Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ thực tiễn thành phố hải phòng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐỒNG TIẾN DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI
HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỒNG TIẾN DOANH

2016 - 2018
HÀ NỘI - 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH,
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐỒNG TIẾN DOANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ


MÃ SỐ: 8380107

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan: Nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
kết quả nghiên cứu của tác giả và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây; những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá là
hoàn toàn trung thực.
Hà Nội,ngày

tháng 12 năm2018

Đồng Tiến Doanh

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc Tiến sỹ Phạm Thị Thanh
Huyền - là cô giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên
Viện sau đại học, Khoa Luật kinh tế đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình
học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hải
Phòng.
- Ban Chấp hành công đoàn Sở Lao động - Thương binh và Xã Hội
thành phố Hải Phòng.
- Phòng Người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành
phố Hải Phòng.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Lê Chân, thành phố
Hải Phòng.
- Các bạn đồng nghiệp xa gần.
Đã giúp tôi thu thập số liệu, đóng góp những ý kiến bổ ích cho sự
thành công của luận văn.
Tác giả luận văn

Đồng Tiến Doanh

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI XÃ HỘI VÀ
CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG
CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH.......................................................... 7
1.1.


Khái quát chung về chế độ ưu đãi xã hội ............................................. 7

1.1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................... 7
1.1.2. Đặc trưng của chế độ ưu đãi xã hội ..................................................... 8
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ưu đãi xã hội ............................... 11
1.1.4. Ý nghĩa của chế độ ưu đãi xã hội ....................................................... 14
1.2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và sự cần thiết
phải thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.......................................................................... 17
1.2.1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh .................... 17
1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh .................................................... 31
1.3. pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ ưu đãi xã hội đối với thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh............................................ 33
1.3.1. Chế độ ưu đãi trợ cấp ......................................................................... 34
1.3.2. Chế độ chăm sóc sức khỏe .................................................................. 37
1.3.3. Chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo................................................ 40
1.3.4. Chế độ ưu đãi về việc làm ................................................................... 42
1.3.5. Chế độ hỗ trợ về nhà ở và các chế độ ưu đãi khác .............................. 44
Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 46

5


Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG
BINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................. 48
2.1. Giới thiệu tổng quan về Thành phố Hải Phòng ...................................... 48
2.1.1. Vị trí địa lý và người có công thành phố Hải Phòng ........................... 48

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng ................................. 49
2.2. Thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...................................... 50
2.2.1.Công tác rà soát, xác định đối tượng hưởng chế độ ưu đãi của
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh ............................... 50
2.2.2.Về việc thực hiện chế độ trợ cấp .......................................................... 54
2.2.3.Về việc thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe ........................................ 55
2.2.4.Về việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục – đào tạo.................... 57
2.2.5.Thực thực hiện chế độ hỗ trợ nhà ở ..................................................... 58
2.2.6.Thực hiện chế độ hỗ trợ về việc làm và các chế độ hỗ trợ khác .......... 60
2.2.7. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong dịp tết và các ngày lễ lớn....... 61
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........ 64
2.3.1. Những thành tựu đạt được .................................................................. 64
2.3.2. Một số vướng mắc trong quá trình thực thi chế độ ưu đãi đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn Thành
phố Hải Phòng và nguyên nhân.................................................................... 66
Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 73

6


Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG
BINH .......................................................................................................... 74
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế độ ưu đãi đối với thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh ........................................... 74
3.1.1. . Hoàn thiện chế độ ưu đãi đối với thương binh phù hợp với sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước ................................................................. 74

3.1.2. Hoàn thiện quy định về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh đáp ứng nhu cầu tương trợ của cộng
đồng và truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa” của đất nước ............................. 75
3.1.3. Hoàn thiện chế độ ưu đãi đối với thương binh phải đảm bảo tính
toàn diện ..................................................................................................... 75
3.2.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về chế độ ưu đãi đối với thương

binh, người hưởng chính sách như thương binh ................................76

3.2.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện công nhận ..................................76
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi .......................................... 78
3.2.3. Hoàn thiện quy định về quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm..................... 80
3.2.4. Nghiên cứu, xây dựng Luật Ưu đãi xã hội .......................................... 81
3.3. Một số kiến nghị, giải pháp đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực thi
chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh. .................................................... 83
3.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm cho toàn
Đảng toàn dân và toàn quân nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của chế độ
ưu đãi đối với thương binh và phong trào “đền ơn đáp nghĩa” ................... 83
7


