Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề minh họa 2020 số 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.71 KB, 16 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 14

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Ở điều kiện thường, hợp chất hữu cơ nào sau đây là chất khí?
A. Ancol metylic.

B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Glyxin.

Câu 2. Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?
A. Sợi bông.

B. Mỡ bò.

C. Bột gạo.

D. Tơ tằm.

Câu 3. Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau
đây?
A. Al2O3.



B. Al(OH)3.

C. AlCl3.

D. NaAlO2.

Câu 4. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. Zn.

B. Al.

C. Fe.

D. Ag.

Câu 5. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Na.

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Câu 6. Dung dịch nào sau đây tác dụng với lượng dư dung dịch CrCl3 thu được kết tủa?
A. HCl.

B. NaOH.


C. NaCl.

D. NH4Cl.

Câu 7. Khi thủy phân saccarozơ thì thu được sản phẩm là
A. ancol etylic.

B. glucozơ và fructozơ.

C. glucozơ.

D. fructozơ.

Câu 8. Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được sử dụng để làm khô nhiều chất. Khí nào sau đây không
làm khô bằng CaO do có phản ứng với chất này?
A. O2.

B. CO.

C. CO2.

D. N2.

Câu 9. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco.

B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon–6,6.


D. Tơ xenlulozơ axetat.

t�
� C + 2H2, thu được loại than dùng làm chất
Câu 10. Khi nhiệt phân metan có chất xúc tác: CH4 ��
xt

độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy. Tên loại than đó là
A. than đá.

B. than muội.

C. than cốc.

D. than chì.

Câu 11. Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.

B. Ag.

C. K.

D. Mg.

Câu 12. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất sắt(II)?
A. Fe2O3.

B. FeSO4.


C. Fe2(SO4)3.

D. Fe(OH)3.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây thép (Fe – C) bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Ngâm trong nước cất.

B. Để ngoài không khí ẩm.

C. Để ngoài không khí khô.

D. Ngâm trong nước biển.

Câu 14. Thể tích (ml) dung dịch KOH 0,5M cần dùng để hòa tan hết 5,1 gam bột nhôm oxit là
Trang 1


A. 200.

B. 50.

C. 400.

D. 100.

Câu 15. Cho 14 gam bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl 2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,4.

B. 22,0.


C. 19,2.

D. 16,0.

Câu 16. Hợp chất hữu cơ đóng vai trò chất khử trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho triolein tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to).
B. Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ.
C. Cho glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, to.
D. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH dư, to.
Câu 17. Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III)? (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện
không có không khí)
A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.

C. Cho FeO vào dung dịch HCl.

D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ nilon-6 và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
B. Tơ visco và tơ xenlulozơ triaxetat đều là tơ nhân tạo.
C. Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm –CO-NH–.
D. Tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp đều thuộc loại tơ hóa học.
Câu 19. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá
tràng thường có pH < 2. Để giảm đau, người ta thường uống trước bữa ăn
A. dung dịch NaHCO3.

B. nước đun sôi để nguội


C. nước đường

D. một ít giấm.

Câu 20. Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản
ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–[CH2]3–COOH.

B. H2N–[CH2]2–COOH.

C. H2N–[CH2]4–COOH.

D. H2N–CH2–COOH.

Câu 21. Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol?
A. Etyl axetat.

B. Vinyl fomat.

C. Phenyl axetat.

D. Vinyl axetat.

Câu 22. Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X,
dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác như hình vẽ sau:

Trang 2



Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, H2SO4, H2.

B. Cu, H2SO4, SO2.

C. CaCO3, HCl, CO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3.

Câu 23. Thủy phân hoàn toàn 1,00 kg saccarozơ sẽ thu được
A. 0,50 kg glucozơ và 0,50 kg fructozơ.

B. 1,00 kg glucozơ và 1,00 kg fructozơ.

C. 0,53 kg glucozơ và 0,53 kg fructozơ.

D. 2,00 kg glucozơ.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Peptit đều ít tan trong nước.
B. Các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, có số liên kết peptit là (n – 1).
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol.
(b) Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
(c) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
(d) Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch nước brom.
(e) Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 5.


