Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tản văn của nguyễn quang thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ NGỌC HẠNH NHUNG

TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ NGỌC HẠNH NHUNG

TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội dung
trong luận văn “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều” là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh. Các kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình khác. Mọi
tham khảo trong luận văn đều được ghi trong mục tham khảo với tên tác giả,
tên công trình và thời gian rõ ràng. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Tác giả Luận văn

Đỗ Ngọc Hạnh Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sỹ chuyên
ngành Văn học Việt Nam và hoàn thành luận văn: “Tản văn của Nguyễn
Quang Thiều”.
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tác giả cuốn
tản văn “Mùi của kí ức”; “Có một kẻ rời bỏ thành phố” đã cung cấp nhiều thông
tin và tư liệu quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này!
Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng
viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, người thầy luôn tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn!
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng

nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả Luận văn

Đỗ Ngọc Hạnh Nhung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
5. Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................... 8
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 9
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 10
Chương 1: TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG TẢN
VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI......................................................................... 10

1.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và các sáng tác của ông............ 10
1.1.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 10
1.1.2. Quá trình sáng tác và giải thưởng ............................................................ 11
1.1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều ....................................... 13
1.2. Tản văn của Nguyễn Quang Thiều trong bộ phận tản văn Việt Nam

đương đại ................................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm về tản văn ............................................................................... 16
1.2.2. Khái quát về tản văn Việt Nam đương đại .............................................. 17
1.2.3. Tản văn Nguyễn Quang Thiều - Một tiếng nói độc đáo trong tản văn
Việt Nam hôm nay................................................................................... 21
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 24
Chương 2: HOÀI NIỆM VỀ VĂN HÓA LÀNG QUÊ VIỆT NAM VÙNG
BẮC BỘ TRONG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU ....................... 25

2.1. Tình yêu và sự luyến tiếc cho những giá trị văn hóa truyền thống của
làng quê Việt Nam đang mai một .............................................................. 25
iii


2.1.1. Văn hóa kiến trúc của làng quê trong quá trình đô thị hóa ..................... 26
2.1.2. Văn hóa ẩm thực của làng quê đồng bằng Bắc bộ .................................. 34
2.1.3. Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của làng quê
đồng bằng Bắc bộ ...................................................................................... 45
2.2. Tình yêu và niềm tự hào dành cho những người dân quê - chủ thể
sáng tạo, bảo tồn và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống .......... 51
2.2.1. Người dân quê Bắc Bộ - chủ thể sáng tạo giá trị văn hóa truyền
thống của làng quê ..................................................................................... 51
2.2.2. Người dân quê Bắc Bộ - chủ thể tiếp nhận, thưởng thức, lưu giữ và
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống .......................................................... 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 56
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ ĐẶC SẮC
TRONG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU. ..................................... 57

3.1. Hình tượng người trần thuật ....................................................................... 57
3.1.1. Hình tượng người trần thuật thi sĩ . ......................................................... 58

3.1.2. Hình tượng người trần thuật triết luận ..................................................... 64
3.2. Biểu tượng nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều ...................... 69
3.2.1. Hình tượng làng Chùa - biểu tượng cho văn hóa làng quê đồng
bằng Bắc Bộ .......................................................................................... 70
3.2.2. Hình tượng bà và mẹ - biểu tượng cho những người nông dân Bắc
Bộ tài hoa và tình nghĩa ......................................................................... 73
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều ........................ 76
3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ........................................................................... 76
3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất chính luận ................................................................ 79
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 81
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Nguyễn Quang Thiều là một trong những tên tuổi sáng giá nhất của nền
văn học Việt Nam hiện đại. Ông thành công trong cả hai lĩnh vực thơ và văn
xuôi, ngoài ra ông còn là một họa sĩ không chuyên khá nổi tiếng trong nền hội
họa Việt Nam đương đại. Bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học Việt
Nam thường chú ý tìm hiểu và đánh giá về Nguyễn Quang Thiều ở tư cách một
nhà thơ xuất sắc với nhiều cách tân mới mẻ, táo bạo. Việc nghiên cứu các tác
phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều nói chung và các tập tản văn, tiểu
luận nói riêng xét về mặt thành tựu còn rất khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng
với các giá trị tiềm ẩn trong các tác phẩm này. Đặc biệt các tập tản văn và tiểu
luận của Nguyễn Quang Thiều mới chỉ được giới thiệu sơ lược ở một số bài
báo mà chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tìm hiểu đánh giá

toàn diện về nó. Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tản văn của Nguyễn
Quang Thiều” để thực hiện luận văn của mình.
2. Nguyễn Quang Thiều vừa là nhà thơ, nhà văn đồng thời ông còn là một
họa sĩ. Sự giao thoa giữa các đặc trưng thể loại khác nhau là một thực tế gợi mở
nhiều vấn đề học thuật cần nghiên cứu. Thơ văn Nguyễn Quang Thiều mang
đậm nét của sự giao thoa đó. Ở đây không chỉ là sự cộng sinh thể loại trong
từng tác phẩm diễn ra như một quy luật tất yếu của văn học nghệ thuật từ ngàn
đời, mà còn là dấu vết chủ nghĩa hậu hiện đại ít nhiều tác động đến sáng tác của
Nguyễn Quang Thiều, và đã để lại những “dấu vết” trong hàng loạt cách tân táo
bạo của ông. Khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi muốn góp một tiếng nói nhỏ
bé nhằm nhận diện và lý giải sức sống, vẻ đẹp và cả sự phức tạp của dòng chảy
văn xuôi Việt Nam đương đại, với sự vận động và biến đổi không ngừng của nó
do tác động của bối cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa ở thời đại hôm nay.
3. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trong nhà trường, nghiên
cứu về tản văn của Nguyễn Quang Thiều sẽ cho chúng tôi có thêm tư liệu bổ
ích để giảng dạy tốt hơn phần Văn học Việt Nam hiện đại.
1


