Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SINH lý CHƯƠNG III Thi đầu vào sau đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.09 KB, 14 trang )

CHƯƠNG III - HÔ HẤP
( BS: Hoàng Quốc Lợi )

Câu 1: Trả lời nào sau đây là đúng?
A.

Thể tích hô hấp là lượng khí được huy động trong một động tác thở quy
định. Có các thể tích thở: thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào,
thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí cặn.

B.

Thể tích hô hấp là tổng của hai hay nhiều dung tích hô hấp. Có các thể tích
thở: thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở
ra, thể tích cặn.

C.

FEV1 là thể tích hít vào trong giây đầu tiên sau khi đã thở ra hết sức.

D.

Có các thể tích thở: thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích
khí dự trữ thở ra, thể tích cặn. Thể tích khí dự trữ hít vào là lượng khí hít vào
hết sức tính từ mức cuối thì thở ra bình thường.

E.

Có các thể tích thở: thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích
khí dự trữ thở ra, thể tích cặn. Thể tích khí dự trữ thở ra là lượng khí hít vào
hết sức tính từ mức cuối thì thở ra bình thường.


Đáp án: A

Câu 2: Trả lời nào về thể tích và dung tích hô hấp sau đây là đúng?
A.

Dung tích hít vào là lượng khí hít vào hết sức tính từ mức cuối thì hít vào
bình thường.

B.

Tổng dung tích phổi là tổng lượng khí có ở trong phổi khi hít vào tối đa.

C.

Dung tích cặn chức năng là tổng của thể tích dự trữ thở ra và thể tích khí dự
trữ hít vào.

D.

Tổng dung tích phổi là tổng của thể tích khí dự trữ thở ra và thể tích khí cặn.

E.

Dung tích sống là lượng khí tối đa huy động được trong một lần hít vào hết
sức từ mức cuối thì thở ra bình thường.
Đáp án: B

Câu 3: Trả lời nào về thể tích và dung tích hô hấp sau đây là KHÔNG đúng?
A.


Thể tích khí lưu thông là lượng khí lưu thông của phổi trong một lần thở
bình thường.

B.

Thể tích khí cặn là loại thể tích khí không huy động.

C.

Thể tích khí cặn là lượng khí còn trong phổi sau khi đã thở ra tối đa, có thể
đưa lượng khí đó ra được.

D.

Thể tích thở là lượng khí được huy động trong một động tác thở quy định.

E.

Tổng dung tích phổi là tổng lượng khí có ở trong phổi khi hít vào tối đa.
Đáp án: C


Câu 4: Trả lời nào sau đây là KHÔNG đúng?
A.

Thể tích khí cặn, thể tích khí dự trữ hít vào là các thể tích khí huy động, đo
được bằng máy spirograph.

B.


Thể tích khí dự trữ hít vào là lượng khí hít vào được thêm từ vị trí hít vào
bình thường đến mức hít vào tối đa.

C.

Thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra
là các thể tích khí huy động.

D.

Dung tích sống và dung tích hít vào là lượng khí huy động.

E.

Thể tích hô hấp là lượng khí được huy động trong một động tác thở quy
định.
Đáp án: A

Câu 5: Trả lời nào đúng về FEV1?
A.

FEV1 là thể tích thở ra sau khi đã hít vào hết sức.

B.

FEV1 là thể tích thở ra nhanh, mạnh, tối đa trong giây đầu tiên sau khi đã hít
vào hết sức.

C.


FEV1 là thể tích thở ra tối đa sau khi đã hít vào hết sức.

D.

FEV1 là thể tích hít vào trong giây đầu tiên sau khi đã hít vào hết sức.

E.

FEV1 là thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên.
Đáp án: B

Câu 6: Hiệu ứng Haldane là:
A.

Khi phân áp oxy thấp gây giảm CO2 vào máu

B.

Khi phân áp oxy cao (ở phổi) gây giảm đào thải CO2 qua phổi

C.

Khi phân áp CO2 tăng gây giảm phân ly Hb02

D.

Khi phân áp oxy cao (ở phổi) gây tăng đào thải CO2 qua phổi

E.


Khi phân áp CO2 tăng gây tăng phân ly Hb02
Đáp án: D

Câu7: Hiện tượng Hamburger là:
A.