B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 26. Hỗn hợp X chứa 0,12 mol vinyl axetilen; 0,12 mol buten và H 2. Đun nóng hỗn hợp X có mặt Ni
làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng a. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng
dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 đã phản ứng 38,4 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,48 lít
(đktc) và tỉ khối so với H2 bằng 12,2. Giá trị của a là
A. 7,5.

B. 12,5.

C. 9,5.

D. 11,5.

Câu 27. Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C 6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc.
X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường;
khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
Trang 3


C. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
D. Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Câu 28. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH 1M vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol AlCl 3 và 0,6 mol
HCl, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Số mol KOH (mol)
Số mol kết tủa (mol)
Tỉ số x : a có giá trị bằng
A. 1,2.

0,3
0

B. 0,2.

2,1
a

2,1+x
0,4

C. 4,4.

D. 0,8.

Câu 29. Dẫn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
X. Cho rất từ từ đến hết 125 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì thấy tạo thành 1,68 lít khí CO 2.
Biết các thể tích khí đều được đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 1,12.

C. 4,48.

D. 3,36.


Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 31. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit, thu được glixerol, axit stearic và axit
oleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 51,52 gam O 2, thu được 50,16 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác
dụng được tối đa với V ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là
A. 80.

B. 200.

C. 160.

D. 120.

Câu 32. Thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + CO2 → Y.


(b) 2X + CO2 → Z + H2O.

(c) Y + T → Q + X + H2O.

(d) 2Y + T → Q + Z + 2H2O.

Hai chất X và T tương ứng là
A. Ca(OH)2, NaOH.

B. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaOH, NaHCO3.

D. NaOH, Ca(OH)2.

Câu 33. Thủy phân hoàn toàn 5,28 gam este X (C 4H8O2) trong 92 gam dung dịch NaOH 4%; cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y. Nung nóng Y với bột CaO dư, thu được 0,96 gam một chất
khí. Tên gọi của X là
A. metyl propionat.

B. propyl fomat.

C. etyl axetat.

D. metyl acrylat.

Câu 34. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (C 4H9NO3,
là este của amino axit). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được hỗn hợp khí Z và
dung dịch T. Cô cạn T, thu được chất hữu cơ đa chức Q và chất rắn khan G. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Y là este của glyxin.

B. Z làm đổi màu quì tím ẩm.

Trang 4


C. G chứa hai muối hữu cơ.

D. Q là axit oxalic.

Câu 35. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H 2 và CO2. Dẫn toàn bộ X
qua dung dịch Ba(OH)2 đư thu được m gam kết tủa. Lượng khí còn lại cho từ từ qua ống đựng FeO nung
nóng sau phản ứng thu được chất rắn Y và khí Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng
dư thấy thoát ra 1,456 lít khí SO 2 và số mol H 2SO4 đã phản ứng là 0,14 mol. Mặt khác, khí Z được hấp
thụ bởi dung dịch nước vôi trong dư thu được 1 gam kết tủa. Biết các phản ứng trên xảy ra hoàn toàn. Giá
trị của m là
A. 1,970.

B. 3,940.

C. 2,955.

D. 4,925.

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm: 1 ml dung dịch lòng trắng trứng và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2 – 3 phút.
Trong các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, hỗn hợp thu được có màu hồng.
(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện chất màu tím.
(c) Thí nghiệm trên chứng minh anbumin có phản ứng màu biure.
(d) Thí nghiệm trên chứng minh anbumin có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 37. Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Cho phần 1 phản ứng
hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H 2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Toàn bộ khí này
đem phản ứng hết với phần 2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,640.

B. 28,575.

C. 24,375.

D. 33,900.

Câu 38. Điện phân 200 mL (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO 4 0,04M (điện cực trơ, màng
ngăn xốp) với cường độ dòng điện 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện
phân được biểu diễn trên đồ thị dưới đây.

Giá trị của t trên đồ thị là
A. 3000.

B. 2000.

C. 2800.


D. 1800.
Trang 5


Câu 39. Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa axit cacboxylic no (X); ancol đơn chức và este của chúng thu
được 50,4 lít CO2 (đktc) và 40,5 gam nước. Mặt khác đun nóng a gam hỗn hợp E cần dùng 300 ml dung
dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa 21,0 gam ancol Y. Đun nóng
ancol Y với H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Z có tỉ khối so với Y bằng 1,7. Phần trăm khối lượng của X
trong hỗn hợp E ban đầu là
A. 27,23%.