4. Văn xuôi Việt Nam đương đại là một bộ phận văn học đang vận động,
biến đổi và chưa hoàn kết. Việc nghiên cứu và đánh giá về nó bao giờ cũng khó
khăn hơn việc nghiên cứu đánh giá những tác phẩm văn học đã được khẳng
định trong quá khứ. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một
phần tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học phần văn học Việt Nam
hiện đại trong nhà trường các cấp, cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu về
bộ phận sáng tác này.
Chính vì những lí do kể trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tản văn
của Nguyễn Quang Thiều” để nghiên cứu và hoàn thành chương trình thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử vấn đề

Đến với văn chương, Nguyễn Quang Thiều đã tự tạo cho mình một cây
bút đa dạng, chưa bao giờ nhà văn chịu bó mình trong một thể loại nhất định.
Chính điều này đã tạo nên cho văn chương đương đại một cây bút đa dạng, tài
hoa. Nguyễn Quang Thiều được mệnh danh là kẻ đa tài. Từ thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết, chân dung văn học, tản văn và tiểu luận, ở thể loại nào Nguyễn
Quang Thiều cũng thể hiện được một cá tính sáng tạo riêng. Là một nghệ sĩ đa
tài như vậy, Nguyễn Quang Thiều và sáng tác của ông đã có được sự quan tâm
của rất nhiều bạn đọc và của giới nghiên cứu phê bình văn học. Cho đến nay,
đã có không ít bài báo, tạp chí, các tiểu luận, các công trình nghiên cứu đánh
giá về các tác phẩm của ông trên các lĩnh vực thơ, văn xuôi và dịch thuật...Có
rất nhiều tờ báo lấy Nguyễn Quang Thiều làm nguồn đề tài như các trang báo:
Nhà báo và công luận, dân trí, vanvn.net, tạp chí sông Hương, Vnexpress, Giáo
dục và thời đại… Đặc biệt là sau khi nhà văn nhận giải thưởng thơ Hàn Quốc
thì tên tuổi ông trên các tờ báo càng nhiều.
Trước hết về mảng thơ, trong cuộc tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện
đại và Nguyễn Quang Thiều” nhân xuất bản tập thơ “Châu thổ” Nguyễn Đăng
Điệp khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng nổi bật trong số

2


những cây bút từ sau 1975, với những cách tân ráo riết, táo bạo”[57]. Trong
bài viết “Đám mây thơ trên cây ánh sáng” tác giả Nguyễn Việt Chiến đã viết:
“những đám mây thơ của anh vẫn cuồn cuộn sức sống thi ca nhưng lại thắp
trên cái cây ánh sáng những ngọn lửa của ngôn ngữ tình yêu và khát vọng
sống” [2], những cách tân trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự cần thiết cho
thơ ca Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và có vai trò tạo ra một diện mạo
mới cho thơ ca. Sau khi xuất bản tập “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992, Nguyễn
Quang Thiều đã định hình một giọng điệu, ngôn ngữ riêng và mới trong thơ ca
Việt Nam hiện đại. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn

Quang Thiều như: Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam
sau 1975 của Nguyễn Thị Hiền (2003); Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - thơ ca
có thể cứu rỗi thế giới của Phùng Hiệu (2015); Sự mất ngủ của lửa hay sự thao
thức của một hồn thơ của Đông La. Những ý kiến đánh giá về sự sáng tạo, cách
tân của Nguyễn Quang Thiều được đặt trong bối cảnh không ngừng vận động
và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Trong số 45 gương mặt được
điểm diện thì Nguyễn Quang Thiều được xem là xu hướng cách tân đích thực
và tích cực với những vần thơ được biết đến ở những năm 90 của thế kỉ XX,
Nguyễn Quang Thiều đã góp phần làm cho thơ đương đại Việt Nam khởi hành
sang chặng đường mới. Từ những bài viết trên cho thấy thơ Nguyễn Quang
Thiều luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ phía bạn đọc và giới phê bình
văn học, điều đó khẳng định nhà thơ đã xác lập cho mình cá tính và phong cách
riêng trong nền thơ ca Việt Nam.
Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong mà ông còn là cây
bút văn xuôi giàu sáng tạo và thành công, cho đến nay Nguyễn Quang Thiều đã
xuất bản 15 tập văn xuôi với các tiểu thuyết và truyện ngắn xuất sắc. Trong bài
Hộp đen - Nguyễn Quang Thiều in trên báo Văn nghệ số 17 +18 (24 - 8 2012), tác giả Thiên Sơn nhận định: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều
hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều

3


sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi
truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết. Vượt qua biên giới lãnh thổ, thơ và
truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới
thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland,
Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thụy Điển, Malaysia...” [29].
Trên website trong bài viết “Chiếc bình rượu của Nguyễn Quang Thiều”,
tác giả bài viết có nhắc đến nhận xét của Denis Billboz đánh giá “Với phong
cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi giữa

dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ẩn
ngụ thanh bình... Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phần hiển
hiện từ một tảng băng giấu che những vết thương chưa lành hẳn, những kỷ
niệm nặng nề, những nỗi đau còn sót lại của một cuộc chiến. Nhưng, như con
phượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro bụi
một kỷ nguyên mới thanh bình”[55]. Như vậy, cũng giống như ở mảng thơ, văn
xuôi của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn và lôi cuốn độc giả bởi một phong cách
nghệ thuật độc đáo, đồng thời đóng góp những cách tân mới mẻ cho nền văn
xuôi đương đại.
Cho đến nay các có thể kể đến luận án, luận văn nghiên cứu về Nguyễn
Quang Thiều như: Luận án Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ
Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Hiền, ở luận án này tác giả nghiên cứu đặc
điểm thơ Nguyễn Quang Thiều ở phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Các luận văn Đặc điểm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều qua truyện
ngắn và ký của tác giả Phạm Thị Thảo. Tác giả luận văn đi sâu khai thác truyện
ngắn của Nguyễn Quang Thiều đồng thời nghiên cứu đặc điểm nội dung, nghệ
thuật trong cách viết truyện ngắn và ký của ông. Truyện ngắn Nguyễn Quang
Thiều nhìn từ góc độ thể loại là luận văn của tác giả Tăng Thị Hoàn khai thác
về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều dưới góc độ thể loại. Truyện ngắn

