Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề minh họa 2020 số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.18 KB, 14 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 7

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Loại than nào có khả năng dẫn điện, được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim
chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen?
A. Than đá.

B. Than muội.

C. Than cốc.

D. Than chì.

Câu 2. Phenol là những hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng
benzen. Hợp chất thơm nào sau đây không thuộc họ phenol?
A. C6H5OH.

B. C6H4(OH)2.

C. CH3C6H4OH.

D. C6H5CH2OH.

Câu 3. Tơ tổng hợp X có hình sợi dài, mảnh và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần


áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ X bền với nhiệt và không bị thủy phân trong môi trường
axit và bazơ. Tơ X là
A. tơ nitron.

B. bông.

C. tơ tằm.

D. tơ nilon-6,6.

Câu 4. Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X
tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
A. saccarozơ.

B. glicogen.

C. Tinh bột.

D. Xenlulozơ.

Câu 5. Phân tử amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?
A. Lysin.

B. Valin.

C. Axit glutamic.

D. Alanin.

C. C54H104O6.


D. C51H98O6.

Câu 6. Công thức phân tử của tristearin là
A. C57H110O6.

B. C54H110O6.

Câu 7. Kim loại nào sau đây được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (dùng làm
thìa, dao, dụng cụ y tế)?
A. Na.

B. Mg.

C. Cr.

D. Ca.

Câu 8. Ion Ca2+ (Z = 20) đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, giúp duy trì hoạt động của cơ
bắp, kích thích máu lưu thông, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, đồng thời điều tiết một số loại
hormone. Tổng số proton và electron của ion Ca2+ là
A. 40.

B. 42.

C. 38.

D. 18.

Câu 9. Muối mỏ chứa nhiều tạp chất nên không dùng làm thực phẩm cho con người. Ở các nước ôn đới,

muối mỏ được dải lên các tuyến đường bị phủ băng để làm tan băng. Tác dụng này là do khi muối mỏ tan
vào nước đã làm cho nước
A. tăng nhiệt độ sôi.

B. giảm nhiệt độ sôi.

C. tăng nhiệt độ đóng băng.

D. giảm nhiệt độ đóng băng.

Câu 10. Thành phần chính của hồng ngọc và saphia (hai loại đá quí thường được sử dụng làm đồ trang
sức) là tinh thể oxit nào?
Trang 1


A. MgO.

B. Al2O3.

C. Na2O.

D. CaO.

Câu 11. Một số chất vô cơ và hữu cơ như cacbon, photpho, lưu huỳnh, etanol đều bốc cháy khi tiếp xúc
với chất nào sau đây?
A. CrO3.

B. Cr2O3.

C. Cr(OH)3.


D. NaCrO2.



Câu 12. Một mẫu nước tự nhiên có chứa các loại ion: Ca 2+, Mg2+, HCO3 , Cl . Dung dịch nào sau đây có

khả năng làm mất hoàn toàn tính cứng của mẫu nước trên?
A. Na2SO4.

B. Ca(OH)2.

C. CaCl2.

D. Na2CO3.

Câu 13. Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO 3 thu được dung dịch A không chứa
muối amoni và 1,12 lít khí N2 duy nhất ở đktc. Giá trị của m là
A. 4,5.

B. 4,32.

C. 1,89.

D. 2,16.

Câu 14. Cho 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân không sau phản ứng thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,6.


B. 13,2.

C. 14,8.

D. 11,0.

Câu 15. Trung hoà 10,62 gam một amin đơn chức X với dung dịch HNO 3 vừa đủ, thu được 25,488 gam
muối. Công thức phân tử của X là
A. C4H11N.

B. CH5N.

C. C3H9N.

D. C2H7N.

Câu 16. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 9,2 gam ancol etylic.
Giá trị của m là
A. 32,4.

B. 36,0.

C. 18,0.

D. 16,2.

Câu 17. Quá trình nào sau đây xảy ra phản ứng khâu mạch polime?
A. Lưu hóa cao su thiên nhiên.

