Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài thu hoach cá nhân 4 năm thực hiện cuộc vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH
TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thị Huế
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường TH Lộc Thịnh.
Tôi hạnh phúc khi vừa sinh ra đã nghe được những lời ca: “Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại thắng……………..” qua giọng hát của bà và mẹ. Lớn lên tôi
được nghe Thầy và Cô kể rất nhiều câu chuyện cảm động về Bác- Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đến tháng 3 năm 2007, khi Bộ CT TW Đảng phát động cuộc vận động, lúc
này tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh đã là ngọn đuốc sáng cho tôi
sống, học tập, rèn luyện, lao động và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì hội nhập.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp
bách trong bối cảnh hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Yêu cầu của cuộc vận động là phải nâng cao cho được nhận thức
trong cán bộ, đảng viên về vị trí và tầm quan trọng về đạo đức của Đảng đối với
vận mệnh của Đảng, vận mệnh của chế độ, vận mệnh của đất nước, đặc biệt là
hạnh phúc của dân tộc. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng,
rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có quyền từ trung ương đến cơ sở, trong
thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư; đồng thời gắn với việc quản lý, giám sát về đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên; quyết tâm đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên.
Trong gần 4 năm qua, tìm hiểu, nghiên cứu và học tập về tư tưởng tấm
gương đạo đức của Người qua các buổi học do các cấp tổ chức, các tài iệu nghiên
cứu, phương tiện thông tin…, tôi tâm đắc một số nội dung sau:
1/ Học tập và làm theo Bác: Trung với nước, hiếu với dân. Trung với nước,
hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những điều mới
được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng
đạo đức truyền thống phương Đông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam


nói riêng. Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được
thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng, trong từng suy nghĩ, việc làm
cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong
từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán
và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn
luyện. Đó là lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân
tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp
của Đảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên
- 1 -
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự
nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình
xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng
cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ,
đảng viên nói riêng, và đòi hoi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung
với nước, hiếu với dân".
Tôi là người đảng viên, giáo viên thì phải khẳng định rằng nội dung này luôn
đặt lên hàng đầu , luôn phải khắc cốt ghi tâm.
2/ Học tập và làm theo Bác: Đoàn kết, đại đoàn kết.: Là một người am hiểu
sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh
nhận thức được thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại mới
làm thay đổi vận mệnh đất nước và từ chính những cuộc đấu tranh ấy, lịch sử đã
ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng
lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” và “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ
bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn
kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ
Chí Minh và được Người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư
tưởng của mình.
Khái niệm đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Bác là một hệ thống
những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp, tổ chức cách mạng
và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một
cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Bác nhận định: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư
tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết
phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Qua thắng lợi của
Cách mạng tháng 8, Bác đã chỉ ra: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì
tình hình quốc tế có lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết…Lực
lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”. Vì
vậy, Bác nhấn mạnh “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.
Qua 20 năm đổi mới, với nhiều chủ trương lớn của Đảng, chính sách của
Nhà nước hợp với lòng dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh
giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn là nhân tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị của đất nước.
Các hình thức tập hợp nhân dân có bước đa dạng hơn và có bước phát triển mới,
dân chủ xã hội được phát huy. Tuy nhiên, hiện nay trong khi sự nghiệp đổi mới
đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh toàn dân thì việc tập hợp nhân dân vào
mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế
tư nhân và ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào thiểu số,…
- 2 -
Vì vậy, trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay thì việc quan trọng là phải khơi dậy và phát huy
tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đoàn kết phải chú
ý phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ
lãnh đạo, quản lý đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất,
chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời, chăm lo đời sống cho đồng bào dân
tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập
quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại trừ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín
ngưỡng để gây rối.Học ở Bác nên trong cuộc sống hàng ngày và trong công tác tôi

luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. tôi hiểu rằng không sức mạnh nào thắng nổi sức
mạnh của tập thể.
3/ Học tập và làm theo Bác: Phấn đấu rèn luyện không ngừng.: Cuộc đời vĩ đại
của Bác là một đời không ngừng học hỏi. Ở đâu Người cũng dõi tầm nhìn sâu
rộng, tranh thủ từng phút từng giờ học hỏi không ngừng nhằm mục đích duy nhất
là tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngày nay học sinh ta có rất
nhiều điều kiện để tự học tốt hơn, nhưng do thiếu ý chí và thiếu phương pháp tự
học nên kết quả tự học chưa cao. Học tập tấm gương đạo đức của Bác, một trong
những điều cần thiết đối với giáo viên, học sinh, là cần tự học tốt, nâng cao trình
độ cho mình để có điều kiện phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn và
bản thân ngày càng thành đạt.
Để học tập theo Bác, tôi luôn cố gắng không ngừng để tự học, học từ trường
lớp, học qua đồng nghiệp, bè bạn, nhân dân, học qua các tài liệu…Năm 2007, tôi
đạt giải trong hội thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp huyện, đạt
giải tìm hiểu Luật biên cương do Bộ đội biên phòng Việt Nam tổ chức.Năm 2009
tôi vinh dự đạt cá nhân điển hình tiên tiến trong cuộc vận động học tập và làm theo
lời Bác, đạt giải hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Sở GD ĐT
tổ chức. Năm 2010, tôi đạt giải trong hội thi tìm hiểu hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người. Năm học 2008-2009 và 2009-2010 tôi đã viết sáng kiến
kinh nghiệm về công tác chuyên môn và được phòng GD công nhận. Mặc dù đã
nhận bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm Ngữ văn năm 2005, nhưng hiện tại tôi đang
theo học lớp Đại học tiểu học vì tôi thấy rằng học không bao giờ thừa.
Tuy vậy tôi vẫn thấy mình cần phải học nhiều hơn nữa như: ngoại ngữ, sử
dụng các phần mềm tin học, cách quản lý lãnh đạo nhà trường, các nội dung bồi
dưỡng chuyên môn….
4/ Học tập và làm theo Bác:phong cách và phương pháp tổ chức công việc: Lúc
sinh thời, Bác sống giản dị, từ lời nói, việc làm, phong cách, từ cách ăn mặc đến
những sinh hoạt đời thường, ngay cả khi giữ cương vị Chủ tịch nước. Ở Người sự
gần gũi, giản dị tạo ấn tượng khó quên với bất cứ ai dù chỉ một lần được gặp Bác.
- 3 -

Tác phong giản dị, đức tính tiết kiệm ở Bác Hồ có lẽ không ai sánh bằng.
Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ kaki may cùng kiểu, có cái đã rách cổ vá đi vá lại,
thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng một cách chân tình:"Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo
vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc ấy đi". Trong mọi hành
động của Bác đều tỏ rõ một phương pháp làm việc khoa học. Bác luôn có chương
trình, kế hoạch, có tổ chức , tính toán cẩn thận đến mọi tình huống có thể xảy
ra.Tôi thấy rằng những năm gần đây mặc dù công việc có hoàn thành theo chỉ tiêu
đề ra nhưng chưa thật sự khoa học, một số kết quả chưa thật sự có chiều sâu.Ngay
cả khi họp nhiều khi chưa đúng giờ, có những việc làm mà chưa được tính toán
một cách cụ thể.
5/ Học tập và làm theo Bác: cần, kiệm, liêm ,chính: Trải qua mấy thập kỷ, những
lời dạy bảo của Bác về cần kiệm liêm chính vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm
gương của Bác Hồ thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư thì có lẽ cả đời
chúng ta học tập noi theo. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tấm gương sáng về đức tính
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của Bác Hồ đã thẳm sâu trong lòng mỗi cán bộ
đảng viên và nhân dân ta được hun đúc thành ý chí của cả dân tộc trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã có hàng vạn người con
của Tổ quốc đã ngã xuống vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất
nước; hàng vạn người con đã hy sinh thân mình vì cuộc sống bình yên của nhân
dân. Chính họ đã nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam yêu nước, cần
cù, sáng tạo, đức hy sinh, để vì một xã hội ngày mai tươi đẹp. Thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính là mỗi cán bộ đảng viên đã góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân,
làm giàu cho đất nước, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động đồng thời xứng đáng là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Trong cuộc sống hiện nay, tôi luôn thực hiện
và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt về : tiết kiệm điện, nước, văn phòng
phẩm….
• Phương hướng trong thời gian tới:
+ Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

+ Nêu cao tinh thần đoàn kết. làm việc có hiệu quả và khoa học.
+ Phải học thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức
Tóm lại: cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác Hồ là kho giáo
huấn bất tận, có sức lan tỏa diệu kì, có ảnh hưởng hết sức to lớn đến nhân dân Việt
- 4 -
Nam nói chung và những người giáo viên nói riêng: Ta bên Người, Người tỏa sáng
bên ta. Ta bỗng lớn ở bên Người một chút. ( Thơ Tố Hữu)Học tập tấm gương Bác
Hồ không khó, vì những điều Bác dạy chúng ta đã có sẵn trong tâm hồn trí óc. Tôi
không thể học được sự vĩ dại của Người thì tôi sẽ học những điều đơn giản nhất từ
Bác. Hãy lặng yên suy nghĩ và rối sẽ thấy những điều đó như lời vang vọng núi
song, hịch truyền dạy của ông cha thưở trước, là tinh hoa dân tộc kết thành, là trí
tuệ rạng danh thời đại.Mỗi chúng ta sau khi nhận thức và hành động theo tấm
gương Người, đều như cảm thấy: Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kì. Trên đường dài
hai cánh đỡ ta đi ( Thơ Tố Hữu)
Lộc Thịnh, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Huế
- 5 -

×