Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

EG017_CD11A_NHOM2_THUHOACH_E-Learing (BTN 10đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.46 KB, 17 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI - TOPICA

CÔNG CỤ TÌM KIẾM TIN TỨC
PHỔ BIẾN HIỆN NAY TRÊN INTERNET

THỰC HIỆN: NHÓM 2 – LỚP CD11A

THÁNG 11/2016


MỤC LỤC
Chương 1 - MỞ ĐẦU....................................................................................................2
Chương 2 - CÁC CÔNG CỤ TIỀM KIẾM PHỔ BIẾN TRÊN INTERNET.................2
2.1.

Google..............................................................................................................2

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................2

2.1.2.

Sản phẩm...................................................................................................3

2.1.3.

Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Google.................................5

2.2.


Yahoo...............................................................................................................6

2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................6

2.2.2.

Các dòng sản phẩm chính của Yahoo.........................................................7

2.2.3.

Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Yahoo...................................7

2.3.

Bing.................................................................................................................. 7

2.3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................7

2.3.2.

Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Bing.....................................7

2.4.

Yandex.............................................................................................................. 8


2.4.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................8

2.4.2.

Ưu, nhược điểm của Yandex......................................................................9

2.5.

Một số công cụ tìm kiếm ở Việt Nam...............................................................9

2.6.

So sánh thị trường hiện nay của các công cụ tìm kiếm...................................10

2.6.1.

Xu hướng của người sử dụng...................................................................10

2.6.2.

Thống kê số liệu cụ thể............................................................................11

2.7.

Tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet......................................................12

2.7.1.


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin trên Internet..............12

2.7.2.

Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet........................................13

2.7.3.

Một số thủ thuật tìm kiếm thông tin trên Internet.....................................14

Chương 3 - KẾT LUẬN..............................................................................................15
3.1.

Kết luận..........................................................................................................15

3.2.

Kiến nghị........................................................................................................16

Trang 1


Chương 1 - MỞ ĐẦU
Internet ra đời mở ra thời đại công nghệ thông tin và truyền thông vượt trội, đánh
dấu bước ngoặt lịch sử mang con người đến gần với nhau hơn. Với tốc độ phát triển
“chóng mặt” từ số lượng đến chất lượng đường truyền, từ nội dung đến hình thức,
ngày nay, Internet chính là liên mạng máy tính toàn cầu và đó là một xu thế phát triển
tất yếu.
Internet đã khai sáng một kỷ nguyên mới mà ở đó con người có thể tìm kiếm khai
thác thông tin, trao đổi, học tập,… thông qua một thế giới ảo nhưng lại vô cùng tiện

ích. Cùng với phát triển đi lên của xã hội loài người, Internet cũng không nằm ngoài
xu thế đó, yêu cầu về chất lượng cao hơn, tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn từ phía
người dùng. Với một kho dữ liệu khổng lồ từ các máy chủ và liên mạng máy tính toàn
cầu, người dùng Internet khó có thể khai thác được tối ưu thông tin cần tìm kiếm. Để
giải quyết tình trạng này, các công ty phần mềm trên Thế giới đã cho ra đời một phần
mềm hỗ trợ, được gọi chung là “công cụ tìm kiếm trên Internet”.
Công cụ tìm kiếm (Search Tool) là một phần mềm nhằm cho phép người dùng
tìm kiếm và đọc các thông tin trong phần mềm đó, một trang web, một tên miền, nhiều
tên miền hay toàn bộ Internet. Sự hình thành và phát triển của công cụ tìm kiếm đó là
một sự phát triển tất yếu, logic phù hợp với sự phát triển của Internet, phù hợp với nhu
cầu của người dùng. Hiện nay, các hãng phần mềm trên Thế giới sở hữu các phần mềm
công cụ tìm kiếm với những tính năng, ưu điểm khác nhau, trong đó những phần mềm
công cụ tìm kiếm phổ biến và chiếm thị phần lớn đối với quá trình truy nhập Internet
tìm kiếm thông tin hiện nay là: Google, Yahoo, Bing, Yandex… Chúng ta sẽ phân tích
chi tiết từng công cụ tìm kiếm hiện đang được sử dụng nhiều trên Thế giới cũng như ở
Việt Nam trong phần tiếp theo.
Chương 2 - CÁC CÔNG CỤ TIỀM KIẾM PHỔ BIẾN TRÊN INTERNET
2.1. Google
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1996, ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin,
hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Họ tin rằng những trang web
có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất,
do đó họ đã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, đó là nền móng
Trang 2


của công cụ tìm kiếm Google. Ngày 04/9/1998, Google chính thức được thành lập với
sứ mệnh là “sắp xếp thông tin của Thế giới và làm cho thông tin này trở nên hữu dụng
và có thể truy cập trên toàn cầu”.
Từ khi hình thành cho đến nay, Google đã tham gia nhiều thương vụ cũng như