3.3.2. Quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của ban bí thư, Thủ tướng
Chính phủ; chính sách và pháp luật của nhà nước; chỉ thị, kế hoạch của
UBND thành phố trong triển khai, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi xã hội
đối với thương binh ...................................................................................... 85
3.3.3. Tiếp tục giải quyết những tồn đọng trong quá trình giải quyết chế độ
cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh......................... 87
3.3.4. Kiện toàn bộ máy tổ chức, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng

ngành và cơ quan chính sách ....................................................................... 89
3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ ưu
đãi xã hội ..................................................................................................... 90
3.3.6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh qua các
chương trình tình nghĩa, toàn dân tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa..... 92
Tiểu kết Chương 3........................................................................................ 94
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

S
TT

Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

1

NCC

Người có công

2

PTSX


Chỉ số phát triển sản xuất

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

BLĐ-TB&XH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

5

SLĐ-TB&XH

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

6

PGS.TS

Phó Giáo sư. Tiến sĩ

7

BHYT


Bảo hiểm y tế

9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã hình
thành vun đắp và không ngừng phát triển từ bao đời nay trong dòng máu của mỗi
người Việt Nam. Đặc biệt khi đất nước trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mĩ với biết bao con người ngã xuống và hàng triệu con người bước
ra khỏi chiến tranh với những vết đau thể xác mãi mãi không thể lành thì truyền
thống ấy ngày càng cần phát huy mạnh mẽ, thiết thực và sâu sắc hơn nữa. Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi với NCC
nói chung và đối tượng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói
riêng. Đặc biệt, năm 2017 với sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ
(27/7/1947 - 27/7/2017) chế độ ưu đãi xã hội đối với NCC nói chung, đối với
thương binh nói riêng càng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Phúc đáp lại
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, toàn quốc và đặc biệt là thành phố
Hải Phòng - địa bàn có số lượng thương binh lớn, đã có những việc làm vô cùng
thiết thực, năng nổ. Hải Phòng là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất
các chính sách ưu đãi đối với NCC. Đây là kết quả từ những nỗ lực không ngừng
của chính quyền và nhân dân thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính
sách ưu đãi đối với NCC nói chung và thương binh nói riêng còn gặp phải những
khó khăn nhất định. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhưng có tác động vô
cùng lớn, đó là xuất phát từ những bất cập và hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện hành về lĩnh vực này. Thực tiễn cũng cho thấy việc xác định đúng đối
tượng thương binh theo các căn cứ pháp luật hiện hành để được hưởng chính sách
ưu đãi đang gặp rất nhiều vướng mắc. Đồng thời các chính sách ưu đãi còn nhiều

hạn chế nên chưa phúc đáp được mong mỏi của xã hội về chế độ đền ơn, đáp nghĩa
đối với đối tượng NCC này.
Với mong muốn góp phần nghiên cứu cụ thể chế độ ưu đãi xã hội đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; có cái nhìn tổng quan và
1


chuyên sâu về thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để từ đó rút
ra được những bài học, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,
tôi đã chọn đề tài: “Chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh từ thực tiễn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Chế độ ưu đãi NCC với cách mạng nói chung, đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh nói riêng là đề tài được khá nhiều học giả quan
tâm, nghiên cứu. Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu mà tác giả tiếp
cận được như sau:
Cuốn sách: "Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng và quy trình giải quyết
hồ sơ xác nhận NCC" xuất bản vào 05/2017 của nhà xuất bản lao động do tác giả
Nguyễn Hữu Đại hệ thống. Cuốn sách đã làm rõ pháp lệnh ưu đãi NCC với cách
mạng và hướng dẫn thi hành. Những quy định về chế độ ưu đãi đối với NCC cũng
được phân tích kỹ lương, khách quan như: quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, trợ cấp, phục cấp hay chính sách hỗ trợ nhà ở... Trong cuốn sách đã
chỉ ra một điểm tồn đọng là hồ sơ xác nhận NCC và đã đưa ra một quy trình xác
thực, chi tiết nhằm giải quyết triệt để vấn đề này.
Cuốn sách: "Hỏi - đáp Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng" của nhà xuất
bản chính trị quốc gia. Cuốn sách giải đáp các vấn đề về điều kiện, tiêu chuẩn, chế
độ ưu đãi, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ưu đãi NCC với cách mạng

