Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề minh họa 2020 số 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.66 KB, 15 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 10

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Người ta thường đốt bột lưu huỳnh tạo ra khí X “xông” cho đông dược để bảo quản đông dược
được lâu hơn. Công thức của khí X là
A. CO2.

B. SO2.

C. NO.

D. H2S.

Câu 2. Axit X (có trong nọc của ong, vòi đốt của kiến) là axit đầu tiên trong dãy đồng đẳng axit
cacboxylic no, đơn chức. Khi bị ong hay kiến đốt, người ta thường bôi vôi để trung hòa axit nhằm giảm
sưng tấy. Axit X là
A. axit fomic.

B. axit oxalic.

C. axit axetic.

D. axit propionic.


Câu 3. Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi
lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được
đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên
tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính
bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
A. cao su buna-S.

B. cao su buna-N.

C. cao su buna.

D. cao su lưu hóa.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ.

B. Fructozơ.

Câu 5. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch
A. nước brom.

B. NaOH.

C. HCl.

D. NaCl.


Câu 6. Dân gian có câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng
An”. Benzyl axetat, este tạo nên mùi thơm hoa nhài có công thức cấu tạo là

A.

B.

C.

D.

Câu 7. Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu
hết những tia sáng khả kiến) được gọi là
A. tính dẫn điện.

B. ánh kim.

C. tính dẫn nhiệt.

D. tính dẻo.

Câu 8. Người ta có thể tách KCl từ quặng sinvinit bằng phương pháp
A. kết tinh từ dung dịch bão hòa.

B. dùng dung dịch AgNO3.

C. điện phân nóng chảy.

D. chưng cất phân đoạn.


Câu 9. Trong đời sống sản xuất, hợp chất được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công
nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường là
Trang 1


A. CaO.

B. CaCO3.

C. CaCl2.

D. CaSO4.

Câu 10. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. Trong bảng tuần hoàn, nhôm thuộc chu kì 3,
nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm ở trạng thái cơ bản là
A. 3s23p3.

B. 3s23p1.

C. 3s23p4.

D. 3s23p5.

Câu 11. Trong không khí ẩm, các công trình xây dựng và vật dụng bằng thép bị ăn mòn tạo thành lớp gỉ
sắt. Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là
A. Fe(OH)2.

B. Fe2O3.nH2O.


C. FeS2.

D. FeCO3.

Câu 12. Hồng ngọc là loại đá quí dùng làm đồ trang sức, chân kính đồng hồ và dùng trong kĩ thuật laze.
Màu đỏ của hồng ngọc là do trong tinh thể Al2O3 có sự thay thế một số ion Al3+ bằng ion nào?
A. Mg2+.

B. Ca2+.

C. Na+.

D. Cr3+.

Câu 13. Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Giá trị
của m là
A. 0,54.

B. 0,27.

C. 5,40.

D. 2,70.

Câu 14. Cho luồng khí H2 đi qua ống đựng 20 gam Fe 2O3 thu được 4,5 gam H2O và m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 15,5.

B. 16,0.


C. 18,0.

D. 8,0.

Câu 15. Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 5,34 gam alanin cần V mL dung dịch gồm HCl 0,4M và
H2SO4 0,4M. Giá trị của V là
A. 60.

B. 30.

C. 50.

D. 40.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn một lượng saccarozơ cần dùng vừa đủ 0,4 mol O 2, thu được H2O và V lít khí
CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.

B. 3,36.

C. 8,96.

D. 13,44.

Câu 17. Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.
B. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
C. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.
D. PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Axit glutamic làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng.
Câu 19. Khi cho một mẩu nhỏ Na vào dung dịch FeCl3, hiện tượng xảy ra là:
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

B. xuất hiện kết tủa màu trắng xanh

C. có khí không màu thoát ra

D. có khí không màu và kết tủa nâu đỏ

Trang 2


Câu 20. Thủy phân este X ( có H2SO4 loãng, đun nóng) thì thu được các sản phẩm đều tham gia phản ứng
tráng gương. Chất X có thể là:
A. metyl fomat.