4


Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học - luận văn của tác giả
Nguyễn Thị Sen khai thác về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều dưới góc
nhìn trần thuật học với hình thức tổ chức tự sự. Cái tôi trữ tình trong thơ
Nguyễn Quang Thiều của tác giả Lý Thị Nhiên lại đi sâu tìm hiểu, phân tích
phong cách sáng tạo của cái tôi Nguyễn Quang Thiều trong thơ. Luận văn của
Nguyễn Thu Hằng với đề tài Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc
nhìn phê bình sinh thái, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích để làm

sáng rõ những đóng góp của truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Quang Thiều
từ góc nhìn phê bình sinh thái. Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nguyên đã chọn cho mình đề tài Đặc điểm thơ văn xuôi của
Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều tác giả
đã chọn thơ, văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều làm đối tượng nghiên cứu.
Không chỉ thành công ở lĩnh vực thơ và văn xuôi, Nguyễn Quang Thiều
bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình qua những năm tháng đói khổ chiến
tranh, những ám ảnh trong tiềm thức, sự trải nghiệm đa dạng trong đường đời
cùng những suy ngẫm đậm chất thế sự đã góp phần đánh thức mảng tản văn.
Ông ngợi ca vẻ đẹp văn hóa Việt. Đó là vẻ đẹp của sự Chân - Thiện - Mỹ, vẻ
đẹp về những số phận, những cuộc đời, những con người, những nét văn hóa
mang đậm truyền thống dân tộc. Với các tập tản văn Có một kẻ rời bỏ thành
phố (2010); Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng (2015); Mùi
của ký ức (2017). Nguyễn Quang Thiều đưa độc giả đến thế giới vẻ đẹp của
một thời quá vãng, gợi lên không khí trầm mặc, suy tư và đầy hoài niệm. Trong
buổi tọa đàm giới thiệu về tác phẩm Người kể chuyện lúc nửa đêm và những
giấc mộng (2015), họa sĩ Lê Thiết Cương quan niệm rằng: “dù là văn chương
hay hội họa, thì một tác phẩm ấn tượng là tác phẩm phải tạo được ám ảnh cho
người đọc, và cuốn sách này đã làm được điều đó”[51]. Để nói về tác phẩm
mới của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “ Tác giả
đã khắc họa một không gian âm tính đậm nét. Văn phong của Nguyễn Quang
Thiều là sự giao thoa giữa trường phái văn học hiện đại và văn học hậu hiện
5


đại” [51]. Còn Chu Văn Sơn chia sẻ: “Tôi là người đọc văn Nguyễn Quang
Thiều rất sớm và khá trọn vẹn. Trong văn của anh hình ảnh sông Đáy trở đi trở
lại như một ám ảnh. Nhưng ám ảnh sâu nhất trong tác phẩm của Nguyễn
Quang Thiều lại là ám ảnh về cái chết. Trong cuốn sách này ta sẽ bắt gặp hàng
loạt các sự vật, hiện tượng đối lập nhau cùng tồn tại như: bóng tối- ánh sáng,

sự sống- cái chết. Dường như Nguyễn Quang Thiều quan tâm nhiều đến “phần
âm” của cuộc sống. Nói về nó là cách anh khơi gợi lên sự phục sinh và cội
nguồn của cuộc sống” [51]. Nguyễn Quang Thiều đến với văn chương bắt đầu
từ thơ, cho nên trong tản văn của ông luôn tràn đầy sự lãng mạn, tư duy hình
ảnh, suy ngẫm, tưởng tượng và thấm đẫm chất thơ.
Qua khảo sát các bài báo, đề tài, luận văn, luận án, các nhận định đánh giá
về các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và tản văn của Nguyễn Quang
Thiều, một thực tế cho thấy tản văn của ông khá nhiều, tuy nhiên nếu như mảng
thơ và truyện ngắn và tiểu thuyết của ông có những nhận xét, đánh giá xác đáng
và có hệ thống thì tản văn lại chưa nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học. Chúng tôi thấy chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào về tản văn của Nguyễn Quang Thiều, hoặc có chăng những
nhận xét đánh giá đó còn mang tính khái quát chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết và
hệ thống. Đó là những khoảng trống, những dấu hỏi còn bỏ ngỏ, gợi dẫn cho
chúng tôi lựa chọn tản văn Nguyễn Quang Thiều làm đối tượng nghiên cứu.
Đến với đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những kiến giải riêng về giá trị
nội dung và giá trị nghệ thuật trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều”
với một số vấn đề nổi bật trong phạm vi nội dung của tản văn như: Bức tranh
hiện thực xã hội và hình ảnh con người gắn với văn hóa làng quê, văn hóa tâm
linh, văn hóa ẩm thực, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Việt... Một số
vấn đề nổi bật ở phương diện hình thức nghệ thuật như: hình tượng người trần
6


