Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề minh họa 2020 số 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.82 KB, 15 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 12

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Chất nào dưới đây không có tính lưỡng tính?
A. Alanin.

B. Axit glutamic.

C. Vanlin.

D. Etylamin.

Câu 2. Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. Tristearin.

B. Triolein.

C. Tripanmitin.

D. Saccarozơ.

Câu 3. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al.


B. Na.

C. Mg.

D. Cu.

Câu 4. Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất ?
A. Au.

B. Cu.

C. Ag.

D. Mg.

Câu 5. Điện phân dung dịch CaCl2, ở catot thu được khí
A. HCl

B. H2

C. O2

D. Cl2

Câu 6. Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrSO4.

B. Cr2O3.

C. CrO3.


D. K2Cr2O7.

Câu 7. Loại chế phẩm nào sau đây không có saccarozơ?
A. Đường cát.

B. Đường phèn.

C. Mật mía.

D. Nhựa đường (hắc ín).

Câu 8. Trong cơ thể người, sự thiếu hụt nguyên tố nào sau đây có thể gây ra bệnh loãng xương?
A. Ba.

B. Mg.

C. Be.

D. Ca.

Câu 9. Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. Etilen.

B. Isopren.

C. Buta-1,3-đien.

D. Etan.


Câu 10. Propan và butan chiếm thành phần chủ yếu của khí đốt hóa lỏng (thường gọi là gaz, nhiên liệu
đun nấu phổ biến ở nhiều hộ gia đình) là hai hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankin.

B. Anken.

C. Ankan.

D. Ankađien.

Câu 11. Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?
A. BaCl2.

B. NaHCO3.

C. NaNO3.

D. K2SO4.

Câu 12. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Al2O3.

B. Fe3O4.

C. CaO.

D. Na2O.

Câu 13. Cho thứ tự các cặp oxi hoá - khử: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+.
Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Fe2+ oxi hoá được Cu thành Cu2+.

B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.

C. Fe3+ oxi hoá được Cu thành Cu2+.

D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 14. Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
Trang 1


A. 4,0 gam.

B. 8,0 gam.

C. 2,7 gam.

D. 6,0 gam.

Câu 15. Cho khí CO (dư) đi qua 3,6 gam FeO đun nóng. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng
nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,0.

B. 5,0.

C. 15,0.

D. 2,5.


Câu 16. Sobitol là sản phẩm của phản ứng?
A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac.
B. Khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
C. Lên men ancol etylic với xúc tác men giấm.
D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 17. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
B. Fe tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.
C. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
D. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.
B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.
D. Các polime dễ bay hơi.
Câu 19. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. có kết tủa trắng và bọt khí

B. không có hiện tượng gì

C. có kết tủa trắng

D. có bọt khí thoát ra

Câu 20. Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu
được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 300.

B. 450.


C. 400.

D. 250.

Câu 21. Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối?
A. Benzyl axetat.

B. Etyl fomat.

C. Đimetyl oxalat.

D. Phenyl axetat.

Câu 22. Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:

Thí nghiệm đó là
A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.
B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.
Trang 2


C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.
D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.
Câu 23. Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 trong dung
dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.

B. 0,10M.


C. 0,01M.

D. 0,02M.

Câu 24. Phát biểu không đúng là
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C. Triglyxerit là hợp chất cacbohiđrat.
D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(c) Poliacrilonitrin được dùng để sản xuất tơ tổng hợp.
(d) Axit acrylic và stiren đều có phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
(e) Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm các khí etan; propen và buta-1,3-đien có tỉ khối so với H 2 là 19,8 Trộn X với 0,6
mol H2 thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 31,36 lít khí CO 2 (ở đktc). Mặt khác, đun Y
với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Z. Dẫn Z qua dung dịch nước brom thì thấy làm mất màu vừa
đủ 8 gam brom. Tỉ khối của Z so với He là
A. 13,0.