và hình thức xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời hướng dẫn thủ tục
lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân.
Cuốn sách “70 năm đền ơn đáp nghĩa (1947-2017)” do Thông tấn xã Việt
Nam và BLĐ-TB&XH phối hợp biên soạn phát hành. Cuốn sách như là một nén
nhang tưởng nhớ những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ
2


quốc, là một lời biết ơn sâu sắc và chân thành của thế hệ những người Việt Nam
hôm nay được sống trong hòa bình gửi tới các thương binh, thân nhân liệt sĩ, gia
đình NCC. Đồng thời, cuốn sách như một thước phim tái hiện lại những chặng
đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện chính sách ưu đãi đối với
NCC. Chặng đường ấy gặp không ít những khó khăn nhưng vượt qua trên hết là
những kết quả vô cùng kịp thời, ý nghĩa và thiêng liêng.
Ngoài các công trình kể trên thì còn rất nhiều luận văn, tiểu luận hay các bài
báo...nghiên cứu đa chiều, sâu sắc về chế độ ưu đãi đối với thương binh như: Luận
văn thạc sĩ: "chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh tại Huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội" năm 2015 - Phùng Thị Thu Duyên (Đại học khoa học xã hội và
nhân văn); bài báo: "Chính sách đối với NCC, thực trạng và 1 số kiến nghị" chuyên
viên Ban Nội Chính Trung Ương - Bùi Thu Huyền hay bài viết: "Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào xây dựng chính sách NCC và an sinh xã hội ở Việt Nam hiện
nay" của Thạc sĩ. Đào Hồng Lan (Thứ trưởng BLĐ-TB&XH)....
Có thể thấy rằng trong nhiều công trình nghiên cứu về chính sách chế độ ưu
đãi đối NCC với cách mạng nói chung thì các bài nghiên cứu đi sâu, trực diện vào
đối tượng thương binh còn rất ít, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các
công trình nghiên cứu đó đa phần được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật
đã hết hiệu lực. Vừa qua, Chính phủ ban hành nghị định 70/2017/ NĐ-CP, ngày
06/6/2017 (có hiệu lực ngày 25/7/2017), quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối
với NCC. Với những chính sách pháp luật mới này về chế độ ưu đãi với NCC nói
chung, thương binh nói riêng thì gần như chưa có các nghiên cứu đề cập đến.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về chế độ ưu
đãi đối với thương binh, tôi chọn đề tài này với mục đích:

3


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ưu đãi xã hội, chế độ ưu đãi đối với
NCC.
- Làm rõ thực trạng chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Xác định rõ các định hướng và đưa ra các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn
chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chế độ ưu đãi đối với thương
binh và người hưởng hính sách như thương binh
- Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ ưu
đãi đối với thương binh và người hưởng hính sách như thương binh và thực tiễn
thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng hính sách như thương
binh trên dịa bàn thành phố Hải Phòng.
- Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ chế độ
ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Khái niệm, đặc trưng và ý nghĩa của ưu đãi xã hội?
- Chế độ ưu đãi xã hội? Các yếu tố của chế độ ưu đãi xã hội?

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh?
- Nhu cầu và nội dung điều chỉnh của pháp luật về chế độ ưu đãi đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh?

4


- Thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Kết quả? Tồn tại và
nguyên nhân?
- Các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ ưu
đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn
thành phố Hải Phòng?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các vấn đề lý luận khái quát về ưu đãi và chế độ ưu đãi đối với thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh trong pháp luật Việt Nam hiện
hành.
- Thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Thời gian: Trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2013 – 2018).
- Không gian: Thành Phố Hải Phòng.
- Nội dung: Chính sách pháp luật, những quy định về chế độ đối với nguười
có công và thực tiễn thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng
hính sách như thương binh trên cơ sở dữ liệu liên quan đến thực tiễn quá trình thực
hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh tại SLĐ-TB&XH Thành Phố Hải Phòng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề của đề tài, tác giả dựa trên cơ sở đường lối, quan

điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp,… Đồng thời trong quá
5


trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng những số liệu thống kê của SLĐ-TB&XH
thành phố Hải Phòng và các công trình khoa học khác liên quan đến lĩnh vực này.
7. Nội dung của Luận văn
Bố cục của Luận văn gồm: Lời nói đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, trong đó nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế đội ưu đãi và pháp luật Việt Nam
hiện hành về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
trên địa bàn thành phố Hải Phòng