hợp tác với nhiều Công ty để phát triển đa dạng dịch vụ trên công cụ tìm kiếm của
mình, như: Tháng 10/2000, Google AdWords ra mắt, Google đã bắt đầu bán quảng cáo
bằng từ khóa để đem lại kết quả thích hợp hơn cho người dùng. Đầu năm 2006,
Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng,
Writely. Công nghệ của sản phẩm này đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs
& Spreadsheets. Tháng 02/2006, công ty phần mềm Adaptive Path bán Measure Map,
một ứng dụng thống kê weblog cho Google. Cuối năm 2006, Google mua lại trang
web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần… Tháng
8/2015, Google thông báo kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn dưới một công ty mẹ mới có
tên là Alphabet Inc… Đầu năm 2016, Google là công ty đầu tiên vượt mặt Apple để trở
thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 570 tỷ USD vốn hóa (Apple
xếp thứ 2 với 535 tỷ USD).
Hiện nay, có thể nói người dùng Internet trên Thế giới không ai mà không biết
đến Google. Tất cả thông tin mà người dùng cần tìm đều có thể thấy với thời gian
nhanh nhất, sự tiện lợi và khả năng đưa ra các kết quả chính xác, đoán được kết quả
mong muốn của người dùng là thế mạnh lớn nhất mà Google mang lại. Vì vậy, nhóm
chúng tôi chỉ chia sẻ tóm tắt một số thông tin như trên, mọi thông tin chi tiết về lịch sử
hình thành và phát triển, các công cụ, dịch vụ,… của chính Google chỉ cần gõ vào
website: google.com, chúng ta sẽ có tất cả.
2.1.2. Sản phẩm
Với hơn 1 tỷ người dùng mỗi tuần, hơn 100 tỷ lượt tìm kiếm mỗi tháng, hơn 1 tỷ
lượt kích hoạt thiết bị Android, hơn 1 tỷ người truy cập YouTube mỗi tháng… Đó là số
liệu thống kê về Google, những con số rất lớn và hiện chưa có hãng công nghệ nào đạt
được. Một thực tế rằng, kể cả những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực công nghệ cũng
chưa chắc biết được hết những gì Google đã, đang và sẽ làm. Các sản phẩm, dịch vụ
hiện nay của Google rất nhiều mà không phải ai cũng biết. Và trong hơn 100 sản phẩm
mà Google mang đến cho thế giới phải kể đến những sản phẩm tuyệt vời nhất là: Google

Trang 3



Search, Mail, Docs, Sheets, Calendar, Slides, Sites, Google+, Drive, Translate, Maps,
AdWords, Photos, kho ứng dụng Play Store và Google News. Truy cập vào trang thống
kê lưu lượng truy cập từ tên miền Google.com (www.alexa.com/siteinfo/google.com)
bạn sẽ thấy được 10 sản phẩm phổ biến của hãng này.
2.1.2.1. Quảng cáo
Phần lớn thu nhập của Gooogle đến từ các chương trình quảng cáo trực tuyến.
Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng quảng cáo của
mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Netword qua phương
thức Cost-Per-Click (trả tiền qua số lần click vào quảng cáo) hoặc Cost-Per-View (trả
tiền qua số lần xem quảng cáo). Chủ các trang web Google Adsense cũng có thể hiển
thị quảng cáo trên trang của họ và kết quả tìm kiếm mỗi lần banner quảng cáo được
click chọn.
2.1.2.2. Ứng dụng
Google nổi tiếng bởi dịch vụ tìm kiếm thông tin, Image Search (tìm kiếm ảnh),
Google News, Froogle, Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa. Năm 2004,
Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc
thư rác và khả năng sử dụng công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Đầu
năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người
dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các
nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình
truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8/2007, Google đã
đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu
của Công ty. Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google
Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra Công ty còn phát
triển nhiều gói phần mềm văn phòng mã mở nhằm cạnh tranh thị phần với
Mircosoft… Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần
mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong
cộng đồng. Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác
nhau. Ở London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản

phẩm mới, bao gồm Gmail, Google Earth và Picassa. Ngoài ra, một trang web tương
tự cũng được ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google.

