Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề minh họa 2020 số 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.84 KB, 14 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 9

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Nguyên tố nào phổ biến thứ hai (sau oxi) trong vỏ Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong đất sét, cát,
thạch anh và là chất bán dẫn quan trọng trong kĩ thuật vô tuyến, điện tử?
A. Photpho.

B. Silic.

C. Cacbon.

D. Nitơ.

Câu 2. Trong y học, cồn được sử dụng làm chất sát trùng vì có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn,
gây đông tụ protein và làm cho vi khuẩn chết. Cồn là dung dịch của ancol nào?
A. Etylen glicol.

B. Glixrol.

C. Metanol.

D. Etanol.

Câu 3. Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên?


A. Tơ nitron.

B. Bông.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ axetat.

Câu 4. Mật ong ẩn chứa một kho báu có giá trị dinh dưỡng và dược liệu quý với thành phần chứa khoảng
80% cacbohiđrat, còn lại là nước và khoáng chất. Cacbohiđrat có hàm lượng nhiều nhất (chiếm tới 40%)
và làm cho mật ong có vị ngọt sắc là
A. glucozơ.

B. fructozơ.

C. xenlulozơ.

D. saccarozơ.

Câu 5. Dung dịch chất nào sau trong H2O có pH < 7?
A. Lysin.

B. Etylamin.

C. Axit glutamic.

D. Đimetylamin.

Câu 6. Nhân dân ta có câu:
Nhân dân ta có câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau ?
A. Dưa hành có chất giúp chuyển hoá thịt mỡ từ dạng rắn sang dạng lỏng.
B. Dưa hành có chất oxi hoá mạnh, giúp oxi hoá hoàn toàn lipit trong thịt mỡ thành CO2 và H2O.
C. Dưa hành có chứa axit hỗ trợ quá trình thuỷ phân lipit trong thịt mỡ, giúp dễ tiêu hoá và bớt
"ngán".
D. Dưa hành có chất chống oxi hoá, giúp thịt mỡ lâu bị ôi thiu.

Trang 1


Câu 7. Nước muối sinh lí (có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng trong y học) là dung dịch có nồng độ 0,9%
của muối nào sau đây?
A. NaNO3.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. Na2SO4.

Câu 8. Khi đun nóng đến 160oC, thạch cao sống mất một phần nước biến thành thạch cao nung, được
dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột trong y học. Thành phần hóa học của thạch cao nung là
A. CaSO4.H2O.

B. CaSO4.2H2O.

C. CaCO3.


D. CaSO4.

Câu 9. Kim loại có màu trắng, dẫn điện tốt nhất trong các kim loại và thường được sử dụng làm đồ trang
sức là
A. nhôm.

B. magie.

C. vàng.

D. bạc.

Câu 10. Quá trình luyện gang không sử dụng nguyên liệu nào sau đây?
A. Quặng boxit.

B. Than cốc.

C. Đá vôi.

D. Quặng sắt.

Câu 11. Sắt tây được ứng dụng phổ biến làm bao bì thực phẩm do có độ bền cơ học cao, không thấm
nước, không độc, chống ánh sáng, bảo quản hương vị thực phẩm. Sắt tây là sắt được tráng một lớp mỏng
kim loại nào sau đây để bảo vệ sắt không bị ăn mòn theo phương pháp bảo vệ bề mặt?
A. Magie.

B. Natri.

C. Kali.


D. Thiếc.

Câu 12. Kim loại nào có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng chế tạo hợp kim không
gỉ, có độ bền cơ học cao?
A. Crom.

B. Nhôm.

C. Sắt.

D. Đồng.

Câu 13. Cho 2,3 gam Na phản ứng hoàn toàn với 97,8 gam nước thu được dung dịch NaOH. Nồng độ
phần trăm của dung dịch NaOH đó là
A. 3,9%.

B. 5,6%.

C. 2,3%.

D. 4,0%.

Câu 14. Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá
trị của m là
A. 8

B. 14

C. 12


D. 16

Câu 15. Thủy phân 1 kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75%
thì lượng glucozơ thu được là
A. 150,0 gam.

B. 166,7 gam.

C. 120,0 gam.

D. 200,0 gam.

Câu 16. Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 7,3 gam Gly – Ala là
A. 3,36 lít.

