Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sang kien mot so bien phap ren ky nang doc cho hoc sinh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.81 KB, 10 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 1, Trường TH & THCS Hoàng
Văn Thụ thị xã Nghĩa Lộ.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2016 đến nay.
5. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Thắm
Năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ thị xã Nghĩa Lộ.
Địa chỉ liên hệ: Trường TH & THCS Hoàng Văn Thụ thị xã Nghĩa Lộ.
Điện thoại: 01272872440
6. Đồng tác giả ( nếu có)
Họ và tên:
Năm sinh:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ công tác:
Nơi làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến
trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang
học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là
được đến trường, được học đọc, học viết.


Môn Tiếng Việt: Là hình thành và phát triển ở học sinh 4 kĩ năng sử dụng
tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết trong đó ưu tiên 2 kĩ năng đọc, viết để học sinh
có điều kiện học tập và giao tiếp. Sở dĩ hai kĩ năng đọc và viết được ưu tiên vì
học sinh có đọc thông viết thạo thì mới học được các môn học khác như : Kể
chuyện, Chính tả , Tập viết, Toán , Tự nhiên và Xã hội... mới học được lên lớp
trên và mới tiếp thu được văn hoá nhân loại qua các tài liệu sách báo.
Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học
nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm,
từ ngữ, câu văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm


thẩm mỹ. Môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng đặt ra một
nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Học vần, tập đọc, học thuộc lòng học sinh
biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để
lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh
học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các
tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các
truyền thống quý báu của dân tộc.
Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mỹ, học sinh
yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội…
Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với
chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được
cái
hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng
sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Ở trường tôi dạy có 100% là học sinh dân tộc là người địa phương. Lớp 1
tôi dạy năm nay có các em mắc rất nhiều lỗi do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ cho nên
nếu không có biện pháp rèn luyện cách đọc, cách phát âm thì các em sẽ đem
theo lỗi đó suốt đời và như vậy khi giao tiếp hiệu quả sẽ kém, thậm chí có thể
làm người nghe còn hiểu sai đi.

Trong quá trình dạy phân môn Tiếng Việt lớp 1, tôi nhận thấy chất lượng
đọc tốt, phát chuẩn, của học sinh lớp 1 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn
yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri
thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần
thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải
trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Vì thế tôi thấy cần lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và cần tìm các biện pháp tích cực
để rèn đọc cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng
Việt đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. thông
qua đề tài " Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1". Để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 1 sau:
+ Biện pháp 1: Phân loại học sinh
+ Biện pháp 2: Rèn đọc trong giờ học vần
+ Biện pháp 3: Rèn đọc ngoài giờ tập đọc
Khi áp dụng những giải pháp này vào quá trình giảng dạy môn học vần
trong tổ khối và lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế như
sau:
* Ưu điểm
Trong các giờ học vần - tập đọc học sinh say mê học và lớp học sôi nổi,
kỹ năng đọc được nâng cao rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí,
chưa trôi chảy, đến bây giờ các em đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn.
2


* Tồn tại
+ Học sinh chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi khi đọc. Chưa biết
ngắt, nghỉ hơi ở giữa các thơ, câu văn. Các em còn ham chơi, chưa tích cực
luyện đọc, chưa có thói quen tự đọc bài.
- Từ những ưu điểm và hạn chế của các giải pháp trên, tôi thấy việc
hướng dẫn cho học sinh rèn kỹ năng đọc là rất cần thiết. Đây là một vấn đề quan

trọng trong dạy học tiếng Việt nói chung và phân môn học vần và Tập đọc nói
riêng, có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng dạy học nên tôi đã chọn đề tài:
" Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1".
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

2.1. Mục đích của giải pháp:
Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu
dài. Chỉ có thể xem là một đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu điều mình đọc,
đọc là hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu các em không hiểu những từ ta đưa cho các
em đọc, các em sẽ không có hứng thú đọc và học tập.
Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những gì
mình đọc. Hầu như sức chú ý đều tập chung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần
để phát âm thành tiếng. Còn nghĩa thì chưa đủ thời giờ và sức lực để mà nhận
biết. Mặt khác, do vốn từ ngữ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn
hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở để đề xuất
các biện pháp hình thành kỹ năng đọc cho học sinh.
II.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1: Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và
phương pháp tổng quát. Phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực
trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi
đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước.
Muốn rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh lớp 1, trước hết trong tất cả các giờ
tập đọc giáo viên đều cần phải hướng dẫn cho học sinh cách phát âm đúng
chuẩn, đọc to rõ ràng, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc nhanh, đọc lưu loát.
Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể
hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và
cho phép đọc có ý thức hơn.
2.2.2: Giải pháp mới và các bước thực hiện của giải pháp mới:

Giải pháp 1: Tự rèn luyện bản thân.
Trong mỗi tiết tập đọc giáo viên phải đọc mẫu đó là một yêu cầu, là một
năng lực sư phạm, giáo viên đọc mà không chuẩn thì việc luyện và sửa lỗi đọc
cho học sinh không thể thành công. Bản thân tôi phải rèn cho mình phải có kỹ
năng đọc tốt, phát âm chuẩn, giọng đọc rõ ràng. Trước đây tôi bị lẫn phụ âm (l)
3


và (n) tôi đã quan tâm chú ý rèn luyện thường ngày cho đến nay lỗi ấy đã hết.
Tôi tự tin khi đọc mẫu cho học sinh. Bên cạnh đó tôi luôn tự quan sát, tự đánh
giá bản thân về cách nói, cách đọc của cố gắng không mắc lỗi về phát âm.
Để luyện đọc cho bản thân và học sinh lẫn âm này tôi thường sử dụng các
bài thơ, câu văn vần để luyện như:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp, lòng nàng lâng lâng.
Hay: Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.
Luyện từng cấp độ: chậm rồi nhanh dần cứ như vậy kiên trì 1 vài tháng
chắc chắn có kết quả tốt.
Đối với lớp 1 yêu cầu học sinh đọc đúng, chưa có yêu cầu diễn cảm song
bản thân giáo viên cần luyện đọc để có giọng đọc hay cuốn hút học sinh, chú ý
cách ngắt nhịp thơ, ngắt giọng biểu cảm.Trước mỗi bài tập đọc, tôi cố gắng đọc
trước một vài lần, bài thơ ngắn có thể thuộc lòng, tôi sử dụng điện thoại ghi âm
lại giọng đọc của mình, sau đó nghe lại để điều chỉnh, như vây khi đọc mẫu mới
trôi chảy và làm chủ văn bản có như vậy dạy học mới có hiệu quả.
Ngoài ra tôi luôn chú ý quan sát cách đọc của học sinh, rèn cho mình kỹ
năng (biết nghe) học sinh đọc. Nhanh chóng nhận ra những gì học sinh đọc
đúng mẫu, đồng thời nhanh chóng nhận ra những gì học sinh đọc đúng mẫu,
đồng thời nhanh chóng nhận ra những sai lệch giữa bài đọc của các em và phần
đọc mẫu của cô giáo.
Giải pháp 2. Điều tra cơ bản, phân loại đối tượng.

Đây là 1 hoạt động không thể thiếu của 1 người làm công tác chủ nhiệm
lớp, ngoài việc nắm bắt thông tin học sinh một cách chính xác và đầy đủ. Tìm
hiểu hoàn cảnh, tâm lý học sinh, đồng thời nắm chắc đối tượng học sinh và lựa
chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng: theo 2
đợt: đợt 1 đầu năm, đợt 2 từ tuần 25.
Đối tượng 1: Học sinh nhanh nhẹn, tiếp thu tốt nắm chắc các âm từ mẫu
giáo. Đọc to, rõ ràng. Từ tuấn 25: đọc tốt
Đối tượng 2: Học sinh trầm tính, đọc được nhưng còn quên một số âm.
Từ tuấn 25: đọc Khá
Đối tượng 3: Học sinh nhút nhát, nhận thức chậm, đọc nhỏ, lý nhí, ấp
úng, lẫn âm. Từ tuấn 25: đọc yếu
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh những em đối tượng 1
ngồi cạnh đối tượng 2,3. Nếu số học sinh đối tượng 1 ít thì xếp HS đối tượng 2,3
ngồi cạnh nhau và ở dãy bàn trên cùng để giáo viên dễ dàng giúp đỡ khi cần và
được gọi đọc nhiều hơn các dãy bàn khác.
Giải pháp 3. Rèn đọc cho học sinh theo cấp độ:
Tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc qua các cấp độ sau:
4


