Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

435 đề lý thuyết lần 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.21 KB, 3 trang )

Tuyển tập 1000 câu hỏi lý thuyết Hóa năm 2020
LÂM MẠNH CƯỜNG
ĐỀ LÝ THUYẾT LẦN 35
Đề thi có 3 trang

Đề lý thuyết lần 35 mã 435

THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN, môn thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh: …………………………………….
Số báo danh: …………………………………………...

Mã đề thi 435

Câu 1: Ion nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Zn2+.

B. Cu2+.

C. H+.

D. Ag+.

Câu 2: Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, benzyl axetat, glixerol.
Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.


Câu 3: Một số este có mùi thơm hoa quả rất dễ chịu, không độc. Trong đó isoamyl axetat có mùi
thơm của loại hoa (quả) nào sau đây?
A. mùi dứa.
B. mùi chuối chín. C. mùi táo.
D. mùi hoa nhài.
Câu 4: Kim loại nào có thể phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Fe.

B. Cu.

C. Al.

D. Cr.

Câu 5: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Lysin.
B. Axit glutamic.
C. Glyxin.
D. Valin.
Câu 6: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90%
ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,...
Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poliacrilonitrin. B. nilon−6,6.
C. polietilen.
D. poli(metyl metacrylat).
Câu 7: Đây là một kim loại mềm, dẻo. Người ta có thể cán được thành những lá mỏng hơn 0,0002
mm, có thể cho ánh sáng có thể đi qua được, từ 1 gam kim loại có thể kéo thành sợi mảnh dài đến
3,5 km. Kim loại đó là
A. đồng.
B. vàng.

C. sắt.
D. nhôm.
Câu 8: Tên gọi của este có công thức CH3COOCH2CH3 là
A. propyl axetat.

B. etyl propionat.

C. metyl butirat.

D. etyl axetat.

Câu 9: Trong y học, glucozơ thường được sử dụng làm thuốc tăng lực. Glucozơ có công thức
phân tử là
A. (C6H10O5)n.
B. C12H22O11.
C. C6H14O6.
D. C6H12O6.
Câu 10: Tên gọi của peptit có công thức H2N−CH2−CO−NH−CH(CH3)−COOH là
A. Gly−Ala.

B. Val−Ala.

Câu 11: Metylamin trong nước có thể làm
A. phenolphtalein hoá xanh.
C. quỳ tím hóa xanh.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
(2) Y + HCl → CH3COOH + NaCl.
Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C4H6O2.

Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TPHCM

C. Ala−Val.

D. Ala−Gly.

B. quỳ tím hóa đỏ.
D. phenolphtalein hóa đỏ.
t
→ Y + Z.
(1) X + NaOH ⎯⎯
enzim
(3) Z + O2 ⎯⎯⎯→ CH3COOH + H2O.

C. C4H8O2.

D. C5H8O2.
www.lammanhcuong.vn – Trang 103


Đề lý thuyết lần 35 mã 435

Tuyển tập 1000 câu hỏi lý thuyết Hóa năm 2020

Câu 13: Đun nóng hợp chất H2N−CH2−CO−NH−CH(CH3)−CO−NH−CH2−COOH trong dung dịch
HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. ClNH3−CH2−COOH và ClNH3−CH2−CH2−COOH.
B. H2N−CH2−COOH và H2N−CH2−CH2−COOH.
C. H2N−CH2−COOH và H2N−CH(CH3)−COOH.
D. ClNH3−CH2−COOH và ClNH3−CH(CH3)−COOH.

Câu 14: Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là:
A. xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ. B. tinh bột, xenlulozơ, protein, glucozơ.
C. xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo. D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, etyl axetat.
Câu 15: Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau:
(1) 1s22s22p63s23p64s1.

(2) 1s22s22p63s23p3.

(3) 1s22s22p63s23p1.

(4) 1s22s22p3.
(5) 1s22s22p63s2.
(6) 1s22s22p63s1.
Các cấu hình electron không phải của kim loại là
A. (2), (4).
B. (2), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 16: Cho dãy các chất sau: (1) CH3NH2, (2) (CH3)2NH, (3) C6H5NH2 (anilin), (4) C6H5CH2NH2
(benzylamin). Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của dãy các chất là
A. (3) < (4) < (2) < (1).
B. (3) < (4) < (1) < (2).
C. (4) < (3) < (1) < (2).
D. (2) < (3) < (1) < (4).
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
C. Triolein có phản ứng với nước brom.

B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.
D. Thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic.


Câu 18: Cho các chất hữu cơ sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, C2H5OH, triolein, glucozơ,
saccarozơ, anbumin, amilopectin. Gọi số chất (trong dung dịch) có phản ứng với Cu(OH)2 ở điều
kiện thường là a, gọi số chất có phản ứng thủy phân là b. Giá trị của a + b là
A. 11.
B. 10.
C. 9.
D. 8.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các amino axit đều có số nguyên tử hiđro trong phân tử là số lẻ.
(2) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(3) Ở nhiệt độ thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
(4) Trong phân tử peptit Gly−Ala−Gly mạch hở có 4 nguyên tử oxi.
(5) Ở điều kiện thường, các amino axit là những chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(2) Có phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Saccarozơ bị hoá đen trong dung dịch H2SO4 đậm đặc.
(5) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3

Trang 104 – www.lammanhcuong.vn

Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TPHCM


Tuyển tập 1000 câu hỏi lý thuyết Hóa năm 2020

Đề lý thuyết lần 35 mã 435

Câu 21: Cho phương trình ion thu gọn sau: Ca2+ + OH– + HCO3– → CaCO3 + H2O. Phương trình
hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là phương trình đã cho?
A. Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O.
B. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
C. Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
D. Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O.
Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.

(4) Cho dung dịch Ca(NO3)2 vào dung dịch BaCl2.

(5) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được kết quả như sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Z
Dung dịch AgNO3/NH3
Không hiện tượng
Y hoặc Z

Cu(OH)2 trong điều kiện thường

Dung dịch xanh lam

T

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys–Gly–Ala.

B. etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys–Val–Ala.
C. etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys–Val.
D. etylamin, saccarozơ, fructozơ, Glu–Val–Ala.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1) Nước cứng vĩnh cửu là loại nước không thể làm mất tính cứng.
(2) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
(3) Có thể mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun nóng.
(4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng Ca(OH)2, Na2CO3, HCl.
(5) Có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu bằng Na3PO4, K3PO4.
(6) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu thu được khí CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 1.

C. 4.

Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

D. 3.

(2) Cho bột Fe(OH)3 vào dung dịch HCl.

(3) Cho bột FeO vào dung dịch HNO3.

(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(5) Đốt cháy bột sắt dư trong khí Cl2.


(6) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và S trong khí trơ.

(7) Cho bột Fe2O3 vào dung dịch H2SO4.

(8) Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được muối Fe(III) là
A. 4.
B. 5.
C. 6.

D. 7.

――――― Hết ――――–
Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TPHCM

www.lammanhcuong.vn – Trang 105



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×