B. etyl fomat.

C. vinyl fomat.

D. vinyl axetat.

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách nhiệt phân muối kém bền:

Muối rắn nào sau đây không phù hợp với mục đích thí nghiệm?
A. KMnO4.


B. KNO3.

C. KClO3.

D. K2CO3.

Câu 22. Cho bột Fe vào dung dịch gồm Cu(NO 3)2 và AgNO3 tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch
X gồm hai muối và chất rắn gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Cu(NO3)2 và AgNO3.

B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

C. Fe(NO3)3 và AgNO3.

D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.
(b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.
(c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hoá xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.


Câu 24. Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(2) Các ion nitrat, photphat, sunfat ở nồng độ cao.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật.
(4) Nước thải công nghiệp, sản xuất và sinh hoạt.
Số nhóm tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước là
A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Alanin và anilin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
(c) Anđehit axetic và axit fomic đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Mật ong và nước ép quả nho chín đều có phản ứng tráng bạc.
(e) Trong môi trường kiềm, các polipeptit đều có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là
Trang 3


A. 5.

B. 2.

C. 3.


D. 4.

Câu 26. Hỗn hợp khí E gồm hai anken (là kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng) có tỉ khối so với H 2 là
49
. Hiđrat hóa hoàn toàn E (có xúc tác axit, đun nóng), thu được hỗn hợp gồm ba chất hữu cơ, trong đó
3
dẫn xuất có nhóm OH đính vào cacbon bậc II chiếm 27% khối lượng. Phần trăm số mol propilen cộng
nước để tạo ra sản phẩm chính là
A. 60,8%.

B. 53,2%.

C. 76,0%.

D. 68,4%.

Câu 27. Từ hợp chất hữu cơ X (mạch hở, thành phần chứa C, H, O) thực hiện sơ đồ phản ứng sau với hệ
số phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol:
X  2NaOH ��
� Y  Z
Y  H 2SO 4



H 2O

t�
��
� T  Na 2SO 4


xt
nT  nQ ��
� Poli(hexametylen adipamit)  2nH 2O
t�
xt
nZ  nE ��
� Poli(etylen terephtalat)  2nH 2O
t�

Phân tử khối của X là
A. 190.

B. 174.

C. 172.

D. 208.

Câu 28. Cho m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước dư, thu được V lít khí H 2 (đktc) và dung dịch X.
Hấp thụ khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau

Giá trị của m và V lần lượt là
A. 16 và 3,36.

B. 22,9 và 6,72.

C. 32 và 6,72.

D. 3,36 và 8,96.


Câu 29. Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 4C3 vào dung dịch KOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được a mol hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Sục khí CO 2 dư vào dung dịch Z thu được 31,2
gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,25.

B. 0,35.

C. 0,30.

D. 0,45.

Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại nhóm IIA đều phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường.
(b) Crom và nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(c) Cho sợi Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, thu được dung dịch gồm ba muối.
Trang 4


(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 dư được hấp thụ vào dung dịch kiềm.
(g) Photpho và ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với bột CrO3.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.


Câu 31. Cho 2,94 gam H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 160 ml dung dịch HCl 0,25M, thu được
dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,16.

B. 6,96.

C. 7,00.

D. 6,95.

Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hoá:
 Br2  KOH

 KOH dö
2
4
K 2SO 4 .Cr2  SO 4  3 .24H 2O ����
� X ����
� Y ������
�Z
 H SO

loaõ
ng, dö

Biết X, Y, Z là các hợp chất của crom. Các chất X và Z lần lượt là
A. KCrO2 và K2CrO4.


B. K2CrO4 và K2Cr2O7.

C. KCrO2 và Cr2(SO4)3.

D. KCrO2 và K2Cr2O7.

Câu 33. Cho m gam X gồm Na, Na 2O, Al, Al2O3 vào nước dư thấy tan hoàn toàn, thu được dung dịch Y
chứa một chất tan và thấy thoát ra 4,48 lít khí H 2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 15,6
gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 14,2.