thuật, chất thơ và chất chính luận, biểu tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật
trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu tản văn của Nguyễn Quang Thiều qua các
tập: Có một kẻ rời bỏ thành phố (2010); Mùi của ký ức (2017). Ngoài ra chúng
tôi có mở rộng so sánh với một số tác phẩm văn xuôi khác của chính Nguyễn
Quang Thiều, với tản văn của một số nhà văn khác như: Y Phương, Hoàng Việt
Hằng, Nguyễn Hữu Quý...
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tác giả: Để hiểu một tác phẩm cần phải có cái
nhìn sâu sắc, toàn diện về tác giả và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bởi lẽ
phong cách nghệ thuật của tác giả chi phối toàn bộ nội dung và hình thức của
tác phẩm. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tác giả để khai thác, tìm
hiểu về nhà văn Nguyễn Quang Thiều ở các phương diện: Cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác và quan điểm nghệ thuật của ông.
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Mỗi một tác
phẩm đều thuộc vào một thể loại văn học khác nhau. Nguyễn Quang Thiều là
một cây bút đa tài. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, tản văn. Với đề tài “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều”, vấn đề cơ bản
cần khai thác, tiếp cận chính là thể loại tản văn của ông. Vì vậy, chúng tôi sử
dụng phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại như là một
phương pháp chính, hỗ trợ đắc lực cho luận văn của mình. Phương pháp này sẽ
giúp khai thác sâu hơn về thể loại tản văn, những vấn đề xoay quanh tản văn ở
cả nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp thi pháp học: Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm
nghiên cứu văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn
bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện
thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức

7


mang tính nội dung của tác phẩm văn học như: hình tượng nhân vật – không

gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Sử
dụng phương pháp này, chúng tôi phân tích, thẩm bình tản văn của Nguyễn
Quang Thiều, đi từ hình thức đến nội dung của tản văn Nguyễn Quang Thiều.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (dân tộc học; văn hóa học…):
Phương pháp nghiên cứu liên ngành là việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng
nhiều cách thức dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Tản văn của Nguyễn
Quang Thiều không chỉ là tác phẩm văn học mà còn liên quan đến văn hóa tâm
linh, tín ngưỡng phong tục tập quán, yếu tố lịch sử địa lí, dân tộc… Chính vì
vậy chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để đặt tản văn
Nguyễn Quang Thiều trong nhiều hướng tiếp cận có tính liên ngành, từ đó đối
tượng nghiên cứu được “soi sáng” và “đào sâu” hơn với các giá trị văn hóa, lịch
sử. v.v..
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu quen thuộc
như: so sánh, liệt kê, phân tích, lập bảng biểu, thống kê.
Tất cả các phương pháp trên có mối quan hệ thống nhất, nằm trong một
thể thể thống nhất và hỗ trợ, tác động qua lại với nhau trong việc khai thác đề
tài này.
5. Nhiệm vụ của luận văn
1. Khái lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác của
Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt quan tâm đến thể loại tản văn trong sáng tác
của nhà văn, đặt nó trong sự đối sánh với tản văn Việt Nam thời kỳ hiện đại.
2. Tập trung nghiên cứu một số phương diện đặc sắc nhất trong tản văn
của Nguyễn Quang Thiều như hiện thực xã hội và con người gắn kết với văn
hóa làng quê Việt Nam, một số phương diện văn hóa đặc sắc nhất được nhà văn
quan tâm tái hiện: văn hóa tâm linh; văn hóa ẩm thực... Cảm hứng ngợi ca đan
xen hoài niệm luyến tiếc của nhà văn khi chứng kiến nhiều giá trị văn hóa của
làng quê Việt Nam đang mai một dần.

8



3. Chúng tôi tập trung nghiên cứu một số phương diện hình thức nghệ
thuật trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều: Hình tượng người trần thuật có
một tình yêu sâu nặng và một tri thức uyên bác với văn hóa làng quê Việt ở Bắc
bộ, ngôn ngữ có sự giao thoa ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ thơ, một số
biểu tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh, từ đó chúng tôi khẳng định
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều qua những tản văn đặc sắc
của ông.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về tản văn của Nguyễn
Quang Thiều. Qua việc nghiên cứu một số phương diện đặc sắc trong nội dung
và hình thức nghệ thuật của tản văn Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi mong
muốn phân tích lý giải và làm sáng rõ những giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm,
phong cách nghệ thuật độc đáo và đóng góp của nhà văn đối với nền văn xuôi
Việt Nam đương đại. Cũng qua việc nghiên cứu này, chúng tôi góp phần nhận
diện và lý giải xu thế vận động, sự giao thoa thể loại trong tản văn Việt Nam
đương đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tản văn của Nguyễn Quang Thiều trong tản văn Việt Nam
đương đại.
Chương 2. Hoài niệm về văn hóa làng quê Việt Nam vùng Bắc bộ trong
tản văn Nguyễn Quang Thiều.
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật tự sự đặc sắc trong tản văn của
Nguyễn Quang Thiều.