Hiện tượng trao đổi ion Cl- và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu.

B.

Hiện tượng trao đổi ion H+ và H2O giữa huyết tương và hồng cầu.

C.

Hiện tượng trao đổi ion Na+ và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu.

D.

Hiện tượng trao đổi ion Cl- và CO2 giữa huyết tương và hồng cầu.

E.

Hiện tượng trao đổi ion H+ và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu.
Đáp án : A

Câu8: Phân áp oxy (mmHg) ở máu động mạch (ĐM), tĩnh mạch (TM), ở phế
nang, ở mô khi cơ thể nghỉ ngơi như sau:
A.

ĐM=60, TM=46, Phế nang = 100, Mô=40


B.

ĐM=46, TM = 60, Phế nang = l04, Mô=40


C.

ĐM = 100, TM=40, Phế nang=l04, Mô=40

D.

ĐM = 100, TM=46, Phế nang=100, Mô=40

E.

ĐM=60, TM=40, Phế nang=100, Mô=40
Đáp án : C

Câu 9: Về phân áp (P) oxy và C02 trong máu động mạch phổi:
A.

Máu động mach phổi có P02=100mmHg; PCO2=40mmHg.

B.

Máu động mach phổi có P02=100mmHg; PCO2=46mmHg.

C.


Máu động mach phổi có P02=40mmHg; PCO2=60mmHg.

D.

Máu động mach phổi có P02=40mmHg; PCO2=100mmHg.

E.

Máu động mach phổi có P02=40mmHg; PCO2=46mmHg.
Đáp án: E

Câu 10: Về dung tích sống (VC)
A.

VC = IRV+ ERV + TV

B.

VC = IRV+ FRC

C.

VC = IRV+ FRC + TV

D.

VC = TLC - FRC

E.


VC = IRV + ERV + RV
Đáp án: A

Câu 11: Về dung tích cặn chức năng (FRC)
A.

FRC = TLC - RV

B.

FRC = ERV + TV

C.

FRC = IRV + RV

D.

FRC = ERV + RV

E.

FRC = VC + TV
Đáp án: D

Câu 12: Dung tích sống phụ thuộc vào:
A.

Cân nặng và tuổi.


B.

Giới, chiều cao, tuổi và cân nặng.

C.

Chiều cao, cân nặng và tuổi.

D.

Giới, tuổi và nghề nghiệp.

E.

Cân nặng và chiều cao.
Đáp án: B

Câu 13: Oxy vận chuyển trong máu dưới các dạng:
A.

A. Dạng hòa tan và kết hợp với MetHb.

B.

B. Dạng hòa tan và kết hợp với muối kiềm.


C.

C. Dạng hòa tan và kết hợp với nhóm amin của globin.


D.

D. Dạng hòa tan và kết hợp với globin trong hemoglobin.

E.

E. Dạng hòa tan và kết hợp với Fe++ của Hem trong hemoglobin.
Đáp án: E

Câu 14: CO2 vận chuyển trong máu dưới các dạng:
A.

Dạng chủ yếu là kết hợp với Hb.

B.

Dạng kết hợp với Hb và dạng muối kiềm.

C.

Dạng hoà tan , kết hợp với Hb và dạng muối kiềm.

D.

Dạng hoà tan và kết hợp với Hb.

E.

Dạng hoà tan và kết hợp với muối kiềm.

Đáp án: C

Câu 15: Trả lời nào đúng về những yếu tố ảnh hưởng tới sự phân ly HbO2
A.

pH máu giảm, 2,3 DPG giảm → tăng phân ly HbO2

B.

Nhiệt độ máu tăng, PCO2 mô giảm → tăng phân ly HbO2

C.

PO2 mô tăng, PCO2 máu tăng → tăng phân ly HbO2

D.

PO2 mô giảm, 2,3 DPG tăng, PCO2 mô tăng → tăng phân ly HbO2

E.

pH máu tăng, pCO2 máu giảm → tăng phân ly HbO2
Đáp án: D

Câu 16: Một nam giới 65 tuổi có chỉ số Tiffeneau và FEV1 % dưới đây, câu
nào thể hiện ông ta bị rối loạn thông khí tắc nghẽn.
A.