B. 12,2.

C. 13,2.

D. 11,2.

Câu 34. Trong một ca sản xuất ở nhà máy, không khí được thổi vào lò chứa than nung đỏ, có 1500 kg
than đã phản ứng, thu được hỗn hợp khí than khô X gồm CO, CO 2, O2 và N2. Tỉ khối của X so với H2
bằng 14,16. Lấy 3,92 lít (đktc) hỗn hợp X sục vào nước vôi trong (dư), thu được 0,3 gam kết tủa. Giả
thiết: than chứa 84,8% cacbon về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ), thành phần không khí gồm 20% O 2
và 80% N2 về thể tích. Nếu nhà máy bán hết lượng khí than khô X để làm nhiên liệu với giá 12000
đồng/m3 thì thu được bao nhiêu tiền?
A. 47 triệu đồng.

B. 94 triệu đồng.

C. 40 triệu đồng.

D. 80 triệu đồng.


Câu 35. Trong phòng thí nghiệm, bốn bạn học sinh tiến hành thu khí NH 3 vào bình tam giác theo các
cách sau:

Cách nào không thu được khí NH3 vào bình tam giác?
A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Trang 5


Câu 36. Cho este X đơn chức tác dụng hoàn toàn với 1 lít dung dịch KOH 2,4M, thu được dung dịch Y
chứa 210 gam chất tan và m gam ancol Z. Oxi hóa không hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác
thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
- Cho phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
- Cho phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (ở đktc) và 51,6 gam chất rắn khan.
Tên gọi của X là
A. etyl fomat.

B. propyl axetat.

C. metyl axetat.

D. etyl axetat.


Câu 37. Cho dãy các chất: (1) benzen, (2) metyl metacrylat, (3) poli(vinyl clorua), (4) axit oleic, (5)
triolein, (6) glucozơ. Số chất có khả năng cộng H2 (xúc tác Ni, to) là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 38. Cho các cặp chất sau :
(a) Dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3
(b) Cu và dung dịch FeSO4
(c) F2 và H2O
(d) Cl2 và dung dịch KOH
(e) H2S và dung dịch Cl2
(g) H2SO4 loãng và dung dịch NaCl
Số cặp chất có phản ứng ở điều kiện thường là :
A. 5.

B. 6.

Câu 39. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X,
Y, Z và T.
Chất

Cách làm
Thí nghiệm 1: thêm dung dịch NaOH
(dư)
Thí nghiệm 2: thêm tiếp nước Br 2 vào
các dung dịch thu được ở thí nghiệm 1

X

Y

Z

T

có kết tủa sau đó
tan dần
không có hiện
tượng

có kết tủa sau
đó tan dần
dung
dịch
chuyển sang
màu vàng

có kết tủa
không tan
không


hiện tượng

không có
kết tủa
không có
hiện tượng

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl.

B. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3.

C. MgCl2, CrCl3, AlCl3, KCl.

D. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl.

Câu 40. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
X
Nước Br2
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng
Z
Quỳ tím
T
Cu(OH)2
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Hiện tượng

Kết tủa trắng
Kết tủa Ag trắng sáng
Chuyển màu hồng
Có màu tím

Trang 6


A. Glucozơ, anilin, axit propionic, anbumin.

B. Anilin, glucozơ, anbumin, axit propionic.

C. Anilin, anbumin, axit propionic, glucozơ.

D. Anilin, glucozơ, axit propionic, anbumin.
Đáp án

1-B
11-B
21-D
31-B

2-A
12-D
22-B
32-D

3-D
13-A
23-B

33-C

4-D
14-B
24-B
34-B

5-A
15-C
25-C
35-D

6-B
16-C
26-D
36-B

7-B
17-B
27-A
37-D

8-A
18-C
28-C
38-D

9-A
19-D
29-D

39-D

10-B
20-C
30-B
40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
SO2 là chất chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,...
Trong Đông Y, người ta đốt lưu huỳnh (S) để tạo khí SO2 "xông" qua đông dược để bảo toàn (chống nấm
mốc).
Câu 2: Đáp án A
Axit X là axit fomic HCOOH có trong nọc của ong, vòi đốt của kiến.
Khi bôi vôi: Ca(OH)2 + 2HCOOH → (HCOO)2Ca + 2H2O.
→ trung hòa axit ⇥ làm giảm sưng tấy, đau ngứa.
Câu 3: Đáp án D
Giải: Khi kết hợp nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không
gian ⇒ Chọn D
Câu 4: Đáp án D
Bài học phân loại hợp chất cacbohiđrat:

→ Đáp án: xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
Câu 5: Đáp án A
Anilin và phenol đều có phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng:

Trang 7


.

