Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề minh họa 2020 số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.18 KB, 14 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 8

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Loại than nào cứng và xốp, là sản phẩm của quá trình luyện cốc từ than mỡ, chứa khoảng 96-98%
cacbon, được dùng làm chất khử trong luyện kim?
A. Than đá.

B. Than gỗ.

C. Than cốc.

D. Than chì.

Câu 2. E là ancol đầu tiên trong dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, có khả năng thẩm thấu nhanh qua
đường tiêu hóa. Nếu uống rượu có lẫn E sẽ dẫn tới hiện tượng thở nhanh, rối loạn thị giác (có thể gây mù
lòa), co giật, có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi của E là
A. ancol metylic.

B. ancol etylic.

C. ancol propylic.

D. ancol isopropylic.


Câu 3. Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng
truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để
chế tạo thủy tinh hữu cơ là
A. poli(acrilonitrin).

B. poli(hexametylen ađipamit).

C. poli(etylen terephtalat).

D. poli(metyl metacrylat).

Câu 4. Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá
trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2, đồng thời tạo ra một loại hợp chất hữu cơ
thiết yếu cho con người, đó là
A. etse.

B. cacbohiđrat.

C. chất béo.

D. amin.

Câu 5. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly-Gly.

B. Ala-Gly.

C. Ala-Ala-Gly-Gly.

D. Gly-Ala-Gly.


Câu 6. Khi sục khí H2 dư vào triolein (xúc tác Ni, đun nóng) tới phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm
hữu cơ là
A. sobitol.

B. tripanmitin.

C. tristearin.

D. glixerol.

Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 13+. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học, nguyên tố X thuộc nhóm
A. VIB.

B. IIIA.

C. IA.

D. IIA.

Câu 8. Ion Pb2+ khi nhiễm độc vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con
người. Trong đất, nếu hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm thì đất bị ô nhiễm. Mẫu đất nào sau đây của một
làng nghề tái chế chì chưa bị ô nhiễm?
A. Đất chứa nước thải (2100 ppm).

B. Đất ở nơi nấu chì (800 ppm).

C. Đất giữa cánh đồng (20 ppm).


D. Đất ở ven làng (400 ppm).

Câu 9. Sođa khan (không ngậm nước) là hóa chất quan trọng trong sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm
nhuộm, giấy, sợi. Công thức hóa học của sođa khan là
Trang 1


A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. Na2CO3.

Câu 10. Vào những ngày nắng nóng, Công ty môi trường thường phun nước lên mặt đường để giảm nhiệt
và khói bụi. Do có tác dụng ngậm nước tốt để lưu giữ nước lâu hơn trên mặt đường, muối nào sau đây
được hòa tan vào nước trước khi phun?
A. CaSO4.

B. CaCO3.

C. CaCl2.

D. Ca3(PO4)2.

Câu 11. Hợp chất nào sau đây có màu trắng xanh, để trong không khí thì chuyển dần sang màu nâu đỏ?
A. Fe(OH)2.

B. Fe(OH)3.


C. FeO.

D. Fe2O3.

Câu 12. Nguyên tố nào có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy
trì sự sống của con người?
A. Na.

B. Mg.

C. Al.

D. Fe.

Câu 13. Nhiệt phân 3,36 gam MgCO 3, sau một thời gian thu được 2,7 gam chất rắn và có V lít khí thoát
ra (ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,112.

B. 0,224.

C. 0,336.

D. 0,448.

Câu 14. Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch AgNO 3 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 10,8.

B. 21,6.


C. 16,2.

D. 12,9.

Câu 15. Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ có thể điều chế được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu
suất của quá trình thủy phân xenlulozơ là 80%.
A. 555,55.

B. 333,33.

C. 666,66.

D. 444,44.

Câu 16. Giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó O2 chiếm 20% về thể tích. Để đốt cháy hoàn toàn
2,67 gam alanin thì thể tích không khí (ở đktc) cần dùng là
A. 12,6 lít.

B. 10,08 lít.

C. 18,9 lít.

D. 13,44 lít.

Câu 17. Dãy gồm các tơ đều là tơ tổng hợp là
A. tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6.