+ Cấp độ 1: Luyện đọc tiếng, từ khó
+ Cấp độ 2: Luyện đọc câu
+ Cấp độ 3: Luyện đọc đoạn
+ Cấp độ 4: Luyện đọc bài
Những tuần và tháng đầu mỗi năm học tôi chú trọng cấp độ 1. Bởi vì, nếu
học sinh đọc tốt tiếng, từ khó thì mới đọc được câu. Ở đây, tôi chú ý luyện đọc
cá nhân, cặp, nhóm, tổ rồi mới đồng thanh. Đọc tốt từng câu rồi mới đọc đoạn
và đọc bài. Ở cấp độ này, tôi chú ý nhất đến những em thuộc đối tượng 3, các
em này sẽ được luyện kỹ những lỗi mà các em mắc phải.
Từ tuần 4 trở đi, tôi chú trọng cấp độ 2, 3 Câu nào khó được dừng lại

luyện đọc nhiều hơn, khi nào đọc được rồi mới chuyển sang câu khác. Như vậy
kĩ năng đọc của học sinh sẽ được hình thành nhanh hơn, chắc chắn hơn.
Sang tháng thứ hai tôi chú ý rèn học sinh kỹ hơn ở cấp độ 3 và 4, song
không bỏ qua cấp độ 1,2 đối với các em nhận thức chậm. Từ tuần học 19, tích
cực ôn, luyện chuẩn bị tốt tâm thế cho phần tập đọc.
Bắt đầu từ tuần 25 học sinh chuyển sang phần tập đọc. Ở đây vẫn tiếp tục
rèn đọc theo các cấp độ trên, tuy nhiên chú trọng cấp độ 3,4.
Đối với lớp 1 yêu cầu học sinh đọc đúng, chưa có yêu cầu diễn cảm ( như
đã nói ở trên); song tôi vẩn chú ý hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ, ngắt giọng biểu
cảm cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt.
VD: Bài tập đọc “Đầm sen”. Tôi đọc mẫu và hướng dẫn học sinh câu.
Suốt mùa sen,/ sáng sáng / lại có những người ngồi trên thuyền nan rẽ
lá,/ hái hoa.//
Hay Bài tập đọc “Đi học” tôi chú ý hướng dẫn ngắt nhịp câu thơ.
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong / thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
Giải pháp 4. Hình thành kĩ năng đọc:
Để hình thành cho mỗi học sinh kĩ năng đọc nhanh hơn trong tiết tập đọc
tôi hạn chế đọc đồng thanh, thời gian luyện đọc chủ yếu giành cho đọc cá nhân
theo các 4 cấp độ và luyện đọc theo nhóm. Bởi vì, đọc đồng thanh nhiều không
những khó hình thành kĩ năng đọc cho mỗi hoc sinh mà còn ảnh hưởng đến các
lớp xung quanh.. Khi học sinh đọc cá nhân những em đọc sai ta rễ phát hiện và
có biện pháp luyện, sửa để các em luyện đọc đúng ngay ở từ sai, câu sai. Còn
nếu đọc đồng thanh nhiều, những em đọc nhận thức chậm sẽ khó được phát hiện
và các em đó sẽ ít được sửa.

5



Xây dựng nền nếp học tập: Khi luyện đọc câu, đoạn, bài. Để tiết kiệm thời
gian dành cho luyện đọc và giáo viên không phải nói nhiều, nên tôi quy định
thành nền nếp:
- Luyện đọc câu chủ yếu theo dọc (mục đích để sửa lỗi ngay cho học
nhận thức chậm vì các em đã được ngồi thống nhất bên trái bạn thuộc đối tượng
1). Em thứ nhất thưa cô, em thứ hai nối tiếp đọc luôn câu của mình cứ thế cho
đến hết bài.
- Luyện đọc đoạn chủ yếu theo hàng ngang (mục đích để sửa lỗi ngay cho
học thuộc đối tượng 1 và đối tượng 2, đã được xếp ngồi dãy trên cùng).
- Khi đọc bài quy định học sinh ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến
sách từ 30 - 35 cm, cổ và đầu thì phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi, phải
bình tĩnh tự tin, đứng dậy đọc bài không hấp tấp vội vàng việc chuẩn bị được tư
thế đọc sẽ tạo cho các em tự tin cần thiết để đi vào giao tiếp xã hội.
Tôi thường động viên để các em tự tin đồng thời luyện cho các em kỹ thuật
nâng giọng cao hơn để đọc to hơn, cũng như luyện cho các em cách thở sâu để
lấy hơi. Đồng thời hướng cho các em cách làm chủ tia mắt khi đọc, đọc không
bỏ sót tiếng, không thêm từ, không lạc dòng...
Trong luyện đọc cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả đó là tính đồng bộ trong
suốt quá trình dạy học. Tức là việc luyện đọc cho học sinh không chỉ trong giờ
tập đọc mà việc luyện đọc diễn ra suốt quá trình dạy học, trong tất cả các môn
học khác: toán, đạo đức, tự nhiên xã hội, tập viết, chính tả,...việc giáo viên quan
tâm chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh như thế các em sẽ có ý thức rèn luyện
để có kĩ năng đọc tốt hơn. Ngay cả khi vui chơi, khi sinh hoạt... hễ có cơ hội tôi
đều chú ý sửa để các em có thể đọc tốt.
Đặc biệt trong các giờ tiếng việt, tôi rất chú ý việc rèn đọc, với tiếng Việt
việc đọc viết có ảnh hưởng qua lại với nhau rất rõ rệt. Tiếng Việt là lối chữ ghi
âm (phát âm thế nào thì ghi âm như thế) học sinh đọc đúng thì sẽ viết đúng và
ngược lại. Giờ chính tả, tập viết cũng thêm một cơ hội nữa để luyện đọc cho học
sinh. Tôi tận dụng cơ hội đó, thời gian đó để rèn luyện cho học sinh lớp mình.