Câu 6: Đáp án B
☆ Mùi của một số este thông dụng:
• Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín.
• Etyl Isovalerat: (CH3)2CHCH2COOC2H5 có mùi táo.
• Etyl butirat: C3H7COOC2H5 và etyl propionat: C2H5COOC2H5 có mùi dứa.
• Geranyl axetat: CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng.
• Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 có mùi thơm hoa nhài.
Câu 7: Đáp án B
Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết
những tia sáng khả kiến) được gọi là ánh kim.
Câu 8: Đáp án A
Cái này biết cũng được, biết thì chọn luôn A, nếu không loại trừ cũng được.
trước đó cái tối thiểu là hỗn hợp muối NaCl.KCl; công việc của chúng ta rõ là tách KCl, NaCl ra khỏi
nhau rồi.!
• B. AgNO3 cho vào thì Cl– tủa hết AgCl↓, không hiểu tách kiểu gì → loại.!
• C. điện phân nóng chảy: cả hai đều như nhau, ra hỗn hợp K, Na cũng chưa biết tách như thế nào tiếp →
loại.
• D. chưng cất phân đoạn: dùng cho chất lỏng (như không khí hóa lỏng chưng cất O2, N2).
hóa lỏng 2 muối rồi chưng cất thì đúng là "hết hơi" :D. → không phù hợp.
||→ chỉ còn lại A và chọn thôi. Thực tế, các bạn cũng cần biết kết tinh là liên quan đến muối rắn,
muối NaCl và KCl có độ kết tinh khác nhau (như N2, O2 có độ hóa lỏng khác nhau).
Câu 9: Đáp án A
CaO - vôi sống, dễ bảo quản. Khi cho vào nước thì xảy ra phản ứng:
CaO + H2O → Ca(OH)2
→ giúp khử chua đất (do chứa nồng độ H+ cao), xử lí nước thải công nghiệp (chứa các ion kim loại nặng);
sát trùng, diệt nấm mốc (do tính hút ẩm cao); khử độc môi trường,...
Câu 10: Đáp án B
Cấu hình electron của kim loại nhôm ở trạng thái cơ bản là: 1s22s22p63s23p1.
→ Lớp ngoài cùng có cấu tạo là 3s23p1.
Trang 8



Câu 11: Đáp án B
Gỉ sắt là Fe2O3.nH2O.
Câu 12: Đáp án D
Thành phần chính của hồng ngọc và saphia (hai loại đá quí thường được sử dụng làm đồ trang sức) là tinh
thể oxit Al2O3. Tinh thể này gọi là corinđon trong suốt không màu, lẫn tạp chất Cr 2O3 có màu đỏ nên gọi
là hồng ngọc (ruby); lẫn TiO2 và Fe3O4 có màu xanh nên gọi là saphia.

Câu 13: Đáp án A
Phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
Giả thiết: nH2↑ = 0,03 mol ⇒ nAl = 0,02 mol → m = 0,54 gam.
Câu 14: Đáp án B
t�
Phản ứng: 3H2 + Fe2O3 ��
� 2Fe + 3H2O.