Tiffeneau: 70%; FEV1: 70%


B.

Tiffeneau: 70%; FEV1: 82%

C.

Tiffeneau: 73%; FEV1: 80%

D.

Tiffeneau: 71%; FEV1: 81%

E.

Tiffeneau: 75%; FEV1: 80%
Đáp án : A

Câu 17: Về phân áp (P) oxy và CO2 trong máu tĩnh mạch phổi:
A.

Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=60mmHg

B.

Máu tĩnh mạch phổi có PO2= 46mmHg; PCO2=100mmHg

C.

Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=46mmHg


D.

Máu tĩnh mạch phổi có PO2= 40mmHg; PCO2=60mmHg

E.

Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=40mmHg.
Đáp án : E

Câu 18: Động tác hít vào là:
A.

Tích cực.


B.

Thụ động và tích cực.

C.

Chủ yếu là tích cực, một phần thụ động

D.

Tự nhiên

E.

Thụ động

Đáp án: A

Câu 19: Động tác thở ra cố gắng là:
A.

Thụ động

B.

Tích cực.

C.

Tự nhiên.

D.

Chủ yếu là thụ động, một phần tích cực.

E.

Thụ động và tích cực.
Đáp án: B

Câu 20: Chỉ số Tiffeneau ở người 40 tuổi khi:
A.

85% là tăng.

B.


75% là tăng.

C.

85% là bình thường

D.

74% là bình thường.

E.

85% là không bình thường.
Đáp án : C

Câu 21: Hiệu xuất sử dụng oxy của mô khi nghỉ là:
A.

15%

B.

20%

C.

26%

D.


10%

E.

30%
Đáp án: C

Câu 22: Các thể tích hoặc dung tích nào sau đây có thể đo được bằng máy phế
dung kế (spirograph)?
A.

Dung tích sống (VC)

B.

Thể tích cặn (RV)

C.

Tổng dung lượng phổi (TLC)

D.

Dung tích cặn chức năng (FRC)
Đáp án: A

Câu 23: Thể tích, dung tích nào còn trong phổi sau khi thể tích lưu thông đã
thở ra hết?
A.


Dung tích sống (VC)


B.

Thể tích dự trữ thở ra (ERV)

C.

Thể tích khí lưu thông (TV)

D.

Thể tích cặn (RV)

E.

Dung tích cặn chức năng (FRC)
Đáp án: E

Câu 24: Thể tích nào còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa?
A.

Dung tích cặn chức năng (FRC)

B.

Dung tích sống (VC)


C.

Thể tích khí lưu thông (TV)

D.

Thể tích cặn (RV)

E.

Thể tích dự trữ thở ra (ERV)
Đáp án: D

Câu 25: Khả năng khuếch tán của oxy từ phế nang vào máu phụ thuộc vào:
A.

Phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi

B.

Tốc dộ dòng máu qua mao mạch phổi.

C.

Sự chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu.

D.

Áp lực phế nang


E.

Diện tích các mao mạch phổi.
Đáp án: C

Câu 26: Máu nhận CO2 từ mô do:
A.

CO2 đi vào hồng cầu và ion Cl- đi ra huyết tương

B.

Phân áp O2 ở mô thấp hơn phân áp O2 trong máu.

C.

Tăng quá trình bão hoà oxyhemoglobin (HbO2).

D.

Phân áp CO2 ở mô cao hơn phân áp CO2 trong máu.

E.

Tăng khuếch tán ion Cl- từ hồng cầu ra huyết tương.
Đáp án: D

Câu 27: Oxy được vận chuyển trong máu bằng các dạng sau đây:
A.


Kết hợp với hemoglobin tạo thành oxyhemoglobin

B.

Kết hợp với ion Fe+++ trong nhân hem của hemoglobin

C.

Kết hợp với các ion Fe++ tự do trong máu.

D.

Kết hợp với nhóm carbamin của globulin.

E.

Kết hợp với muối kiềm.
Đáp án: A

Câu 28: Câu nào sau đây là đúng?


A.

Dạng kết hợp oxy tuy thể tích nhỏ nhưng là dạng quan trọng vì trao đổi oxy
với mô đều qua dạng này.