B. 4,48 lít.

C. 6,72 lít.

D. 8,96 lít.

Câu 17. Trong các ứng dụng sau của các loại polime, ứng dụng nào không đúng?
A. Polibutađien được dùng làm cao su.
B. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
C. Tơ nilon-6,6 được dùng làm túi nilon.
D. Poli(vinyl clorua) được dùng làm ống nước.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Anilin và metylamin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Trang 2



B. Phenylamoni clorua là muối ít tan trong nước.
C. Benzylamin phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng.
D. Dung dịch etylamin trong nước có môi trường bazơ.
Câu 19. Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau chuyển sang màu nâu đỏ.
B. Dung dịchvẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau.
C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.
D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2 .
Câu 20. Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H 2O. X có
tên gọi là
A. metyl benzoat.

B. benzyl fomat.

C. phenyl fomat.

D. phenyl axetat.

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí X bằng phương pháp dời nước:

Hình vẽ trên không minh họa cách thu chất khí ở phản ứng nào sau đây?

A. 2NaHCO3 
→ Na2CO3 + CO2 + H2O.
MnO 2 ,t°
B. 2KClO3 
→ 2KCl + O2↑.


C. 2NH4Cl + Ca(OH)2 
→ CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O.

D. CH3COONa + NaOH 
→ Na2CO3 + CH4↑.

Câu 22. Cho phản ứng hoá học: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
Phát biểu nào sau đây là sai về phản ứng trên?
A. Cu bị Fe3+ oxi hoá thành Cu2+.

B. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Fe3+.

C. Fe3+ bị Cu khử thành Fe2+.

D. Cu là chất khử, Fe3+ là chất oxi hoá.

+ H3 PO4
+ KOH
+ KOH

→ Y 
→Z .
Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hoá: P2 O5 → X 

Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.

B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.

C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.


D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.

Câu 24. Cho các quá trình hóa học xảy ra trong công nghiệp và sản xuất:
(1) đốt than đá ở nhà máy nhiệt điện,
(2) đốt khí thiên nhiên tại các mỏ khai thác dầu khí,
(3) nung vôi,
(4) luyện gang trong lò cao.
Trang 3


Số quá trình tạo ra khí CO2 có thể xả vào môi trường là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(b) Công thức phân tử của tripanmitin là C51H98O6.
(c) Các amin bậc một đều làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
(d) Sợi bông tan được trong nước Svayde.
(e) Buta-1,3-đien và isopren đều thuộc loại ankađien liên hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.


C. 5.

D. 2.

Câu 26. Nhiệt phân metan trong lò hồ quang ở nhiệt độ 1500 oC thu được hỗn hợp X gồm metan, axetilen
và hiđro. Tỉ khối của X so với H 2 bằng 4,8. Dẫn 0,896 lít X (đktc) vào dung dịch Br 2 dư, có tối đa m gam
Br2 đã phản ứng. Giá trị của m là
A. 3,20.

B. 5,76.

C. 2,88.

D. 2,56.

Câu 27. Từ hợp chất hữu cơ X (C10H8O4, chứa vòng benzen), thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương
trình biểu thị đúng tỉ lệ mol):
 X + 2NaOH 
→ Y + Z + H 2O

→ T + Na 2SO 4
 Y + H 2SO 4 


→ Poli ( etylen terephtalat )
 nT + nG

+ 2nH 2O


Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Y có công thức phân tử là C8H4O4Na2.

B. T là axit terephtalic.

C. G là etylen glicol.

D. Z là ancol etylic.

Câu 28. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm K, K 2O, Ca và CaO vào lượng nước dư, thu được a mol khí
H2 và dung dịch Y. Sục CO2 vào Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị dưới:

Phần trăm khối lượng oxi trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,6%.

B. 10,0%.

C. 11,9%.

D. 9,0%.

Câu 29. Cho 38,04 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO 3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa
đủ thu được 9,408 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 12,5 và dung dịch chứa 25,65 gam MgCl 2
và m gam CaCl2. Giá trị của m là
Trang 4


A. 41,07.

B. 37,74.


C. 39,96.

D. 38,85.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch gồm NaOH và K2CO3.
(c) Cho đinh Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho hỗn hợp a mol Fe2O3 và a mol Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(e) Đun đến sôi dung dịch gồm a mol MgSO4 và a mol NaHCO3.
(g) Cho a mol Na vào dung dịch chứa a mol KHSO4.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 31. Hỗn hợp X gồm HCHO; CH 3COOH; HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp X cần dùng V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được H2O và 0,15 mol CO2. Giá trị của V là
A. 3,92.