Đọc nhẩm: 1H2 lấy 1O trong oxit tạo 1H2O || đề cho nH2O = 0,25 mol.
⇒ số mol O trong oxit bị lấy là 0,25 mol tương ứng 4 gam.
⇒ m = mFe2O3 – mO bị H2 lấy = 20 – 4 = 16,0 gam.
Câu 15: Đáp án C
Ta có ∑nH+ = nalanin = 5,34 ÷ 89 = 0,06 mol.
→ 0,4V + 0,4V × 2 = 0,06 ⇒ V = 0,05 lít ⇄ 50 ml.
Câu 16: Đáp án C
Saccarozơ C12H22O11 ⇥ dạng cacbohiđrat là C12(H2O)11.
Đốt cháy cacbohiđrat: H2O không cần oxi để đốt
→ thực chất O2 dùng để đốt C: C12 + 12O2 → 12CO2
⇒ nCO2 = nO2 cần đốt = 0,4 mol ⇒ V = 8,96 lít.
Câu 17: Đáp án B
Phát biểu B có 2 cái sai:

☒ Vật liệu polime chìa làm: chất dẻo (có tính dẻo), cao su (có tính đàn hồi),..
→ Ai lại đi lấy cao su làm chất dẻo, vậy chất dẻo thì lại để làm gì?
☒ Cao su không dẫn điện.
Trang 9


Câu 18: Đáp án C
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ A. đúng vì phân tử axit glutamic có 1 nhóm NH2; 2 nhóm COOH.
☑ B. đúng vì chứa nhóm NH2 và nhóm COOH nên amino axit là hợp chất tạp chức.
☒ C. sai vì phân tử glyxin có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.
☑ D. đúng.

Câu 19: Đáp án D
Khi cho mẫu nhỏ Na vào dung dịch FeCl3:
☑ đầu tiên: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
→ phản ứng xảy ra mãnh liệt và có khí không màu thoát ra
⇥ khí này đẩy viên natri nhỏ di chuyển trên bề mặt dung dịch.
☑ sau đó: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓màu nâu đỏ + 3NaCl.
→ kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ xuất hiện.
Câu 20: Đáp án C
Vinyl fomat thủy phân trong môi trường axit thu được các sả phẩm đều tráng bạc:
☆ phản ứng thủy phân: HCOOCH=CH2 + H2O ⇄ HCOOH + CH3CHO.
Sau đó, phản ứng tráng bạc của các sản phẩm:
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Câu 21: Đáp án D
Muối K2CO3 bền nhiệt nên không phù hợp với mục đích thí nghiệm.
Còn lại, các muối rắn như KMnO4; KNO3; KClO3 bị nhiệt phân
→ khí X là O2, sau đó được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước.

t�
2KMnO4 ��
� K2MnO4 + MnO2 + O2.
t�
2KNO3 ��
� 2KNO2 + O2
t�
2KClO3 ��
� 2KCl + 3O2.

Câu 22: Đáp án B
Suy luận từ thứ tự dãy điện hóa: Fe > Cu > Ag.
→ chất rắn gồm hai kim loại là Ag và Cu;
dung dịch chứa hai muối là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Câu 23: Đáp án B
Xem xét các phát biểu:
Trang 10


(a) đúng. Cu + HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + NO2↑ (nâu đỏ) + H2O.
t�
(b) đúng. Nhiệt phân 2KNO3 ��
� 2KNO2 + O2; sau đó C + O2 → CO2.

Khí CO2 sinh ra làm đục nước vôi trong: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
(c) đúng. Phản ứng xảy ra: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.
(d) đúng. Phản ứng: 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O.
→ Cả 4 phát biểu đưa ra đều đúng.
Câu 24: Đáp án B
Cả 4 tác nhân đều gây ra ô nhiễm nguồn nước:

(a) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(b) Các ion nitrat, photphat, sunfat ở nồng độ cao.
(c) Thuốc bảo vệ thực vật.
(d) Nước thải công nghiệp, sản xuất và sinh hoạt.
Câu 25: Đáp án C
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai vì (HCOO)2C2H4 là este no nhưng đốt cho nCO2 > nH2O.
☒ (b) sai vì cả anilin và alanin đều không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
☑ (c) đúng vì anđehit axetic CH3CHO và axit fomic HCOOH đều tráng bạc được.
☑ (d) Mật ong chứa nhiều glucozơ và fructozơ; nước ép quả nho chứa nhiều glucozơ:
_