9



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và các sáng tác của ông
1.1.1. Tiểu sử
Là một cây bút đa tài xuất hiện thường xuyên trên thi đàn, văn đàn và với
vai trò một nhà truyền bá nền văn học hiện đại Việt Nam ra thế giới, Nguyễn
Quang Thiều đã tự khẳng định tên tuổi sáng giá của mình. Nguyễn Quang
Thiều sinh ngày 13/2/1957 trong một gia đình viên chức tại vùng quê mộc mạc,
giản dị bên bờ sông Đáy, ngôi làng quê ông đầu tiên mang tên là làng Tía Hạ,
sau đó gọi là làng Chùa, sau này mới gọi là làng Hoàng Dương, xã Sơn Công,
huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ). Đây là một vùng đất từ bao đời nay nổi tiếng
với truyền thống hiếu học, trọng đạo đức và trọng thơ ca. Sinh ra và lớn lên
trong một môi trường như vậy, Nguyễn Quang Thiều nhanh chóng nối tiếp
truyền thống văn hóa quê hương. Quãng thời gian tuổi thơ của ông là chuỗi
tháng ngày sống với thiên nhiên hoang dã và trong một cuộc sống còn nhiều
gian khó. Chính thiên nhiên hoang dã cùng cái đói, cái nghèo đã nuôi lớn ông
để đến tận bây giờ khi nhắc lại tuổi thơ, ông vẫn không quên câu nói:“Nghe
vọng lại mùa châu chấu đói/ Xòe cánh bay qua vòm họng người nghèo” [40,
tr9]. Mẹ ông là giáo viên - một người phụ nữ đã để lại trong ông nhiều yêu
thương vì từ những lời hát ru, những câu chuyện kể của mẹ đã khơi dậy bao
cảm hứng sáng tạo. Sau này tản văn ông viết về làng Chùa, hình ảnh người mẹ
luôn xuất hiện và bao trùm lên toàn bộ kí ức ông. Sớm rời quê đi học, Nguyễn
Quang Thiều đã nhanh chóng thành tài nhờ sự chăm chỉ, kiên trì. Sau khi tốt
nghiệp đại học ở Cuba, ông trở về nước công tác ở ngành an ninh. Ông công
tác tại Bộ công an và bắt đầu sự nghiệp báo chí: ông tham gia báo Văn nghệ,
báo An ninh thế giới, Cảnh sát toàn cầu, sáng lập tờ Nghệ thuật mới những
10



mong mang hết tài năng của mình để cống hiến cho nước nhà. Ông là Ủy viên
Hội đồng thơ, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Sáng tác, Giám
đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội nhà văn Việt Nam khoá VIII, Phó Tổng
thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi và Mĩ latinh, Giám đốc Tổng biên tập Nhà
xuất bản Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội
nhà văn Việt Nam khóa VIII.
Như vậy, cả cuộc đời Nguyễn Quang Thiều là một chuỗi tháng ngày phấn
đấu, kết tinh, kế thừa truyền thống văn hóa của quê hương đồng thời tự bản
thân miệt mài học tập, rèn luyện để trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trên văn
đàn, thi đàn và cả trong linh vực hội họa.
1.1.2. Quá trình sáng tác và giải thưởng
Hiện nay, trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, cái tên Nguyễn Quang
Thiều không còn xa lạ với bất kì những ai yêu văn học, yêu hội họa. Ông là
một cây bút bắt đầu sự nghiệp văn thơ khá sớm (26 tuổi), Nguyễn Quang Thiều
nhanh chóng khẳng định mình là cây bút đa năng và sung sức, thường xuyên
xuất hiện và được nhắc đến trên văn đàn, thi đàn, báo chí. Với tài năng thiên
bẩm, ông không chỉ thành công trên một lĩnh vực, một thể loại mà ông tiếp cận,
làm quen và thử sức ở khá nhiều loại hình nghệ thuật và ở nhiều thể loại văn
học khác nhau. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều khá đồ sộ, cho tới
nay ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tiểu thuyết và truyện ngắn, 10 cuốn sách
dịch, sách thiếu nhi và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, phê bình, tản văn.
Thơ ca của Nguyễn Quang Thiều đã từng khơi dậy nhiều tranh luận, dẫn
đến những ý kiến, những đánh giá trái chiều trên thi đàn, văn đàn và trong bạn
đọc. Khi tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” được Hội Nhà văn trao giải, sóng gió đã
nổi lên từ đó. Một bên cho thơ ông là một thứ thơ cách tân, đi đầu cho hàng
ngũ tiên phong trong sự đổi mới, ngược lại, một bên cho là “lai căng”, là rất
“non kém về nghệ thuật”. Kể từ đó sau mỗi tác phẩm khác ông cho ra đời, sự
tranh luận ấy vẫn tiếp diễn, tuy âm thầm nhưng không kém phần gay gắt. Thơ


11


Nguyễn Quang Thiều có tầm bao quát rộng, có những cách tân táo bạo về thi
pháp, để hiểu hết thi pháp thơ ông là một điều không dễ dàng. Ông luôn vật lộn
trăn trở tìm kiếm ngôn ngữ riêng để thể hiện tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của
mình. Chính sự đổi mới trong cách viết đã khiến ông khá thành công ở mảng
thơ ca và được độc giả yêu quý, đón đọc. Tác phẩm chính: Ngôi nhà tuổi 17,
1990; Sự mất ngủ của lửa, 1992; Những người đàn bà gánh nước sông, 1995;
Những người lính của làng, 1996; Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996; Nhịp điệu
châu thổ mới, 1997; Bài ca những con chim đêm, 1999; Thơ tuyển cho thiếu
nhi, 2004; Cây ánh sáng, 2009; Châu thổ, 2010.
Không chỉ nổi tiếng về thơ, ông còn để lại dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận,
dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Ông
là người tích cực hoạt động, làm cầu nối giữa các văn nghệ sĩ Việt Nam và các
văn nghệ sĩ cựu binh Mỹ. Trong sáng tác của mình ông quan tâm đến những
mảnh đời, những số phận khác nhau của con người thời hậu chiến như: người
lính; những người phụ nữ trong chiến tranh. Ông quan tâm đến những vấn đề
nóng bỏng của xã hội như vấn đề sinh thái; vấn đề môi trường; lối sóng hiện
đại của giới trẻ cũng như những những điều tưởng như nhỏ nhặt bình dị, gần
gũi như: bến sông, cổng làng, bờ đê, cánh đồng... nhưng lại ẩn sâu bên trong
các đề tài ấy lại là những vấn đề văn hóa lớn lao. Tác phẩm chính: Mùa hoa cải
bên sông, 1989; Cái chết của bầy mối, 1991; Đứa con của hai dòng họ, 1996;
Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991; Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991; Cỏ hoang,
tiểu thuyết, 1992; Tiếng gọi tình yêu, 1993; Kẻ ám sát cánh đồng, 1995; Người
đàn bà tóc trắng, truyện ngắn, 1996; Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn,
1997; Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998; Người cha, truyện thiếu nhi,
1998; Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi, 1998; Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi,
2000; Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi, 2001; Người nhìn thấy trăng thật,
truyện ngắn, 2003; Ba người, chân dung văn học (in chung). Các tập tản văn