B. 3,36.

C. 4,20.

D. 2,80.


Câu 32. Thực hiện các phản ứng theo sơ đồ:
+ Cl 2 + KOH
+ H 2SO 4 loaõ
ng
+KOH (ñaë
c, dö)
+HCl (ñaë
c, dö)
Cr2O3 
→ X 
→ Y 
→ Z 
→T



Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Y là muối có tính oxi hóa mạnh.

B. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất Z.

C. T là crom(III) clorua.

D. X là hợp chất có màu vàng.

Câu 33. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeCO 3 và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung
dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí. Thể tích dung dịch KMnO 4 0,5M cần dùng để phản ứng vừa đủ với
dung dịch Y là V ml. Biết dung dịch sau phản ứng vẫn còn dư axit. Giá trị của V là
A. 100.


B. 200.

C. 500.

D. 250.

Câu 34. Tại một nhà máy phân bón và hóa chất, supephotphat kép được sản xuất từ quặng photphorit
theo hai giai đoạn:
1. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4↓
2. Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
Để sản xuất được lượng supephotphat kép chứa 468 kg Ca(H 2PO4)2 cần m kg dung dịch H 2SO4 70%. Biết
hiệu suất của cả quá trình là 80%. Giá trị của m là
A. 392.

B. 490.

C. 560.

D. 700.

Câu 35. Để loại bỏ các ion: Cu2+, Fe3+, Hg2+, Pb2+ có trong dung dịch nước thải phòng thí nghiệm, ta dùng
chất nào sau đây?
A. Giấm ăn.

B. Nước muối loãng.

C. Nước vôi.

D. H2SO4 đâm đặc.


Câu 36. Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Cho m gam X tác
dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H 2O và một chất hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với dung
dịch HCl loãng ở nhiệt độ thường, thu được chất hữu cơ Z. Phát biểu nào sau đây sai?
Trang 5


A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
B. X phản ứng được với NH3.
C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X.
D. Chất Z có mạch cacbon không phân nhánh.
Câu 37. Cho dãy các chất: (1) phenyl propionat, (2) tripanmitin, (3) amoni gluconat, (4) axit glutamic, (5)
Ala-Val, (6) axit ađipic. Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1.


B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 39. Cho 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn (dấu – tức không phản ứng, dấu + tức có phản ứng):
NaOH
HCl
HNO3 đặc nguội

X
+
-

Y
+
+

Z
+
+
-

X, Y, Z lần lượt là:
A. Fe, Mg, Al.

B. Fe, Mg, Zn.

C. Cu, Mg, Al.


D. Mg, Fe, Al.

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Y
Quỳ tím
X, Z
dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
T
Nước brom
Z
Cu(OH)2
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Hiện tượng
Quỳ tím chuyển sang màu xanh
Tạo kết tủa Ag
Kết tủa trắng
Tạo dung dịch màu xanh lam

A. amoni fomat, lysin, fructozơ, anilin.

B. metyl fomat, etylamin, glucozơ, axit metacrylic.

C. glucozơ, đimetylamin, etyl fomat, anilin.

D. lysin, etyl fomat, glucozơ, phenol.


Trang 6


Đáp án
1-A
11-D
21-C
31-B

2-D
12-A
22-B
32-D

3-B
13-D
23-C
33-A

4-B
14-D
24-D
34-D

5-C
15-B
25-B
35-C

6-C

16-C
26-D
36-C

7-C
17-C
27-D
37-A

8-A
18-D
28-C
38-C

9-D
19-C
29-C
39-A

10-A
20-D
30-D
40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Silic (Si) phổ biến thứ hai (sau oxi) trong vỏ Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong đất sét, cát, thạch anh và là
chất bán dẫn quan trọng trong kĩ thuật vô tuyến, điện tử.
Câu 2: Đáp án D
dung dịch etanol là cồn được sử dụng làm chất sát trùng vì có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây

đông tụ protein và làm cho vi khuẩn chết.
Câu 3: Đáp án B
☆ Ôn lại bài học về phân loại tơ:

→ Bông có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 4: Đáp án B
Trong mật ong, cacbohidrat chiếm thành phần nhiều nhất là fructozơ (~40%), tiếp đến là glucozơ (~30%).
Câu 5: Đáp án C
etylamin C2H5NH2 và đimetylamin CH3NHCH3 là các amin, có pH > 7.
Lysin C5H9(NH2)2(COOH) có số nhóm NH2 nhiều hơn COOH nên pH > 7.
Axit glutamic C3H5(NH2)(COOH)2 có số nhóm COOH nhiều hơn NH2 nên pH < 7.
Câu 6: Đáp án C
Bánh chưng xanh và thịt mỡ có nhiều mỡ có chứa lipit, khi ăn kèm với dưa hành chua có axit lactic
(CH3CH(OH)COOH - sinh ra trong quá trình lên men muối dưa), có tác dụng xúc tác, thủy phân một
phần lượng mỡ trong thức ăn → dễ hấp thu. Hơn nữa mỡ động vật trong bánh chưng chứa nhiều
cholesterol sẽ bị hấp thụ một phần bởi chất xơ trong dưa, từ đó giảm cảm giác "ngấy" và có lợi cho tim
mạch.
Trang 7


Câu 7: Đáp án C
Nước muối sinh lí (có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng trong y học) là dung dịch natri clorua (NaCl) 0,9%.
Câu 8: Đáp án A
Thạch cao sống có công thức hóa học là CaSO4.2H2O.
Khi nung nóng, CaSO4.2H2O mất một phần nước
→ thu được CaSO4.H2O gọi là thạch cao nung.
Nếu nong đến bay hết nước → CaSO4 gọi là thạch cao khan.
Câu 9: Đáp án D
"Ai đồng nhôm sắt vụn đêzzzz" → thứ tự tương ứng:
Ag (bạc) > Cu (đồng) > Al (nhôm) > Fe (sắt) về độ dẫn điện, dẫn nhiệt.

Bạc (Ag) màu trắng, là kim loại dẫn điện tốt nhất, dùng làm trang sức.
Câu 10: Đáp án A
Trong quá trình luyện gang:
◈ Than cốc: cung cấp nhiệt khi cháy, tạo ra sản phẩm khử là CO và tạo thành gang.
◈ Đá vôi cung cấp chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO
→ kết hợp SiO2 tạo xỉ silicat vừa dễ nóng chảy, vửa nhẹ hơn gang nên nổi lên
→ loại bỏ qua cổng tháo xỉ.
◈ Quặng sắt: đương nhiên là nguyên liệu chính để sản xuất gang thép.
► Chỉ có quặng boxit Al2O3.2H2O không phải là nguyên liệu của quá trình.
Câu 11: Đáp án D
☆ Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ
bằng một kim loại khác. Lớp bảo vệ này phải bền vững với môi trường và cấu tạo đặc khít không cho
không khí và nước thấm qua.
Thiếc là kim loại khó bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo
vệ thiếc và thiếc oxit không độc lại có màu trắng bạc khá đẹp.
→ Sắt tây là sắt được tráng một lớp mỏng kim loại thiếc.
Câu 12: Đáp án A
Crom là kim loại cứng nhất trong các kim loại, thường được dùng chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ
học cao.
Câu 13: Đáp án D
Phản ứng: Na + H2O → NaOH + ½.H2↑.
Giả thiết: nNa = 0,1 mol ⇒ nH2 = 0,05 mol ⇒ mH2↑ = 0,1 gam.
⇒ mdung dịch sau phản ứng = 97,8 + 2,3 – 0,1 = 100 gam.
→ C%dung dịch NaOH = 0,1 × 40 ÷ 100 × 100% = 4,0%.
Câu 14: Đáp án D
Phản ứng: 2Fe(OH)3 –––to–→ Fe2O3 + 3H2O.
Trang 8


Giả thiết có số mol Fe(OH)3 là 0,2 mol ⇒ nFe2O3 = 0,1 mol.

m gam oxit là 0,1 mol Fe2O3 ⇒ m = 0,1 × 160 = 16 gam
Câu 15: Đáp án B
1 kg khoai tương ứng chứa 200 gam tinh bột. Thủy phân:

[ C6 H10O5 ] n

axit
+ nH 2O →
nC6 H12 O 6


glucozo
Với hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là:
mglucozơ = 200 ÷ 162 × 0,75 × 180 ≈ 166,7 gam.
Câu 16: Đáp án C
Gly-Ala có công thức phân tử là C5H10N2O3.