OH
 AgNO3
���
� Glucozơ ����
� Amoni gluconat + 2Ag ↓
Fructozơ ���

NH 3 ,t �

☑ (e) đúng vì poliepeptit đều có phản ứng màu biure.
→ có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án D
Mtrung bình E = 49 ÷ 3 × 2 = 32,67 → cho biết X là C2H4; Y là C3H6.
Sơ đồ chéo ⇒ tỉ lệ mol: nX : nY = 2 : 1, gọi nX = 2 mol thì nY = 1 mol.
Phản ứng cộng nước (hiđrat hóa): C2H4 + H2O → C2H5OH.
CH3CH=CH2 + H2O → CH3CH(OH)CH3 (sp chính) + CH3CH2CH2OH (sp phụ).
Ta có mba chất hữu cơ = 2 × 46 + 1 × 60 = 152 gam
⇒ mCH3CH(OH)CH3 = 0,27 × 152 = 41,04 gam.

⇒ nCH3CH(OH)CH3 = 41,04 ÷ 60 = 0,684 mol
→ %số mol propilen cộng nước → sp chính = 68,4%.
Câu 27: Đáp án A
Phân tích từ sơ đồ các phản ứng:
Từ (b) ⇒ Y là muối, T là axit, kết hợp (c) ⇒ T là axit ađipic: C4H8(COOH).
Biết Y ⇒ từ (a) và (d) ⇒ Z là ancol etylen glicol, theo đó, phản ứng (a):
X + 2NaOH → C4H8(COONa)2 + C2H4(OH)2 + H2O.
Trang 11


→ cấu tạo của X là HOOC–[CH2]4–COOCH2CH2OH (MX = 190).
Câu 28: Đáp án C
dung dịch X thu được gồm a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH.
Đoạn dốc đầu tiên biểu diễn tỉ lệ phản ứng: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.
kết tủa từ 0 → cực đại là 0,2 mol ⇒ a = ∑nBa(OH)2 = 0,2 mol.
Đoạn đi ngang tiếp theo biểu diễn: CO2 + NaOH → NaHCO3
Lượng kết tủa giữ nguyên không đổi |⇒ b = ∑nNaOH = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol.
Theo đó, m = 137a + 23b = 32 gam và ∑nOH– trong X = 2a + b = 0,6 mol.
⇒ nH2↑ = ½.∑nOH– = 0,3 mol ⇒ V = 6,72 lít.
Câu 29: Đáp án D
Sơ đồ quá trình phản ứng xảy ra:
Al �
H2 �


 CO
�Al(OH)3 �.

�+KOH +H2O�� ��+KAlO2 ���
1 4 2 43

Al 4C3
CH4


0,4 mol
14 2 43
12,6 gam

"Tinh tế" quy đổi quá trình xử lí "cực kì nhanh và hiệu quả" như sau:
31,2 gam kết tủa là 0,4 mol Al(OH)3 ⇒ 12,6 gam X gồm 0,4 mol Al và 0,15 mol C.
Độc lập phản ứng với KOH thì 0,4 mol Al sinh 0,6 mol H2 và nguyên 0,15 mol C.
Nhưng thực tế thu được CH4 ⇒ bảo toàn C có 0,15 mol CH4.
Lượng H này chính là lấy từ 0,6 mol H2 ⇒ còn 0,3 mol H2 sau khi cho C.
→ Y gồm 0,3 mol H2 và 0,15 mol CH4 ⇒ a = 0,45 mol.
Câu 30: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai vì kim loại Be không phản ứng được với nước ở các điều kiện,
Mg phản ứng rất chậm với H2O ở điều kiện thường, khi đun nóng xảy ra nhanh hơn.
☑ (b) đúng. Crom và nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
☑ (c) đúng vì Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4
→ vì dùng dư Fe2(SO4)3 nên thu được ba muối là MgSO4; FeSO4 và Fe2(SO4)3.
☑ (d) đúng. Vì thủy ngân dạng hơi lỏng cực độc và khó xử lí. Cho lưu huỳnh vào thì:
Hg + S → HgS ||⇒ gom lại được dạng rắn, thu và xử lí được an toàn.
☑ (e) đúng. khí clo độc, tránh thoát ra ngoài không khí gây ảnh hưởng
→ thu Cl2 dư bằng dung dịch kiềm rồi xử lí: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
☑ (g) đúng vì CrO3 là chất oxi hóa mạnh → làm P hay C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc:
6P + 10CrO3 → 3P2O5 + 5Cr2O3 || C2H5OH + 4CrO3 → 2CO2 + 3H2O + 2Cr2O3.
→ Như vậy, có tất cả 5 phát biểu đúng.
Câu 31: Đáp án B
"Giả như" HCl chưa kịp phản ứng với axit glutamic thì cho NaOH vào.