B.

Ở nhiệt độ cơ thể, có 20 ml oxy hòa tan/100 ml máu.


C.

Dung lượng oxy của máu từ dạng kết hợp gắn với Fe++ của Hem trong
hemoglobin là 20 ml oxy/100 ml máu.

D.

Dạng hòa tan là dạng vận chuyển oxy chủ yếu.

E.

Oxy được vận chuyển trong máu bằng dạng kế hợp với muối kiềm.
Đáp án: C

Câu 29: Với phân áp CO2 trong máu là 46 mmHg, thể tích CO2 hòa tan
A.

khoảng 50 ml CO2/100 ml máu.

B.

khoảng 2,5 ml CO2/100 ml máu.

C.

khoảng 4,5 ml CO2/100 ml máu.

D.


khoảng 20 ml CO2/l00 ml máu.

E.

khoảng 0,3 ml CO2/100 ml máu.
Đáp án: B

Câu 30: CO2 vận chuyển trong máu dưới dạng carbamin
A.

khoảng 0,3 ml CO2/100 ml máu.

B.

khoảng 4,5 ml CO2/100 ml máu.

C.

khoảng 51 ml C02/100 ml máu.

D.

khoảng 45 ml CO2/100 ml máu.

E.

khoảng 20 ml CO2/100 ml máu.
Đáp án: B

Câu 31: CO2 vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp muối kiềm

A.

khoảng 0,3 ml CO2/100 ml máu.

B.

khoảng 4,5 ml CO2/100 ml máu.

C.

khoảng 45 ml CO2/l00 ml máu.

D.

khoảng 51 ml CO2/100 ml máu.

E.

khoảng 20 ml CO2/100 ml máu.
Đáp án: D

Câu 32: Tổng số CO2 vận chuyển trong máu ở cả ba dạng
A.

khoảng 45 ml CO2/100 ml máu

B.

chừmg 20 ml CO2/100 ml máu.


C.

chừng 4,5 ml CO2/100 ml máu.

D.

chừng 51 ml CO2/100 ml máu.

E.

chừng 58 ml CO2/l00 ml máu.
Đáp án: E


Câu 33: Hoạt động hô hấp tương ứng với tổng lượng khí có thể trao đổi được

A.

tổng dung tích phổi

B.

thể tích khí dự trữ hít vào

C.

dung tích sống

D.


thể tích khí dự trữ thở ra

E.

thể tích khí lưu thông
Đáp án: C

Câu 34: Oxy gắn với hemoglobin trong máu tạo thành
A.

chymosin

B.

ion bicarbonat

C.

carbonmonocid

D.

oxyhemoglobin

E.

carbaminohemoglobin
Đáp án: D

Câu 35: Lượng khí được trao đổi trong một lần thở bình thường khoảng

A.

3800 ml

B.

1200 ml

C.

1800 ml

D.

500 ml

E.

5000 ml
Đáp án: D

Câu 36: Lượng khí có thể thở ra cố sau thở ra bình thường là khoảng
A.

3000 ml

B.

2300 ml


C.

500 ml

D.

3800 ml

E.

1500 ml
Đáp án: E

Câu 37: Phần lớn carbon dioxid được hòa tan và vận chuyển trong máu là
A.

ion bicarbonat

B.

oxyhemoglobin

C.

axit carbonic

D.

carboxyhemoglobin
Đáp án:A



Câu 38: Khi carbon dioxid từ các tế bào mô vào máu, nó được chuyển thành
dạng dễ vận chuyển trong huyết tương là
A.

carbonic anhydrase

B.

ion bicarbonat

C.

natri bicarbonat

D.

carboxyhemoglobin
Đáp án: B

Câu 39: Định nghĩa nào đúng về thể tích khí lưu thông (TV)?
A.

Là lượng khí phổi thở ra được trong 1 giây đầu tiên sau khi đã hít vào hết
sức

B.

Là lượng khí lưu thông của phổi trong một lần thở bình thường


C.

Là tổng lượng khí phổi có thể huy động được

D.

Là lượng khí thở vào thêm được sau khi đã thở vào bình thường
Đáp án : B

Câu 40: Trị số bình thường của thể tích khí lưu thông (TV) ở nam giới trưởng
thành khoảng
A.