B. Thủy phân poli(vinyl axetat).


C. Thủy phân tơ lapsan.

D. Giải trùng hợp poliisopren.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Glyxin và alanin đều có tính chất lưỡng tính.
B. Alanin và anilin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
C. Metylamin và anilin đều có tính bazơ yếu.
D. Alanin và glyxin đều là các α-amino axit.
Câu 19. Đưa một muôi đồng đựng dây Mg đang cháy vào bình đựng đầy khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy
ra ?
A. Dây Mg tắt ngay.

B. Dây Mg tắt dần.

C. Dây Mg cháy sáng mãnh liệt.

D. Dây Mg tiếp tục cháy như trước khi đưa vào bình.

Câu 20. Metyl acrylat không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Kim loại Na.

B. Dung dịch NaOH, đun nóng.

C. Nước Br2.

D. H2 (xúc tác Ni, t°).

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí T bằng phương pháp dời nước:


Trang 2


Hỗn hợp nào sau đây không phù hợp với E?
A. KMnO4 và KClO3. B. KClO3 và MnO2.

C. NH4Cl và Ca(OH)2. D. CH3COONa, NaOH và CaO.

Câu 22. Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn (hoặc kết tủa)?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
B. Cho Na vào dung dịch CuCl2.
C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
D. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Câu 23. Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?

A. SiO2 + Na2CO3 
→ Na2SiO3 + CO2↑.


B. SiO2 + 2C 
→ Si + 2CO.

C. SiO2 + 4HCl 
→ SiCl4 + 2H2O.


D. SiO2 + 2Mg 
→ Si + 2MgO.


Câu 24. Hợp chất CF2Cl2 thuộc nhóm freon được sử dụng là chất làm lạnh trong các máy lạnh, tủ lạnh.
Tuy nhiên, đối với môi trường, freon là tác nhân chính gây
A. phá hủy tầng ozon. B. mưa axit.

C. hiệu ứng nhà kính. D. hiện tượng El-Nino.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng.
(b) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với ancol có cùng phân tử khối.
(c) Phân tử peptit mạch hở luôn có số nguyên tử N bằng số liên kết peptit.
(d) Nhựa novolac và thủy tinh plexiglas đều thuộc loại chất dẻo.
(e) Trùng hợp buta-1,3-đien và isopren đều thu được polime có tính đàn hồi.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp gồm metan, axetilen và butan bằng khí O 2. Hấp thụ toàn
bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, tạo thành m gam kết tủa, đồng thời khối lượng
phần dung dịch giảm 4,76 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 15.

B. 18.

C. 13.


D. 16.

Câu 27. Từ hợp chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương
trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):

Trang 3



X + NaOH 
→ Y + Y

Y + H 2SO 4



→ T + Na 2SO 4

H 2SO4

→ G ( C9 H10O3 )
T + C2 H5OH ¬




+ H 2O

Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phân tử X chứa một nhóm chức este.

B. G tác dụng với NaOH (dư, to) theo tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Thực hiện phản ứng vôi tôi xút với Z thu được metan.
D. Công thức phân tử của Y là C7H4O3Na2.
Câu 28. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO 2)2 và b mol Ba(OH)2. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là
A. 7 : 4.

B. 4 : 7.

C. 2 : 7.

D. 7 : 2.

Câu 29. Cho E là dung dịch chứa a mol Na2CO3 và T là dung dịch chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết E
vào T, thu được 2V lít khí CO 2. Nếu nhỏ từ từ đến hết T vào E, thu được V lít khí CO 2. Các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 5 : 8.

B. 5 : 6.

C. 3 : 4.

D. 3 : 5.

Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun đến sôi nước có tính cứng toàn phần.
(b) Hòa tan phèn chua vào nước rồi thêm dung dịch NH3 dư.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.

(d) Cho mẩu nhỏ Na vào dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3.
(e) Cho nước vôi trong vào dung dịch NaHCO3.
(g) Cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

Câu 31. Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H 2SO4 đặc)
với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với
NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 13,60.