6


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH
NHƯ THƯƠNG BINH
1.1. Một số vấn đề lý luận về chế độ ưu đãi xã hội
1.1.5. Các khái niệm liên quan

- Khái niệm ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội đã xuất hiện từ lâu, tồn tại và phát triển cùng chiều dài lịch sử.
Ở nước ta, chính sách ưu đãi xã hội xuất hiện từ thời kì phong kiến. Trong thời kì
phong kiến, ưu đãi xã hội có đối tượng là: Vua, quan, tướng sĩ với hình thức đơn
giản là ban thưởng, tăng chức. Theo cuốn từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học
xuất bản năm 1988 “ ưu đãi” có nghĩa là: Dành cho những điều kiện, quyền lợi đặc
biệt so với những đối tượng khác còn “xã hội” là một danh từ chỉ: Hình thức sinh
hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định, được hình
thành trong quá trình lịch sử [11]. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra định
nghĩa về ưu đãi xã hội. Chẳng hạn như khái niệm: Ưu đãi xã hội là sự ưu đãi đặc
biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và cộng đồng với những người, hay
đối với cả một cộng đồng NCC với dân, với nước [10, tr21,22]. Tuy nhiên, khái
niệm này không được sự đồng nhất cao vì chưa đưa ra được đầy đủ các chủ thể thực
hiện chính sách ưu đãi xã hội, chưa bao quát được hết các đối tượng được hưởng
chính sách ấy. Theo Giáo trình Ưu đãi xã hội của Trường Đại học Lao động - xã
hội: “Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước
và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với những cá nhân và đền đáp
công lao đối với những cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho cộng
đồng và xã hội”. Hay theo PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, “Ưu đãi xã hội được hiểu là
sự ưu tiên hơn mức bình thường với lòng biết ơn trân trọng của Nhà nước, của cộng
7


đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với những NCC và
thân nhân của họ nhằm ghi nhớ những công lao, hy sinh cao cả của họ đối với đất
nước”[4]. Khái niệm có tính khoa học cao và được sử dụng phổ biến trong khoa học
pháp lý đó là: Ưu đãi xã hội là: “sự đãi ngộ của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã
hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với những NCC và gia đình họ” [7,
tr267]. Khái niệm này đã làm rõ được bản chất cũng như các đặc trưng của ưu đãi
xã hội, thể hiện được truyền thống dân tộc.

- Khái niệm chế độ ưu đãi xã hội
Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển, tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội ở mỗi thời kỳ mà Đảng, Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi khác
nhau đối với NCC để ghi nhận những đóng góp, công lao to lớn của họ. Ưu đãi xã
hội là minh chứng cho truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta, là
tình cảm và là sự biết ơn của thế hệ đi sau đối với những người đã hy sinh xương
máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Và để chính sách ưu đãi xã hội đi vào cuộc sống
và đảm bảo thực hiện trên thực tế, Nhà nước cần phải thể chế hóa nó bằng các văn
bản pháp luật. Thể chế nội dung chính sách ưu đãi xã hội thành chế độ ưu đãi xã
hội, Nhà nước phải quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện được hưởng ưu đãi; các
lĩnh vực được ưu đãi; mức hỗ trợ;… để tổ chức thực hiện hợp lý, công bằng. Vì
vậy, có thể hiểu chế độ ưu đãi xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định
về các điều kiện, hình thức, phương pháp thực hiện ưu đãi, mức độ đảm bảo vật
chất và tinh thần cho những NCC và thân nhân của họ trên các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.1.6. Đặc trưng của chế độ ưu đãi xã hội
Trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, ưu đãi xã hội chiếm một vị trí
rất quan trọng. Chế độ ưu đãi xã hội mang những đặc trưng rất riêng biệt, đó là:
- Thứ nhất, đối tượng thụ hưởng chế độ ưu đãi xã hội là NCC