Trang 4


2.1.2.3. Sản phẩm phục vụ kinh doanh
Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm phù
hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch… như một chương
trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để
cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft Office, với giá chỉ 50USD một năm
cho một người sử dụng, so với 500USD cho môt người sử dụng sản phẩm Microsoft
Office. Hiện nay, Google đã phát triển các ứng dụng Google Classroom là sản phẩm
thuộc Google Education, với Google Classroom, giáo viên đến lớp sẽ giảm thiểu được
việc in ấn tài liệu hoặc sách vở. Sách đã có Google Books đảm nhiệm, các tài liệu đã
có Google Docs hỗ trợ. Giảng viên sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ, có thể chọn thành
viên tham gia vào lớp học của mình bằng những thao tác rất đơn giản, học viên được
chuyển các tài liệu học tập. Với Google Books, Google Docs, bài tập được sinh viên
làm và chuyển về cho giảng viên, được lưu trữ trong Google Drive, không sợ bị thất
lạc, thậm chí, có thể làm việc nhóm với nhau để hoàn tất bài tập do tính năng điều
chỉnh tài liệu trực tuyến của Google Docs. Với Hangout, giảng viên và học viên có thể
tương tác trực tuyến, nói chuyện, gửi tin nhắn dù giảng viên và học viên ở bất cứ nơi
đâu trên thế giới, và đặc biệt có thể nhìn thấy nhau thông qua hệ thống này. Google
Plus trở thành một diễn đàn tốt nhất có thể khi mà các sinh viên sẽ đưa ra các ý kiến
của mình về việc học tập với khả năng up hình ảnh, video, tài liệu… Google Glass
cũng xuất hiện để giúp người học nhìn thấy những gì hiển thị trên màn ảnh như những
gì diễn ra trong đời sống thật. Hãy tưởng tượng một viễn cảnh mà tất cả các cơ sở đào
tạo dùng Google Classroom, tất cả người học sẽ gia nhập vào các cộng đồng chuyên
ngành dựa vào nền tảng Google Plus, các giảng viên và các chương trình đào tạo được
công khai và cạnh tranh trực tiếp với nhau, khi đó học viên sẽ được hưởng lợi rất nhiều

từ sự bùng nổ này. Đó cũng là sự khẳng định cho một xu thế tất yếu của giáo dục trên
Thế giới và tại Việt Nam trong thời gian tới (Đào tạo trực tuyến E-learning, hiện
nay, TOPICA đang triển khai áp dụng).
2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Google
2.1.3.1. Ưu điểm
Google được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất
trên Internet:

Trang 5


- Google có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng như đem lại kết quả thích
hợp và nâng cao.
- Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng
như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới quảng cáo và giải
pháp kinh doanh, giáo dục và các lĩnh vực khoa học công nghệ và xã hội khác.
- Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt và một số ngôn
ngữ dí dỏm như tiếng Klingon và tiếng Leet.
2.1.3.2. Nhược điểm
- Những quảng cáo của Google sử dụng chủ yếu là văn, ít khi sử dụng hình ảnh
vì vậy có nhiều người cho rằng giao diện của Google còn chưa đẹp mắt.
2.2. Yahoo
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Yahoo! Inc. là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ, được chính thức thành lập năm
1994. Mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet toàn cầu hàng đầu cho người tiêu thụ và
giới doanh nghiệp".
"Yahoo!" là các chữ viết tắt của cụm từ "Yet Another Hierarchical Officious
Oracle". Theo Alexa Internet và Netcraft là hai công ty chuyên về thống kê lưu lượng
Web, Yahoo! là website được nhiều người coi thứ hai hiện giờ (sau Google). Mạng
lưới toàn cầu các website của Yahoo! có 3 tỷ lần xem hàng ngày (vào tháng 10 năm

2004, xem thống kê trên Alexa).
Từ khi hình thành cho đến nay, Yahoo! cũng đã tham gia nhiều thương vụ cũng
như hợp tác với nhiều Công ty để phát triển đa dạng dịch vụ trên công cụ tìm kiếm của
mình, như: Năm 2002, Yahoo! mua công ty Inktomi; năm 2003, Yahoo! mua lại Công
ty Overture - Công ty đứng đằng sau AlltheWeb và AltaVista. Ngoài công cụ tìm kiếm
của mình, ban đầu Yahoo! còn sử dụng các kết quả lấy về từ Google để hiển thị trên
trang chủ Yahoo.com mỗi khi người dùng yêu cầu. Năm 2004, Yahoo! tung ra công cụ
tìm kiếm độc lập dựa trên sự kết hợp các công nghệ hãng có. Công cụ tìm kiếm Yahoo
là một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến trên Thế giới.
Trong những năm gần đây, doanh thu của Yahoo đã giảm khá nhiều, Yahoo đang
tiến hành thực hiện một chiến lược dựa trên việc cắt giảm đầu tư nhưng vẫn duy trì tài
Trang 6