B. 14,52.

C. 18,90.

D. 10,60.
Trang 4


Câu 32. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Trong đó X, Y, Z, T đều là các hợp chất khác nhau của crom. Chất T là
A. K2CrO4.


B. CrSO4.

C. Cr2(SO4)3.

D. K2Cr2O7.

Câu 33. Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc dư, khí Cl 2 thoát ra cho tác dụng hết với kim loại
M thu được 38,10 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được 118,5 gam kết tủa.
Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là
A. Zn.

B. Mg.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 34. Ở một nhà máy luyện kim, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2O3
với anot than chì (giả thiết hiệu suất điện phân đạt 100%). Cứ trong 1,32 giây, ở anot thoát ra 22,4 lít hỗn
hợp khí X (đktc) có tỉ khối so với H 2 bằng 16,2. Dẫn lượng khí này vào nước vôi trong (dư), tạo thành 4
gam kết tủa. Khối lượng Al nhà máy sản xuất được trong một ngày 24 giờ) là
A. 3499,2 kg.

B. 2073,6 kg.

C. 2332,8 kg.

D. 2419,2 kg.

Câu 35. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bỏ cây đinh sắt vào dung dịch muối Fe 2+. Mục đích của

việc làm này là để
A. Fe2+ không chuyển thành Fe3+ .

B. Fe2+ không bị thuỷ phân tạo Fe(OH)2

C. Fe2+ không bị khử thành Fe.

D. giảm bớt sự bay hơi của muối.

Câu 36. Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (M X < MY) đều mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau. Cho m
gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,98 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 112,14 gam muối khan (chỉ chứa muối natri của alanin và valin). Biết trong m gam H có m O : mN =
552 : 343 và tổng số liên kết peptit trong 3 peptit bằng 9. Tổng số nguyên tử có trong peptit Z là
A. 65.

B. 70.

C. 63.

D. 75.

Câu 37. Cho dãy các chất: CH 3COOH3NCH3, H2NCH2COONa, H2NCH2CONHCH2-COOH,
ClH3NCH2COOH, saccarozơ và glyxin. Số chất trong dãy vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với dung
dịch HCl là
A. 2.

B. 3.

C. 4.


D. 5.

Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2SO4 vào dung dịch NaOH.

(b) Cho NaCl vào dung dịch KNO3.

(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.

(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử
X
Y
Z

Thuốc thử
Quì tím
Dung dịch X
Dung dịch X dư


Hiện tượng
Hóa xanh
Kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư
Kết tủa trắng tan trong dung dịch Y
Trang 5


T

Dung dịch Y

Sủi bọt khí không màu

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Ba(OH)2, KHSO4, MgCl2, Na2CO3.

B. Ba(HCO3)2, Na2SO4, MgCl2, NaHCO3.

C. BaCl2, H2SO4, ZnCl2, (NH4)2CO3.

D. Ba(OH)2, KHSO4, AlCl3, K2CO3.

Câu 40. Các chất rắn: tristearin, glucozơ, phenol, axit ađipic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một
kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.
Mẫu thử
Thuốc thử
Z
Nước nóng
T

AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng
Y
Quì tím ẩm
Các chất ban đầu tương ứng với các kí hiệu là
A. X, T, Y, Z.

B. Y, T, Z, X.

Hiện tượng
Nổi trên nước, không tan
Kết tủa Ag
Quì tím ẩm chuyển màu đỏ

C. Z, T, X, Y.

D. T, X, Z, Y.

Đáp án
1-D
11-A
21-C
31-A

2-D
12-D
22-D
32-D

3-A
13-A

23-C
33-C

4-C
14-C
24-A
34-C

5-A
15-D
25-D
35-A

6-A
16-B
26-C
36-A

7-C
17-A
27-B
37-B

8-C
18-B
28-A
38-B

9-D
19-C

29-C
39-A

10-B
20-A
30-C
40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Dựa vào: quen thuộc cực điện phân bằng than chì;
ruột bút chì đương nhiên làm từ than chì
⇒ Loại than được nhắc đến là than chì.
Câu 2: Đáp án D
D. C6H5CH2OH có nhóm OH không đính trực tiếp vào vòng benzen
→ đây là ancol benzylic, không thuộc họ phenol.
Câu 3: Đáp án A
Tơ X được nhắc đến là tơ nitron (hay còn gọi là tơ olon) được điều chế từ poliacrilonitrin:
Câu 4: Đáp án C
Polime X được nhắc đến là tinh bột:
☆ được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh:
as
6nCO 2 + 5nH 2O 
→ [ C 6 H10 O 5 ] n + 6nO 2 ↑
clorophin