Trang 12


Các phản ứng xảy ra: HCl + NaOH → NaCl + H2O.
H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O.
Giả thiết: nGlu = 0,02 mol; nHCl = 0,04 mol; ∑nNaOH = 0,1 mol.
⇒ m gam chất rắn gồm: 0,04 mol NaCl; 0,02 mol Glu-(Na)2 và 0,02 mol NaOH dư.
→ m = 0,04 × 58,5 + 0,02 × (147 + 22) + 0,02 × 40 = 6,96 gam.
Câu 32: Đáp án D
Hòa tan phèn crom-kali vào nước được dung dịch K2SO4 và Cr2(SO4)3.
Các phản ứng hóa học xảy ra theo dãy sơ đồ chuyển hóa:
Cr2(SO4)3 + 8KOH → 2KCrO2 (X) + 3K2SO4 + 4H2O.
2KCrO2 + 3Br2 + 8KOH → 2K2CrO4 (Y) + 6KBr + 4H2O.
2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 (Z) + K2SO4 + H2O.
→ Theo đó, X và Z là KCrO2 (kali cromit) và K2Cr2O7 (kali đicromat).
Câu 33: Đáp án C
Y chỉ chứa một chất tan là NaAlO2.
☆ Phản ứng: CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
Vậy 15,6 gam chất rắn Z là 0,2 mol Al(OH)3 → tương ứng Y chứa 0,2 mol NaAlO2.
☆ Tương quan 1O ⇄ 2H hay H2 ta có nếu thêm 0,2 mol O vào m gam X
→ sẽ thu được hỗn hợp chỉ gồm các oxit là 0,1 mol Na2O và 0,1 mol Al2O3.
Do đó: m = 0,1 × 62 + 0,1 × 102 – 0,2 × 16 = 13,2 gam.
Câu 34: Đáp án B
Phản ứng xảy ra và số liệu xử lí cơ bản:


CO : bmol


mol

CO2 : 0, 003
mol

�n  0,175 mol

N2 : 4a �

mol � X

C

X
:

� �
b � �m  4,956 gam.
mol �
{
O
:
a
O
:
a

0,
003

�2
�2 �

� � X
 b+0,003 mol
2

� �

mol


N2 : 4a

→ Giải X: nX = 5a + 0,5b = 0,175 và mX = 144a + 12 × (b + 0,003) = 4,956
⇒ có kết quả: a = 0,03 mol và b = 0,05 mol. Lập tương quan tỉ lệ:
12 × (b + 0,003) ÷ 0,848 = 0,75 gam than sản xuất được 3,92 lít khí than khô X
Tương ứng: 0,75 kg than → 3,92 m3 khí X (1 kg = 1000 gam; 1m3 = 1000 lít).
Theo đó, 1500 kg than sản xuất được 7840 m3 khí X, với giá 12.000 đồng/m3
⇒ số tiền thu được khi bán hết lượng khí này là 7840 × 12.000 = 94.080.000 đồng.
Câu 35: Đáp án D
NH3 tan nhiều trong nước, do đó không thể thu NH3 bằng phương pháp đẩy nước.
Câu 36: Đáp án B
• Giải phần 2: RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O || → nRCOOH = 0,2 mol.
Trang 13