B. 14,0.

C. 6,5.

D. 7,0.

Câu 27. Khi cho este X mạch hở tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được một muối Y và một
ancol Z, trong đó số cacbon trong muối Y gấp đôi ancol Z. Nếu đun nóng Z ở 170 oC với H2SO4 đặc thu
được khí etilen. Mặc khác, 1 mol X tác dụng vừa đủ với 2 mol Br2. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Tỉ lệ số nguyên tử H trong X và Z tương ứng là 5 : 3.
B. Phân tử Y có 2 nguyên tử H.
C. Tỉ lệ số nguyên tử C trong X và Z tương ứng là 4 : 1.
D. Phân tử X có 4 liên kết pi.
Câu 28. Cho từ từ HCl vào dung dịch X chứa a mol Ba(OH) 2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm
được ghi ở bảng sau:
Số mol HCl (mol)
Số mol kết tủa (mol)
Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,2 và 0,2.

0,2
0

B. 0,4 và 0,2.

0,6
0,2

1,1
0,3

C. 0,2 và 0,4.

D. 0,4 và 0,4.

Trang 3


Câu 29. Hỗn hợp khí X (đktc) gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 20. Cho 0,896 lít X tác dụng hết với
cacbon nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với X là 0,8. Toàn bộ Y khử được tối đa bao nhiêu
gam CuO nung nóng?
A. 1,6 gam.

B. 4,8 gam.

C. 3,2 gam.

D. 5,6 gam.

Câu 30. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3 →

(b) FeCl2 + dung dịch Na2S →

(c) Ba(OH)2 + dung dịch (NH4)2SO4 →

(d) H2S + dung dịch AgNO3 →

(e) CO2 + dung dịch NaAlO2 →

(g) NH3 + dung dịch AlCl3 →


Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 31. Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit oleic và axit
linoleic. Đun 0,1 mol chất béo này với 500 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) còn
lại m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 97.

B. 99,2.

C. 96,4.

D. 91,6.

Câu 32. Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:
dung dòch Ba OH  dö

 Cl 2 ,t �
 2
2
2
M ���

� X �������
� Y ������
Z�
 CO dö  H O

Các chất X và Z lần lượt là
A. AlCl3 và Al(OH)3. B. AlCl3 và BaCO3.

C. CrCl3 và BaCO3.

D. FeCl3 và Fe(OH)3.

Câu 33. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm 2 este X, Y đơn chức bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH thu
được hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ và 1 ancol D. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol D thu được 11,2 lít
CO2 (đktc) và 13,5 gam nước. Đun hỗn hợp muối trên với NaOH trong CaO thu được hỗn hợp khí Z là
đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 5,82 gam. Giá trị của m là
A. 23,82 gam.

B. 22,00 gam.

C. 24,70 gam.

D. 22,92 gam.

Câu 34. Hỗn hợp E gồm chất X (C 3H8N2O5, là muối của α-amino axit) và chất Y (C 3H9NO2, là muối của
axit cacboxylic). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được chất hữu cơ Z (no, bậc
hai) và dung dịch T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư; thu được chất hữu cơ Q và hỗn hợp muối.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Q có phản ứng tráng bạc.


B. Z là etylamin.

C. T chứa hai muối.

D. X là muối amoni của alanin.

Câu 35. Hòa tan hết 37,44 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt trong dung dịch HCl loãng dư thu
được dung dịch Y chứa 61,92 gam muối và 1,92 gam chất rắn không tan. Mặt khác hòa tan hết 37,44 gam
hỗn hợp X trong 240 gam dung dịch HNO 3 a% thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối nitrat và 2,688 lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a là
A. 37,80.

B. 34,65.

C. 35,70.

D. 38,85.

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Trang 4


Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột
(không màu) và để trong thời gian 2 phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 1– 2 phút.
Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 5 – 6 phút.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 2 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.
B. Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa iot màu tím đen.
C. Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

D. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iot bị thăng hoa hoàn toàn.
Câu 37. Cho m gam hỗn hợp H gồm NaHCO 3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch
H2SO4 24,5% thu được dung dịch X chứa (m + 37,24) gam muối, 193,08 gam H 2O và có khí CO2 thoát ra.
Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung
bình của H bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong H gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27%.