☆ Với I2: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):

Trang 6



→ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.
Câu 5: Đáp án A
Cấu tạo phân tử tương ứng của các amino axit:
☑ A. Lysin: H2N–[CH2]4–CH(NH2)COOH.
☒ B. Valin: (CH3)2CHCH(NH2)COOH.
☒ C. Axit glutamic: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
☒ D. Alanin: H2NCH(CH3)COOH.
Câu 6: Đáp án A
tristearin có 3 gốc stearat (C17H35COO) kết hợp với gốc hiđrocacbon của glixerol là C3H5
||→ công thức của tristearin là (C17H35COO)3C3H5 → CTPT là C57H110O6.
Câu 7: Đáp án C
Cr là kim loại cứng nhất; bền do có lớp màng oxit bảo vệ.
Câu 8: Đáp án C
Z = 20 ⇒ Ca2+ có 20 – 2 = 18 electron.
Số proton không thay đổi là 20 ⇒ ∑(số p + số e) = 20 + 18 = 38.
Câu 9: Đáp án D
Đơn giản chỉ là muối mỏ làm giảm nhiệt độ đóng băng → nước khó đóng băng hơn thôi.
Câu 10: Đáp án B
Thành phần chính của hồng ngọc và saphia (hai loại đá quí thường được sử dụng làm đồ trang sức) là tinh
thể oxit Al2O3. Tinh thể này gọi là corinđon trong suốt không màu, lẫn tạp chất Cr 2O3 có màu đỏ nên gọi
là hồng ngọc (ruby); lẫn TiO2 và Fe3O4 có màu xanh nên gọi là saphia.

Câu 11: Đáp án A
Một số chất vô cơ và hữu cơ như cacbon, photpho, lưu huỳnh, etanol đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO 3
(crom trioxit). Ví dụ:
◈ 3C + 4CrO3 → 3CO2 + 2Cr2O3.
Trang 7



◈ C2H5OH + 4CrO3 → 2CO2 + 3H2O + 2Cr2O3.
Câu 12: Đáp án D
Mẫu nước chứa Ca2+; Mg2+; HCO3– và Cl– là mẫu nước cứng toàn phần.
→ để làm mềm hoàn toàn, cần dùng Na2CO3 bởi vì
Ca2+ + CO32– → CaCO3↓ || Mg2+ + CO32– → MgCO3↓.
⇒ Na2CO3 loại bỏ hết các cation Ca2+ và Mg2+ → nước mất tính cứng.
Câu 13: Đáp án A
Phân tích: Để tính nhanh, ta sử dụng phương trình ion biểu diễn quá trình nhường-nhận e
n N2 =

1,12
= 0, 05 mol
22, 4

Al → Al3+ + 3e
2N +5 + 10e → N 2
0,5 ¬ 0, 05
Bảo toàn e, ta có: n Al =

0,5
→ m Al = 4,5 ( gam )
3

Câu 14: Đáp án C

Phản ứng: Fe + S 
→ FeS.

Giả thiết: nFe = 0,15 mol; nS = 0,2 mol ⇒ Fe hết, S còn dư.
► Tuy nhiên, thật chú ý dù chất nào đủ hay dư thì cuối cùng đều trong m gam chất rắn.

