số mol ankin C2H2 và H2 bằng nhau.

→ sau phản ứng X 
→ Y xảy ra thì H2 phản ứng hết

coi như lượng này chỉ phản ứng làm mất π trong C2H2
→ nhìn nhanh được 0,8V lít Y chỉ là C2H4 mà thôi.
Phản ứng: C2H4 + Br2 → CH2BrCH2Br
Giả thiết nBr2 = 0,048 mol ⇒ 0,8V = 0,048 × 22,4 ⇒ V = 1,344 lít.
Câu 27: Đáp án D
☆ quan sát nhanh: từ (2) ⇒ Z chứa 2Na, từ (3) ⇒ Y chứa 1N
→ từ (1) X + kNaOH → 2Y + Z nên k = 2 × 1 + 2 = 4 → D sai.
Tự luận: phân tích vòng benzen có 6C mà 9 = 7 + 2 × 1 ⇒ Z có 7C, Y có 1C.
Lại thêm số mol H2O là 2 ⇒ X là (HCOO)2C6H3CH3
Trang 10


Tương ứng Y là HCOONa, Z là CH3C6H3(ONa)2.
Câu 28: Đáp án A
Biểu diễn số mol Al(OH)3 theo số mol NaOH:


► Cần nắm rõ các điểm trên đồ thị như trong lòng bàn tay.!
Nhận xét: tại H kết tủa cực đại Al(OH)3, còn lại là vừa đẹp NaCl
→ tại H: nNaOH = ∑nHCl ban đầu = 0,15 mol ⇥ OH = 0,15.
Suy ra: MN = 0,06; NF = 0,03. Mà NE = 3NF = 0,09
⇒ EM = 0,03 ⇒ b = 0,03 ÷ 3 = 0,01.
Theo đó, a = BH = b + BN = 0,01 + 0,03 = 0,04.
Vậy, yêu cầu: a = 0,04 = 4 × 0,01 = 4b.
Câu 29: Đáp án A
dung dịch ban đầu gồm 0,025 mol Ba(OH)2 + 0,075 mol NaOH
⇒ ta quan tâm có: ∑nOH– = 0,125 mol và nBa2+ = 0,025 mol.
Phản ứng: CO2 + OH– → HCO3– || CO2 + 2OH– → CO32– + H2O.
có nCO2 = 0,05 mol ⇒ sau phản ứng dư 0,025 mol OH– và có 0,05 mol CO32–.
⇒ kết tủa Y là 0,025 mol BaCO3↓ và dung dịch X chứa 0,025 mol OH– + 0,025 mol CO32–.
cho từ từ HCl vào X thì xảy ra phản ứng lần lượt như sau:
H+ + OH– → H2O (1) || H+ + CO32– → HCO3– (2) || H+ + HCO3– → CO2↑ + H2O (3).
bắt đầu có khí thì dừng → nghĩa là (3) chưa xảy ra, kết thúc khi (2) vừa hết
⇒ ∑nHCl cần dùng = nOH– + nCO32– = 0,05 mol ⇒ V = 0,05 lít ⇄ 50 mL.
Câu 30: Đáp án D
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
◈ (a) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
dien.phan
◈ (b) 4AgNO3 + 2H2O 
→ 4Ag + 4HNO3 + O2↑.

◈ (c) 8Al + 3Fe3O4 
→ 9Fe + 4Al2O3 (nhiệt nhôm).

◈ (d) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑.
sau đó: Ba(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + BaSO4↓.


◈ (e) H2 + PbO 
→ Pb + H2O.

◈ (g) Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.
sau đó xảy ra ăn mòn điện hóa Mg: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑.
Trang 11


→ có 4 thí nghiệm (b), (c), (e), (g) thu được kim loại.
Câu 31: Đáp án D
☆ Giả thiết đốt cháy M liên quan đến CO2 và lượng O2 cần để đốt
→ dùng “giả thiết chữ” về X, Y, Z quy đổi M gồm:
0,5 mol CH2 + ? mol H2O (tách từ ancol) + ?? mol O2 (tách từ axit và este).
H2O không cần O2 để đốt; 1CH2 cần 1,5O2 để đốt
⇒ naxit, este = nO2 tách ra = 0,5 × 1,5 – 0,55 = 0,2 mol.
Nhẩm nhanh: 0,5 : 0,2 = 2,5 → số Caxit, este < 2,5 mà este thì số C nhỏ nhất là 2
→ chỉ có thể là axit CH3COOH (Y: axit axetic) và este HCOOCH3 (Z: metyl axetat).
Câu 32: Đáp án C
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl.
Nhưng vì dùng dư nên Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.
→ tương ứng X là NaCrO2 (natri cromit). Sau đó:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O.
► Trong môi trường kiềm thì muối Cr+6 là CrO42– có màu vàng.
Câu 33: Đáp án D
 MCl n 
 2.M 
+ Cl2 + HCl
→
H2 .