sản có giá trị nhất của họ. Điều này được thể hiện cụ thể nhất trong quan hệ đối tác tìm
kiếm của Microsoft, khi mà cỗ máy tìm kiếm Bing được sử dụng để chạy các quảng
cáo và cuối cùng trở lại trên Yahoo search.
2.2.2. Các dòng sản phẩm chính của Yahoo
Yahoo!, cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, phục vụ cho quần chúng như: Dịch
vụ tìm kiếm với Yahoo! Search, lướt web, nghe nhạc, Blog, chat… (Yahoo! Music,
Yahoo! New, Yahoo! 360Plus, Yahoo! Messenger …)
2.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Yahoo
2.2.3.1. Ưu điểm
- Yahoo là sản phẩm của tập đoàn Yahoo! cho nên tích hợp với YM chat, hỏi đáp
rất tiện lợi cho người dùng.
- Yahoo! có xu hướng thích các trang thương mại điện tử hơn là các trang thông tin.
Đây là một phương pháp cạnh tranh khá hiệu quả của công cụ tìm kiếm này, bới các doanh
nghiệp thương mại điện tử đem lại một nguồn thu tốt cho bất cứ công cụ tìm kiếm nào.
2.2.3.2. Nhược điểm
- Giao diện của Yahoo kém hấp dẫn.

- Chức năng tìm ảnh chậm và hỗ trợ xem ảnh kém hơn Google.
2.3. Bing
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bing (trước đây là Live Search, Windows Live Search và MSN Search) là bộ
máy tìm kiếm web (được quảng cáo là một bộ máy "ra quyết định"), đại diện cho công
nghệ tìm kiếm hiện nay của Microsoft. Được Giám đốc điều hành của Microsoft Steve
Ballmer tiết lộ vào ngày 28 tháng 5 năm 2009 tại hội nghị All Things D tại San Diego,
Bing là một sự thay thế cho Live Search; bộ máy tìm kiếm này được đưa lên trực
tuyến hoàn toàn vào ngày 3 tháng 6 năm 2009.
2.3.2. Ưu điểm, nhược điểm của công cụ tìm kiếm Bing
2.3.2.1. Ưu điểm
- Được thiết kế tối ưu hóa: Cho người dùng trải nghiệm hoàn toàn mới bằng cách
sử dụng công cụ trực quan để hỗ trợ người dùng ra quyết định tốt hơn tập trung vào 4
Trang 7


lĩnh vực chính: Quyết định mua hàng, lên kế hoạch cho một chuyến đi, nghiên cứu về
sức khỏe, tìm một doanh nghiệp tại địa phương.
- Kết quả tìm kiếm tốt hơn: Hỗ trợ nhận dạng các thông tin liên quan thông qua
một số tính năng như Best Match hiển thị các câu trả lời tốt nhất, Deep links cho phép
người dùng tìm kiếm sâu hơn trên một số site đặc biệt, Quick Preview mở ra một cửa
sổ nhỏ để người dùng xem trước kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó Bing cũng giảm thiểu
số lần click chuột với tính năng Instant Answers, người dùng chỉ cần click một lần duy
nhất để truy cập nhanh kết quả tìm kiếm.
- Tổ chức thông tin tốt hơn: Bing mang đến một số tính năng hỗ trợ việc sắp xếp
kết quả tìm kiếm như Exlpore Pane, một dãy menu thông minh và tùy biến nằm bên
trái, Web Group tập hợp các kết quả có liên quan vào một nhóm, Related Searches và
Quick Tabs mở rộng kết quả tìm kiếm cho các lĩnh vực khác.
- Thao tác đơn giản: Nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng: mua bán, du lịch,
thông tin doanh nghiệp tại địa phương, thông tin về sức khỏe là những lĩnh vực mà

người dùng muốn tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Những công cụ tìm kiếm hiện
tại chưa chú trọng đến yếu tố này nhưng Bing đã đi trước một bước để mang đến trải
nghiệm tốt hơn cho người dùng.
2.3.2.2. Nhược điểm
Bing là trang tìm kiếm đã chiếm được thị phần đáng kể, tuy nhiên với nội dung tiếng
Việt còn nhiều hạn chế, Bing vẫn chưa chiếm được sự ưu ái của người Việt.
2.4. Yandex
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được sáng lập bởi nhà toán học Arkady Volozh và nhà địa vật lý học Ilya
Segalovich vào năm 1997 tại Nga, Yandex đã trở thành công cụ tìm kiếm có thị phần
lớn nhất ở Nga. Năm 2014, Yandex chiếm thị phần 64%, bỏ xa Google 20% trên thị
trường Nga.
Dù không phải là cái tên quen thuộc để đối đầu với Google và Yahoo nhưng
Yandex đã tăng vọt về doanh thu và thị phần đáng kể theo số liệu thống kê ComScore,
Yandex tăng trưởng với tỉ lệ nhanh nhất 94% trong top 10 công cụ tìm kiếm. Xếp thứ 8
trong bảng xếp hạng các công cụ tìm kiếm, Yandex đã đánh bại Google tại thị trường
Nga.
Trang 8