Theo đó, m = 8,4 + 6,4 = 14,8 gam.
Câu 15: Đáp án D
Giải: Đặt CT của amin đơn chức có dạng R–NH2
TA có phản ứng: R–NH2 + HNO3 → R–NH3NO3.
+ Bảo toàn khối lượng ⇒ mHNO3 pứ = 25,488 – 10,62 = 14,868 gam
⇒ nHCl==NO3 pứ = 0,236 mol = nAmin đơn chức
⇒ MAmin = MRNH2 =

10, 62
= 45 ⇔ R = C2H5–
0, 236

⇒ X có CTPT là C2H7N ⇒ Chọn D
Câu 16: Đáp án B
Giải: m = 9,2 ÷ 46 ÷ 2 ÷ 0,5 × 180 = 36 gam ⇒ chọn B.
Câu 17: Đáp án A
phản ứng lưu hóa cao su thiên nhiên tạo ra các cầu nối –S–S–
giữa các phân tử polime thành mạng lưới không gian (khâu mạch polime);
xảy ra ở nhiệt độ khoảng 150oC, cấu trúc tại mắt xích có cầu nối như sau:

Trang 8


Câu 18: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ A. đúng, các amino axit có tính chất lưỡng tính.
☒ B. sai vì cả alanin (H2NCH(CH3)COOH) và anilin (C6H5NH2) đều không làm quỳ tím đổi màu.
☑ C. đúng.
☑ D. đúng.
Câu 19: Đáp án C

dây Mg cháy sáng mãnh liệt do:
◈ 2Mg + CO2 → 2MgO + C.
→ Thật chú ý: không dùng CO2 để dập tắt đám cháy kim loại.
Câu 20: Đáp án A
Giải: Vì CH2=CH–COOCH3 không chứa H linh động như ancol và axit cacboxylic
⇒ Metyl acrylat không thể tác dụng với kim loại Na ⇒ Chọn A.
Câu 21: Đáp án C
T thu được bằng phương pháp dời nước
→ Yêu cầu: khí T không tan hoặc tan rất ít trong nước.
Tiến hành các thí nghiệm ở 4 đáp án thì:
• Thí nghiệm A, B điều chế khí O2 → thỏa mãn.
• Thí nghiệm D điều chế CH4 bằng phản ứng vôi tôi xút cũng thỏa mãn:
CaO,t °
CH3COONa + NaOH 
→ CH4↑ + Na2CO3.

• thí nghiệm C điều chế NH3:
Ca(OH)2 + NH4Cl → CaCl2 + 2NH3↑ + H2O.
Câu 22: Đáp án D
☆ Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm hóa học:
☒ A. 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
☒ B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ || sau đó: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.
☒ C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.
☑ D. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
Câu 23: Đáp án C
☆ HCl không phản ứng được với SiO2.
Nếu thay HCl bằng HF thì mới có phản ứng xảy ra:
Trang 9



◈ SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. (phản ứng khắc thủy tinh)
Câu 24: Đáp án A
☆ Các hợp chất dạng CFC dưới tác dụng của tia cực tím UV
→ phân rã quang liên kết C-Cl: CCl2F2 –––UV–→ Cl• + CClF2
clo nguyên tử Cl•, hoạt động rất khác với clo phân tử (Cl2).
gốc Cl• tồn tại lâu dài ở tầng thượng khí quyển,
nơi nó xúc tác việc chuyển đổi ozon thành O2.
→ mỗi gốc Cl• phá hủy hàng ngìn, chục ngìn O3 → gây thủng tầng ozon.
Câu 25: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm dùng để sản xuất xà phòng và glixerol.
☑ (b) đúng. Ancol có thể tạo được liên kết hiđro liên phân tử, còn este thì không nên ancol có nhiệt
độ sôi cao hơn so với este tương đương.
☒ (c) sai. ví dụ Lys-Val thì chỉ có 1 liên kết peptit nhưng số nguyên tử N lại là 3.
☑ (d) đúng. nhựa dẻo, thủy tinh hữu cơ dẻo → cảm nhận thấy luôn ☺.
☑ (e) đúng. Trùng hợp buta-1,3-đien và isopren thu được cao su có tính đàn hồi.
→ có 4 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án C
☆ Thuần đốt cháy ⇒ nhìn hỗn hợp hiđrocacbon gồm a mol C + b mol H2.