+ {
{
☆ Sơ đồ gộp quá trình: 3.Mg  {
MgCl
0,1
mol

2

0,05 mol
14 2 43 0,15 mol
7,5 gam

Giả sử M có hóa trị n không đổi, gọi số mol M là 2x mol thì tương ứng Mg có 3x mol.
Theo trên, có ngay các phương trình: 2xM + 72x = 7,5 gam và 2xn + 6x = 0,4.
Rút gọn x từ các phương trình trên được:

2M + 72 75
M + 36 75
=

= .
2n + 6
4
n +3
4

Lần lượt thay n = 1, 2, 3 vào thì chỉ có trường hợp n = 1 ứng với M = 39 là kim loại Kali (K) thỏa mãn.
Câu 34: Đáp án D

Phản ứng xảy ra và số liệu xử lí cơ bản:
CO : b mol



mol
CO2 : 0, 006
mol

 n = 0, 2 mol
 N 2 : 4a 

mol  X
+
C

X
:


b   m = 5, 712 gam .

mol 
{
O
:
a

0,
006


O 2 : a
 ( b + 0,006) mol
 2 
÷  X
2

 

 N 2 : 4a mol

→ Giải X: nX = 5a + 0,5b = 0,2 và mX = 144a + 12 × (b + 0,006) = 5,712
⇒ có kết quả: a = 0,035 mol và b = 0,05 mol. Lập tương quan tỉ lệ:
5a mol không khí ⇄ 3,92 lít không khí cần 12 × (b + 0,006) ÷ 0,84 = 0,8 gam than.
Tương ứng: 3,92 m3 cần 0,8 kg than (1 kg = 1000 gam; 1m3 = 1000 lít).
⇥ 784 m3 không khí cần 160 kg than
Trang 12


⇒ số tiền cần đầu tư là 160 × 24.000 = 3.840.000 đồng.
Câu 35: Đáp án B
Giải: Để an toàn thường dùng dung dịch xút NaOH hoặc dung dịch Ca(OH)2 ⇒ chọn B (vì:
2NaOH + 2NO2 → NaNO2 + NaNO3 + H2O || 2Ca(OH)2 + 5NO2 → Ca(NO2)2 + Ca(NO3)2 + 2H2O).
Câu 36: Đáp án A
Giải các phản ứng:

☆ Đốt 5,3 gam M + ? mol O2 
→ 0,28 mol CO2 + 0,17 mol H2O.

BTKL có nO2 cần đốt = 0,315 mol → nM = 0,05 mol (do các este đều đơn chức).

☆ Thủy phân: 5,3 gam M + 0,07 mol NaOH → m gam hai muối + ancol T + chất hữu cơ Q.
Nhận xét: nM < nNaOH nên M chứa este của phenol → neste của phenol = 0,07 – 0,05 = 0,02 mol.
Để chỉ thu được hai muối thì Z là este của phenol và X, Y là hai este đồng phân thuộc loại este “thường”.
Gọi số CZ = a và CX = CY = b (a, b nguyên) ta có 0,03b + 0,02a = 0,28 → 2a + 3b = 28.
Giải phương trình nghiệm nguyên với điều kiện a ≥ 8; b ≥ 3 ta có a = 8 và b = 4.
HCOOCH=CH 2CH 3 
mol
 : 0, 03
Tương ứng, hỗn hợp M gồm: HCOOCH 2 CH=CH 2 
HCOOC6 H 4CH 3 : 0, 02mol
0, 02 mol CH 3C6 H 4ONa
m gam muối gồm 
→ m = 6,0 gam.
0, 05 mol HCOONa
Câu 37: Đáp án C
Các chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là glucozơ; saccarozơ
và Ala-Ala.
Câu 38: Đáp án B
Các cặp chất có xảy ra phản ứng và có phương trình phản ứng gồm:
• (2) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
• (3) S + H2SO4 đặc nóng → SO2 + H2O.
• (4) CaO + H2O → Ca(OH)2.
• (5) NH3 + CrO3 → N2 + Cr2O3 + H2O.
tổng có 4 cặp thỏa mãn yêu cầu → chọn B. ♦.
Câu 39: Đáp án D
Quan sát 4 đáp án và dựa vào 1 số hiện tượng để loại trừ nhanh:
• Chú ý: CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4;
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.
→ loại đáp án A và C. Còn đáp án B và D đúng ⇒ Z là Ca(HCO3)2.
• X là NaOH hay Na2CO3 đều làm quỳ tím hóa xanh.

→ loại trừ B và D chỉ dựa vào xét tính chất của T.
► CuS không tan trong axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng → loại B.
Trang 13


⇒ D đúng, thật vậy Fe(NO3)2 cùng H+ trong NaHSO4 → bộ 3 oxi hóa khử:
3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + H2O.
Câu 40: Đáp án C
Một số hiện tượng đặc trưng:
• X + I2 → màu xanh tím ⇒ X là hồ tinh bột ⇥ loại A.
• T + Cu(OH)2/OH– → màu tím → T là anbumin
(phản ứng biure) ⇥ loại luôn đáp án B và D → Chọn C.

Trang 14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×