cùng tiểu luận: Có một kẻ rời bỏ thành phố, 2010; Người kể chuyện lúc nửa

12


đêm và những giấc mộng, 2015; Mùi của ký ức, 2017. Sách dịch: Khoảng thời
gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997; Chó hoàng Đingô, truyện ngắn Úc, 1995; Năm
nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002. Ngoài ra, ông còn viết kịch bản sân khấu,
viết báo… ở thể loại nào ông cũng đạt được thành công lớn. Gần đây nhất ông
còn có nhiều thành công trong hội họa và tham gia vào lĩnh vực điện ảnh, sân
khấu.
Với những đóng góp to lớn trong suốt chặng đường sáng tác hơn 30 năm,
ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 1993-1994
ông đạt giải 3 cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đội. Giải thơ hay 1993
của báo văn nghệ Hồ Chí Minh cho tập thơ Những người đàn bà gánh nước
sông; Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tác phẩm“Sự mất
ngủ của lửa” (1992). Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017
với các tác phẩm: “Sự mất ngủ của lửa” (1992), “Những người đàn bà gánh
nước sông” (1995) và “Mùa hoa cải bên sông” (1989). Giải thưởng của Hội
các nhà dịch giả văn học Quốc gia Mỹ 1998. Giải thưởng Final cho tập thơ The
Women Carry River Water của The National Literary Translators Association
of America năm 1998.
Đáng tự hào hơn nữa, tháng 9/2018, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được
trao Giải thưởng Changwon KC International Literary Prize (Giải thưởng văn
học quốc tế Hàn Quốc Changwon) năm 2018. Đây là giải thưởng được trao cho
những tác giả trong độ tuổi từ 50 - 65 có những cống hiến, đóng góp to lớn
trong việc sáng tạo văn học nghệ thuật ở cả trong nước và nước ngoài. Chia sẻ
về giải thưởng này, Nguyễn Quang Thiều cho biết ông vô cùng xúc động và
hạnh phúc. Giải thưởng văn học uy tín này không chỉ mang lại vinh dự cho
Nguyễn Quang Thiều mà còn đem đến vinh quang cho đất nước Việt Nam của

chúng ta.
1.1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều

13


Mỗi một nhà thơ, nhà văn khi đã chọn cho mình sứ mệnh của người cầm
bút thì họ luôn có quan điểm sáng tác và quan niệm nghệ thuật riêng. Nguyễn
Quang Thiều cũng vậy, ngay từ khi cầm bút ông cho rằng nhà thơ, nhà văn phải
là người có ý thức, có trách nhiệm trước các sáng tác của mình. Sáng tạo văn
chương là một hoạt động nghệ thuật vì vậy người sáng tạo ra các tác phẩm văn
học không được cẩu thả, và phải có những tác phẩm có giá trị phục vụ cuộc
sống. Để có thể viết được những tác phẩm hay thì chính bản thân nhà văn, nhà
thơ phải là những người trải nghiệm, phải suy ngẫm, trăn trở, tác phẩm ra đời
phải từ sự đam mê, không vụ lợi. Quan niệm như vậy về nghệ thuật nên cả
cuộc đời Nguyễn Quang Thiều đều cố gắng hướng và đi đúng quan niệm này.
Ông luôn trăn trở nhằm phát hiện những vẻ đẹp bình dị trong đời sống, hay
cảm nhận nỗi đau của thân phận con người trong và sau chiến tranh để truyền
đi, gợi mở những thông điệp nhân văn cho mọi người. Ông quan niệm phải
mang đến những tiếng nói nghệ thuật mới, giai điệu mới đầy sức sống và khai
mở, sáng tạo là sức mạnh lớn nhất của nhà thơ.
Trên trang website tác
giả Phương Mai với bài viết “Đa tài và đa mang” có đoạn: “Trong một buổi
trò chuyện định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ với chủ đề “Làm thế nào
để trở thành một nhà văn chuyên nghiệp,” tôi có nói rằng, các bạn đừng đặt ra
mục tiêu phải trở thành nhà văn của một vạn hay một triệu độc giả. Thay vào
đó, trước hết, các bạn phải trở thành nhà văn của một bạn đọc - chính bản thân
mình. Đó là điều rất quan trọng.Việc người cầm bút nghĩ rằng, phải viết để có
cái danh, để đến một lúc nào đó sẽ “thống trị” toàn bộ bạn đọc, trong khi
không giải quyết được những vấn đề nội tại của chính mình là một điều sai

lầm. Xuất phát điểm như vậy sẽ không thể đưa đến những tác phẩm nghệ thuật
thực sự. Người cầm bút phải viết như một nhu cầu, thói quen hàng ngày, coi đó
là một lẽ đương nhiên, một việc cần phải làm. Còn nếu viết chỉ như một cuộc
chơi, một sự giải tỏa ẩn ức, phiền muộn tức thời hay để ám chỉ một cá nhân, sự
14