☆ Đốt: C5H10N2O3 + O2 
→ CO2 + H2O + N2.

Giả thiết: nGly-Ala = 7,3 ÷ 146 = 0,05 mol.
Bảo toàn nguyên tố C, H, ta có: nCO2 = nH2O = 0,05 × 5 = 0,25 mol.
→ bảo toàn nguyên tố oxi: nO2 = (0,25 × 3 – 0,05 × 3) ÷ 2 = 0,3 mol.
⇒ VO2 = 0,3 × 22,4 = 6,72 lít.
Câu 17: Đáp án C
☆ Bài học ứng dụng của các loại polime.
Tơ nilon-6,6 là sợi dệt vải, đan - bện - dệt - may mặc,... chứ không phải là nilon trong túi nilon. Để làm
túi nilon thì cần sử dụng các polime là chất dẻo như PE, PP,... → Phát biểu C sai.
Câu 18: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:

☒ A. sai vì anilin không làm quỳ tím đổi màu
☒ B. sai vì phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl) là muối dễ tan trong nước.
→ Để rửa ống nghiệm dựng anilin cần dùng dùng HCl tạo muối rồi mới rửa lại bằng nước.
☒ C. sai vì benzylamin C 6H5CH2NH2 không phản ứng được với brom ở điều kiện thường tạo kết tủa
trắng.
☑ D. đúng. etylamin + H2O → tạo môi trường bazơ:

.
Câu 19: Đáp án C
Phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành thí nghiệm:
3Na2CO3 + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2↑ + 6NaCl.
→ Hiện tượng quan sát: xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu và có sủi bọt khí.
Câu 20: Đáp án D
Phenyl axetat CH3COOC6H5 thỏa mãn yêu cầu:
Trang 9


CH3COOC6H5 + 2KOH → CH3COOK + C6H5OK + H2O.
Đồng phân khác nữa thỏa mãn là HCOOC6H4CH3 (metylphenyl fomat):
HCOOC6H4CH3 + 2KOH → HCOOK + CH3C6H4OK + H2O.
Câu 21: Đáp án C
Khí X được thu bằng phương pháp đẩy nước
→ yêu cầu X không tan hoặc tan rất ít trong nước.
⇒ Vì NH3 tan tốt trong nước nên không thỏa mãn.
Còn lại: CO2; CH4 và O2 tan rất ít.
Câu 22: Đáp án B
Đọc - nhẩm: "khử cho - o (oxi hóa) nhận", "sự gì bị nấy".
Phân tích: Fe3+ + e → Fe2+ || Cu → Cu2+ + 2e.
→ Fe3+ nhận e nên Fe3+ là chất oxi hóa, xảy ra sự khử Fe3+ (Fe3+ bị khử).
Tương ứng ngược lại, Cu là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Cu (Cu bị oxi hóa).

⇒ Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Fe3+ ⇒ B sai.
Câu 23: Đáp án C
Trắc nghiệm: "nghĩ - nhẩm - suy luận" đơn giản: KOH cùng cấp nguyên tố K cho hợp chất X, tiếp theo
H3PO4 làm giảm số K trong Y so với X sau đó, KOH lại làm tăng số K trong Z so với Y.
Quan sát nhanh 4 đáp án: A. Số K lần lượt: 3 ⇥ 2 ⇥ 1: loại; Đáp án B. 1 ⇥ 2 ⇥ 3: loại; Đáp án D. 1 ⇥ 3
⇥ 2: loại. Chỉ có C. 3 ⇥ 1 ⇥ 2 (giảm → tăng) thỏa mãn.
Thật vậy, với X, Y, Z tương ứng K3PO4, KH2PO4, K2HPO4 thỏa mãn vì:
◈ P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O.
◈ K3PO4 + 2H3PO4 → 3KH2PO4
◈ KH2PO4 + KOH → K2HPO4 + H2O.
Câu 24: Đáp án D
Cả 4 quá trình đều sinh ra khí CO2 xả vào môi trường:

◈ (a) đốt than đá: C + O2 
→ CO2.