Đốt cháy 1,84 gam hỗn hợp + O2 
→ a mol CO2 + b mol H2O.

Ca(OH)2 dùng dư ⇒ Δmdung dịch giảm = mCaCO3↓ – ∑(mCO2 + mH2O)
→ rút gọn, thay số và ẩn có 100a – (44a + 18b) = 4,76 ⇥ 56a – 18b = 4,76.
Lại có 12a + 2b = mhỗn hợp = 1,84 ⇒ giải: a = 0,13; b = 0,14.
→ tương ứng m gam kết tủa là 0,13 mol CaCO3 → m = 13,0 gam.
Câu 27: Đáp án B
☆ hệ số trong phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng
→ từ phản ứng (c) ⇒ công thức phân tử của T là C7H6O3

Biết T ⇒ từ phản ứng (b) tính ra công thức của Y là C7H4O3Na2 (☑ D đúng).
Biết Y ⇒ từ phản ứng (a) có công thức của Z là C2H3O2Na
→ cấu tạo của Z là CH3COONa (→ vôi tôi xút Z → CH4 nên ☑ C đúng).
→ Để ý hệ số H2O là 2 ⇒ 1H2O sinh ra do este phenol CH3COOC6
⇒ còn 1H2O nữa là do chức axit COOH ⇒ X là CH3COOC6H4COOH.
→ Vậy, phân tử X chứa một nhóm chức este (☑ A đúng) ⇒ chỉ có B sai vì:
cấu tạo G là HOC6H4COOC2H5 tác dụng NaOH dư theo tỉ lệ 1 : 2.
HOC6H4COOC2H5 + 2NaOH → NaOC6H4COONa + C2H5ONa.
Câu 28: Đáp án A
Trang 10


Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa Al(OH)3 theo số mol HCl:

☆ Tại A, phản ứng trung hòa Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
xảy ra vừa xong ⇒ b = nBa(OH)2 = ½.nHCl tại A = 0,4 mol.
☆ CK = 3KF = 3,6 ⇒ AC = AK + CK = (2,8 – 0,8) + 3,6 = 5,6
→ BH = AC ÷ 4 = 1,4 ⇒ a = nBa(AlO2) = 1,4 ÷ 2 = 0,7 (bảo toàn Al).
Vậy, yêu cầu a : b = 0,7 ÷ 0,4 = 7 : 4.
Câu 29: Đáp án C
Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất → chọn giá trị V tương ứng với 1 mol khí.
☆ Cho từ từ HCl vào dung dịch Na2CO3 xảy ra lần lượt các phản ứng sau:
Na 2 CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl NaHCO3 + HCl → NaCl + CO 2 + H 2 O
_____________
a ______________ b ______________ b
b __________ ( b − a )
( b − a)
Giả thiết thu được 1 mol CO2 và rõ b – a < b nên b – a = 1.
☆ Cho ngược lại Na2CO3 từ từ vào dung dịch HCl → phản ứng tạo khí luôn:
Na 2 CO3 + 2HCl → CO 2 + 2NaCl +H 2O.

a _____________ b ________ ?
• Nếu 2a < b → số mol CO2 tính theo Na2CO3 → a = 2 thay lại có b = 3 không thỏa mãn.
• Nếu 2a > b → số mol CO2 tính theo HCl → b = 4. Thay lại có a = 3 → a : b = 3 : 4.
Câu 30: Đáp án C
Các phản ứng xảy ra ki tiến hành các thí nghiệm:
☑ (a) nước cứng toàn phần có chứa Ca2+ và HCO3– nên khi đun nóng
Ca(HCO3)2 –––to–→ CaCO3↓ + CO2 + H2O.
☑ (b) phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O ⇒ hòa tan thu được Al2(SO4)3.
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4.
☑ (c) AlCl3 (dùng dư) + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
☑ (d) Na + H2O → NaOH + ½.H2↑ || OH– + HCO3– → CO32– + H2O.
sau đó: Ca2+ + CO32– → CaCO3↓.
☑ (e) Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.
☑ (g) 4H2SO4 dư + Ba(AlO2)2 → BaSO4↓ + Al2(SO4)3 + 4H2O.
→ Cả 6 thí nghiệm đều thu được kết tủa.
Trang 11