0,5 lít

B.

1,8 lít

C.

1,5 lít

D.

1,2 lít
Đáp án : A

Câu 41: Trị số bình thường của thể tích khí dự trữ hít vào (IRV) ở nam giới

trưởng thành khoảng
A.

2,2 lít

B.

1,8 lít

C.

2,5 lít

D.

0,5 lít
Đáp án : B

Câu 42: Trị số bình thường của thể tích khí dự trữ thở ra (ERV) ở nam giới
trưởng thành khoảng
A.

2,5 lít

B.

2,8 lít

C.


0,5 lít

D.

1,5 lít
Đáp án : D

Câu 43 : Trị số bình thường của thể tích khí cặn (RV) ở nam giới trưởng
thành khoảng


A.

2,5 lít

B.

2,2 lít

C.

0,5 lít

D.

1,2 lít
Đáp án: D

Câu 44: Thể tích nào sau đây KHÔNG THỂ xác định được bằng máy phế
dung kế (spirograph)?

A.

Thể tích khí dự trữ hít vào

B.

Thể tích khí dự trữ thở ra

C.

Thể tích khí lưu thông

D.

Thể tích khí cặn
Đáp án: D

Câu 45: Công thức nào sau đây ĐÚNG về dung tích sống (VC)
A.

VC = TV + IRV + FEV1

B.

VC = TV + RV + ERV

C.

VC = TV + IC + FRC


D.

VC = TV + IRV + ERV
Đáp án: D

Câu 46: Câu trả lời nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về dung tích sống (VC)?
A.

VC giảm dần theo tuổi

B.

VC càng cao càng bất lợi cho cơ thể

C.

Giá trị bình thường vào khoảng 3,8 lít

D.

VC phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi khí của cơ thể
Đáp án: B

Câu 47: Câu trả lời nào sau đây ĐÚNG về thể tích thở ra tối đa giây (FEV1)?
A.

Tỷ lệ % FEV1/FRC gọi là chỉ số Tiffeneau

B.


Là lượng khí tối đa thở ra được trong mỗi giây

C.

Thông số này hằng định theo tuổi và giới

D.

Thường có giá trị khoảng 80% dung tích sống
Đáp án: D

Câu 48: Ở nhiệt độ cơ thể, 100 ml máu có:
A.

0,3 ml oxy hòa tan

B.

2,5 ml oxy hòa tan

C.

1,34 ml oxy hòa tan

D.

20 ml oxy hòa tan


Đáp án: A

Câu 49: Mỗi gam hemoglobin có khả năng gắn với
A.

1,34 ml oxy

B.

20 ml oxy

C.

2,5 ml oxy

D.

0,3 ml oxy
Đáp án: A

Câu 50: Trong khả năng kết hợp và phân ly HbO2, khi phân áp oxy phế nang
giảm từ 100 mmHg xuống còn 80 mmHg thì tỷ lệ HbO2:
A.

Giảm từ 100 % xuống 80 %

B.

Giảm từ 98 % xuống 40 %

C.


Không thay đổi

D.

Giảm từ 98 % xuống 96 %
Đáp án: D

Câu 51: Câu trả lời nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đồ thị phân ly HbO2
A.

Phân áp CO2 cao ức chế phân ly HbO2

B.

Hàm lượng 2,3DPG cao làm tăng phân ly HbO2

C.

Toan máu làm tăng phân ly HbO2

D.

Nhiệt đô cơ thể tăng làm tăng phân ly HbO2
Đáp án: A

Câu 52: Trong điều kiện bình thường, 100 ml máu mang 19 ml oxy từ phổi tới
mô sẽ chuyển cho tổ chức
A.

1,34 ml oxy


B.

2,5 ml oxy

C.

5 ml oxy

D.

15 ml oxy
Đáp án: C

Câu 53: Dạng carbamin là
A.

A. dạng hòa tan của CO2 trong máu

B.

dạng kết hợp của CO với hemoglobin

C.

dạng kết hợp của CO2 với muối kiềm

D.

dạng kết hợp của CO2 với hemoglobin

Đáp án: D

Câu 54: Với phân áp CO2 là 46 mmHg, 100 ml máu có khoảng
A.