B. 58,47%.

C. 40,84%.

D. 31,94%.

Câu 40. Cho 23,34 gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 34,961% về khối lượng)
vào dung dịch chứa 1,58 mol NaHSO 4 và 0,04 mol NaNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,18 mol hỗn hợp khí Z gồm N 2O; N2 và H2.
Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,04 mol NaOH. Phần trăm
khối lượng của N2 có trong hỗn hợp khí Z là có giá trị gần nhất với
A. 20.

B. 26.

C. 22.

D. 24


Đáp án
1-B
11-C
21-A
31-A

2-B
12-B
22-B
32-D

3-A
13-D
23-C
33-A

4-D
14-A
24-D
34-D

5-D
15-D
25-A
35-A

6-B
16-C
26-C

36-B

7-B
17-B
27-B
37-D

8-C
18-C
28-B
38-C

9-C
19-A
29-D
39-B

10-B
20-B
30-D
40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Ở điều kiện thường ancol metylic và anilin là chất lỏng;
glyxin là chất rắn (dạng ion lưỡng cực +NH3CH2COO–).
Chỉ có metyamin là 1 trong 4 amin là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 2: Đáp án B
• sợi bông: thành phần chính là xenlulozơ
• bột gạo: thành phần chính là tinh bột.

• tơ tằm: thành phần chính là các amino axit (tơ hữu cơ).
• mỡ bò có thành phần chính là chất béo, chính là trieste của glixerol và axit béo.
Câu 3: Đáp án A
Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy nhôm oxit (Al 2O3) với xúc tác
criolit (Na3AlF6). Nguyên liệu cung cấp Al2O3 chính là quặng boxit (Al2O3.2H2O).
Câu 4: Đáp án D
Thứ tự các kim loại trong dãy điện hóa: Al > Zn > Fe > Cu > Ag.
⇒ Kim loại Ag không phản ứng được với dung dịch CuSO4.
Câu 5: Đáp án D

Trang 6


☆ Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,
… bằng cách sử dụng các chất khử như C, CO, H 2 hoặc các kim loại hoạt động như Al để khử ion kim
loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao |⇝ Na, Mg, Al không thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
Câu 6: Đáp án B
CrCl3 chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH:
CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl.
Vì dùng dư CrCl3 nên không có phản ứng hòa tan
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.
Câu 7: Đáp án B
Thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ:

Câu 8: Đáp án C
Có phản ứng xảy ra: CaO + CO2 → CaCO3.
Hoặc khi CaO hút ẩm: CaO + H2O → Ca(OH)2
|⇝ Sau đó: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
Câu 9: Đáp án C
☆ Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic thu được nilon-6,6 là một loại tơ poliamit:


Tơ visco, xenlulozơ axetat là các loại tơ bán tổng hợp từ xenlulozơ.
Còn tơ nitron (tơ olon) là loại tơ được tổng hợp từ acrilonitrin bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 10: Đáp án B
Loại than được nhắc đến chính là than muội:

Trang 7


Câu 11: Đáp án C
Kali (K) là kim loại kiềm, tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường thu được dung dịch bazơ tương
ứng (KOH) và giải phóng khí H2.
Câu 12: Đáp án B
FeSO4: muối sắt(II) sunfat thuộc loại hợp chất sắt(II).
Câu 13: Đáp án D
Thép để ngoài không khí ẩm hay ngâm trong nước biển đều xảy ra ăn mòn điện hóa, tuy nhiên tốc độ ăn
mòn khi ngâm trong nước biển chắc chắn nhanh hơn việc để ngoài không khí ẩm.
Câu 14: Đáp án A
☆ Phản ứng: 2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O.
Giả thiết: mAl2O3 = 5,1 gam ⇒ nAl2O3 = 0,05 mol.
⇒ nKOH = 0,05 × 2 = 0,1 mol ⇝ V = 0,1 ÷ 0,5 = 0,2 lít ⇄ 200 ml.
Câu 15: Đáp án D
☆ Phản ứng xảy ra: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Giả thiết: nFe = 0,25 mol; nCuCl2 = 0,3 mol
|⇝ Từ tỉ lệ phản ứng ⇒ Fe tan hết ⇥ nCu thu được = 0,25 mol.
Theo đó, m = 0,25 × 64 = 16,0 gam.
Câu 16: Đáp án C
Xem xét - phân tích các thí nghiệm:
• Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O.