◈ (b) đốt khí thiên nhiên chứa các hiđrocacbon (C; H) + O2 
→ CO2 + H2O.

◈ (c) Nung vôi: CaCO3 
→ CaO + CO2↑.

◈ (d) Luyện gang có quá trình đốt than cốc để tạo chất khử C + ½O2 
→ CO

Phản ứng này đồng thời sinh ra CO2: C + O2 
→ CO2.

Câu 25: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:

☑ (a) đúng. Tham khảo mùi một số este thông dụng ở ID =
☑ (b) đúng. Tripamintin (C15H31COO)3C3H5 ⇄ CTPT là C51H98O6.
☑ (c) sai. Ví dụ anilin C6H5NH2 là amin bậc I nhưng không làm phenolphtalein đổi màu.
☑ (d) đúng. nước Svayde là dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 hòa tan được xenlulozơ.
Trang 10


☑ (e) đúng. buta-1,3-đien: CH2=CH–CH=CH2 và isopren CH2=C(CH3)–CH=CH2
→ có 4 phát biểu đều đúng.
Câu 26: Đáp án D

☆ Phản ứng: 2CH4 
→ C2H2 + 3H2.

Giả thiết: nX = 0,04 mol; dX/H2 = 4,8 ⇒ MX = 9,6.
⇥ mCH4 ban đầu = mX = 0,384 gam ⇒ nCH4 ban đầu = 0,024 mol.
☆ Nhận xét: cứ 1 mol CH4 phản ứng tạo 0,5 mol C2H2 + 1,5 mol H2
→ Cứ 1 mol CH4 phản ứng thì thu được hỗn hợp X tăng 1 mol so với CH4 ban đầu.
Thực tế: Δsố mol khí tăng = 0,04 – 0,024 = 0,016 mol ⇒ nCH4 phản ứng = 0,016 mol.
→ nC2H2 thu được trong X = 0,016 ÷ 2 = 0,008 mol.
☆ Phản ứng: C2H2 + 2Br2 → CHBr2–CHBr2
||⇒ nBr2 phản ứng = 0,016 mol ⇒ m = 0,016 × 160 = 2,56 gam.
Câu 27: Đáp án D
Quan sát sơ đồ các phản ứng:
(b) cho biết Y là muối → T là axit cacboxylic dùng điều chế poli(etylen terephtalat)
→ tương ứng T là axit terephtalic C6H4(COOH)2 ⇥ Y là C6H4(COONa)2.
Để (c) xảy ra thì rõ G là tác nhân còn lại: etylen glicol (CH2OHCH2OH).
→ Các phát biểu A, B, C đều đúng theo phân tích trên. Còn lại, phân tích:
(a) C10H8O4 + 2NaOH → C6H4(COONa)2 + Z + H2O.
Bảo toàn C, H, O, Na có CTPT của Z là C2H4O ⇥ cấu tạo: CH3CHO

Vậy X là HOOC–C6H4–COOCH=CH2 và Z là anđehit axetic.
Câu 28: Đáp án C
Quan sát lại đồ thị:

Từ đồ thị ⇒ a = 0,12 → nCa(OH)2 = 0,12 mol.
Đoạn nằm ngang dài (0,36 – 0,12 = 0,24 mol) CO2 chỉ xảy ra:
KOH + CO2 → KHCO3 (không làm kết tủa thay đổi).
⇒ nKOH = 0,24 mol.
☆ Thêm 0,12 mol O vào m gam hỗn hợp X
→ quy về chỉ có 0,12 mol CaO + 0,12 mol K2O.
⇒ m + 0,12 × 16 = 0,12 × 56 + 0,12 × 94 ⇒ m = 16,08 gam.
Trang 11