Câu 31: Đáp án A
☆ Phản ứng: CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ + H2O.
Chỉ có axit axetic trong X phản ứng tạo 0,15 mol CO2 ⇒ số mol axit là 0,15 mol.
☆ Phản ứng este hóa: CH3COOH + C2H5OH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O.
Nhận xét: neste = 0,08 mol; naxit tham gia = 0,15 mol
⇥ Hiệu suất phản ứng là 80% tính theo số mol ancol
→ nancol = 0,08 : 0,8 = 0,1 mol.
Vậy, giá trị của m = 0,1 × 46 + 0,15 × 60 = 13,6 gam.
Câu 32: Đáp án D
Các phản ứng xảy ra theo dãy điện hóa:

◈ (NH4)2Cr2O7 

→ N2 + Cr2O3 (X) + 4H2O.

◈ Cr2O3 + 6HCl 
→ 2CrCl3 (Y) + 3H2O.

◈ CrCl3 + 3Cl2 + 8KOH → K2CrO4 (Z) + 6KCl + 4H2O.
◈ 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 (T) + K2SO4 + H2O.
Câu 33: Đáp án C
t o
KClO3 + 6HCl 
→ KCl + 3Cl 2 ↑ +3H 2 O.
Phản ứng:
_________________________________
0,1
0,3

 M :16,8gam 
 M

Ag 
+
AgNO

M;
NO
+
(
)

⇔



.
3
3
Sau đó: ( M;Cl ) 
Cl 
Cl : 0, 6mol 


{
1 4 4 4 44 2 4 4 4 4 43
118,5 gam

38,1 gam

118,5 gam kết tủa dạng nguyên tố gồm 0,6 mol Cl và còn lại là 0,9 mol Ag.
Theo đó, số mol AgNO3 là 0,9.
Muối (M; NO3) biết khối lượng M là 16,8 gam và số mol NO3 là 0,9.
→ Lập tỉ lệ 16,8 ÷ 0,9 = 56 ÷ 3 → cho biết kim loại M là Fe.
Câu 34: Đáp án C
dpnc
→ 4Al( catot ) + 3O 2 ↑( anot )
Phản ứng điện phân: 2Al 2 O3 

Các phản ứng đốt cháy điện cực anot than chì:

( 2C + O

2




→ 2CO


C + O 2 
→ CO 2 )

O 2 : x ( mol )

x + y + z = 1
Xét 2,24 lít khí X: CO : y ( mol ) → 
32x + 28y + 44z = 32, 4

CO
:
z
mol
(
)
2

Khi cho X vào nước vôi trong dư, chỉ có CO2 bị hấp thụ:

CO 2 + Ca ( OH ) 2 
→ CaCO3 + H 2O 

÷
 Mol : 0, 08 ¬ 

÷
 − − − − − − −0, 08


Trang 12


→ z = 0, 04 ( mol ) . Từ đó tính được x = 0,94 ( mol ) và y = 0, 02 ( mol ) .
Trong 22,4 lít X: n O = 2n O2 + 2n CO2 + n CO = 1,98 ( mol ) → n Al =

2
n O = 1,32 ( mol )
3

m Al = 1,32.27 = 35, 64 ( gam )
 24.3600 
Trong 24 giờ: m Al = 35, 64. 
÷:1000 = 2332,8 ( kg )
 1,32 
Câu 35: Đáp án A
để bảo quản dung dịch muối Fe 2+ trong phòng thí ghiệm người ta bỏ vào đó cây đinh sắt, bởi lâu ngày thì
Fe2+ dễ tiếp xúc với không khí, khi đó Fe 2+ bị oxi hóa chuyển thành Fe3+ → Việc thêm đinh sắt vào nếu có
xảy ra thì Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ ||⇥ qua đó bảo quản được Fe2+.
Câu 36: Đáp án A
= 0,86
 n Ala-Na + n Val-Na = n NaOH = 0,98
n
⇒  Ala-Na
.
Giải hệ muối: 