8


Khác với bốn trụ cột còn lại trong hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội), đối tượng thụ hưởng chế độ
ưu đãi xã hội là đối tượng đặc thù - NCC với đất nước. Khái niệm NCC theo quan
điểm nhà lập pháp được tiếp cận theo nghĩa rộng. Đó là những người đã tự nguyện
hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước.
Tùy vào điều kiện lịch sử cách mạng của mỗi nước mà pháp luật mỗi nước có
những quy định khác nhau về đối tượng NCC. Đối tượng NCC chủ yếu bao gồm

những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc và những người
có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước. Pháp luật Việt Nam hiện
hành quy định 12 đối tượng là NCC được hưởng chế độ ưu đãi xã hội: Người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà
mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao
động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người
hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; NCC giúp
đỡ cách mạng.
- Thứ hai, chế độ ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần
Ưu đãi vật chất ở đây được hiểu bao hàm tất cả các hình thức ưu đãi nhằm
đảm bảo đời sống vật chất cho NCC như: Sự trợ cấp tiền hàng tháng, trợ cấp một
lần hoặc mai táng phí, những dịch vụ như y tế, hoặc hiện vật như xây dựng các nhà
tình nghĩa hay tặng quà vào dịp Tết, hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ dưỡng hay
miễn giảm thuế... Ưu đãi về mặt vật chất chính là những danh hiệu NCC được truy
tặng hoặc phong tặng như: Bằng khen, huân huy chương, dựng tượng đài…
NCC nhận được những quyền lợi, điều kiện đặc biệt hơn so với những đối
tượng khác trong xã hội cả về vật chất và tinh thần. Chính sách ưu đãi xã hội được
thực hiện căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, liên quan đến đời sống
9


hàng ngày của NCC. Vì thế mà những nội dung trong chế độ ưu đãi xã hội rất
phong phú, bao hàm trên hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Hệ thống
chế độ chính sách trợ cấp về vật chất ưu đãi đối với NCC được thực hiện thông qua
những nội dung cụ thể như: trợ cấp thương tật, bệnh tật đối với thương binh, bệnh
binh; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ, thương binh suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên chết; trợ cấp ưu đãi hàng năm trong lĩnh vực giáo dục - đào

tạo…Bên cạnh việc đảm bảo đời sống vật chất, NCC cũng được chăm sóc, nâng cao
đời sống tinh thần để giúp họ tránh khỏi những mặc cảm, tự ti về thương tật, vì sức
khỏe, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
- Thứ ba, mục tiêu chính mà ưu đãi xã hội hướng tới là ghi nhận, đầu tư,
nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc
Ghi nhận ở đây là ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc
biệt cho cộng đồng xã hội, cho cuộc sống của chính chúng ta. Cùng với đó là sự
công bằng xã hội, cụ thể hơn là người cống hiến phải được hưởng theo những gì
mình đã đóng góp. Không những thế, uống nước nhớ nguồn là truyền thống của dân
tộc ta từ thời ông cha chúng ta vì vậy cần phải tái xuất những giá trị tinh thần cao
đẹp, giữ gìn truyền thống đó.
Hơn thế nữa, ưu đãi xã hội giúp đảm bảo ổn định cho thể chế chính trị đất
nước. Bởi có chính sách thích hợp, mọi người mới có thể an tâm về gia đình của
mình, cuộc sống của mình và sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp đất nước.
- Thứ tư, thực hiện chế độ ưu đãi xã hội vừa là trách nhiệm của Nhà nước
vừa là trách nhiệm, tình cảm của toàn dân
Với cùng mục đích là “lưỡi đỡ an toàn” cho các đối tượng xã hội, nếu như
bảo hiểm xã hội chủ yếu thể hiện sự tương trợ cộng đồng giữa những người tham
gia bảo hiểm, cứu trợ xã hội thể hiện sự trợ giúp của Nhà nước, của cộng đồng đối
với các thành viên của mình khi gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, thì ưu đãi xã
hội thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội đối với những
người đã hy sinh tuổi trẻ, sức lực, thậm chí cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp xây
10


dựng, bảo vệ Tổ quốc và độc lập của dân tộc, hoặc đem lại thành tích vẻ vang cho
đất nước. Cũng vì thế mà nguồn tài chính để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội được
hình thành không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước và còn từ nguồn tài chính do
nhân dân, những cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ.
1.1.7. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ưu đãi xã hội

Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ưu đãi xã hội là những tư tưởng pháp lý chỉ
đạo xuyên suốt và chi phối quá trình xây dựng, ban hành hệ thống các quy phạm pháp
luật về chế độ ưu đãi xã hội cũng như quá trình thực hiện hệ thống quy phạm này. Ưu
đãi xã hội luôn chứa đựng và đan xen hai yếu tố kinh tế và xã hội. Vai trò của pháp
luật là xác lập được một hình thức pháp luật nhất định và bảo đảm thực hiện bởi một
cơ chế pháp luật thích hợp nhằm kết hợp hài hòa nội dung kinh tế và nội dung xã hội
trong ưu đãi xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy,
chế độ ưu đãi xã hội càn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Ưu đãi đối với NCC trước hết là trách nhiệm của nhà nước
Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay chính ở chức năng xã hội của nhà nước.
Nhà nước, người đại diện cho toàn xã hội phải là người thống nhất quản lý toàn bộ
lĩnh vực ưu đãi xã hội.
Sự thống nhất quản lí ưu đãi xã hội thể hiện ở chỗ, trước hết, Nhà nước định
ra các “chính sách ưu đãi xã hội”, cùng với các chính sách kinh tế, chính sách văn
hóa, an ninh quốc phòng. Đồng thời, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật về chế
độ ưu đãi xã hội nhằm thể chế hóa các chính sách xã hội ấy. Để thực thi có hiệu quả
các văn bản pháp luật, Nhà nước thành lập hệ thống các cơ quan chức năng về ưu
đãi xã hội cũng như kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chính sách, chế độ an sinh
xã hội của các cơ quan này.
Nhà nước trực tiếp đóng góp và đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện ưu đãi
đối với NCC. Ngoài ra, còn quy định nhiệm vụ quản lý chế độ ưu đãi này cho một
số tổ chức xã hội. Tuỳ theo vị trí, chức năng của các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc
11


Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... mà Nhà nước giao cho các
tổ chức này một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Dựa vào đó, các tổ chức này phối
hợp cùng Nhà nước tham gia tổ chức quản lý chế độ ưu đãi với NCC một cách có
hiệu quả.
Nguyên tắc này đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện ưu đãi đối với NCC.

Dưới sự quản lý của Nhà nước, công tác thực hiện sẽ được tiến hành đồng bộ tới tất
cả các cấp, các ngành và từng địa phương cụ thể trong cả nước.
- Thực hiện công bằng, công khai trong ưu đãi
Quyền được hưởng ưu đãi xã hội là một trong những biểu hiện cụ thể của
quyền con người. Tuy nhiên, để được hưởng một chế độ trợ giúp nào đó thì đối
tượng được trợ giúp phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Ví dụ, đối tượng để
hưởng bảo hiểm xã hội là người lao động và phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy
định. Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội phải là người đang gặp hoàn cảnh rủi ro,
bất hạnh mà bản thân không thể tự khắc phục được. Tương tự như vậy, được hưởng
trợ cấp ưu đãi xã hội phải là những người đã có cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Yếu tố công bằng được thể hiện trước hết là sự bình đẳng giữa những NCC,
không phân biệt dân tộc, giới tính, vùng miền mọi thương binh đều được hưởng chế
độ ưu đãi, những người có mức đóng góp như nhau thì được hưởng ưu đãi và tạo
điều kiện như nhau trong cuộc sống. Những người bị tổn thất, mất mát nhiều hơn
phải được ưu đãi nhiều hơn. Sự công bằng còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn, đó còn
là sự bình đẳng giữa NCC và các thành viên khác trong cộng đồng, tránh tình trạng
ưu đãi lại trở thành sự phân biệt đối xử giữa những NCC với các thành viên khác
trong xã hội.
Sự công khai thể hiện trong từng địa phương, trong toàn xã hội và trong cả
cộng đồng. Về nội dung phải công khai điều kiện, loại chế độ ưu đãi, mức hưởng.
Giữa nguyên lí và thực tiễn luôn luôn có một khoảng cách rất xa. Mặc dù việc được
hưởng ưu đãi xã hội là quyền của NCC trong xã hội, tuy nhiên có nhiều trường hợp
12


dù đủ điều kiện, nhưng một số đối tượng vẫn không được hưởng những chế độ ưu
đãi này. Bởi vậy, cần căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước
trong từng giai đoạn phát triển về tổ chức và hoàn thiện dần việc đảm bảo nguyên
tắc trên được thực hiện đầy đủ và đúng đắn.