việc nào đó thì không bao giờ đến được văn chương đích thực. Đây không phải
là nguyên lý tôi tự nghĩ ra mà đã được các nhà triết học, văn hóa lớn của thế
giới đề cập từ những năm đầu Công nguyên” [54]. Ông cũng cho rằng ở Việt
Nam hiện nay, trong lực lượng sáng tác, có người quá thiên về hình thức, cầu
kỳ trong nghệ thuật thể hiện, khiến những câu hỏi lớn của đời sống bị lu mờ.
Bên cạnh đó, có người lại quá chú tâm vào nội dung mà quên đi những cách
thức biểu hiện, vẻ đẹp quan trọng của nghệ thuật thi ca. Hai yếu tố đó cần phải
được kết hợp hài hòa, khéo léo. Quan điểm nghệ thuật của ông về tác giả người cầm bút là một quan điểm đúng đắn, nó xuất phát từ một người cầm bút
có tâm, có tài và có tầm văn hóa cao.
Đối với quan niệm về thơ, như đã nói ở trên, thơ của Nguyễn Quang Thiều
dẫn tới những tranh luận trái chiều khá gay gắt từ khi ông công bố tập thơ: “Sự
mất ngủ của lửa”. Cuối cùng những tranh cãi hay mâu thuẫn cùng được giải
quyết và thơ ông được đánh giá là thơ có vai trò cách tân thơ hiện đại. Để đạt
được điều đó, bản thân Nguyễn Quang Thiều có quan niệm khá rõ ràng đối với
thơ. Ông quan niệm thơ ca là nơi duy nhất để ông giải phóng ông và để ông trú
ẩn. Một điều ông muốn nói đến là những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi
được thế giới nhưng những gì mang tinh thần thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.
Ông đến với thơ là để giải phóng chính ông, thơ giúp ông thoát khỏi cuộc sống
tầm thường của vật chất, thơ giúp ông sống với một xã hội tốt đẹp ở đó có
những làng xóm chất phác, mộc mạc, ở đó có bóng dáng cuộc sống xưa, yên
bình. Thơ sẽ cứu rỗi thế giới, khiến thế giới đẹp hơn. Muốn làm được điều đó
thì mỗi bài thơ dù ngắn hay dài thì mục đích cuối cùng của nó phải tạo ra
những sự kiện tâm hồn cho chính nhà thơ và cho bạn đọc. Chỉ như vậy cuộc

Cách mạng về Mỹ học trong tác phẩm nghệ thuật mới được thực thi.
Bên cạnh đó ông cho rằng quan điểm thi ca của ông là làm sống lại những
cái đã chết và làm mới lại những cái đã cũ, đó chính là quan điểm không ngừng

15


sáng tạo, đổi mới, tránh sự lặp lại, sáo mòn bởi lặp lại người khác hay lặp lại
chính mình là “cái chết” của văn học nghệ thuật.
Nhìn chung, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều đã định
hướng sự nghiệp thơ, văn và làm nên một Nguyễn Quang Thiều tài năng,
không ngừng sáng tạo và đổi mới.
1.2. Tản văn của Nguyễn Quang Thiều trong bộ phận tản văn Việt Nam
đương đại
1.2.1. Khái niệm về tản văn
Ở Việt Nam cách gọi tản văn đến nay còn chưa được sự thống nhất về mặt
nội hàm của khái niệm. Còn nhiều ý kiến khi định danh về thể loại này. Ở
Trung Quốc, khái niệm tản văn được dùng với ba cấp độ: tản văn theo nghĩa là
văn xuôi, tản văn theo nghĩa là những thể loại ngoài truyện, thơ và kịch, tản văn
là một thể loại văn học. Đầu thế kỉ XX, tản văn trong quan niệm của nhiều
người vẫn được hiểu theo nghĩa là văn xuôi, lối văn không đối nhau và không
có vần.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn
gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa
nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, nhẹ
nhàng, không nhất thiết đòi hỏi phải có “cốt truyện” phức tạp, “nhân vật” hoàn
chỉnh nhưng nó có “cấu tứ” độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt
yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội,
bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Theo
Nguyễn Quang Thiều, công thức của tản văn là: hiện thực cộng với cảm xúc, tư

duy và ngôn ngữ. Nhà văn quan sát đời sống và cảm xúc sinh ra từ hiện thực
đời sống, sau đó nhà văn ghi lại cảm xúc của mình trong ý thức của tư duy và
bằng một thứ ngôn ngữ của thơ ca. Đây là định nghĩa riêng của Nguyễn Quang
Thiều về tản văn với tư cách một nhà thơ, và quả thực các tản văn của ông là
những minh chứng sinh động cho định nghĩa của ông. Tản văn được hình thành
16


từ khá sớm, trong những năm đầu của thế kỉ XX trong các sáng tác của Tản Đà,
Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác. Ban đầu tản văn ra đời chủ yếu đăng trên
báo chí tuy nhiên còn khá mờ nhạt. Tản văn mang đặc điểm riêng biệt: Mang ý
nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành, Ngôn từ đẹp
đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích, Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung
quanh. Dựa vào nội dung và tính chất của tản văn, có thể phân ra mấy loại
sau: Kể chuyện, tự sự, trữ tình, tả cảnh, triết lý.
Tản văn được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tản
văn chính là khái niệm chỉ tất cả các thể loại văn bản hành chính công vụ, văn
bản khoa học, tác phẩm văn học. Theo nghĩa hẹp thì tản văn chỉ đơn thuần là một
thể loại bên cạnh tiểu thuyết, kịch, thơ ca. Tản văn chính là một thể loại giao
thoa giữa thơ và truyện ngắn. Hiểu theo nghĩa này, tản văn là những tác phẩm
văn xuôi khá ngắn gọn, hàm súc, có hoặc không có cốt truyện (tùy vào cách xây
dựng của tác giả). Đặc trưng của tản văn chính là dấu ấn cá nhân, là cái tôi cá
nhân tác giả. Đọc một tản văn người đọc sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của tác
giả với tâm trạng, cảm xúc rất thật. Kết cấu của tản văn phóng khoáng, không
máy móc, rập khuôn, phụ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Tác giả thỏa
ý thể hiện tâm trạng, cái nhìn, cách cảm về nhân sinh quan xã hội. Do sự phức
tạp của nội hàm khái niệm tản văn, chúng tôi hiểu khái niệm tản văn theo cuốn
Từ điển Thuật ngữ Văn học của nhiều tác giả định nghĩa: “Tản văn là loại văn
xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh,
khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá,

không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có
cấu tứ độc đáo, giọng điệu cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện
được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm,
ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả” [6, tr293].
1.2.2. Khái quát về tản văn Việt Nam đương đại