• Phản ứng xà phòng hóa chất béo trong dung dịch NaOH, to:
t�
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ��
� 3RCOONa + C3H5(OH)3.

⇝ hai phản ứng này không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố
||⇒ Không phải là phản ứng oxi hóa khử.
• Cho triolein tác dụng với dung dịch H2:
(C17H33COO)2C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)2C3H5.
Trang 8


H22 cho electron, là chất khử ⇒ chất hữu cơ triolein là chất oxi hóa.
• Phản ứng tráng bạc: cho glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, to:

Ag+ nhận electron, là chất khử ⇒ chất hữu cơ glucozơ là chất khử.
Câu 17: Đáp án B
Các phản ứng hóa xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm là:
☒ A. Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
☑ B. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
☒ C. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.
☒ D. 3Fe (dư) + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O.
|⇝ chỉ có thí nghiệm B thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt(III).
Câu 18: Đáp án C
➤ tránh nhầm lẫn giữ olon (nitron) và nilon (đọc "na ná" nhau)
nCH 2  CH

CH 2  CH  �
|



xt,t �
CN ���
��
|


p


CN



n
� acrilonitrin
poliacrilonitrin
Thành phần tơ olon như trên, không chứa nhóm –CO–NH–.
Câu 19: Đáp án A
NaHCO3: natri bicacbonat (trong y học gọi là baking soda hay thuốc muối)
được dùng trung hòa axit, chữa đau dạ dày hay giải độc do axit do:
NaHCO3 + H+ → Na+ + CO2↑ + H2O.
Câu 20: Đáp án B
"Giả thiết chữ" ⇥ Amino axit X có dạng H2NRCOOH.
Phản ứng: HCl "nhập" vào phân tử amino axit X tạo muối:
H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH.
||⇒ Bảo toàn khối lượng có mHCl = 37,65 – 26,7 = 10,95 gam.
⇒ nX = nHCl = 0,3 mol ⇒ MX = 89 → X là H2N[CH2]2COOH.
Câu 21: Đáp án A
Este dạng vinyl và phenyl không điều chế trực tiếp được từ axit và ancol:

CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 (vinyl
HCOOH + CH≡CH → HCOOCH=CH2 (vinyl fomat).
(CH3CO)2O (anhiđrit axetat) + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH.
Trang 9


Chỉ có etyl axetat được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng:
CH3COOH + C2H5OH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O.
Câu 22: Đáp án B
Trong các chất khí Z mà 4 phương án đưa ra thì chỉ có khí SO 2 thỏa mãn làm mất màu dung dịch thuốc
tím mà thôi. Theo đó, tương ứng các chất X, Y, Z là Cu, H2SO4, SO2. Thật vậy, các phản ứng xảy ra:
• Cu (X) + 2H2SO4 (Y) ––to→ CuSO4 + SO2↑ (Z) + 2H2O.
Khí SO2 sinh ra có lẫn hơi nước được dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc (có tính háo nước) → nước bị
giữ lại, SO2 khô được dẫn qua bình chứa. Khí SO2 nặng hơn không khí, sẽ đầy dần và bao giờ bông tẩm
KMnO4 mất màu tím thì dừng thí nghiệm vì lúc đấy bình đã đầy khí SO2 rồi:
Phản ứng: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
Câu 23: Đáp án C
► Lưu ý: thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ:

Giả thiết: msaccarozơ = 1,0 kg ⇒ nsaccarozơ = 1 ÷ 342 kmol.
⇒ mglucozơ = mfructozơ = 180 × 1 ÷ 342 ≈ 0,53 kg.
Câu 24: Đáp án D
Xem xét - phân tích các phát biểu:


A. sai. Vì như anbumin; hemoglobin tan tốt trong nước tạo dung dịch keo.



B. sai. Vì như lysin làm quỳ tím hóa xanh, axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.




C. sai. Vì như cấu tạo phân tử lysin: (H2N)2C5H9COOH có 2 nhóm amino.



D. đúng. n gốc α-amino axit nối nhau tạo n-peptit thì tương ứng có (n – 1) liên kết.

Câu 25: Đáp án A
Xem xét - phân tích các phát biểu:
(a) đúng. Este no, đơn chức, mạch hở có dạng:
CnH2n + 1COOCmH2m + 1 + NaOH → CnH2n + 1COONa + CmH2m + 1OH (ancol).
(b) đúng. Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức tạo phức tan màu xanh lam với Cu(OH)2:
2C 2 H 22 O11  Cu  OH  2 ��
�  C12 H 21O11  2 Cu  2H 2 O
(c) đúng. Phản ứng:

 C6 H10O5  n

axit
 nH 2 O ���
nC6 H12 O6
t�

glucozo

(d) đúng. Brom phản ứng vừa đủ anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng:

Trang 10



(e) đúng. Các liên kết peptit CO–NH kém bền, dễ dàng bị thủy phân trong cả môi trường axit hay bazơ.
|⇝ Tất cả 5 phát biểu đều đúng.
Câu 26: Đáp án C
X chứa 0,12 mol C4H4; 0,12 mol C4H8 và H2.
Khí ra khỏi bình gồm 0,08 mol C4H10 và 0,12 mol H2.
nBr2 phản ứng = 0,24 mol ||→ nπ trong Y = 0,24 mol (1Br2 ⇄ 1π).
Lại có nπ trong X = 0,12 × 3 + 0,12 = 0,48 mol ||→ nπ bị mất chuyển X → Y = 0,24 mol.
||→ nH2 phản ứng = 0,24 mol (1π ⇄ 1H2) ||→ nH2 ban đầu = 0,36 mol.
Có mX = mY = 13,68 gam và nY = nX – nH2 phản ứng = 0,36 mol.
||→ a = dY/He = 13,68 ÷ 0,36 ÷ 4 = 9,5. Chọn đáp án C. ♣.
Câu 27: Đáp án B
☆ Nhận xét: nếu Y là ancol hai chức, Y không phản ứng với Cu(OH)2 thì 2 nhóm OH không kề nhau.
⇥ Ít nhất Y phải là C3. Y hai chức nên axit Z phải đơn chức. 6 = 4 + 1 + 1 nên Z là HCOOH
⇥ Không thỏa mãn vì khi đó cấu tạo của X là (HCOO)2C3H6 có phản ứng tráng bạc.
Theo đó, Y là ancol đơn chức, Z là axit hai chức. Phân tích: 6 = 2 + 2 + 2 = 4 + 1 + 1.
⇒ số C của Y là 1 hoặc 2 nên Y phải no, Y không tạo anken ⇒ chỉ có thể là CH3OH (ancol metylic).
Theo đó, cấu tạo tương ứng thỏa mãn của X là CH3OOC–C≡C–COOCH3.
Quan sát lại X, Y, Z một lần nữa và phân tích các phát biểu, ta thấy:


A. sai. Như trên, chất X có mạch cacbon không phân nhánh.



B. đúng. Chất Z là HOOC–C≡C–COOH không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.




C. sai. Chất Y là CH3OH cùng dãy đồng đẳng với ancol etylic nhưng phân tử khối bé hơn

nên nhiệt độ sôi của Y nhỏ hơn của ancol etylic.


D. sai. Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro là 2, nhỏ hơn số nguyên tử oxi là 4.

Câu 28: Đáp án B
Chuyển bảng biểu diễn ⇝ đồ thị, quan sát:

Ta có: AH = OH – OA = 1,5 ⇒ a = BH = AH ÷ 3 = 0,5.
Trang 11


Theo đó, IB = HB – HI = 0,5 – 0,4 = 0,1 ⇒ x = IE = IB = 0,1.
Vậy yêu cầu x : a = 0,1 ÷ 0,5 = 0,2.
Câu 29: Đáp án D
YTHH 02: natri đi về đâu?
Ta có 0,2 mol ion Na+; cuối cùng 0,2 mol natri này sẽ đi về đâu?
Kết hợp 0,125 mol Cl– đề về nhà NaCl; còn 0,075 mol nữa?
À, đó chính là 0,075 mol HCO3– đi về NaHCO3.
Lại có 0,075 mol CO2 bay ra nên bảo toàn nguyên tố cacbon, ta có:
∑nCO2 ban đầu = 0,075 + 0,075 = 0,15 mol ⇒ V = 3,36 lít.
☆ Rõ hơn: cái khó của bài này là X chứa gì?
Là Na2CO3 và NaOH dư hay Na2CO3 và NaHCO3.
Nhiều bạn giải tuần tự, nên khi gặp vấn đề trên sẽ chia TH hay xử lí cồng kềnh, phức tạp.
Nhưng, như các bạn thấy, nếu nắm được YTHH 02, đặt câu hỏi cho natri, các bạn lại thấy mọi việc thật
đơn giản, dễ dàng. Na+ đương nhiên sẽ kết hợp cùng các cái gì đó –; 0,125 Cl– chưa đủ, sẽ là OH–; HCO3–
hay CO32–? Để trả lời câu hỏi này, lại cần nắm được quá trình cho từ từ H+ vào dung dịch X, sẽ xảy ra tuần
tự:

đầu tiên là H+ + OH– → H2O
sau đó mới đến H+ + CO32– → HCO3–
sau đó mới đến H+ + HCO3– → CO2↑ + H2O.
Mà như đề cho biết, thu được khí CO2 nên cuối cùng cái – kia chính là HCO3–.
Câu 30: Đáp án D
Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm (với điều kiện tương ứng) là:
☒ (a) 4HCl + NaAlO2 → NaCl + AlCl3 + 2H2O.
☑ (b) CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
☑ (c) 4Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O.
☑ (d) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4.
☑ (e) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
Theo đó, cuối cùng khi kết thúc các phản ứng có 4 thí nghiệm thu được kết tủa.
Câu 31: Đáp án A
"tinh tế" quan sát thấy 2 gốc axit tạo chất béo X đều có 18C
⇒ Công thức cấu tạo của X có dạng C57H2nO6.
t�
☆ Giải đốt: C57H2nO6 + 1,61 mol O2 ��
� 1,14 mol CO2 + ? mol H2O.

Theo đó, nX = 1,14 ÷ 57 = 0,02 mol ⇒ Bảo toàn nguyên tố O: nH2O = 1,06 mol.
Vậy, X là C57H106O6 ⇒ ∑số π = 5 = 3πC=O + 2πC=C ⇒ ∑nπC=C = 0,04 mol.
Mà: 1πC=C + 1Br2 ⇒ nBr2 = 0,04 mol ⇒ V = n ÷ CM = 0,04 ÷ 0,5 = 0,08 lít ⇄ 80 ml.
Câu 32: Đáp án D
Trang 12


Quan sát các phản ứng và 4 đáp án
⇒ Hai chất X và T tương ứng thỏa mãn là NaOH và Ca(OH)2.
(a) NaOH + CO2 → NaHCO3.
(b) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.

(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.
(d) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Câu 33: Đáp án A
Giải: Ta có nEste = 0,06 mol và nNaOH ban đầu = 0,092 mol
Ta có phản ứng: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH
Sau phản ứng Y chứa: nRCOONa = 0,06 mol và nNaOH dư = 0,092–0,06 = 0,032 mol < nMuối
⇒ Y nung nóng với bột CaO thì phản ứng tính theo số mol của NaOH dư.
RCOONa + NaOH → Na2CO3 + RH
⇒ nRH = 0,036 ⇒ MRH =

0,96
= 30 ⇒ R là gốc C2H5–
0, 036

BTNT ⇒ R' chính là gốc CH3– ⇒ Este là C2H5COOCH3
Để gọi tên của este (RCOOR') ta đọc theo thứ tự:
Tên R' + Tên RCOO + at
⇒ Tên gọi của C2H5COOCH3 là Metyl propionat ⇒ Chọn A.
Chú ý: Nếu k xét NaOH dư ⇒ nRH = 0,06 ⇒ Chọn

C. ⇒ TẠCH

---------------------------------------● Một số gốc R' thường gặp:
CH3–: Metyl.
C2H5–: Etyl.
CH3CH2CH2–: Propyl.
CH3CH(CH3)–: Iso propyl.
CH2=CH–: Vinyl.
CH2=CH–CH2–: Anlyl.
Vòng thơm C6H5–: Phenyl [Rất hay nhầm với Benzyl ở ngay dưới].