2.4.2. Ưu, nhược điểm của Yandex
2.4.2.1. Ưu điểm
- Nhờ vào khả năng xử lý sự phức tạp của tiếng Nga. Đây là nguyên nhân chính
là Yandex trở thành một ví dụ điển hình về việc ngôn ngữ có thể dẫn đến thành công
cho các công cụ tìm kiếm đa ngữ.
- Các ứng dụng khác của Yandex: Yandex Money tạo thuận lợi cho thị trường
thương mại điện tử tại Nga bằng cách hoạt động giống như một ngân hàng dành cho
người tiêu dùng và giúp họ mua hàng trực tuyến khi thẻ tín dụng không phổ biến
không phù hợp với tình hình kinh tế đang suy thoái.
Những yếu tố nói trên, cùng với quảng cáo theo ngữ cảnh là hệ thống trả tiền

theo số click (Pay Per Click-PPC) rất giống với Google và các công cụ tìm kiếm theo
từ khóa đã giải thích tại sao Yandex đang thống trị trường Nga: Ukraine, Belarus,
Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ.
2.4.2.2. Nhược điểm:
Yandex còn hạn chế về ngôn ngữ, chưa hỗ trợ các ngôn ngữ thông dụng trên thế
giới (tiếng Anh).
2.5. Một số công cụ tìm kiếm ở Việt Nam
Để đáp ứng các nhu cầu đặc thù của thị trường một số Công ty trong nước cũng
như nước ngoài đã đầu tư xây dựng tìm kiếm riêng (lấy Việt Nam làm trung tâm tìm
kiếm). Có thể nêu tên các trang Web tiêu biểu như: coccoc.com, xalo.vn,
timnhanh.com, socbay.com, baamboo.com… các trang Web này chủ yếu cung cấp
quảng cáo về hình ảnh, tin tức, blog, diễn đàn, nhạc và rao vặt,… Hoạt động dựa trên
nền tảng tìm kiếm của các trang Web Google, Yahoo …
Nhìn chung, phần lớn các trang tìm kiếm của Việt Nam chưa đủ “thế” để có thể
cạnh tranh thị trường với các gã khổng lồ Google, Yahoo, Bing, … Cũng có một số
Web tìm kiếm muốn cạnh tranh với Google hay Yahoo ở lĩnh vực tìm kiếm như Web
Coccoc, Xalo hay Socbay, nhưng hiện tại vẫn chưa thể “chọi” được với gã khổng lồ
Google ở lĩnh vực tìm kiếm thông tin tiếng Việt. Nhìn vào xếp hạng lượng truy cập
trên Alexa, vị trí các trang Web tìm kiếm vẫn còn khiêm tốn so với Google và kể cả
với những trang tin tức trực tuyến.

Trang 9


Trong xu hướng mới, người dùng Việt Nam lựa chọn chuyển hướng qua cách xây
dựng web tìm kiếm là tránh đối đầu trực diện với Google, phát triển nhiều loại dịch vụ
tìm kiếm cho các nhu cầu chuyên biệt như tìm nhạc số, tin tức, blog, tìm thông tin từ
các diễn đàn, hình ảnh, tìm kiếm thông tin rao vặt … Hiện nay, Coccoc đang nổi lên là
một công cụ tìm kiếm tại Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể về thị phần sử dụng công
cụ tìm kiếm Coccoc ở Việt Nam


Website tìm kiếm Coccoc
Đây là một thành công của Việt Nam khi đã có công cụ tìm kiếm đầu tiên của
người việt. Với cơ chế Việt hóa nên ngay từ khi ra đời Coccoc đã trở thành công cụ
tìm kiếm số một tại Việt Nam. Ứng dụng Coccoc hướng đến toán học và hóa học cũng
như tối ưu ngôn ngữ người dùng Việt Nam.
2.6. So sánh thị trường hiện nay của các công cụ tìm kiếm
2.6.1. Xu hướng của người sử dụng
Người tìm kiếm thông tin luôn muốn tìm kiếm được những thông tin hữu ích một
cách nhanh chóng qua các công cụ tìm kiếm. Căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng
các công cụ tìm kiếm hiện tại và nội dung tìm kiếm của người dùng rất đa dạng và
phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy xu hướng phát triển của các công cụ
tìm kiếm trong tương lai là:
- Phát huy những ưu điểm, thế mạnh hiện có, loại bỏ những công cụ tìm kiếm
không còn phù hợp.
- Phát triển các ứng dụng khác trên nền tảng các công cụ tìm kiếm (như Google
phát triển Google Glass, Google Classroom,…)