- Xác định chế độ ưu đãi phải hợp lý
Trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh, nền kinh tế chưa phát triển chế độ ưu
đãi đối với NCC chỉ mang tính chất tượng trưng, chưa đảm bảo cuộc sống cho họ.
Hiện nay, khi điều kiện kinh tế, xã hội được nâng cao thì các chế độ ưu đãi với
NCC cũng được chú trọng và thay đổi cho phù hợp. Ưu đãi đối với NCC còn nhằm
đảm bảo cuộc sống của những NCC nói chung, thương binh nói riêng ngang bằng
mức sống bình quân của toàn xã hội như Điều 3, 4 Pháp lệnh Ưu đãi NCC năm
2005 đã quy định.
Ưu đãi xã hội phải vừa đảm bảo cuộc sống vật chất vừa phải đảm bảo cuộc
sống tinh thần cho NCC do đó không chỉ dừng lại ở việc trợ cấp mà còn phải có các
chế độ ưu đãi khác như việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ để tạo cho họ có một
nguồn thu nhập ổn định, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chế độ ưu đãi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước
sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế, phù hợp với những mong muốn, nguyện
vọng của NCC cũng như của xã hội nhằm suy tôn công trạng của họ. Để đảm bảo
thực hiện nguyên tắc này, Đảng và Nhà nước cũng xác định rõ tại Bài phát biểu hội
nghị Thế giới Copenhaghen, năm 1995 "Không đợi khi nền kinh tế phát triển cao
mới thực hiện công bằng xã hội. Và không thể hi sinh tiến bộ và công bằng xã hội
chỉ để phát triển kinh tế đơn thuần".
- Xã hội hóa các hoạt động ưu đãi xã hội
Bước nên từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, trải qua 2 cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dân tộc ta đã biết bao anh hùng ngã xuống,
nhiều tấm gương quả cảm đã hy sinh cho nền độc lập ngày nay nên số lượng NCC
13


rất lớn, nhu cầu trợ cấp ưu đãi xã hội của các thành viên này trong xã hội cũng rất
đa dạng. Vì vậy, để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các hoạt động ưu đãi xã hội cũng
phải được đa dạng hóa. Nghĩa là cần đảm bảo sao cho các chế độ ưu đãi xã hội phải
thực sự là “tấm lá chắn”, là “lưới an toàn” của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý

rằng dù sao các chế độ trợ giúp, các mức trợ cấp cũng phải trên cơ sở nhu cầu thực
tế và không thể thoát ly được khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
trong từng giai đoạn. Quá trình xã hội hóa không có nghĩa là Nhà nước phó mặc cho
cộng đồng và xã hội mà trái lại càng xã hội hóa thì vai trò của Nhà nước ngày càng
quan trọng. Nhà nước vẫn phải giữ vai trò là người chủ chốt, định hướng cho các
hoạt động xã hội của cộng đồng có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện
quá trình xã hội hóa các hoạt động ưu đãi đối với NCC được thực hiện bởi toàn xã
hội dưới sự chỉ đạo, điều hòa của Nhà nước để tạo nên một thể hài hòa, thống nhất.
Trong những năm qua, cùng với những chế độ của Nhà nước, cộng đồng xã
hội đã hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc NCC như chăm sóc thương binh tại
nhà, tại làng xã; tặng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
phong trào đón thương bình về nhà; áo ấm tặng bà, áo lụa tặng bà… Có rất nhiều
phong trào được phát động và nhận được sự hưởng ứng đông đào và nhiệt tình của
toàn thể xã hội. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp … đã có nhiều hoạt
động, sáng kiến trong việc đền ơn đáp nghĩa đối với NCC.
Thực hiện tốt công tác này sẽ phát huy được sức mạnh vật chất cũng như tinh
thần của mọi tầng lớp nhân dân trong công tác chăm sóc NCC. Đồng thời, đảm bảo
cho hoạt động này đi vào đời sống chung của toàn thể cộng đồng như một nét đẹp
luôn được duy trì và phát huy.
1.1.8. Ý nghĩa của chế độ ưu đãi xã hội
Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ưu đãi xã hội có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hộ, ưu đãi xã hội thực hiện sứ
mệnh bảo vệ một số thành viên đặc thù của xã hội. Không những thế, nó còn thể
hiện thái độ, tình cảm của đất nước, của dân tộc, của thế hệ con cháu đối với những
14


người đã cống hiến hy sinh cho đất nước. Chính vì vậy, ưu đãi xã hội có vai trò và ý
nghĩa trên mọi bình diện của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.
- Về mặt chính trị: NCC đối với đất nước là những người đã cống hiến, hy