∑nO trong X = 0,12 + 0,12 – 0,12 = 0,12 mol
→ %mO trong X = 0,12 × 16 ÷ 16,08 × 100% ≈ 11,94%.
Câu 29: Đáp án C
giải hệ khí gồm: 0,23 mol CO2 và 0,19 mol H2O.
Bỏ CO2, thêm 0,19 mol O quy 38,04 gam hỗn hợp ban đầu thành
30,96 gam hỗn họp chỉ gồm hai oxit là MgO và CaO.
Lại có 0,27 mol MgCl2 ⇒ 0,27 mol MgO
nên tính ra nCaO = 0,36 mol ⇒ mCaCl2 = 0,36 × 111 = 39,96 gam.
Câu 30: Đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
☑ (a) 9Fe(NO3)2 + 12HCldư → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO↑ + 6H2O.
☑ (b) CO2 + NaOH → NaHCO3 || CO2 + H2O + K2CO3 → 2KHCO3.
☑ (c) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2; dung dịch còn dư FeCl3.
☑ (d) aFe2O3 + 3aH2SO4 → aFe2(SO4)3 + 3aH2O.
→ sau đó: aCu + aFe2SO4 → aCuSO4 + 2aFeSO4.


☑ (e) Đun sôi: aHCO3– 
→ 0,5aCO32– + 0,5CO2 + 0,5aH2O.

→ Sau đó: 0,5aMg2+ + 0,5aCO32– → 0,5aMgCO3↓
→ trong dung dịch chòn lại: 0,5a mol MgSO4 và 0,5a mol Na2SO4.
☑ (g) aNa + aKHSO4 → 0,5aNa2SO4 + 0,5aK2SO4 + 0,5aH2↑.
|→ cả 6 thí nghiệm đều thu được dung dịch chứa 2 muối.
Câu 31: Đáp án B
Bài tập thuần đốt cháy các hợp chất hữu cơ
→ Quan sát CTPT các chất trong X ⇥ tìm ra quy luật và giải.
Xem nào: đơn giản nhất là CH2O; phức tạp nhất là C3H6O3 = 3(CH2O).
Hai chất còn lại có cùng CTPT là C2H4O2 cũng cùng dạng 2(CH2O).
→ Quy về đốt X có dạng đơn giản nhất là CH2O.
Thấy ngay: nCO2 = nH2O = 0,15 mol ⇒ X: 0,15 mol CH2O.

☆ Đốt 0,15 mol CH2O + ? mol O2 
→ CO2 + H2O.

"Tinh ý": O2 dùng để đốt 0,15 mol C ⇒ nO2 = 0,15 mol → V = 3,36 lít.
Câu 32: Đáp án D
Các phản ứng xảy ra theo dãy điện hóa:
◈ Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 (X) + H2O.
◈ 2KCrO2 + 3Cl2 + 8KOH → 2K2CrO4 (Y) + 6NaCl + 4H2O.
◈ 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 (Z) + K2SO4 + H2O.
◈ K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 (T) + 3Cl2 + 7H2O.
☆ Muối Y là K2CrO4 → Cr+6 ⇒ Y là muối có tính oxi hóa mạnh.
Trang 12


☆ Z là K2Cr2O7 cũng là hợp chất Cr+6 giống muối Y.

☆ Muối T theo sơ đồ chuyển hóa là CrCl3, tên gọi crom(III) clorua.
► X là kali cromit KCrO2 là hợp chất có màu xanh lục.
Câu 33: Đáp án A
☆ Phản ứng: FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2↑ + H2O || Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
► Nhận xét sự đặc biệt của hỗn hợp khí và tỉ lệ phản ứng → ∑nFeSO4 = ∑nhỗn hợp khí = 0,25 mol.
☆ Dung dịch thuốc tím KMnO4 trong môi trường axit là một chất oxi hóa mạnh:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
1
n 0, 05
=
= 0,1 lit ⇔ 100 ml.
Theo đó, nKMnO4 = × nFeSO4 = 0, 05mol ⇒ V =
5
CM
0,5
Câu 34: Đáp án D
mCa(H2PO4)2 = 468 kg ⇒ nCa(H2PO4)2 = 2 kmol.
Giả sử hiệu suất 100% thì theo các phản ứng xảy ra:
nH3PO4 = 4nCa(H2PO4)2 ÷ 3 = 8/3 kmol.
nH2SO4 = 3nH3PO4 ÷ 2 = 4 kmol.
⇒ nH2SO4 = 4 × 98 = 392 kg ⇒ mdung dịch H2SO4 70% = 392 ÷ 0,7 = 560 kg.
☆ Như vậy, với hiệu suất 80% ⇒ mdung dịch H2SO4 70% cần = 560 ÷ 0,8 = 700 kg.
► Quan sát A, C, D. Tính và chọn đúng, tránh ẩu sang các đáp án nhiễu.!
Câu 35: Đáp án C
OH– trong nước vôi trong kết tủa hết các ion Cu2+; Fe3+; Hg2+ và Pb2+:
Mn + nOH– → M(OH)n↓.
→ Lọc thu các kết tủa này → loại bỏ chúng ra khỏi dung dịch.
Câu 36: Đáp án C