B. tơ capron, tơ axetat, bông.


C. tơ nilon-6,6, tơ tằm, bông.

D. tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ nitron.

Câu 18. Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước. Tính chất, đặc
điểm nào sau đây là đúng về đimetylamin?
A. Có tên thay thế là N-metylmetanamin.

B. Có công thức phân tử là C2H8N2.

C. Là amin bậc một.

D. Là đồng phân của metylamin.

Câu 19. Hiện tượng xảy ra khi nhúng từ từ muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sáng vào cốc nước là:
A. Bột Mg tắt ngay

B. Bột Mg tắt dần dần

C. Bột Mg tiếp tục cháy bình thường

D. Bột Mg cháy sáng mãnh liệt

Câu 20. Cho CH3COOC2H5 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. C2H5COONa và CH3OH.

B. C2H5OH và CH3COOH.

C. CH3COOH và C2H5ONa.


D. CH3COONa và C2H5OH.

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm nhiệt phân hoàn toàn chất rắn X kém bền nhiệt:
Trang 2


Sau thí nghiệm, chất rắn ở bông chuyển thành màu xanh. Chất không phù hợp với X là
A. NaHCO3.

B. Cu(OH)2.

C. (NH4)2CO3.

D. KNO3.

Câu 22. Cho thứ tự sắp xếp các cặp oxi hoá-khử: Al3+/Al, Fe2+/Fe, Sn2+/Sn, Cu2+/Cu. Tiến hành các thí
nghiệm cho kim loại vào dung dịch tương ứng sau:
(a) Fe vào CuSO4.

(b) Sn vào FeSO4.

(c) Sn vào CuSO4.

(d) Cu vào Al2(SO4)3.

Các thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. (a) và (b).

B. (b) và (d).


C. (a) và (c).

D. (c) và (d).

Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 24. Cho các nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường đất:
(1) núi lửa hoạt động,
(2) ngập úng, lũ lụt
(3) thủy triều xâm nhập làm đất ngập mặn,
(4) chất thải sinh hoạt.
Số nguồn gây ô nhiễm môi trường đất có nguồn gốc tự nhiên là
A. 4.

B. 3.

C. 2.


D. 1.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Bậc amin tăng dần trong dãy: metylamin, đimetylamin, trimetylamin.
(d) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.
(e) Phân tử axetilen và isopren đều có chứa hai liên kết π
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Trang 3


Câu 26. Hỗn hợp E gồm C2H2, C2H4, C4H10 và H2. Nung nóng 0,08 mol E với H2 dư (xúc tác Ni), có tối
đa 0,06 mol H2 phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần vừa đủ a mol khí O 2, thu được CO2 và 0,14
mol H2O. Giá trị của a là
A. 0,19.

B. 0,12.

C. 0,23.

D. 0,18.


Câu 27. Từ hợp chất hữu cơ X (C6H8O5, mạch hở), thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương trình biểu thị
đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2KOH → Y + Z + H2O.
(b) Y + H2SO4 → T + K2SO4.
(c) nZ + nG → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
Biết T có mạch cacbon phân nhánh. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phân tử Y chứa 2 nguyên tử hiđro.

B. T cộng Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.

C. G là axit no, hai chức, mạch hở.

D. T tác dụng với HBr tạo thành hai sản phẩm cộng.

Câu 28. Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình sau:

Giá trị của x là
A. 0,60.

B. 0,50.

C. 0,42.

D. 0,62.

Câu 29. Cho 34,9 gam hỗn hợp X gồm CaCO 3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl
1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,05.


B. 57,40.

C. 28,70.

D. 86,10.

Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Al dư vào dung dịch gồm NaOH và KOH.
(b) Cho hỗn hợp gồm FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(c) Sục từ từ a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,8a mol Ba(OH)2.
(d) Cho dung dịch K2CrO4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(e) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(g) Cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Trang 4


Câu 31. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C 4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch
bazơ tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch
NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 28,9 gam.