C6H5–CH2–: Benzyl.
---------------------------------------● Một số gốc RCOO(at) thường gặp:
HCOO–: Fomat.
CH3COO–: Axetat.
C2H5COO–: Propionat.
CH2=CHCOO–: Acrylat
CH2=C(CH3)COO–: Metacrylat.
Trang 13


C6H5COO–: Benzoat.
Câu 34: Đáp án D
Xuất phát từ Y có 4C, amino axit nhỏ nhất có 2C.
điểm đặc biệt ở số O của Y là 3 ⇒ cấu tạo Y là H2NCH2COOCH2CH2OH.
(Y chỉ có cấu tạo này thỏa mãn do cô cạn T thu được chất hữu cơ đa chức Q
⇒ cũng tương ứng chất hữu cơ Q này là etylen glicol HOCH2CH2OH).
Thủy phân Y không tạo khí ⇒ thủy phân X thu được hỗn hợp khí.
⇒ cấu tạo của X tương ứng là: H4NOOC–COOH3NCH3.
||⇒ Tương ứng: hỗn hợp khí Z là NH3 và CH3NH2.
⇝ Các phát biểu A, B, C đúng, phát biểu D sai theo các phân tích trên.
Câu 35: Đáp án A
Phản ứng: (Fe; O) + 0,14 mol H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 0,065 mol SO2↑ + H2O.
Bảo toàn electron mở rộng: ∑nH+ = 4nSO2 + 2nO trong Y ⇒ nO trong Y = 0,01 mol.
Lại có theo bảo toàn nguyên tố S ⇒ nFe2(SO4)3 = 0,025 mol ⇒ nFe = 0,05 mol.
Quan sát: 0,05 mol FeO ⇝ (0,05 mol Fe; 0,01 mol O) ||⇒ nO bị CO, H2 lấy = 0,04 mol.
Tinh tế xử lí nhẹ nhàng bài toán khí than ướt: C + H2O → (CO; H2) + CO2.
Cần 0,04 mol O để chuyển hết (CO; H2) → CO2 + H2O ⇒ nC = 0,02 mol.
Lại có Z chứa 0,01 mol CO2 (do Z tạo 1 gam kết tủa với Ca(OH)2 dư)
⇒ nCO2 trong X = 0,01 mol ⇒ m gam kết tủa là 0,01 mol BaCO3 ⇒ m = 1,97 gam.
Câu 36: Đáp án B

Thí nghiệm được tiến hành là thí nghiệm về phản ứng màu biure của protein. Xem xét các phát biểu:
(a) dung dịch lòng trắng trứng + NaOH: hỗn hợp thu được không màu → phát biểu này sai.
(b) đúng vì Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO–
NH) cho sản phẩm có màu tím (phản ứng màu biure).
(c) đúng, (d) sai. Như phân tích ở ý (b), đây là thí nghiệm chứng minh anbumin có phản ứng màu
biure.
Câu 37: Đáp án D
Phần 1 có 0,075 mol; phần 2 có 0,225 mol FeCl2. Cần nắm được các phản ứng hóa học xảy ra:
• Phần 1: 10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 10Cl2↑ + 24H2O.
cân bằng phản ứng chỉ mang tính chất minh họa, vì khi dùng KMnO4 dư + H2SO4 loãng dư
|⇝ cuối cùng, toàn bộ Cl– chuyển hết về Cl2 nên chỉ cần bảo toàn có: nCl2 = 0,075 mol.
• phần 2: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 || nhẩm sơ tỉ lệ thấy FeCl2 còn dư
⇒ thực chất cuối cùng m = 38,1 – 0,075 × 56 = 33,90 gam.
(0,075 mol Fe bị mất đi trong hỗn hợp ban đầu ở phản ứng phần 1).
Câu 38: Đáp án C
+ Giai đoạn 1: CuSO4 và NaCl điện phân trước (pH không đổi):
Trang 14


dpdd

CuSO 4  2NaCl ���
� Cu  Cl 2 � Na 2SO 4 �




0,
008
0,

016



n e 1  2 �0, 008  0, 016 

It1
0, 016 �96500
��
� t1 
 800s
F
1,93

+ Giai đoạn 2: HCl điện phân (pH tăng dần từ 2 đến 7):
pH  1 ��
� C HCl  0,1M ��
� n HCl  0,1�0, 2  0, 02 mol
dpdd