sinh một phần xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó, việc
quy định chế độ ưu đãi với họ mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Để xây dựng đất nước
giàu mạnh, một trong những yếu tố quan trọng là lòng tin tưởng của người dân vào
thể chế lãnh đạo đất nước, mà trước hết là lòng tin từ những người đã hy sinh cống
hiến một phần xương máu của mình vì tổ quốc. Lòng tin của họ sẽ được củng cố khi
sự hy sinh của họ được Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đền đáp xứng đáng, tạo
điều kiện chăm sóc mọi mặt cho đời sống của bản thân và gia đình họ. Đổng thời,
pháp luật ưu đãi đối với NCC cũng tạo động lực cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào.Sự ưu
đãi đối với NCC sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng như tinh
thần cho họ nó còn tạo sự tin tưởng vào chế độ xã hội tốt đẹp, là nguồn động viên
khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì đất nước khi đất
nước gặp hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, làm tốt chính sách đối với NCC sẽ góp phần làm ổn định xã hội, giữ
vững thể chế, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước trong chế độ ổn định vững
vàng. Ngược lại, nếu không có chính sách ưu đãi sẽ làm mất lòng tin của một thế hệ
đã từng cống hiến, hy sinh mà còn của cả thế hệ sau. Như vậy sẽ mất ổn định chính
trị xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước.
- Về mặt xã hội và nhân văn: Ưu đãi xã hội là sự thể hiện truyền thống " đền
ơn đáp nghĩa ", là sự báo đáp công ơn những người xả thân vì đất nước vì dân tộc.
Chế độ ưu đãi xã hội không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những
NCC mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội tránh những mặc cảm trong cuộc sống,
họ có thể khẳng định được bản thân như lời dạy của Bác Hồ "Tàn nhưng không
phế". Những ưu tiên, ưu đãi về giáo dục đào tạo, ưu đãi về việc làm, chăm sóc sức

15


khỏe... đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng, của toàn xã hội đến
mọi mặt đời sống của NCC.

Các quy định của pháp luật về chế độ ưu đãi xã hội đối với NCC còn mang
tính giáo dục xã hội sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày hôm nay. Pháp luật ưu
đãi đối với NCC thực hiện giúp cho thế hệ đi sau hiểu được sự hy sinh mất mát của
họ, từ đó hình thành trong thế hệ trẻ lòng biết ơn và tạo sự nỗ lực phấn đấu cho
xứng đáng với những hy sinh của lớp người đi trước. Chế độ này còn hình thành
nên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội với những NCC, tạo ra sự cảm
thông, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cộng đổng. Đây chính là mục đích cao đẹp mà xã
hội ta mong muốn xây dựng và hướng tới.
- Về mặt kinh tế: Trở về cuộc sống đời thường NCC gặp nhiều khó khăn. Vì
thế, các chế độ ưu đãi có ý nghĩa quan trọng với họ và gia đình, đặc biệt là chế độ
ưu đãi trợ cấp, không chỉ giúp họ và gia đình cải thiện một phần cuộc sống, mà đối
với nhiều trường hợp còn là thu nhập chính bảo đảm cho cuộc sống của họ. Trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, chế độ ưu đãi đối với NCC có ý nghĩa kinh tế to
lớn. Chế độ ưu đãi mọi mặt của Nhà nước về sức khỏe, giáo dục, học nghề, nhà ở,
việc làm... đã tạo điều kiện để họ học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề có
thể hoà nhập vào cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong quá
trình phát triển. Những ưu đãi thiết thực như hỗ trợ về vay vốn, miễn giảm các loại
thuế... tạo điều kiện cho NCC ổn định cuộc sống, làm giàu không chỉ cho bản thân
mình mà còn cho xã hội. Chính họ là nguồn lực không nhỏ góp phần vào sự phát
triển kinh tế của đất nước hiện nay, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất cho
các thành phần khác trong xã hội.
- Về mặt pháp lý: Sự kính trọng, biết ơn, những ưu tiên, ưu đãi đối với NCC
không chỉ là tấm lòng của những người dân mà trước hết là trách nghiệm của Nhà
Nước với tư cách là tổ chức đại diện cho cộng đồng. Từ trách nhiệm này Nhà Nước
không chỉ đơn thuần thể chế các chính sách về ưu đãi mà còn đảm bảo về mặt pháp lý
cho các quyền ưu đãi của NCC được thực hiện trên thực tế. Những người có sự thiệt
16



×