Nếu R là H, tức axit là HCOOH thì 0,2 mol sẽ tham gia phản ứng tráng bạc tạo 0,4 mol Ag.
Điều này có nghĩa là trong T chỉ chứa axit và ancol dư, không có anđehit → không hợp lý.!
• R khác H thì + AgNO3/NH3 chỉ có thể là anđehit RCHO sinh Ag↓ → nRCHO = 0,2 mol.
1RCHO+1H2O
� 1RCOOH+1H2O
☆ Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: RCH2OH+ O ���

RCH2OH
to

• Giải phần 3: RCH2OH + Na → RCH2ONa + ½.H2↑
RCOOH + Na → RCOONa + ½.H2↑ và Na + H2O → NaOH + ½.H2↑.
Giả thiết ∑nH2↑ = 0,4 mol, axit có 0,2 mol, nước là 0,4 mol ⇒ nancol = 0,2 mol.
∑mrắn = 51,6 = 0,2 × (R + 53) + 0,2 × (R + 67) + 0,4 × 40 ⇒ R = 29 là gốc C2H5.
☆ Giải bài tập thủy phân 1,8 mol X + 2,4 mol KOH
→ 210 gam (R'COOK + KOH dư) + 1,8 mol ancol (×3 kết quả tính toán trên).
Ta có: 210 = 1,8 × (R' + 83) + 0,6 × 56 → R' = 15 là gốc CH3.
Vậy, este X là CH3COOCH2CH2CH3 → tên gọi: propyl axetat.
Câu 37: Đáp án D
Các chất có khả năng cộng H2 (xúc tác Ni, to) gồm:
Ni,t�
• (1) benzen: C6H6 + 3H2 ���
� C6H12 (xiclohexan).
Ni,t �
• (2) metyl metacrylat: CH2=C(CH3)COOCH3 + H2 ���
� (CH3)2CHCOOCH3.
Ni,t �
• (4) axit oleic: CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH + H2 ���
� C17H35COOH.
Ni,t �
• (5) triolein: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 ���
� (C17H35COO)3C3H5.
Ni,t�
• (6) glucozơ: C6H12O6 + H2 ���
� C6H14O6 (sobitol).

☆ Chỉ có trường hợp poli(vinyl clorua), cấu tạo của nó:

làm gì còn nối nối đôi C=C nữa để + H2 → không thỏa mãn.
Câu 38: Đáp án D
Các cặp chất có phản ứng ở điều kiện thường gồm:
• (a) FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3.
• (c) F2 + H2O → 2HF + O2↑.
• (d) Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O.
• (e) H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4.
Còn lại hai cặp (b) và (g) không xảy ra phản ứng.
Câu 39: Đáp án D
Quan sát bảng và cả 4 đáp án để phân tích - loại trừ nhanh.
T + NaOH không có kết tủa, hiện tượng gì ⇒ T là KCl.
Trang 14


Z + NaOH dư chỉ thu được kết tủa, không tan ⇒ Z là MgCl2.
X + NaOH dư → kết tủa sau đó tan, thêm Br2 vào không có hiện tượng
⇒ X là AlCl3 và còn lại Y là CrCl3 → Chọn đáp án D.
Thật vậy, các phản ứng xảy ra giải thích hiện tượng:
• X: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
sau đó, NaOH dùng dư nên: NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O.
• Y: CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl.
tương tự NaOH dư nên: NaOH + Cr(OH)3 → NaCrO2 + 2H2O.
☆ Thêm Br2 vào các dung dịch ở TN1 thì chỉ có TH này xảy ra phản ứng:
• 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O.
dung dịch thu được chứa muối natri cromat Na2CrO4 có màu vàng.
• Z: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)3↓ + H2O.
• T: KCl + NaOH: không có phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 40: Đáp án D
Xem xét - phân tích các hiện tượng và các đáp án:
• Anilin tạo kết tủa trắng khi tác dụng với nước brom còn glucozơ thì không → loại A.


• Glucozơ có tham gia phản ứng tráng bạc, còn anbumin (lòng trắng trứng) thì không → loại C.

• Axit propionic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Anbumin (lòng trắng trứng) có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím đặc trưng.

Trang 15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×