B. 25%.

C. 28%.

D. 34%.

Câu 38. Điện phân 400 mL (không đổi) dung dịch gồm CuSO 4, HCl và NaCl 0,04M (điện cực trơ, màng
ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 1,544A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung
dịch điện phân được biểu diễn dưới đây.

Giá trị của t trên đồ thị là
A. 4500.

B. 3500.

C. 3750.

D. 1500.

Câu 39. X là este tạo bởi axit cacboxylic 2 chức và một ancol đơn chức; Y, Z là hai ancol no, đơn chức,
kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được 7,84 lít CO 2 (đktc) và 6,3 gam
nước. Mặt khác đun nóng 8,1 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được phần rắn và 5,38 gam hỗn hợp gồm 3 ancol. Biết rằng trong E tỉ lệ mol giữa este và ancol là

1 : 1. Phần trăm khối lượng của oxi có trong X là
A. 40,00%.

B. 29,63%.

C. 48,48%.

D. 34,04%.

Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO 3 1M và
H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H 2 chiếm
4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z
(không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng
độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Trang 5


A. 7,25%.

B. 7,50%.

C. 7,75%.

D. 7,00%.

Đáp án
1-D
11-B
21-D
31-C


2-B
12-B
22-C
32-A

3-A
13-C
23-A
33-A

4-D
14-B
24-C
34-A

5-B
15-B
25-A
35-A

6-B
16-B
26-D
36-C

7-D
17-B
27-B
37-A


8-D
18-B
28-A
38-B

9-D
19-C
29-B
39-C

10-C
20-D
30-C
40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
☆ Phân tử các amino axit chứa đồng thời nhóm amino (NH 2) và nhóm cacboxyl (COOH) → biểu hiện
tính chất lưỡng tính. Theo đó, alanin, axit glutamic và glyxin đều là các α-amino axit nên thỏa mãn. Chỉ
có etylamin: C2H5NH2 là amin, không có tính lưỡng tính.
Câu 2: Đáp án B
☆ Triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5: chất béo không no là chất lỏng ở điều kiện thường.
Còn lại tripanmitin và tristearic là các chất béo no → ở thể rắn ở điều kiện thường.
Saccarozơ: đường mía như chúng ta sử dụng hàng ngày là chất rắn rõ rồi.
Câu 3: Đáp án A
Giải: Quặng boxit là Al2O3.2H2O ⇒ dùng để sản xuất Al ⇒ chọn A.
Câu 4: Đáp án D
☆ Thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa:
Mg2+ Cu2+ Ag+ Au3+




.
Mg
Cu
Ag
Au
Theo đó, magie (Mg) là kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy.
Câu 5: Đáp án B
Giải: Ta có phản ứng điện phân dung dịch CaCl2 là
DPDD
� Ca(OH)2 + Cl2 (Anot) + H2 (Catot) ⇒ Chọn B
CaCl2 + H2O ���
CMN

Câu 6: Đáp án B
Số oxi hóa của crom trong các hợp chất:
Hợp chất
CrSO4
Cr2O3
CrO3
Số oxi hóa của crom
+2
+3
+6
→ Nguyên tố crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất Cr2O3 (crom(III) oxit).