B. 24,1 gam.

C. 24,4 gam.

D. 24,9 gam.

 HNO3
 H 2SO 4
t�
� X ��
� Y ���

� CuSO 4 .
Câu 32. Cho sơ đồ phản ứng: Cu ���

Công thức của Y là
A. Cu(NO3)2.

B. Cu.

C. Cu(OH)2.

D. CuO.

Câu 33. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa
tan hoàn toàn 12,98 gam X trong 627,5 ml dung dịch HNO 3 1M (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 0,448
lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là
A. 60,272.


B. 51,242.

C. 46,888.

D. 62,124.

Câu 34. Đun cô đặc 2 lít mẫu nước thải của một nhà máy hóa chất đến khi còn lại thể tích 20 mL thì sục
vào khí H2S dư, thu được 0,0478 gam kết tủa PbS màu đen. Nồng độ ion Pb 2+ trong mẫu nước thải ban
đầu là
A. 1×10⁻4 M.

B. 1×10⁻5 M.

C. 1×10⁻3 M.

D. 1×10⁻2 M.

Câu 35. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Thông qua các bài thực hành để củng cố, khắc sâu
kiến thức và gắn lí thuyết với thực tế.

Trong giờ thực hành, để tiết kiệm hóa chất và bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí), chúng ta không
nên làm việc nào sau đây?
A. Sử dụng lượng hóa chất nhỏ.

B. Đổ hóa chất vào nguồn nước sinh hoạt.

C. Thu chất thải vào bình chứa.

D. Xử lí chất thải phù hợp.


Câu 36. Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các
α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu
đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO 2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị
của x, y lần lượt là
A. 14,5 và 9,0.

B. 12,5 và 2,25.

C. 13,5 và 4,5.

D. 17,0 và 4,5.

Câu 37. Cho dãy các chất: (1) vinyl axetat, (2) axit stearic, (3) triolein, (4) alanin, (5) phenylamoni
clorua, (6) Ala-Ala. Số chất chỉ tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1 là
Trang 5


A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2

Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng là
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Dung dịch Ba(OH)2

X

Y

Z

T

Kết tủa trắng,

Khí mùi khai và

Có khí mùi khai

Có kết tủa nâu đỏ


sau đó tan ra

kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là
A. AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3.

B. Al2(SO4)3, NH4NO3, (NH4)2SO4 , FeCl3.

C. AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4 , FeCl3.

D. Al2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3.

Câu 40. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tìm

Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Y

Dung dịch iot Hợp chất màu xanh tím


Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

T

Nước brom

Kết tủa Ag trắng

Kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là
A. anilin, tinh bột, axit glutamic, fructozơ.

B. axit glutamic, tinh bột, anilin, fructozơ.

C. anilin, axit glutamic, tinh bột, fructozơ.

D. axit glutamic, tinh bột, fructozơ, anilin.

Trang 6


Đáp án
1-C
11-A
21-D
31-A


2-A
12-D
22-C
32-D

3-D
13-C
23-A
33-C

4-B
14-B
24-B
34-A

5-B
15-D
25-D
35-B

6-C
16-A
26-A
36-C

7-B
17-D
27-C
37-C


8-C
18-B
28-A
38-A

9-D
19-D
29-D
39-A

10-A
20-D
30-B
40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Than cốc cứng và xốp, là sản phẩm của quá trình luyện cốc từ than mỡ, chứa khoảng 96-98% cacbon,
được dùng làm chất khử trong luyện kim.
Câu 2: Đáp án A
Ancol E được nhắc đến là ancol metylic CH3OH.
Câu 3: Đáp án D
Bài học về thủy tinh hữu cơ Plexiglas
Poli (metyl metacrylat) – Thủy tinh plexiglas