Giải pháp 4. Luyện sửa lỗi phát âm:
Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ thường xuyên có từ 90% trở lên HS
là người dân tộc và dân tộc thiểu số, tiếng nói của các em có nhiều lỗi do ảnh
hưởng tiếng mẹ đẻ, các em thường phát âm sai. Ví dụ (VD) các em HS dân tộc
thái thường lẫn âm l - đ, b - v,..... HS còn 1 số em là HS kinh cũng mắc 1 số lỗi
như l - n, tr – ch,... Nếu không có biện pháp rèn luyện phối hợp giữa nói thì các
em sẽ đem lỗi đó suốt đời.
Tôi thường chữa lỗi cho học sinh bằng nhiều biện pháp: Luyện đọc theo
mẫu hoặc bằng biện pháp khấu âm.
Ví dụ: Học sinh dân tộc Thái mắc lỗi ( b - v) tôi cho học sinh luyện đọc
theo mẫu, tôi đưa trước cho học sinh cách phát âm chuẩn các từ cần luyện, yêu
cầu học sinh phát âm theo, học sinh không phát âm theo được tôi dùng tiếp cách
6


khác như: Hướng dẫn học sinh đặt bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh
quản, khi phát âm (b) là âm vốn có, học sinh sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của
thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Môi bặm lại khi phát âm (b); Môi
xòe ra (nhất là môi trên) khi phát âm (v) thì các em cũng sẽ cảm nhận được sự
rung nhẹ của thanh quản và có luồng hơi phát ra mạnh hơn.
Với học sinh lẫn âm ( l - n) thì phần lớn học sinh không có ý thức được
mình phát âm nào. Để chữa lỗi cho các em ngoài cách luyện như đã nói ở giải
pháp 1, tôi đã trực quan hóa sự mô tả âm vị, hướng dẫn học sinh quan sát và tự
kiểm tra xem mình đang phát âm, âm nào (n) là một âm mũi, khi phát âm sờ tay
vào mũi sẽ thấy mũi rung. Sau đó học sinh luyện phát âm (l) bằng cách bịt chặt
mũi đọc: La, lô, lo, lu lư. Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm tiếng Na,
nô, no, nu, nư, Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng. Đẩy hơi qua miệng, không đưa
hơi lên mũi. Bật lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng, đồng thời ghi âm cách học
sinh đọc sau đó cho học sinh nghe lại rồi hướng dẫn học sinh luyện sau đó ghi
âm lại kết quả học sinh luyện được. Làm được điều đó học sinh kể cả phụ huynh