K2Cr2O7
+6


Câu 7: Đáp án D
Nhựa đường là một sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, có thành phần là các hiđrocacbon.
Trang 6


Câu 8: Đáp án D
Trong cơ thể người, sự thiếu hụt nguyên tố Ca có thể gây ra bệnh loãng xương.
Câu 9: Đáp án D
Etan là hiđrocacbon no CH3–CH3 nên không có khả năng trùng hợp tạo polime.
Câu 10: Đáp án C
"Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng"
→ Metan – etan – propan – butan – pentan – heptan – hexan – octan – nonan – decan
Hai hiđrocacbon propan và butan thuộc dãy đồng đẳng ankan.
Câu 11: Đáp án B
Giải: Ta có phản ứng: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O ⇒ Chọn B
Câu 12: Đáp án B
Các phản ứng hóa học xảy ra:
☒ A. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.
☑ B. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
☒ C. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
☒ D. Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O.
→ Trường hợp oxit Fe3O4 tác dụng HCl sinh ra hỗn hợp muối.
Câu 13: Đáp án C
Tử: Tính oxi hóa tăng dần: Fe 2  Cu 2   Fe3
Fe 2 Cu 2 Fe3
=>
Mẫu: Tính khử tăng dần: Fe   Cu  Fe
Fe Cu Fe 2
� Cu  2Fe3 ��

� 2Fe 2  Cu 2
⇒ Chọn đáp án

C. ♣.

Câu 14: Đáp án B
Chỉ xảy ra phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
Trang 7


Giả thiết: nH2↑ = 0,15 mol ⇒ nAl = 0,1 mol.
⇒ mMgO = 10,7 – 0,1 × 27 = 8,0 gam.
Câu 15: Đáp án B
t�
CO khử oxit sắt: CO + FeO ��
� Fe + CO2.

Sau đó: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
Giả thiết: nFeO = 0,05 mol ⇒ nCO2 = 0,05 mol.
→ m gam kết tủa là 0,05 mol CaCO3 ⇒ m = 5,0 gam.
Câu 16: Đáp án B
Sobitol là sản phẩm của phản ứng khử glucozơ bằng H2 (xt H2, Ni):
Ni
C6 H12 O6  H 2 ��
� C6 H14O6  Sobitol 
t�

Còn lại: Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3 → Ag↓ + muối amoni gluconat.
Lên men ancol etylic với xúc tác men giấm thu được axit axetic CH3COOH.
Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 thu được phức chất đồng màu xanh đặc trưng:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.
Câu 17: Đáp án B
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
☒ A. Fe + 4HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
☑ B. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
☒ C. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
☒ D. Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag↓.
Câu 18: Đáp án B
Giải: Các polime được tạo từ nhiều monome. tùy vào chiều dài của mạch mà nhiệt độ nóng chảy của
chúng sẽ khác nhau. Vì vậy nhiệt độ nóng chảy của polime thường ở trong 1 khoảng khá rộng ⇒ Chọn B
Câu 19: Đáp án C
Phản ứng xảy ra: Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + 2NaHCO3.
→ Hiện tượng: xuát hiện kết tủa trắng CaCO3↓.
Câu 20: Đáp án D
amin đơn chức nên 1 phân tử HCl "nhập" vào 1 phân tử amin tạo muối:
9,85 gam hỗn hợp hai amin + ? gam HCl → 18,975 gam hỗn hợp muối.
→ Bảo toàn khối lượng có mHCl = 9,125 gam ⇒ nHCl = 0,25 mol ⇒ V = 250 ml.
Câu 21: Đáp án D
Các phản ứng xà phòng hóa xảy ra:
☒ A. benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2OH.
☒ B. etyl fomat: HCOOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
Trang 8


☒ C. đimetyl oxalat: (COOCH3)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3OH.
☑ D. phenyl axetat: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.
→ Este phenyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối.
Câu 22: Đáp án C
Giải: ► Nhìn hình vẽ thí nghiệm, ta rút ra được:

– Thu khí X bằng phương pháp đẩy không khí.
– Bình được úp ngược ⇒ X nhẹ hơn không khí ⇒ MX < 29.
► Xét các đáp án:
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
⇒ khí thu được là CO2 (M = 44) ⇒ không thỏa.
B. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O.
⇒ khí thu được là SO2 (M = 64) ⇒ không thỏa.
C. Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑.
⇒ khí thu được là H2 (M = 2) ⇒ thỏa ⇒ chọn C.
D. K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O.
⇒ khí thu được là Cl2 (M = 71) ⇒ không thỏa.
Câu 23: Đáp án A
Phản ứng tráng bạc của glucozơ:

Giả thiết: nAg↓ = 2,16 ÷ 108 = 0,02 mol ⇒ nglucozơ = 0,02 ÷ 2 = 0,01 mol.
→ CM dung dịch glucozơ = n ÷ V = 0,01 ÷ 0,05 = 0,2M.
Câu 24: Đáp án C
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ A. đúng. Tương tự amoniac, metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ:

☑ B. đúng. Triolein là chất béo, không tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
☒ C. sai vì triglyxerit là chất béo, không phải là cacbohiđrat.
☑ D. đúng. Protein là polipeptit, có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 25: Đáp án A
Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
☒ (b) sai. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa (muối) + CH3CHO (anđehit).
Trang 9



☑ (c) đúng. Poliacrilonitrin sản xuất tơ nitrin (tơ olon), sợi len đan quần áo,...
☑ (d) đúng. Cấu tạo axit acrylic: CH2=CHCOOOH và stiren C6H5CH=CH2 có nối đôi C=C nên có
phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
☑ (e) đúng. Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
→ Có tất cả 4 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án D
Xử lý thật tinh tế hỗn hợp X gồm: etan C2H6; propen C3H6 và buta-1,3- ddien C4H6
→ đại diện X là CaH6 mà d X/H2  19,8 � M X  39,6 � a  2,8
Theo đó, hỗn hợp Y về thành phần gồm C2,8H6 và 0,6 mol H2.
Đốt Y cho 1,4 mol CO2 � n X  n C2,8 H6  0,5 mol � �n  trongX  0, 4 mol
Lại có: n Br2  0, 05 mol � �n  trong Z  0, 05mol
� �n  trong X  �n  trong Z  0,35 mol  n H2
� n Z  n Y  n H2
� d Z/H 2 

phản ứng

phản ứng

= 0,6  0,5  0,35  0, 75 mol mà m Z  m Y  21, 0 gam

21
 7, 0
4 �0, 75

Câu 27: Đáp án B
H 2SO 4
� C2H4 + H2O.
Phản ứng hiđrat hóa: Z ���
170�

C

→ cho biết ancol Z là ancol etylic C2H5OH ⇒ số CY = 4.
X + NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 nên X có dạng C2H?(COOC2H5)2.
X + Br2 cũng theo tỉ lệ 1 : 2 nên X có 2π → ? = 0
→ Tương ứng X có cấu tạo là: C2H5OOC–C≡C–COOC2H5.
→ Cấu tạo của Y là NaOOC–C≡C–COONa. Theo đó:
☑ A. đúng. Tỉ lệ số nguyên tử H trong X và Z tương ứng là 10 : 6 = 5 : 3.
☒ B. sai. Phân tử Y có không có nguyên tử H nào cả.
☑ C. đúng. Tỉ lệ số nguyên tử C trong X và Z tương ứng là 8 : 2 = 4 : 1.
☑ D. đúng. Phân tử X có 4 liên kết pi (gồm 2π trong hai liên kết C=O và 2π trong một liên kết ba
C≡C).❒
Câu 28: Đáp án A
Đồ thị biểu diễn số mol HCl và khối lượng kết tủa thu được:

Trang 10


Ta có: IA = IE = 0,2 ⇒ IO = 2a + 0,2 = 0,6 ⇒ a = 0,2.
CK = 3FK = 0,9 ⇒ OC = OK + KC = 1,1 + 0,9 = 2,0.
Mà OA = 2a = 0,4 ⇒ AC = 2,0 – 0,4 = 1,6 ⇒ 2b = BH = 1,6 ÷ 4 = 0,4.
Vậy, yêu cầu giá trị của a và b lần lượt là 0,2 và 0,2.
Câu 29: Đáp án B
☆ xử lí khéo léo chút giả thiết tỉ khối hỗn hợp X:
có MX = 20 × 2 = 40. nX = 0,04 mol → mX = 1,6 gam → ∑nO trong X = 0,1 mol.
Phản ứng: C + O → CO || C + 2O → CO2. ||⇒ Y gồm CO và CO2.
có MY = 40 × 0,8 = 32 → trong Y: nCO : nCO2 = 3 : 1.
lại biết ∑nO = 0,1 mol như tính trên → nCO = 0,06 mol; nCO2 = 0,02 mol.
Phản ứng: CO + CuO → Cu + CO2↑ ||⇒ nCuO = nCO = 0,06 mol
⇒ tối đa lượng CuO bị khử bởi Y là: m = 0,06 × 80 = 4,8 gam.

Câu 30: Đáp án C
☆ Cả 6 thí nghiệm đều thu được kết tủa:
(a) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
(b) FeCl2 + Na2S → FeS↓ + 2NaCl.
(c) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O.
(d) H2S + AgNO3 → AgS↓ + 2HNO3.
(e) CO2 + 2H2O + NaAlO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓.
(g) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.
Câu 31: Đáp án C
☆ Cấu tạo chất béo: (C15H31COO)(C17H33COO)(C17H31COO)C3H5 ⇄ C55H100O6 có M = 856.
Phản ứng vừa đủ với 0,1 mol chất béo chỉ cần 0,3 mol NaOH tạo muối và 0,1 mol glixerol.
Sơ đồ quá trình: 0,1 mol chất béo + 0,5 mol NaOH → m gam hỗn hợp + 0,1 mol glixerol.
Theo bảo toàn khối lượng, ta có: 0,1 × 856 + 0,5 × 40 = m + 0,1 × 92 ⇒ m = 96,4 gam.
Câu 32: Đáp án A
Kim loại M là Al, các phương trình phản ứng tương ứng xảy ra theo sơ đồ là:
t�
• 2Al + 3Cl2 ��
� 2AlCl3 (X).

• 2AlCl3 + 4Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 (Y) + 3BaCl2 + 4H2O.
Trang 11


• Ba(AlO2)2 + 2CO2 (dư) + 4H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3↓ (Z).
Câu 33: Đáp án A
đốt ancol D + O2 → 0,5 mol CO2 + 0,75 mol H2O
→ giải: có 0,25 mol D là C2H5OH ⇒ nX, Y = nZ = nD = 0,25 mol.
Quan sát 2 phản ứng xảy ra tiếp:
☆ thủy phân: RCOOC2H5 + KOH → RCOOK + C2H5O (1).
t�

☆ vôi tôi xút: RCOOK + NaOH ��
� RH + ½/.Na2CO3 + ½.K2CO3 (2).