( 89 + 22 ) n Ala-Na + ( 117 + 22 ) n Val-Na = 112, 4 n Val-Na = 0,12
Bảo toàn nguyên tố Na và N ta có nN trong H = nVal-Na + nAla-Na = nNaOH = 0,98 mol.
Mà tỉ lệ mO : mN = 552 : 343 nên trong H có tổng số mol O là 1,38 mol.
 640,86
7mol
48 
 Ala-Na 
☆ Phản ứng: thủy phân m gam H + 0,98 mol NaOH → 
 + ? mol H2O.
 Val-Na
14 2 43 
 0,12 mol 
Bảo toàn nguyên tố O ta có ? = nH2O = 0,4 mol ⇒ nhỗn hợp H = nH2O = 0,4 mol.
Gọi kX, kY và kZ lần lượt là số mắt xích của peptit X, Y và Z.
⇝ kmắt xích trung bình = ∑(nAla-Na + nVal-Na) ÷ nhỗn hợp H = 2,45.
⇥ trong H chứa đipeptit là X (do MX < MY = MZ).
Mà Y và Z là đồng phân nên Y và Z có cùng số mắt xích.
Mặt khác: kX + kY + kZ = 9 + 3 và kX = 2 nên kY = kZ = 5.
 n X + n Y + n Z = 0, 4
n = 0,34
⇒ X
.
Theo đó, có hệ: 
 2n X + 5 ( n X + n Y + n Z ) = 0,98 n Y + n Z = 0, 06
⇝ X là Ala-Ala; Y và Z cùng dạng (Val)2(Ala)3 ⇝ số nguyên tử trong Y và Z đều là 65. ❒
Câu 37: Đáp án B
Giải: Số chất trong dãy vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl gồm:
CH3COOH3NCH3, H2NCH2CONHCH2-COOH và glyxin ⇒ Chọn B
Câu 38: Đáp án B
Phân tích 4 thí nghiệm:

☑ (a) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
☒ (b) NaCl không phản ứng với KNO3.
☑ (c) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
Trang 13


☑ (d) CuSO4 + Ba(OH)2 + Cu(OH)2↓ + BaSO4↓.
→ Có 3 thí nghiệm xảy ra phản ứng.
Câu 39: Đáp án A
Quan sát hiện tượng + 4 đáp án để phân tích:
• X làm quỳ tím hóa xanh ⇒ loại B và C, A hoặc D đúng cho biết:
X là Ba(OH)2; Y là KHSO4; T là Na2CO3 hay K2CO3 đều thỏa mãn.
→ Cần xác định Z là MgCl2 hay AlCl3 nữa mà thôi.
◈ 2AlCl3 + 4Ba(OH)2 dư → 2Ba(AlO2)2 + 3BaCl2
→ hiện tượng: cuối cùng không thu được kết tủa.
◈ MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2↓ + BaCl2.
→ thu được kết tủa Mg(OH)2; kết tủa này tan trong dung dịch Y là NaHSO4:
Mg(OH)2 + 2NaHSO4 → MgSO4 + Na2SO4 + 2H2O.
Vậy lần lượt X, Y, Z, T là Ba(OH)2, KHSO4, MgCl2, Na2CO3.
Câu 40: Đáp án C
☆ Một số hiện tượng dễ nhận ra và suy luận:
◈ chỉ có glucozơ có khả năng phản ứng tráng bạc → Ag↓ ⇒ T là glucozơ.
◈ Chỉ có axit ađipic làm quỳ tím ẩm hóa đỏ ⇒ Y là axit ađipic.
→ đáp án đúng là C. tương ứng cho biết Z là tristearin và X là phenol.
☆ Phân tích thêm: chất béo không tan trong nước nóng, nhẹ hơn nên nổi lên.
► Đổi lại, nếu là phenol thì sẽ tan được trong nước nóng.

Trang 14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×