Trang 10


2.6.2. Thống kê số liệu cụ thể
- Thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới (Từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016):
7.57%
8.20%
0.25% 0.13% 0.01% 1.56%

11.94%

70.35%


Google Global
Bing
Baidu
Yahoo - Global
Ask - Global
AOL - Global
Lycos - Global
Other

Nguồn:
Từ biểu đồ cho thấy Google vẫn là công cụ tìm kiếm số một Thế giới với 70,35%
thị phần, xếp thứ hai là Bing, kế tiếp là Baidu, (trong đó Bing được sử dụng nhiều tại
Mỹ và nhiều nước trên thế giới, còn Baidu thì chủ yếu được sử dụng tại Trung Quốc).
Yahoo đang ở vị trí thứ tư, theo thống kê của thị phần
Yahoo suy giảm nhiều so với năm 2015 (năm 2015 Yahoo chiếm 8,76%).
- Thị phần các công cụ tiềm kiếm ở Việt Nam:
Hiện nay, dân số nước ta là hơn 90 triệu người. Trong đó, số người dùng Internet
là 31 triệu người (~33% dân số) (VNNIC). Thị phần sử dụng công cụ tìm
kiếm: Google: 95%, Yahoo Websites: 2%, Bing: 1%, Khác: 2%.

Trong đó, Google.com, Google.com.vn và Youtube.com luôn nằm trong Top 3 trang
web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Công cụ tìm kiếm luôn được sử dụng để thu
thập thông tin cho tất cả các loại sản phẩm. Tuy nhiên, họ đặc biệt sử dụng nghiên cứu về
các chủ đề liên quan đến Công nghệ (86%), Bán lẻ (80%) và Du lịch (77%).
Trang 11


2.7. Tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet
2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin trên Internet

2.7.1.1. Yếu tố khách quan
Khối lượng kiến thức, thông tin ngày càng nhiều nên trong khi tìm kiếm trên các
Search Engine, người dùng thường chỉ để ý đến những kết quả trả về trong trang đầu
tiên, nếu không tìm được website như ý thì lập tức thay đổi từ khóa và thực hiện lệnh
tìm kiếm mới. Điều này có thể khiến người dùng bỏ qua những kết quả mong muốn,
bởi các search engine thực hiện tìm kiếm theo các từ khóa, vì vậy một số trang web
muốn site của mình được hiển thị trên cùng trong kết quả tìm kiếm nên đã sử dụng các
từ khóa phổ biến và được nhiều người dùng, mặc dù nội dung liên quan thì rất ít. Với
tình trạng như vậy, vô hình chung những website có nội dung cần tìm bị đẩy xuống các
trang sau và gây khó khăn cho người tìm kiếm (không xét đến các yếu tố như tốc độ
của máy tính hay đường truyền Internet).
2.7.1.2. Yếu tố chủ quan
Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet như:
- Kiến thức về lĩnh vực cần tìm: Khi người dùng có kiến thức tốt về lĩnh vực
muốn tìm kiếm sẽ có những thuận lợi như trong việc sử dụng từ khóa chính xác và
đánh giá kết quả tìm kiếm nhanh chóng.
- Khả năng ngoại ngữ: Người dùng có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp họ tìm
kiếm được nhiều tài liệu hơn từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ tài liệu được viết
bằng tiếng Việt, mà còn nhiều thứ tiếng khác mà đặc trưng là tiếng Anh. Tuy nhiên,
hiện nay các Search Engine có hỗ trợ dịch các ngôn ngữ khác nhau, nhưng người dùng
vẫn cần biết ngoại ngữ để hoàn chỉnh các bản dịch này khi cần sử dụng.
- Kiến thức xã hội: Nếu không có kiến thức xã hội tốt, người dùng có thể mắc
phải những lỗi như: Sử dụng từ khóa quá chung chung, điều này sẽ làm cho kết quả
tìm kiếm trả về là một số lượng khổng lồ. Hoặc sử dụng từ khóa quá chi tiết: Vì mong
muốn tìm được ngay website mình cần nên một số người dùng thường đưa vào ô tìm
kiếm tất cả các từ khóa có liên quan thay vì chỉ tìm với những từ khóa chính.
- Kỹ năng sử dụng máy tính và trình duyệt Internet: Để sử dụng được công cụ
Search Engine thì kỹ năng đầu tiên mà người dùng cần phải có đó là kỹ năng sử dụng