có mZ = 5,82 gam → mRCOOK = 5,82 + 0,25 × 82 = 26,32 gam.
(tăng giảm khối lượng: thay 0,25 mol –H bằng gốc –COOK ở phương trình (2))
⇒ mRCOOC2H5 = 26,32 – 0,25 × (39 – 29) = 23,82 gam.
(tăng giảm khối lượng: thay 0,25 mol gốc –C2H5 bằng –K ở phương trình (1)).
Câu 34: Đáp án A
Phân tích "giả thiết chữ" và giả thiết phản ứng:
X: C3H8N2O5 là muối của α-amino axit → cấu tạo: HOOCCH(CH3)NH3NO3.
Z là hợp chất hữu cơ no, bậc hai ⇒ nhỏ nhất là CH3NHCH3 có 2C được tạo thành từ
Y: C3H9NO2, là muối của axit cacboxylic ⇒ cấu tạo của Y là: HCOONH2(CH3)2.
Theo đó, phân tích các phát biểu:
☑ A. đúng vì Q là HCOOH có phản ứng tráng bạc.
☒ B. sai vì Z: CH3NHCH3 có tên gọi là đimetylamin.
☒ C. sai vì T gồm 3 muối là: H2NCH(CH3)COONa, NaNO3 và HCOONa.
☒ D sai vì hợp chất X là muối của nitrat của alanin.
Câu 35: Đáp án A
YTHH 03: quy đổi theo sản phẩm (quy đổi quá trình).
HCl dùng dư nên 1,92 gam chắc chắn là 0,03 mol Cu;
Cu dư chứng tỏ Y chỉ chứa 61,92 gam muối gồm x mol CuCl2 và y mol FeCl2.
⇒ 37,44 gam X gồm 0,03 mol Cu; x mol CuO và y mol FeO.
Giải hệ khối lượng muối và khối lượng X có ngay x = 0,12 và y = 0,36.
⇒ ∑nO trong X = x + y = 0,48 mol. yêu cầu tính số mol HNO3
→ Sử dụng ngay bảo toàn electron mở rộng:
∑nH+ = 4nNO + 2nO trong oxit = 4 × 0,12 + 2 × 0,48 = 1,44 mol.
⇒ a% = C%HNO3 = 1,44 × 63 ÷ 240 × 100% = 37,80%.
☆ Có một thể dùng cách khác để tính ra số mol O trong X như sau:
Ta có: nO trong oxit = x = 2nHCl = nH2O → Bảo toàn khối lượng:
37,44 + 73x = 61,92 + 18x + 1,92 ⇒ x = 0,48.

Câu 36: Đáp án C
Phân tích thí nghiệm tiến hành:
Trang 12


• Bước 1: dung dịch I2 là dung dịch có màu vàng nhạt, khi tương tác với hồ tinh bột sẽ tạo thành màu
xanh tím đặc trưng. Giải thích: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo):

→ các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.
• Bước 2: khi đun nóng, các phân tử tinh bột sẽ duỗi xoắn, không thể hấp phụ được iot nữa
→ màu xanh tím bị mất đi. Chú ý, bước 2 không làm iot bay hơi, thăng hoa hoàn toàn được.
• Bước 3: khi làm nguội, phân tử tinh bột trở lại dạng xoắn, các phân tử iot lại bị hấp phụ, chui vào lỗ
rỗng xoắn thu được “hợp chất” màu xanh tím như sau bước 1.
Câu 37: Đáp án A
BTNT:S
Ta có ngay n �  n BaSO4  0, 6  mol  ���� n H 2SO4  0, 6  mol 

��
� m dd H 2SO4 

0, 6.98
 240  gam 
24,5%

BTKL
���
� m H  m dd H2SO4  m X  mCO2 ��
� 240  37, 24  193, 08  44nCO 2

��

� n CO2  0, 22  mol 
Mặt khác: m H2O/dd H2SO4  240.  1  0, 245   181, 2  gam 
��
� n H 2O tao.thanh 