rất phấn khởi, sẽ hỗ trợ cùng giáo viên rèn con em mình ở nhà và các em cũng
tích cực rèn hơn
Với học sinh lỗi ở các tiếng: ngõ, xuyến, khuya, gỗ,....tôi cũng áp dụng
việc luyện đọc nhiều lần và hướng dẫn cách phát âm: âm "ê" khi phát âm độ mở
của miệng hẹp hơn "e", nguyên âm đôi yê trong tiếng "yêu" khi phát âm lướt
nhẹ từ 'y" sang "ê" không quá nhấn vào "y" hoặc "ê" vì đây là nguyên âm đôi
của tiếng Việt. Học sinh Tày thường sai những âm thanh trên vì trong tiếng Tày
của các em không có những âm thanh đó. Khuyến khích động viên các em cố
gắng, không cho đấy là "ngọng" mà đó là dấu ấn tiếng mẹ đẻ của các em.
Việc chú ý rèn luyện cá biệt như thế trong giờ tập đọc đã đem lại hiệu quả
đích thực. Muốn vậy giáo viên phải nắm chắc khả năng đọc của từng học sinh,
phân loại được học sinh mắc lỗi đọc ở dạng nào, ứng lỗi đó với từng bài để khi
luyện đọc ngoài việc luyện đọc cho mặt bằng chung học sinh, tôi giành thời
gian cho học sinh đọc yếu, học sinh mắc lỗi được rèn luyện. Tuyệt đối tránh
luyện chung chung, nhiều giáo viên phần luyện đọc từ khó là gọi bất kì em nào
trong lớp đọc, có nhiều em đọc đúng được gọi luyện đọc mà nhiều em đọc sai lại
không được luyện.
Với các em người dân tộc thái lẫn âm (đ – l) , tôi cho các em gọi tên
những người thân hay thầy cô giáo mà các em yêu quý có tên mang phụ âm l,
Nếu học sinh đọc sai thì giải thích nghĩa của tên khi phát âm sai. Ví dụ: “Liên”
học sinh pháp âm là “Điên”, kích thích trẻ bằng cách hỏi trẻ “ tại sao lại bảo họ
bị căn bệnh đó? Hay em muốn họ bị như vậy” Thế là, vì lòng tự trọng, vì tình
cảm yêu mến họ, trẻ sẽ rất hào hứng và tự sửa lỗi đó của mình rất tốt, các em
còn giúp nhau phát hiện lỗi. Song song với cách luyện kích thích đó tôi hướng
dẫn học sinh để đầu lưỡi chạm vào chân răng trên. Đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng,
hạ lưỡi xuống và phát tiếng. Khi phát âm chạm nhẹ tay vào cổ thấy có sự rung
nhẹ.
7



....
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả tại trường TH&THCS Hoàng
Văn Thụ; Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trong nhà trường tiểu học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
( nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể ( hiệu quả kinh tế, xã hội,môi
trường….)đã thu được hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân đã được áp dụng sáng kiến ( nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng
kiến).
Qua vận dụng kiểm nghiệm thực tế nhiều năm đã đạt được kết quả tốt. Năm
học 2016 – 2017 kết quả cụ thể như sau:
THÁNG

Phân loại đối tượng
Đối tượng 1 Đối tượng 2

Đối tượng 3

9

7

8

17

10

9


11

12

11

11

12

9

12

15

11

6

1

17

11

4

Hiện nay học sinh đang học chương trình tuần 23, nên chư phân loại đối

tượng đợt 2. Sang tuần 24 tôi mới phân laoij đối tượng đợt 2.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có)
(Là những người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, không
phải là đồng tác giả)
TT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Trường
28/11/1977 TH&THCS GV
Hoàng



Trường
2 Hoàng Thị Minh Huế 12/12/1974 TH&THCS GV
Hoàng




1

Bùi Thị Thắm

Nội dung
công việc
hỗ trợ

8


Lê Thị Kim Anh

Trường
17/4/1976 TH&THCS GV
Hoàng



Nguyễn Thị Liên

Trường
22/7/1977 TH&THCS GV
Hoàng

ĐH


Nguyễn Thị Vẻ

Trường
01/10/1967 TH&THCS GV
Hoàng



6

Trần Thị Hằng

Trường
14/4/1980 TH&THCS GV
Hoàng

ĐH

7

Trường
Đỗ Thị Bích Phượng 14/10/1968 TH&THCS GV
Hoàng



8

Hoàng Thị Tỉnh


Trường
13/10/1962 TH&THCS GV
Hoàng

THHC

Hoàng Thị Chuyển

Trường
20/12/1967 TH&THCS GV
Hoàng

THHC

3

4

5

9

6. Các thông tin cần được bảo mật (quy trình, bản vẽ, thiết kế…)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, lớp học đảm bảo chuẩn về y tế học
đường…
8. Tài liệu kèm theo ( bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụo mẫu sản phẩm …nếu
có)
III.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Nghĩa Lợi, ngày 18 tháng 2 năm 2017
Người viết báo cáo

9


Bùi Thị Thắm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

10



×