=> - Đặc tính: chất rắn trong suốt, cứng, bền nhiệt, cho ~90% ánh sáng truyền qua.
- Ứng dụng: chế tạo kính máy bay, ô tô, kính xây dựng, kính bảo hiểm,…
Câu 4: Đáp án B
Quá trình quang hợp của cây xanh:

as
6nCO 2  5nH 2O ����
� C6 H10O5  n  6nO 2 �
clorophin

→ tạo ra tinh bột, xenlulozơ là loại hợp chất cacbohiđrat.
Câu 5: Đáp án B
đipeptit không có phản ứng màu biure
→ Ala-Gly là đipeptit
Câu 6: Đáp án C
Xảy ra phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 –––Ni, to–→ (C17H35COO)3C3H5.
→ sản phẩm thu được là tristearin (chất béo rắn).
Câu 7: Đáp án B
ZX = 13 → cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1.
Trang 7


→ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIIA.
Câu 8: Đáp án C
Đất giữa cánh đồng có hàm lượng chì là 20 ppm < 100 ppm
→ mẫu đất này chưa bị ô nhiễm chì.
Câu 9: Đáp án D
sođa khan có công thức hóa học là Na2CO3.
Câu 10: Đáp án A
Thạch cao khan CaSO4 ngậm nước tốt, là hóa chất được sử dụng.
Câu 11: Đáp án A
Fe(OH)2 có màu trắng hơi xanh, để trong không khí lâu ngày:
2Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)3↓
Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

Câu 12: Đáp án D
Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố, viết tắt Hb hay Hgb) chứa Fe2+ có thể oxi hoá do vậy có vai trò
vận chuyển oxi từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2 từ tổ chức đến phổi.
Câu 13: Đáp án C
Phản ứng: MgCO3 –––to–→ MgO + CO2↑.
► Phản ứng một thời gian nên không rõ MgCO2 đã bị nhiệt phân hết hay chưa
→ lựa chọn tính lượng khí CO2 thoát ra gián tiếp
thông qua bảo toàn khối lượng: mCO2 = mMgCO3 ban đầu – mchất rắn thu được
⇒ mCO2 = 3,36 – 2,7 = 0,66 gam ⇒ nCO2 = 0,015 mol → V = 0,336 lít.
Câu 14: Đáp án B
Phản ứng: Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag.
Phản ứng xảy ra hoàn toàn nên theo tỉ lệ phản ứng:
nAg = 2nZn = 2 × 6,5 ÷ 65 = 0,2 mol
→ m = mAg = 0,2 × 108 = 21,6 gam.
Câu 15: Đáp án D
1 tấn mùn cưa chứa 500 kg xenlulozơ. Điều chế glucozơ:

 C6 H10Ol5 n

axit
 nH 2O ���
nC6 H12 O6
t�

glucozo
Với hiệu suất 80% ⇒ mglucozơ = 500 ÷ 162 × 0,8 × 180 ≈ 444,44 kg.
Câu 16: Đáp án A
alanin có công thức phân tử: C3H7NO2.
t�
☆ Đốt cháy: C3H7NO2 + O2 ��

� CO2 + H2O + N2.

Giả thiết nalanin = 2,67 ÷ 89 = 0,03 mol ⇒ Theo bảo toàn nguyên tố C, H ta có:
nCO2 = 0,03 × 3 = 0,09 mol; nH2O = 0,03 × 3,5 = 0,105 mol.
Trang 8


Trong 0,03 mol alanin còn có 0,03 × 2 = 0,06 mol O nên bảo toàn nguyên tố O:
2nO2 cần đốt = 0,09 × 2 + 0,105 – 0,06 = 0,225 mol ⇒ nO2 cần = 0,1125 mol.
O2 cần chiếm 20% thể tích không khí nên thể tích không khí cần dùng là:
Vkhông khí = 0,1125 × 22,4 ÷ 0,2 = 12,6 lít.
Câu 17: Đáp án D
Phân loại tơ:

⇒ dãy gồm các tơ đều là tơ tổng hợp là tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ nitron. Chọn D. ♠.
Câu 18: Đáp án B
Đimetylamin là tên gọi của hợp chất CH3NHCH3.
→ Thấy ngay: đây là amin bậc hai → C sai; có CTPT C2H7N → B sai.
Metylamin có công thức phân tử CH5N → không phải là đồng phân của nhau → D sai.
Chỉ có A đúng. Tên thay thế: metanamin: CH3NH2;
còn N-metyl có nghĩa là đính nhóm metyl vào N → CH3NHCH3
→ hợp lí.!
Câu 19: Đáp án D
Mg tiếp tục bốc cháy mãnh liệt hơn khi cho vào nước.
Mg + H2O → MgO + H2↑.
Tương tự như bookID = 62611 CO2, SiO2 đều không thể dùng để dập tắt đám cháy kim loại.
☆ Những lầm tưởng thú vị về kim loại cháy
Câu 20: Đáp án D
Giải: Ta có phản ứng xà phòng hóa sau:
CH3COOC2H5 + NaOH →CH3COONa + C2H5OH

Câu 21: Đáp án D
CuSO4 khan là chất rắn màu trắng.
Khi gặp nước → sẽ chuyển sang màu xanh → dùng phát hiện ra H2O.
⇒ nếu nung chất rắn X thu được H2O thì sẽ làm bông CuSO4 khan chuyển xanh.
t�
◈ 2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2↑ + H2O.
t�
◈ Cu(OH)2 ��
� CuO + H2O.
t�
◈ (NH4)2CO3 ��
� 2NH3 + H2O + CO2.

Trang 9


t�
◈ KNO3 ��
� KNO2 + ½.O2↑

Câu 22: Đáp án C
A + BnXb ––→ AnXa + B. Theo quy tắc α:
→ điều kiện xảy ra phản ứng là: cặp Aa+/A > Bb+/B.
⇒ các cặp (b) và (d) không xảy ra phản ứng, còn lại:
◈ (a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
◈ (c) Sn + CuSO4 → SnSO4 + Cu.
Câu 23: Đáp án A
Xem xét các phát biểu:
☑ (a) đúng. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N.

☒ (b) sai. Về supephotphat đơn, supephotphat kép: chữ “đơn” và “kép” ở đây
chỉ số quá trình điều chế, không phải theo nghĩa là thành phần có “đơn – một” hay “kép – hai”.
Từ phản ứng Ca3(PO4)2 + H2SO4 thu được Ca(H2PO4)2 và CaSO5 → đây là supephotphat đơn.
Qua một giai đoạn nữa thì thu được supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2.
☑ (c) đúng. Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
☑ (d) đúng. Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Câu 24: Đáp án B
núi lửa hoạt động, ngập úng, lũ lụt
và thủy triều xâm nhập làm đất ngập mặn có nguồn gốc tự nhiên.
Chỉ có chất thải sinh hoạt là do con người gây ra.
Câu 25: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng. Tham khảo mùi một số este thông dụng ở ID =
☑ (b) đúng. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng CTĐGN là C6H10O5.
☑ (c) đúng vì metylamin - bậc I, đimetylamin - bậc II, trimetylamin - bậc III.
☑ (d) đúng. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.

☑ (e) đúng. vì cấu tạo axetilen: HC≡CH và isopren CH2=C(CH3)CH=CH2.
→ cả 5 phát biểu đều đúng.
Câu 26: Đáp án A
0,06 mol H2 "nhập" vào 0,08 mol E → 0,08 mol E' gồm H2 và các ankan.
t�
Khi đó, đốt 0,08 mol E' + (a + 0,03) mol O2 ��
� ? mol CO2 + 0,2 mol H2O.

☆ Tương quan đốt: ∑nH2O – ∑nCO2 = nE' ⇒ 0,2 – ? = 0,08 ⇒ ? = 0,12 mol.
→ bảo toàn nguyên tố O có 2(a + 0,03) = 2 × 0,12 + 0,2 ⇒ a = 0,19.
Trang 10



♦ Cách 2: Để ý: 1πC=C + 1H2 ⇒ ∑nπ trong E = 0,06 mol.
t�
Đốt: 0,08 mol E + a mol O2 ��
� ? mol CO2 + 0,14 mol H2O.

Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = ∑nπ trong E – nE
Thay số có nCO2 = 0,12 mol → bảo toàn nguyên tố oxi, ta có:
2a = 0,12 × 2 + 0,14 ⇒ a = 0,19 mol.
Câu 27: Đáp án C
Y là muối ⇒ từ (a) và (c) có Z là ancol etylen glicol C2H4(OH)2.
→ G là axit terephtalic C6H4(COOH)2. Rõ hơn phản ứng (c) xảy ra:

Quay lại (a): C6H8O5 + 2KOH → Y + C2H6O2 + H2O.
→ công thức phân tử Y là C4H2O4K2 → T là C4H4O4
T là axit cacboxylic 2 chức, có mạch cacbon phân nhánh
⇒ cấu tạo phù hợp là HOOC–C(=CH2)–COOH.
Theo đó, tương ứng các đáp án A, B, D đúng. C sai vì G chứa vòng benzen.
Câu 28: Đáp án A
Đồ thị biểu diễn số mol CO2 và số mol kết tủa:

☆ Cần biết: các cạnh OA, OB đều biểu diễn tỉ lệ 1 : 1. Theo đó:
BK = KF = 0,2 ⇒ OB = OK + KB = 1,4
⇒ IB = OB – OI = 1,4 – 0,8 = 0,6 ⇒ x = IE = IB = 0,6.
Câu 29: Đáp án D
Giải: ∑n(CaCO3,KHCO3) = nZ = 0,2 mol ⇒ nKCl =

34,9  0, 2 �100
= 0,2 mol.
74,5


Bảo toàn Clo: nAgCl = 0,2 + 0,4 = 0,6 mol ⇒ m = 86,1 gam ⇒ chọn D.
Câu 30: Đáp án B
các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
Trang 11


☑ (a) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑.
→ Al dùng dư nên kết thúc thu được 2 muối natri aluminat và kali aluminat.
☑ (b) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
→ kết thúc thu được 2 muối là sắt(II) sunfat và sắt(III) sunfat.
☒ (c) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
tỉ lệ a : 0,8a nên còn dư 0,2a mol CO2: CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2.
→ kết thúc thu được 2 muối bari cacbonat (kết tủa) và bari hiđrocacbonat.
☑ (d) 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O.
☑ (e) 3Cl2 + 6FeSO4 → 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3.
☒ (g) H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O.
4H2SO4 + Ba(AlO2)2 → BaSO4 + Al2(SO4)3 + 4H2O.
→ kết thúc thu được 2 muối bari sunfat (kết tủa) và nhôm sunfat.
☆ Đọc thật kỹ yêu cầu: vì hỏi số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối
→ thí nghiệm (c) và (g) không thỏa mãn.
Câu 31: Đáp án A
Phân tích nhanh “giả thiết chữ” về X:
X tạo hai muối mà ancol lại đơn chức ⇒ dạng “este nối”.
Và ứng với C4H6O4 chỉ có duy nhất cấu tạo HCOOCH2COOCH3.
☆ Theo đó: X + 2NaOH → HCOONa + HOCH2COONa + CH3OH.
Giả thiết số: nX = 0,15 mol; nNaOH = 0,4 mol ⇒ nNaOH dư = 0,1 mol.
→ số mol ancol thu được tính theo số mol este X là 0,15 mol ⇥ BTKL, ta có:
mrắn = mmuối + NaOH dư = 17,7 + 0,4 × 40 – 0,15 × 32 = 28,9 gam.

Câu 32: Đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra lần lượ theo sơ đồ:
▣ 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 (X) + 2NO + 4H2O.
t�
▣ 2Cu(NO3)2 ��
� 2CuO (Y) + 4NO2 + O2.