193, 08  181, 2
 0, 66  mol 
18

BTNT:H
���

� 2 n H2SO4  n NaHCO3  2 n H2O ��
� n NaHCO3  0,12  mol 
{
{
0,6

0,06

BTNT:C
����
n MgCO3  n CO2  n NaHCO3  0,1 mol 
BTNT:O
���

� n NaHCO3  n MgCO3  n O/oxit  n H 2O ��
� n O/oxit  0, 44  mol 
�CO2
{

1 4 4 2 4 43
0,22

0,66

 1

��
� 3n Fe2O3  n ZnO  0, 44
Phân tử khối trung bình của H là 94,96
��


84.0, 22  160n Fe2 O3  81n ZnO
0, 22  n Fe2 O3  n ZnO

 94,96

 2


n Fe O  0, 08  mol 

 1   2
���
�� 2 3
n ZnO  0, 2  mol 

��
� %m Fe2O3 


160.0, 08
 26,96%
94,96.  0, 22  0, 2  0,08 

Câu 38: Đáp án B
Câu 39: Đáp án C
Trang 13


Giải đốt: 8,1 gam E gồm 0,35 mol C + 0,35 mol H2 + 0,2 mol O.
neste = nancol nên bảo toàn O có 4neste + nancol = 0,2 → neste = nancol = 0,04 mol.
cũng từ neste = nancol và để ý ∑nCO2 = ∑nH2O ||→ ancol và axit tạo este X đều phải no.
Thủy phân: 8,1 gam E + 0,08 mol NaOH → muối + 5,38 gam 3 ancol
||→ mmuối = 5,92 gam → Mmuối = 5,92 ÷ 0,04 = 148 là CH2(COONa)2 (muối axit malonic).
Lại có Mtrung bình 3 ancol = 5,38 ÷ 0,08 = 44,8 → phải có 1 ancol là CH3OH. Xét:
• nếu Y là CH3OH → Z kế tiếp là C2H5OH, biết nX = nY + Z = 0,04 mol nên chặn khoảng C:
(0,35 – 0,04 × 2) ÷ 0,04 = 6,75 < số C của X < 7,75 = (0,35 – 0,04 × 1) ÷ 0,04
||→ số C của X = 7. X dạng CH2(COOCancol...)2 → Cancol = 2 là ancol C2H5OH.
||→ loại vì 3 ancol là khác nhau.!
• Theo đó, ancol CH3OH là ancol tạo este X → X là CH2(COOCH3)2
||→ số Ctrung bình 2 ancol Y, Z = (0,35 – 0,04 × 5) ÷ 0,04 = 3,75 → là C3H7OH và C4H9OH.
TH này thỏa mãn ||→ yêu cẩu %mO trong X = 64 ÷ 132 ≈ 48,48%.
Câu 40: Đáp án B
Chú ý là 100 gam dung dịch, không phải 100ml.
Giả sử có a mol KNO3 → tương ứng có 2a mol H2SO4. Khi đó,
khối lượng muối trung hòa mX = 43,25 = 8,6 + 39a + 96 × 2a ⇒ a = 0,15 mol.


Al3



Al � �60,15mol

2

78 �
Mg






H2
KNO3 �


Mg � �

� 2
2 �
� �Zn
SO 4 � �
� � �
���
� H 2O
Sơ đồ quá trình: �Zn � �
H 2SO 4 �
 N;O  �


��
?
123
Fe



Fe � � 0,3mol �


123


K
8,6gam

1 4 4 2 4 43
43,25 gam

Gọi số mol H2 trong hỗn hợp là x thì:
• từ %mH2 trong Y = 4% ⇒ mY = 50x gam.
• bảo toàn nguyên tố hiđro ta có: nH2O = (0,3 – x) mol.
⇒ Bảo toàn khối lượng cả sơ đồ → giải ra x ≈ 0,141 ⇒ mY = 50x = 7,05 gam.
→ khối lượng dung dịch X: mdung dịch X = 8,6 + 100 – 7,05 = 101,55 gam.
☆ Quá trình KOH + X → K2SO4 (chất tan duy nhất) và các hiđroxit kim loại
⇥ nung đến khối lượng không đổi trong không khí
⇥ thu được 12,6 gam chất rắn gồm Al2O3; MgO, ZnO và Fe2O3.

Al3

� 2
Mg

� 2
Nhìn oxit dưới dạng điện tích, quan sát: �Zn

Fe3


Fe 2
��



Al3

� 2
Mg


� 2
2 �
SO 4 ���
� �Zn
{

0,225mol �
Fe3





Fe3




2 �
O �
{
0,25mol �


Trang 14


Nhớ bỏ K+ ra → thấy: chỉ có thể xác định được mỗi số mol của Fe 2+ thôi, và đó cũng chính là yêu cầu
của bài.!
Thật vậy, nFe2+ = 2 × 0,25 – 2 × 0,225 = 0,05 mol → trong X chứa 0,05 mol FeSO4.
→ %mFeSO4 trong X = 0,05 × 152 : 101,55 × 100% ≈ 7,48%.

Trang 15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×