☆ Đốt: m gam X + 0,3 mol O2 

→ 0,3 mol CO2 + 0,25 mol H2O.

Bảo toàn nguyên tố C, H, O ⇒ m gam X gồm: 0,3 mol C + 0,5 mol H + 0,25 mol O.
Tỉ lệ số C : số H : số O = 6 : 10 : 5 cho biết CTPT ≡ CTĐGN của X là C6H10O5.
Phản ứng: 0,05 mol X + 0,1 mol NaOH → một chất hữu cơ Y + 0,05 mol H2O.
→ dạng cấu tạo của X là tạp chức "este nối": HOCH2CH2COOCH2CH2COOH.
Ngoài ra, chỉ còn 1 cấu tạo tương tự nữa: CH3CH(OH)COOCH(CH3)COOH.
(một số bạn đưa ra thêm 1 cấu tạo nữa: HOCH2CH2COOCH(CH3)COOH là không đúng,
vì lúc đó sẽ thu được hỗn hợp chất hữu cơ: HOCH2CH2COONa ≠ CH3CH(OH)COONa).
Phân tích các phát biểu:

A. đúng. Đốt Y: 2C3H5O2Na + 7O2 
→ Na2CO3 + 5CO2 + 5H2O. |→ Tỉ lệ nCO2 : nH2O = 1 : 1.

B. đúng. Gốc cacboxyl trong X phản ứng được với NH3: –COOH + NH3 → –COONH4.
C. sai vì như phân tích từ trên, X chỉ có 2 cấu tạo phù hợp thôi.
D. đúng. Z có 2 cấu tạo thỏa mãn là HOCH2CH2COOH và CH3CH(OH)COOH
Trang 13


→ chúng đều là những chất hữu cơ có mạch cacbon không phân nhánh.
Câu 37: Đáp án A
Xét phản ứng các chất với NaOH:
◈ (1) phenyl propionat: C2H5COOC6H5 + 2NaOH → C2H5COONa + C6H5ONa + H2O.
◈ (2) tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3.
◈ (3) amoni gluconat: CH2OH[CHOH]4COONH4 + NaOH → CH2OH[CHOH]COONa + NH3↑ +
H2O.
◈ (4) axit glutamic: C3H5(NH2)(COOH)2 + 2NaOH → C3H5(NH2)(COONa)2 + 2H2O.
◈ (5) Ala-Val + 2NaOH → Ala-Na + Val-Na + H2O.
◈ (6) axit ađipic: C4H8(COOH)2 + 2NaOH → C4H8(COONa)2 + 2H2O.

→ Có 4 chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
Câu 38: Đáp án C
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng:
◈ (a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
◈ (b) Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓.
◈ (c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Ag đứng sau (H)axit trong dãy điện hóa nên (d) không xảy ra.
Câu 39: Đáp án A
Fe, Al bị thụ động, không tác dụng với HNO3 đặc nguội → chỉ có đáp án A đúng.
Câu 40: Đáp án A
T + Br2 → kết tủa trắng |→ T là anilin hoặc phenol → loại B.
Y làm quỳ tím chuyển màu xanh ⇒ Y là lysin hoặc đimetylamin hoặc etylamin → loại D.
Z vừa tráng bạc, vừa tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2
→ Z là glucozơ hoặc fructozơ → loại đáp án C.
Vậy, đáp án đúng là A. Tương ứng các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
amoni fomat, lysin, fructozơ, anilin.

Trang 14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×