Trang 12



máy tính và các trình duyệt Internet. Việc sử dụng thành thạo máy tính và trình duyệt
Internet có vai trò quyết định chính trong quá trình tìm kiếm.
- Kỹ năng sử dụng công cụ Search Engine:
+ Mặc định của trang tìm kiếm là tìm đơn giản và cơ bản, cho nên kết quả tìm
được là một lượng lớn thông tin, thỏa mãn từ cần tìm. Tuy nhiên, nhu cầu của người dùng
cần là cụ thể và sát với chủ đề, do đó cần tạo lập chiến thuật tìm kiếm để khống chế kết
quả cho phù hợp. Tạo lập chiến thuật tìm tin là việc thiết lập logic giữa các từ tìm kiếm.
Việc sử dụng tốt các từ nối của toán tử Boolean sẽ cho kết quả tìm kiếm như ý.
Các từ nối
(phổ biến)

Cách dùng

Ví dụ

Ý nghĩa

OR

Từ này hoặc từ kia, kết
quả cho lượng tin rất lớn

Chất lượng OR
Hiệu quả

Chất lượng hoặc
Hiệu quả đều được


AND dấu
(+)

Tất cả đều phải có, kết
quả được thu hẹp

Chất lượng AND
Hiệu quả

Cần có cả hai từ
khóa

NOT dấu (-)

Loại trừ, giới hạn

Chất lượng NOT
Hiệu quả

Chỉ có Chất lượng,
loại bỏ Hiệu quả

+ Mỗi trang tìm kiếm có thể áp dụng hình thức kết hợp toán tử logic khác nhau.
Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Khi nhập từ tìm
kiếm vào cửa sổ tìm, cần đưa thuật ngữ mà người dùng cho là quan trọng nhất lên đầu
lệnh tìm.
+ Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm
không quan tâm đến sự chính xác về ngữ pháp của từ khóa.
+ Nhiều công cụ tìm kiếm thường bỏ qua các từ thông thường trong tiếng Anh
như “the”, “and”, “in”,…

+ Nếu người dùng nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp.
2.7.2. Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet
2.7.2.1. Xác định thông tin
- Thông tin là gì? Thông tin là những bài viết về một chủ đề, tin tức, sách báo,
thuật ngữ và các vấn đề liên quan đến nó, hình ảnh, video, v.v…

Trang 13


- Dạng thức lưu thông tin: Thông tin được lưu dưới các dạng như message, các
bài viết trên website, file tài liệu (*.doc, *.pdf, *.ps, *.pts,…), file media (ảnh, video,
audio, phần mềm).
- Thông tin được lưu trữ ở đâu? Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ:
Wikipedia, các trang web của cơ quan tổ chức, các trang tin tức, diễn đàn, blog, các
site chia sẻ, facebook,… hoặc bất cứ website nào trên Internet.
2.7.2.2. Cách thức tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả:
- Bước 1: Xác định thông tin cần tìm kiếm: Từ bài viết, tài liệu, sách, tin tức, file
ảnh, video, nhạc, audio hay các thông tin xã hội khác,…
- Bước 2: Xác định phạm vi cần tìm kiếm: Giới hạn nơi có thể chứa thông tin để
lựa chọn trình duyệt Internet và công cụ tìm kiếm Search Engine sao cho phù hợp.
- Bước 3: Thực hiện tìm kiếm và tinh chỉnh việc tìm kiếm:
+ Xác định nội dung cần tìm, lựa chọn từ khóa.
+ Thay đổi các tham số tìm kiếm.
- Bước 4: Xác nhận và lấy kết quả cần tìm.
2.7.3. Một số thủ thuật tìm kiếm thông tin trên Internet
Lựa chọn đúng từ khoá là yếu tố quan trọng nhất trong việc tìm đúng thông tin
cần tìm. Hãy chọn từ khoá miêu tả chính xác nhất về thông tin bạn muốn tìm kiếm. Ví
dụ, chúng ta cần tìm thông tin về đội bóng Thể Công, hãy gõ “bóng đá Thể Công” vào
ô tìm kiếm. Tuy nhiên, đây vẫn là một từ khoá tương đối rộng về phạm vi giới hạn
thông tin. Nếu cần tìm thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn thông tin về cổ động viên của

đội bóng đá Thể Công, chúng ta có thể kết hợp các từ khoá với nhau để có kết quả như
mong muốn.
Từ khoá càng gần với thông tin thì kết quả càng chính xác hơn. Với cụm từ “hoa
nhài” sẽ có kết quả tốt hơn so với cụm từ “hoa lá”.
Trong trường hợp cần tìm kiếm nhưng chưa rõ thông tin cụ thể thì chúng ta có
thể dùng từ khoá có phạm vi nội dung rộng. Ví dụ: Muốn biết về Hà Nội mà chưa cụ
thể về văn hoá, con người, lối sống, lịch sử… thì chúng ta chỉ cần gõ “Hà Nội” rồi từ
những kết quả tìm kiếm chúng ta sẽ có hướng tìm thông tin sâu hơn. Tất nhiên từ khoá
“1.000 năm Hà Nội” sẽ cho kết quả sát và phù hợp hơn rất nhiều.
Trang 14


Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các từ khóa chung chung sẽ khiến Search
Engine trả về rất nhiều kết quả khiến bạn khó tìm được thông tin cần thiết. Ngược lại,
các từ khóa quá chi tiết hay quá dài cũng khiến chúng ta bỏ qua một số trang hữu ích.
Ví dụ, muốn tìm hiểu về Vịnh Hạ Long, chúng ta có thể sử dụng “Vịnh Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh miền Bắc nước Việt Nam”. Nhưng thật ra chỉ cần từ khóa “Hạ Long” là
đã có thể tìm ra ngay website chính thức của Hạ Long tại halong.org.vn.
Một điều cũng rất quan trọng đối với từ khoá tìm kiếm là phải gõ đúng chính tả
và chọn đúng font chữ. Chúng ta nên chọn font và bộ gõ Unicode vì hầu hết các tài
liệu bằng tiếng Việt trên Internet hiện nay đều dùng loại font này.
Chương 3 - KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet, các công cụ hỗ trợ tìm kiếm
ra đời là một sản phẩm tất yếu của thế giới thông tin nhằm khai thác tài nguyên được
chia sẻ trên mạng Internet. Các công cụ hỗ trợ là chìa khóa cho việc tham gia vào thế
giới mà không bị “choáng ngợp” bởi tính đa dạng của thông tin. Đến thời điểm hiện
tại, các công cụ tìm kiếm trên Internet đã thực hiện tốt vai trò của mình và ngày càng
hoàn thiện hơn nhằm cung cấp cho người dùng những đáp số chuẩn xác nhất.
- Những lợi ích mà công cụ tìm kiếm mang lại:

+ Đối với người dùng: Có thể chọn lọc đúng đối tượng mình cần tìm kiếm trong
vô vàn thông tin chỉ trong thời gian ngắn. Điều này giúp cho quá trình thu thập thông
tin được nhanh hơn, hiệu quả hơn, chính xác hơn; người dùng có thêm thông tin liên
quan đến đối tượng đang tìm kiếm để từ đó gợi mở và tạo ý tưởng cho một hướng làm
việc mới hay hơn.
+ Công cụ tìm kiếm cũng nâng cao kỹ năng, thủ thuật của người dùng trong việc
đưa ra các tiêu chí sau mỗi lần tìm kiếm.
+ Nhà cung cấp cũng như người dùng luôn trong tư thế đổi mới phương thức tìm
kiếm để có thể thích nghi với thế giới Internet ngày càng phức tạp, đa dạng.
+ Định hướng người dùng theo một xu thế nhất định: các web tìm kiếm luôn
nâng cao các tiêu chí đánh giá trang web, nghĩa là các trang web có nội dung được
biên soạn tốt, các bài viết có chất lượng tốt, chủ động từ chối thông tin theo dõi thông

Trang 15


tin từ các trang web có tính sao chép, nội dung trái đạo đức, đồi trụy, thông tin xuyên
tạc sự thật,…
- Một số nhược điểm:
- Các cơ quan Nhà nước chưa kiểm soát được các kết quả mà công cụ tìm kiếm
mang lại.
- Các đối tượng sử dụng công cụ này đưa các trang web chứa các thông tin (đồi
trụy, chống phá nhà nước, thông tin sai sự thật kêu gọi những lực lượng phản động
nhằm mục đích kích động nhân dân thực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền,…).
- Mặt khác công cụ tìm kiếm: Google; Yahoo, Bing,…đều có máy chủ ở nước
ngoài nên hầu như Nhà nước và Chính phủ không thu được thuế từ các dịch vụ gia
tăng mà người sử dụng các công cụ này mang lại.
3.2. Kiến nghị
- Về phía người dùng: Nên sử dụng các công cụ tìm kiếm này thực sự hiệu quả
phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu và làm việc, không nên sử dụng thông tin

sai sự thật từ công cụ tìm kiếm mang lại để chia sẽ trên các trang mạng xã hội; người
sử dụng cần nên trang bị cho mình các kỹ năng tìm kiếm và cách khai thác thông tin
chính thống và chính xác từ các website do Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức do Nhà
nước quản lý,…
- Về phía Nhà nước: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang
pháp lý thông thoáng để quản lý các đơn vị cung cấp các dịch vụ tìm kiếm, có cơ chế
kiểm soát thông tin, quy định các mức phí, thuế,… nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách
cũng như luôn đổi mới cơ chế chích sách cho phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của
Công nghệ thông tin.

Trang 16



×