▣ CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
→ Tương ứng công thức của Y là CuO.
Câu 33: Đáp án C
☆ Sơ đồ quá trình phản ứng:
0,01 mol

� �} �
Al
Al3+


�NO �
� ?+


�
Fe

Fe
NO


� HNO




� H O.
3
1 2 33
N2 � 2
mol � 0,6275 mol
+




{
O : 0,15
NH 4


0,01 mol
1 44 2 4 43
1 44 2 4 43 �
12,49 gam

m gam

Trang 12


Bảo toàn electron mở rộng:


�n

H+

 10n NH+  12n N 2  4n NO  2n O � n NH+  0, 01675 mol.
4

4

Bảo toàn nguyên tố H ta có: nH2O = 0,2805 mol. Bảo toàn khối lượng sơ đồ phản ứng, ta có:
12,49 + 0,6275 × 63 = m + 0,01 × (28 + 30) + 0,2805 × 18 ⇒ m = 46,888 gam.
Câu 34: Đáp án A
☆ Phản ứng: H2S + Pb2+ → PbS↓ + 2H+.
Giả thiết: mPbS = 0,0478 gam ⇒ nPbS = 2 × 10– 4 mol.
Quá trình cô đặc là làm bay hơi nước
→ 2 lít mẫu nước thải chứa 2 × 10– 4 mol Pb2+
⇥ tương ứng nồng độ CM = 2 × 10– 4 ÷ 2 = 1 × 10– 4 M.
Câu 35: Đáp án B

Câu 36: Đáp án C
• M + HCl → HCl nhập vào X, Y, Z tạo muối.
⇒ ∑nN trong M = nHCl = 9 mol → y = 4,5.
• M + NaOH → –COOH + NaOH → –COONa + H2O
⇒ ∑nCOO = 8 mol ⇒ ∑nO trong M = 16 mol.
☆ Lại có đốt 2 mol M → 15 mol CO2 → ∑nC trong M = 15 mol.
M gồm amin no mạch hở, amino axit no mạch hở,
peptit Z mạch hở tạo ra từ các α-amino axit no, mạch hở
→ đều có công thức phân tử dạng CnH2n + 2 + m – pNmOp.
Triển khai ra công thức số mol có:
nH = 2nC + 2nM – nN = 2 × 15 + 2 × 2 + 9 – 16 = 27

⇒ x = nH2O = 13,5.
Câu 37: Đáp án C
Các phản ứng xảy ra:
(1) vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.
(2) axit stearic: C17H35COOH + NaOH → C17H35COONa + H2O.
(3) triolein: (C17H33COO)2C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
(4) alanin: H2NCH(CH3)COOH + NaOH → H2NCH(CH3)COONa + H2O.
(5) phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
(6) Ala-Ala: Ala-Ala + 2NaOH → 2Ala-Na + H2O.
⇒ các phản ứng (1); (2); (4); (5) thỏa mãn yêu cầu tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1 : 1.
Câu 38: Đáp án A
cả 4 thí nghiệm đều có thể xảy ra phản ứng:
Trang 13


(a) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
(b) Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag↓.
(c) CaO + H2O → Ca(OH)2.
(d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.
Câu 39: Đáp án A
Cả 4 đáp án đều cho biết T là FeCl3.
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3↓ (nâu đỏ).
X + Ba(OH)2 kết tủa rồi tan ⇒ X không thể là Al2(SO4)3 (loại B, D).
bởi 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaSO4↓.
kết tủa Al(OH)3 tan khi thêm Ba(OH)2 vào, nhưng BaSO4 thì không!
Còn lại Y, Z là (NH4)2SO4 hay NH4NO3 → quan sát phản ứng xảy ra:
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O.
Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O.
→ Theo đó, Y + Ba(OH)2 có cả tủa + khí nên Y là (NH4)2SO4.
Z + Ba(OH)2 chỉ thu được mỗi khí nên Z là NH4NO3.

Câu 40: Đáp án D
Xem xét các hiện tượng, quan sát 4 đáp án:
• T + Br2/H2O → kết tủa trắng → T là anilin → đáp án D.

Còn lại, X: axit glutamic có 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 nên làm quỳ tím chuyển hồng.
Y: tinh bột + dung dịch I2 → hợp chất màu xanh tím (đặc trưng).
Z: fructozơ trong môi trường bazơ (NH3/H2O) chuyển thành glucozơ → tráng bạc được:
 AgNO3
OH
� Amoni gluconat + 2Ag↓
���
� Glucozơ ����
Fructozơ ���
NH 3 ,t �



Trang 14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×