17


Nhìn lại chặng đường lịch sử lâu dài, tản văn từ khi ra đời đến nay đã trải
qua những biến đổi và dần hoàn thiện mình. Nhìn tổng quát có thể thấy, tản văn
trải qua các giai đoạn sau;
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tiếp xúc văn hóa phương Tây. Đây là giai
đoạn đã đánh dấu sự hình thành và phát triển của thể loại tản văn Việt Nam.
Giai đoạn hai là giai đoạn chiến tranh và hậu chiến ( từ năm 1945 đến năm
1986). Nếu như giai đoạn trước là giai đoạn hình thành và phát triển thì giống
như một quy luật tất yếu, đây là giai đoạn tản văn bị phân hóa do môi sinh văn
hóa, hoàn cảnh lịch sử và dần rơi vào trạng thái trầm lắng.
Giai đoạn ba là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Tản văn được hồi sinh
mạnh mẽ, đầy sức sống.
Như vậy, từ thập niên thứ hai của thế kỉ XX đế năm 1945, khi đất nước ta
có sự giao thoa với văn hóa phương Tây thì tản văn hình thành và bước đầu
phát triển. Các nhà văn thời kì này chịu ảnh hưởng của lối viết phương Tây,
tiếp nhận và bắt đầu viết tản văn. Quá trình mở đầu này giống như một cuộc tập
dượt, một cuộc thử nghiệm thể loại mới. Báo chí chính là nơi đề đăng các sáng
tác này hay nói cách khác, báo chí chính là diễn đàn đầu tiên cho tản văn xuất
hiện. Từ năm 1945 - 1986, trong hơn ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, do sự quy định của bối cảnh lịch sử, điều kiện thời chiến, thể loại
tản văn hầu như bị lãng quên. Tản văn giai đoạn này rơi vào trạng thái trầm
lắng. Nhưng sau sự trầm lắng đó, theo sự thay đổi của đất nước, từ năm 1986

đến nay tản văn hồi sinh mạnh mẽ. Bởi lẽ đây là giai đoạn đất nước hội nhập và
phát triển, tản văn lại bắt đầu được chú ý và ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng
trong đời sống xã hội. Chính vì được chú ý như vậy nên sự hồi sinh của tản văn
vô cùng mạnh mẽ. Giống như một sự bứt phá, tản văn vượt trội về số lượng
sáng tác, đề tài, chủ đề. Đề tài trong giai đoạn này rất đa dạng, gắn liền với
hoàn cảnh của đất nước: vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, những hương vị của
quê hương, phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của dân tộc hay các vấn đề

18


mang tính xã hội, văn học nghệ thuật... Tất cả đã làm cho tản văn trở thành một
thể loại nổi bật, độc đáo, đa dạng, nhận được nhiều sự quan tâm và đón nhận từ
phía độc giả. Cách thức biểu hiện, cảm quan sáng tác của tác giả cũng có sự
thay đổi rõ rệt. Nếu như ở giai đoạn trước, khi đất nước còn khói lửa chiến
tranh, tản văn thường biểu đạt cảm quan triết luận, cảm thời, ưu hoài, thì sau
năm 1986, đất nước bắt tay vào công cuộc đổi mới, khôi phục, hàn gắn vết
thương chiến tranh, tản văn Việt Nam đương đại đa dạng về đề tài, phong phú
về bút pháp nghệ thuật.
Ngôn ngữ trong tản văn cũng có sự gia tăng của khẩu ngữ, ngôn từ dân dã,
tự nhiên, đời thường, ngôn ngữ “vỉa hè”, ngôn ngữ mạng... Tản văn giai đoạn
đương đại được viết ngắn, hàm súc, biểu hiện những ý tưởng độc đáo của tác
giả đồng thời phù hợp với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp của thời bình. Giai đoạn
này, thành tựu của tản văn không hề nhỏ: Đội ngũ tác giả viết tản văn ngày
càng đông đảo phải kể đến như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Hữu Quý,
Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Khắc Phê , Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Lập, Phan
Thị Vàng Anh, Lý Lan, Đỗ Chu, Mai Văn Tạo, Y Phương, Băng Sơn, Tô Hoài,
Lê Minh Hà, Thanh Thảo, Tạ Duy Anh, Đỗ Phấn... Nhắc đến đến Y Phương
chúng ta nhắc đến một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu tản
văn với “Tháng giêng, tháng giêng, một vòng dao quắm”. Tản văn của ông đậm

chất dân tộc Tày từ phong tục tập quán đến bản sắc văn hóa. Bởi lẽ bản thân
ông là dân tộc, dường như hơi thở, cuộc sống, phong cách sống của ông trong
từng trang văn đều mang đặc điểm của dân tộc mình. Không thể không kể đến
tác giả Hoàng Việt Hằng luôn canh cánh tâm sự trên những dòng chữ trong tản
văn “Người cho đã không nhớ”, hay một Nguyễn Ngọc Tư với cuộc sống con
người miền Tây sông nước nhẹ nhàng, giàu tình cảm trong “Gáy người thì
lạnh”. Đỗ Bích Thúy lại khác. Chị khắc khoải nỗi nhớ. Nỗi nhớ của một con
người rời quê xa lên thành phố lập nghiệp trong “Trên căn gác áp mái” và
Phong Điệp với tập “Bay trên mái nhà thành phố”. Một Nguyễn Quang Lập

19


×