2,5 ml CO2 hòa tan

B.

4,5 ml CO2 hòa tan


C.

1,34 ml CO2 hòa tan

D.

15 ml CO2 hòa tan
Đáp án: A

Câu 55: Trong dạng kết hợp với hemoglobin, CO2 gắn vào
A.

hốc Hem

B.

nhóm NH2 của phần globin trong hemoglobin


C.

nhân pyrol

D.

ion Fe2+ của nhân Hem
Đáp án: B

Câu 56: Ở điều kiện bình thường, 100 ml máu vận chuyển được khoảng:
A.

51 ml CO2

B.

58 ml CO2

C.

19 ml CO2

D.

20 ml CO2
Đáp án: B

Câu 57: Định nghĩa nào là đúng về các thể tích hô hấp?
A.


Thể tích khí lưu thông là thể tích nằm trong đường hô hấp.

B.

Thể tích khí cặn là thể tích khí hít vào và thở ra trong một lần thở.

C.

Thể tích khí dự trữ hít vào là thể tích khí hít vào hết sức

D.

Thể tích khí dự trữ thở ra là thể tích khí thở ra hết sức sau khi đã thở ra bình
thường
Đáp án: D

Câu 58: Điều nào là đúng với các thể tích hô hấp?
A.

Thể tích khí cặn: 500ml

B.

Thể tích khí dự trữ thở ra: 500ml

C.

Thể tích khí lưu thông: 500 ml

D.


Thể tích khí dự trữ hít vào: 500 ml
Đáp án: C

Câu 59: Điều nào sau đây là KHÔNG đúng
A.

VC = TV + IRV + RV

B.

FRC = ERV + TV

C.

IC = RV + IRV

D.

TLC = VC + RV
Đáp án: D? (A,B,C đều sai)

Câu 60: Điều nào là đúng về dung tích sống (VC)?


C.

A.

Là lượng khí tối đa phổi huy động được trong một lần hít vào


B.

Phụ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng

Là lượng khí tối đa huy động được trong một lần thở (hít vào và thở ra tối đa)
D.

Đánh giá khả năng trao đổi khí của đường hô hấp trên
Đáp án: C

Câu 61: Lượng CO2 vận chuyển dưới dạng muối kiềm trong máu chiếm
A.

58 ml / 100 ml máu

B.

51 ml / 100 ml máu

C.

2,5 ml / 100 ml máu

D.

4,5 ml / 100 ml máu
Đáp án : B

Câu 62 : Các yếu tố làm tăng sự phân ly HbO2 gồm

A.

Cả yếu tố (1), (2), (3)

B.

Phân áp CO2 tăng cao (1)

C.

Nồng độ 2,3 DPG tăng cao (3)

D.

pH máu giảm, nhiệt độ máu tăng (2)
Đáp án : A

Câu 63: Nhận xét nào sau đây là KHÔNG đúng về FEV1?
A.

Đánh giá sự thông thoáng của đường thở

B.

Đánh giá rối loạn thông khí thể hạn chế

C.

Là thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên sau khi hít vào cố


D.

Thay đổi theo tuổi, giới, chiều cao
Đáp án : B( đã sửa)

Câu 64: Nhận định nào là đúng về chỉ số Tiffeneau?
A.

Bình thường có giá trị nhỏ hơn 75 %

B.

Dùng để đánh giá rối loạn thông khí thể hạn chế

C.

Bình thường có giá trị lớn hơn 75 %

D.

Chỉ số Tiffeneau = TV / VC
Đáp án: C

Câu 65: Điều nào là đúng về dung tích cặn chức năng (FRC)?
A.

Là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức

B.


Là lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường

C.

Có giá trị từ 1,3 đến 1,8 lít

D.

Là lượng khí pha trộn với không khí khi thở ra
Đáp án: B


Câu 66: Điều gì là đúng về hiện tượng Hamburger?
A.

Ở mô làm tăng thải CO2 (2)

B.

Ở phổi làm tăng vận chuyển CO2 (3)

C.

Cả (1), (2), (3) đều đúng

D.

Là quá trình di chuyển của ion Cl- và HC03- (1)
Đáp án: D




×