2HCl ���
� H 2 �  Cl 2 ��n  1�0, 02  It 2 ��
� t 2  1000s
�0, 02
� e 2 


F

+ Giai đoạn 3: NaCl bị điện phân (pH tăng từ 7 đến 13):

pH  13 ��
� C NaOH  0,1M ��
� n NaOH  0,1�0, 2  0, 02 mol
dpdd

2NaCl  2H 2 O ���
� 2NaOH  H 2 �  Cl 2 ��n  0, 02  It 3 ��
� t 3  1000s
�0, 02
� e 3
0, 02


F

t  t1  t 2  t 3  2800 s.
Câu 39: Đáp án B
dZ/Y = 1,7 nên Z là ete (không phải anken) ⇒ giải ra Y là ancol C3H7OH.
đốt E cho nCO2 = nH2O = 2,25 mol ⇒ axit X trong X phải có số π ≥ 2.
Thêm nữa, vì X no nên số π này là π C=O hay cứ có bao nhiêu nhóm –COOH là có bấy nhiêu π.
0,6

Quan sát + tổng kết giả thiết lúc này: E :
{
agam

mol

35mol
xmol

6 4 k7 4 8 640,7
48 }
R  COOH  n +C3H 7OH  H 2O

C
+O
{ +H
{ 2 ? {mol

2,25mol

2,25mol

gọi số nhóm chức hay cũng chính là số π của axit X là k như trên, từ ∑nCO2 = ∑nH2O
⇒ có  k  1

0, 6  k  1
0, 6
 0,35  x  0 � x  0,35 
|| x  0 � k  2, 4
k
k

Chặn 2 ≤ k < 2,4 → k = 2. Thay lại có x = 0,05 mol.
Biết x → bảo toàn O có nO trong E = ? = 1,5 mol ⇒ a = mE = mC + mH + mO = 55,5 gam.
Bảo toàn C ⇒ số Caxit = (2,25 – 0,35 × 3) ÷ 0,3 = 4 ⇝ là C2H4(COOH)2.
► Nhìn lại hỗn hợp E ban đầu: có neste = ½.x = 0,025 mol ⇒ naxit trong E = 0,275 mol.
⇒ yêu cầu: %maxit X trong E = 0,275 × 118 ÷ 55,5 ≈ 58,47%.
Câu 40: Đáp án C
1, 58mol


��
Al : 0, 5mol � �64 7 48 � �
Al3+
H2 �


NaHSO


4� � +
mol � �
2 � �
O : 0, 51 �+�
Na
SO4 �+�
N 2O�+H2O.
�� �
{
Sơ đồ quá trình: �
NaNO

�NH+ 1,58mol � �
N : 0, 12mol � �14 2 433 �
N �
4

��
1 22 3
1 44 2 4 43 �0,04mol �

23,34gam

0,18mol

☆ YTHH 02: với 2,04 mol NaOH và 1,62 mol Na sẵn có ⇄ ∑nNa+ = 3,66 mol sẽ đi về đâu?
Trang 15


À, là 1,58 mol Na2SO4 và còn lại là 0,5 mol NaAlO2 ||→ đọc ra có 0,5 mol Al.
Bảo toàn điện tích trong dung dịch Y có nNH4+ = 0,04 mol.
Giả thiết cho %mO ||→ nO trong hh đầu = 0,51 mol ||→ nN trong hh đầu = 0,12 mol.
☆ Đừng vội lao vào đặt hệ x; y; z và giải. Số mol, hỗn hợp → YTHH 01: tinh tế sử dụng:
Xem nào: bảo toàn N có nN2 trong (N2O; N2) = 0,06 mol ||→ nH2 trong Z = 0,12 mol.
⇒ bảo toàn H có nH2O = 0,59 mol ||→ bảo toàn O có nN2O = 0,04 mol
|⇝ quay lại tính được nN2 = 0,02 mol ||→ yêu cầu %mN2 trong Z = 21,875%.

Trang 16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×